THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1043/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2013 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 1075/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” (sau đây gọi tắt là Chiến lược CNH) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tầm nhìn, quan điểm và mục tiêu
a) Tầm nhìn:
Phát triển vượt bậc sáu ngành công nghiệp ưu tiên, bao gồm: điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; đóng tàu; môi trường và tiết kiệm năng lượng; và sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô thành những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, có giá trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế. Các ngành được ưu tiên phát triển trong Chiến lược CNH giữ vai trò dẫn dắt về thúc đẩy thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, trước hết là doanh nghiệp Nhật Bản, tạo lan tỏa công nghệ và lan tỏa kỹ năng đối với ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
b) Quan điểm:
- Chiến lược CNH đóng góp vào thực hiện chính sách phát triển công nghiệp tổng thể của Việt Nam, tập trung vào phát triển sáu ngành công nghiệp ưu tiên đã chọn trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam và sử dụng hiệu quả để tạo ra những ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế.
- Chiến lược CNH góp phần đẩy nhanh quá trình CNH đến năm 2020 của Việt Nam. Các ngành được lựa chọn phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp chung của Việt Nam và đóng góp lớn vào tạo cú huých cho phát triển của các ngành công nghiệp khác trong quá trình công nghiệp hóa đến năm 2020. Chiến lược CNH đóng góp trực tiếp vào quá trình tái cơ cấu ngành, phục vụ thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Chiến lược CNH phải tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư và tăng hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và của Nhật Bản nói riêng vào Việt Nam; tạo dựng và củng cố liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp trong nước; thúc đẩy chuyển giao, đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.
c) Mục tiêu:
- Mục tiêu chung:
Ưu tiên phát triển sáu ngành công nghiệp được lựa chọn nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng trưởng năng suất lao động và tạo dựng năng lực cạnh tranh quốc tế; phát triển những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa công nghệ, đạt tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
- Các mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể và khả thi cho từng ngành trong số sáu ngành đã chọn; tập trung vào một số phân ngành, sản phẩm chiến lược; thực hiện dự án thí điểm trong từng ngành, phân ngành nếu cần thiết.
+ Việt Nam và Nhật Bản hợp tác thu hút dự án đầu tư có chất lượng của Nhật Bản vào các ngành công nghiệp ưu tiên và ngành có liên quan.
+ Huy động tối đa sự tham gia của Chính phủ - doanh nghiệp - nhà khoa học của Việt Nam và Nhật Bản vào toàn bộ quá trình xây dựng, thực hiện và đánh giá hiệu quả phát triển các ngành công nghiệp được lựa chọn.
- Một số chỉ tiêu chủ yếu đối với các ngành ưu tiên phát triển:
Đến năm 2020, các ngành được ưu tiên phát triển:
+ Các ngành được ưu tiên phát triển đi đầu trong áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với đảm bảo tính hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam.
+ Giá trị sản xuất của các ngành ưu tiên tăng tối thiểu 20% hàng năm và đóng góp tối thiểu 35% vào tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp.
+ Đứng trong số mười ngành có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất.
Đến năm 2030, các ngành được ưu tiên phát triển chủ yếu áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với đảm bảo tính hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam.
a) Định hướng:
- Định hướng đến năm 2020:
+ Tăng cường năng lực sản xuất của sáu ngành được lựa chọn nhằm thích ứng với quá trình thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020. Chuyển đổi các ngành công nghiệp phụ thuộc vào lắp ráp, gia công giản đơn có giá trị gia tăng thấp sang nền công nghiệp sử dụng tối đa đầu vào sản xuất trong nước thuộc thượng nguồn và trung nguồn để tạo ra giá trị gia tăng cao, nâng dần năng lực cạnh tranh quốc tế.
+ Tạo dựng và mở rộng thị trường cho sản phẩm của sáu ngành ưu tiên.
+ Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ cho sáu ngành ưu tiên gắn với chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao làm nền tảng cho các ngành này.
+ Đẩy nhanh việc đưa vào vận hành những dự án lớn đã được phê duyệt trong các lĩnh vực thuộc thượng nguồn (hóa dầu, sản xuất thép, điện lực, gas, năng lượng...) nhằm tăng hiệu quả đầu tư cho sự phát triển lâu dài của các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.
- Định hướng giai đoạn 2020 - 2030:
Tăng cường mối liên kết ngành sản xuất sản phẩm cuối cùng với ngành sản xuất đầu vào nguyên liệu, ngành sản xuất đầu vào trung gian và ngành dịch vụ, hình thành cơ cấu công nghiệp nhất quán từ thượng nguồn, trung nguồn tới hạ nguồn.
b) Một số giải pháp chủ yếu:
- Nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch hành động phát triển cho từng ngành; tiến hành khảo sát, thu hút sự tham gia hài hòa của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và Trường đại học trong quá trình xây dựng Kế hoạch hành động.
- Hoàn thiện đồng bộ khuôn khổ pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển các ngành đã chọn; công bố kế hoạch triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với từng ngành.
- Đẩy mạnh cải cách đồng bộ thủ tục hành chính và thực hiện nhất quán ở tất cả các cấp hành chính từ Trung ương đến địa phương.
- Phát triển một vài vùng, địa phương thành những vùng động lực của Chiến lược CNH để phát triển các ngành được lựa chọn, trong đó ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực tại các vùng đó.
- Tổ chức thực hiện các Kế hoạch hành động một cách nhất quán, thống nhất và trên nguyên tắc hai bên Việt Nam và Nhật Bản cùng hợp tác trao đổi và Nhật Bản hỗ trợ tích cực trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo nguồn lực được sử dụng hiệu quả.
- Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát để theo dõi việc thực hiện Kế hoạch hành động và đánh giá kết quả thực hiện.
- Việt Nam và Nhật Bản tập trung hợp tác trong một số lĩnh vực trọng tâm để phục vụ thực hiện Chiến lược CNH một cách nhất quán. Các lĩnh vực hợp tác trọng tâm bao gồm:
+ Rà soát và đánh giá chiến lược, quy hoạch và chính sách hiện hành liên quan đến sáu ngành ưu tiên và đề xuất điều chỉnh nhằm đảm bảo tính đồng bộ về chính sách và tính thực thi của Chiến lược CNH và kế hoạch hành động của từng ngành.
+ Xúc tiến đầu tư vào sáu ngành ưu tiên phát triển.
+ Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cho sáu ngành đã chọn.
+ Hợp tác trong thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong sáu ngành ưu tiên.
+ Hợp tác trong phát triển hạ tầng phục vụ sáu ngành ưu tiên.
1. Bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện Chiến lược CNH
Ban Chỉ đạo Chiến lược CNH của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được thành lập theo Quyết định số 1075/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ chủ trì việc xây dựng, công bố và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược này.
2. Phân công thực hiện Chiến lược CNH
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Thông qua Phó trưởng Ban Chỉ đạo và Tổ công tác chủ trì, làm đầu mối điều phối tổ chức, phối hợp và hợp tác với Nhật Bản triển khai thực hiện Chiến lược CNH.
- Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ chuyên ngành xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và lộ trình giảm thuế quan theo các cam kết khu vực và quốc tế nhằm thu hút đầu tư vào phát triển sáu ngành đã chọn; cân đối ngân sách và vốn đầu tư cho phát triển sáu ngành công nghiệp này và đưa vào kế hoạch 5 năm, hàng năm.
- Tham gia xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động phát triển sáu ngành trong Chiến lược CNH thông qua Tổ công tác.
b) Bộ Tài chính:
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ chuyên ngành đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi về thuế, thuế quan và thủ tục hành chính liên quan để khuyến khích phát triển sáu ngành công nghiệp ưu tiên phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ chuyên ngành xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và lộ trình giảm thuế quan theo các cam kết khu vực và quốc tế nhằm thu hút đầu tư vào phát triển sáu ngành đã chọn; cân đối ngân sách và vốn đầu tư cho phát triển sáu ngành công nghiệp này và đưa vào kế hoạch 5 năm, hàng năm.
- Tham gia xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động phát triển sáu ngành trong Chiến lược CNH thông qua Tổ công tác.
c) Bộ Công Thương:
- Phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Bộ liên quan xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện thu hút đầu tư vào phát triển năm ngành công nghiệp của Chiến lược CNH nêu trên.
- Tham gia xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động phát triển các ngành trong Chiến lược CNH thông qua Tổ công tác.
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ngành máy nông nghiệp.
- Phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Bộ liên quan xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện thu hút đầu tư vào phát triển ngành hai ngành công nghiệp của Chiến lược CNH nêu trên.
- Tham gia xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động phát triển sáu ngành trong Chiến lược CNH thông qua Tổ công tác.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ngành đóng tàu.
- Phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các bộ liên quan xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện thu hút đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp đóng tàu.
- Tham gia xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động phát triển sáu ngành trong Chiến lược CNH thông qua Tổ công tác.
e) Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch hành động phát triển ngành điện tử.
- Phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các bộ liên quan xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp điện tử.
- Tham gia xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động phát triển sáu ngành trong Chiến lược CNH thông qua Tổ công tác.
g) Bộ Khoa học và công nghệ:
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện thu hút đầu tư vào phát triển các ngành ưu tiên trong Chiến lược CNH; xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao trong sáu ngành công nghiệp ưu tiên.
- Tham gia xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động phát triển sáu ngành trong Chiến lược CNH thông qua Tổ công tác.
h) Bộ Ngoại giao:
- Tham gia, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc điều phối hoạt động hợp tác với Nhật Bản.
- Tham gia với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các bộ liên quan xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện thu hút đầu tư vào phát triển sáu ngành công nghiệp của Chiến lược CNH.
- Tham gia xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động phát triển sáu ngành trong Chiến lược CNH thông qua Tổ công tác.
i) Ngân hàng Nhà nước:
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ chuyên ngành xây dựng các chính sách ưu đãi tín dụng cho sáu ngành đã chọn.
k) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch hành động liên quan đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho sáu ngành đã chọn.
- Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động phát triển sáu ngành trong Chiến lược CNH thông qua Tổ công tác.
l) Các Bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch hành động và phối hợp xử lý các vấn đề liên quan theo đề xuất của Ban Chỉ đạo và cơ quan chủ trì thực hiện Kế hoạch hành động từng ngành.
3. Trách nhiệm và hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản
a) Trách nhiệm và hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam:
- Trong quá trình thực hiện các Kế hoạch hành động của các ngành công nghiệp chiến lược, Ban Chỉ đạo sẽ thành lập nhóm chuyên trách trong những Bộ, ngành liên quan và chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động phát triển sáu ngành một cách nhất quán.
- Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cung cấp và chia sẻ thông tin, tài liệu, số liệu thống kê cần thiết phục vụ cho tổ chức thực hiện Chiến lược CNH.
b) Trách nhiệm và hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản:
- Các cơ quan liên quan của Nhật Bản cam kết tham gia tích cực và hỗ trợ công tác triển khai thực hiện Chiến lược CNH.
- Hỗ trợ kinh phí để thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát và tư vấn cần thiết phục vụ cho công tác triển khai thực hiện Chiến lược CNH.
- Tích cực xúc tiến đầu tư, tìm nhà đầu tư có tiềm năng vào Việt Nam; chọn lọc thông tin và chia sẻ với các Bộ, ngành và các bên liên quan phục vụ triển khai thực hiện Chiến lược CNH.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
THE PRIME
MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 1043/QD-TTg |
Hanoi, July 01, 2013 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Decision No. 1075/QD-TTg dated August 13, 2012, of Prime Minister, on the establishment of the Steering Committee for Vietnam’s industrialization strategy within the framework of the Vietnam - Japan cooperation through 2020;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment;
DECIDES:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Vision: To have an outstanding development in six priority industries, including electronics; agricultural machinery; processing of agricultural and fishery products; shipbuilding; environment and energy saving; and manufacturing of automobiles and auto parts, into key industries of the economy with high added value and international competitiveness. Industries prioritized for development in the industrialization strategy keep a leading role in promoting the attraction of investment from domestic and foreign enterprises, first of all Japanese enterprises, and creating a spreading of technology and skills for the industry in particular and Vietnam’s economy in general.
b) Viewpoints:
- The industrialization strategy contributes to the implementation of Vietnam’s policy on overall industrial development, focuses on the development of the six priority industries already chosen on the basis of exploiting potentials and comparative advantages of Vietnam and effective use in order to create internationally competitive industries.
- The industrialization strategy contributes to accelerate Vietnam’s industrialization through 2020. The chosen industries are suitable with Vietnam’s general industrial development orientation and have great contribution in creating thrust for the development of other industries during the industrialization process through 2020. The industrialization strategy directly contributes into the restructuring of sectors, serves the change of growth model in association with economic restructuring towards raising quality, efficiency and competitiveness of the economy.
- The industrialization strategy must create a breakthrough in attracting investment and increase the efficiency of direct investment of foreign countries in general and Japanese in particular in Vietnam; set up and consolidate the production connection between Japanese and domestic businesses; promote technology transfer and innovation and increase the quality of Vietnam’s human resources.
c) Targets:
- General targets:
To prioritize the development of the six chosen industries with the aim to promote technology innovation, growth of labor productivity and build international competitiveness; develop products with high added value, spreading technology and meeting advanced quality standards for export and domestic consumption.
- Specific targets:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Vietnam and Japan cooperate in attracting Japan’s quality investment projects into priority industries and relevant sectors.
+ To mobilize the utmost participation of Vietnamese and Japanese Governments, enterprises and scientists in the whole process of building, implementing and assessing the efficiency of the chosen industries’ development.
- A number of principal targets for the industries prioritized for development:
By 2020, the industries prioritized for development:
+ Industries prioritized for development will take the lead in the application of high and clean technologies in association with ensuring the rationality in Vietnam’s economic conditions.
+ Production values of the priority industries will increase at least 20% annually and contribute at least 35% to the total industrial production value.
+ Standing among ten industries with the highest labor productivity growth.
By 2030, the industries prioritized for development will largely apply high and clean technologies in association with ensuring the rationality in Vietnam’s economic conditions.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Orientations by 2020:
+ To increase the production capacity of the six chosen industries with the aim to adapt to the implementation of commitments on international economic integration by 2020. To convert industries that depend on simple assembly and processing and have low added value into industries that use maximally input materials produced domestically under the upstream and midstream so as to create high added value and gradually improve international competitiveness.
+ To build and expand market for products of the six priority sectors.
+ To concentrate on development of industries supporting for the six priority sectors in association with technology transfer and training high-quality human resources as foundation for these industries.
+ To accelerate in putting into operation of major projects already approved in upstream sectors (petrochemical, steel production, electricity, gas or energy ...) with the aim to increase the efficiency of investment in the long-term development of the industries prioritized for development.
- Orientations during 2020-2030:
To strengthen the linkage between the sectors producing end products and the sectors producing material inputs, or intermediate inputs, and service sectors, formulate the consistent industrial structure from upstream, midstream to downstream.
b) A number of principal solutions:
- To study and formulate action plans for each industry’s development; to conduct surveys and attract the harmonious participation of enterprises, state agencies and universities during the process of formulating action plans.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To step up the comprehensive reform of administrative procedures and implement consistently at all administrative levels from central to local levels.
- To develop a number of regions and localities into dynamic regions of the industrialization strategy in order to develop the chosen sectors, in which development of infrastructure and training human resource in those regions are prioritized.
- To organize the implementation of action plans in a consistent and uniform manner and on the principle of Vietnam-Japan two-party cooperation and exchange and Japan’s active assistance in the course of implementation, and to ensure the efficient use of resources.
- To build an inspection and supervision system to monitor implementation of action plans, and assess the results.
- Vietnam and Japan concentrate on cooperation in a number of key fields to serve the consistent implementation of the industrialization strategy. The key cooperation fields include:
+ Reviewing and assessing the current strategies, plans and policies relating to the six priority sectors and proposing adjustments with the aim to ensure the synchronism of policies and the feasibility of the industrialization strategy and each sector’s action plan.
+ Promoting investment in the six development priority industries.
+ Cooperating in the training for the six chosen industries.
+ Cooperating in acceleration of technology transfer in the six priority industries.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 2. Organization of implementation
1. The steering and operating apparatus for implementation of the industrialization strategy
The Steering Committee for Vietnam’s industrialization strategy within the framework of the Vietnam - Japan cooperation towards 2020 with a vision till 2030 established under the Decision No.1075/QD-TTg dated August 13, 2012, of Prime Minister, shall preside over formulating, announcing and carrying out the implementation of this Strategy.
2. Assignment to implement the industrialization strategy
a) The Ministry of Planning and Investment shall:
- Through the deputy head of the Steering Committee and the working group to preside over and do as focal agency in organizing, coordinating and cooperating with Japan in implementing the industrialization Strategy.
- Coordinate with the Ministry of Finance and other specialized ministries in formulating preferential and incentive policies in conformity with the socio-economic development strategy during 2011-2020 and the roadmap for tariff reduction under regional and international commitments with the aim to attract investment in development of the six chosen industries; and balance the budget and investment capital for development of these six industries and include them in annual and five-year plans.
- Participate in formulating and implementing action plans for development of the six industries in the industrialization strategy through the working group.
b) The Ministry of Finance shall:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Coordinate with the Ministry of Planning and Investment and other specialized ministries in formulating incentive and preferential policies in conformity with the socio-economic development strategy during 2011- 2020 and the roadmap for tariff reduction under regional and international commitments with the aim to attract investment in the development of the six chosen industries; and balance the budget and investment capital for development of these six industries and include them in annual and five-year plans.
- Participate in formulating and implementing action plans for development of six industries in the industrialization strategy through the working group.
c) The Ministry of Industry and Trade shall:
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and sectors in implementing the action plans of the agriculture machinery, automobile and auto part manufacturing, and environment and energy saving industries.
- Coordinate with the Ministry of Information and Communications in organizing the implementation of action plan for electronics industry; coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in implementing action plan for processing industry of agricultural and fishery products.
- Coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and relevant ministries in formulating incentive and preferential policies facilitating attraction of investment in development of five industries in the industrialization strategy mentioned above
- Participate in formulating and implementing action plans for the development of industries in the industrialization strategy through the working group.
d) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and sectors in, organizing the implementation of action plan for the processing industry of agricultural and fishery products.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and other relevant ministries in formulating incentive and preferential policies facilitating attraction of investment in development of the above two industries in industrialization Strategy.
- Participate in formulating and implementing action plans for development of six industries in the industrialization strategy through the working group.
dd) The Ministry of Transport shall:
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and sectors in, organizing the implementation of the action plan for shipbuilding industry.
- Coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and other relevant ministries in formulating incentive and preferential policies facilitating for attraction of investment in development of the shipbuilding industry.
- Participate in formulating and implementing action plans for development of six industries in the industrialization strategy through the working group.
e) The Ministry of Information and Communications shall:
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and relevant ministries and sectors in, organizing implementation of the action plan for electronics industry.
- Coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and other relevant ministries in formulating incentive and preferential policies facilitating for attraction of investment in development of the electronics industry.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
g) The Ministry of Science and Technology shall:
- Coordinate with relevant ministries and sectors in formulating incentive and preferential policies facilitating for attraction of investment in development of priority industries in the industrialization strategy; and formulate policies to promote technology transfer and speed up the application of high technologies in six priority industries.
- Participate in formulating and implementing action plans for development of six industries in the industrialization strategy through the working group.
h) The Ministry of Foreign Affairs shall:
- Participate in and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in regulating cooperation with Japan.
- Together with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance and relevant ministries participate in formulating incentive and preferential policies facilitating for attraction of investment in development of six industries in the industrialization strategy.
- Participate in formulating and implementing action plans for development of six industries in the industrialization strategy through the working group.
i/ The State Bank of Vietnam shall:
- Coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and specialized ministries in formulating credit preferential policies for the six chosen industries.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Coordinate with relevant ministries and sectors in organizing the implementation of action plans relating to training human resource for the six chosen industries.
- Participate in formulating and implementing action plans for development of six industries in the industrialization strategy through the working group.
l) Other ministries and sectors and People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall take responsibility for formulating action plans and coordinate in handling relevant problems at proposals of the Steering Committee and agencies presiding over implementation of each industry’s action plan.
3. Responsibilities and assistance of the Vietnamese and Japanese Governments
a) Responsibilities and support of the Vietnamese Government:
- In the course of implementation of action plans for strategic industries, the Steering Committee will set up specialized group in relevant ministries and sectors and direct implementation of action plans for development of six industries consistently.
- Ministries, sectors and People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall provide and share information, data and statistics that are necessary for the implementation of the industrialization strategy.
b) Responsibilities and support of the Japanese Government:
- Japanese relevant agencies commit to proactively participating in and supporting for implementation of the industrialization strategy.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To proactively promote investment and seek potential investors for Vietnam, select and share information among ministries, sectors and relevant parties to serve implementation of the industrialization strategy.
Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.
THE PRIME
MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Quyết định 1043/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1043/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/07/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1043/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video