BAN CHỈ ĐẠO TRUNG
ƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/QĐ-TCTXDNTM |
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2022 |
TỔ TRƯỞNG TỔ CÔNG TÁC VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1945/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 35/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia về ban hành Chương trình công tác năm 2022 Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 18/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025
Căn cứ Quyết định số 1629/QĐ-BNN-TCCB ngày 09 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thành lập Tổ công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-TCTXDNTM ngày 26 tháng 5 năm 2022 của Tổ trưởng Tổ công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
|
TỔ TRƯỞNG TỔ
CÔNG TÁC |
KIỂM
TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CÔNG TÁC VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 09/QĐ-TCTXDNTM ngày 04 tháng 11 năm 2022 của Tổ trưởng
Tổ công tác về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025)
1. Mục đích
Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) nhằm đôn đốc, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện; đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình...; đề xuất với Tổ trưởng Tổ công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Tổ công tác), Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương), Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, các quy định kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế. Khuyến nghị các địa phương thực hiện Chương trình hiệu quả, đảm bảo tiến độ, đúng kế hoạch, đúng quy định pháp luật hiện hành.
2. Yêu cầu
- Bám sát các nội dung chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 -2025 đã được phê duyệt; kế hoạch triển khai nhiệm vụ trong Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương;
- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, đánh giá đảm bảo hiệu quả, đồng bộ, khoa học, đúng quy định.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung kiểm tra, giám sát
a) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương quản lý thực hiện Chương trình của các địa phương. Việc xây dựng các văn bản quản lý của địa phương: Hệ thống văn bản quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình; lập kế hoạch thực hiện giai đoạn 5 năm và kế hoạch hằng năm; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai Chương trình; truyền thông, tăng cường năng lực quản lý Chương trình, nội dung thành phần của Chương trình...
b) Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình: Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ; khôi lượng, kế hoạch thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc Chương trình.
c) Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước được giao; kết quả huy động, sử dụng các nguồn vốn hợp pháp thực hiện Chương trình, nội dung thành phần của Chương trình; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc Chương trình (giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có)).
d) Kiểm tra, giám sát năng lực tổ chức thực hiện, việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, quản lý đầu tư, biện pháp xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của chủ nội dung thành phần, cơ quan chủ quản Chương trình.
đ) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ giám sát, đánh giá Chương trình của chủ nội dung thành phần.
e) Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình, kết quả xử lý các vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.
2.1. Nội dung đánh giá hằng năm
a) Đánh giá công tác quản lý Chương trình trong năm thực hiện gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình; công tác điều phối, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.
b) Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.
c) Mức độ đạt được trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ so với kế hoạch hằng năm, giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao.
d) Tồn tại, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân.
đ) Phương hướng, giải pháp thực hiện năm tiếp theo.
2.2. Nội dung đánh giá giữa kỳ
a) Đánh giá công tác quản lý Chương trình, gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình; hoạt động truyền thông, thông tin; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.
b) Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.
c) Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ gồm: Sự phù hợp của kết quả thực hiện Chương trình so với mục tiêu chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch giai đoạn 5 năm.
d) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
đ) Đề xuất các giải pháp thực hiện Chương trình từ thời điểm đánh giá đến năm cuối giai đoạn 5 năm, bao gồm đề xuất điều chỉnh Chương trình (nếu có).
2.3. Nội dung đánh giá kết thúc và đánh giá tác động
a) Đánh giá công tác quản lý Chương trình, gồm: Kết quả xây dựng hệ thống chính sách quản lý, tổ chức thực hiện; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.
b) Đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.
c) Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chương trình so với mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d) Đánh giá tác động và hiệu quả đầu tư của Chương trình đối với phát triển kinh tế - xã hội; môi trường, sinh thái, an toàn thực phẩm, nước sạch vùng nông thôn; du lịch nông thôn; chuyển đổi số; tính bền vững của Chương trình; bình đẳng giới,...
đ) Bài học rút ra sau quá trình thực hiện Chương trình và đề xuất khuyến nghị cần thiết để duy trì kết quả đã đạt được của Chương trình; các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường (nếu có).
2.4. Nội dung đánh giá đột xuất
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện Chương trình đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư; tiến độ, mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt.
b) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện Chương trình, khả năng hoàn thành mục tiêu của chương trình.
c) Đề xuất các giải pháp cần thiết.
3. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện theo Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
1. Thành viên của Tổ công tác có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá trên địa bàn được phân công (Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch này).
Thành phần, số lượng thành viên tham gia đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá do các thành viên Tổ công tác quyết định.
Kế hoạch, dự toán kinh phí chi tiết tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá hằng năm lồng ghép trong dự kiến kế hoạch triển khai Chương trình hằng năm của bộ, ngành trung ương gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương) để tổng hợp.
2. Hằng năm ít nhất 01 lần, thành viên của Tổ công tác tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ, có thể tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá đột xuất (nếu cần thiết) hoặc lồng ghép kiểm tra, giám sát, đánh giá với chương trình mục tiêu khác trên cùng địa bàn được phân công. Mẫu Báo cáo của đoàn công tác (Phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này).
Chậm nhất trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt kiểm tra, giám sát, đánh giá tại địa phương, thành viên Tổ công tác có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả công tác giám sát, đánh giá đến Cơ quan giúp việc Tổ công tác (Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương) để tổng hợp theo quy định.
3. Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương có trách nhiệm.
a) Tổng hợp, theo dõi kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá (bao gồm kế hoạch và dự toán kinh phí) của các thành viên Tổ công tác.
b) Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát đánh giá của các đoàn công tác về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc, các đề xuất để báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác, Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét giải quyết theo quy định.
c) Tổng hợp kiến nghị, đề xuất của các thành viên Tổ công tác để báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác xem xét, điều chỉnh phân công địa bàn kiểm tra, giám sát của các thành viên Tổ công tác cho phù hợp với điều kiện thực tế.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá, chủ động phối hợp, tạo điều kiện để các thành viên Tổ công tác triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Trong quá trình tổ chức thực hiện có vấn đề mới phát sinh hoặc vướng mắc cần tháo gỡ, thành viên Tổ công tác báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác bằng văn bản thông qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.
PHÂN CÔNG ĐỊA BÀN KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CỦA THÀNH
VIÊN TỔ CÔNG TÁC GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 09/QĐ-TCTXDNTM ngày 04 tháng 11 năm 2022 của Tổ trưởng
Tổ công tác về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025)
TT |
Họ và tên |
Chức danh, chức vụ |
Địa bàn kiểm tra, giám sát |
1 |
Ông Trần Thanh Nam |
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổ phó Tổ công tác |
Ninh Thuận, Bình Thuận |
2 |
Ông Triệu Văn Cường |
Thứ trưởng Bộ Nội vụ |
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa |
3 |
Ông Lê Quốc Hùng |
Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an |
Hà Nội, Vĩnh Phúc |
4 |
Ông Phan Chí Hiếu |
Thứ trưởng Bộ Tư pháp |
Lào Cai, Yên Bái |
5 |
Ông Võ Thành Hưng |
Thứ trưởng Bộ Tài chính |
Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương |
6 |
Ông Lê Sơn Hải |
Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc |
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu |
7 |
Ông Nguyễn Duy Lâm |
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải |
Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh |
8 |
Ông Võ Tuấn Nhân |
Thứ trưởng |
Quảng Nam, Quảng Ngãi |
9 |
Ông Nguyễn Văn Sinh |
Thứ trưởng Bộ Xây dựng |
Bến Tre, Trà Vinh |
10 |
Ông Lê Văn Thanh |
Thứ trưởng |
Kiên Giang, Cà Mẫu |
11 |
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân |
Thứ trưởng Bộ Công Thương |
Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ |
12 |
Ông Phạm Đức Long |
Thứ trưởng |
Thái Bình, Hải Phòng, |
13 |
Ông Đỗ Xuân Tuyên |
Thứ trưởng Bộ Y tế |
Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh |
14 |
Bà Trịnh Thị Thủy |
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Quảng Ninh, Hà Nam |
15 |
Bà Trương Thị Ngọc Ánh |
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
Quảng Bình, Quảng Trị |
16 |
Ông Ngô Văn Cương |
Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
Đà Nang, Thừa Thiên Huế |
17 |
Bà Cao Xuân Thu Vân |
Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam |
Long An, Tiền Giang |
18 |
Bà Tôn Ngọc Hạnh |
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam |
Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định |
19 |
Ông Phạm Hồng Hương |
Thượng tướng - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam |
Bắc Giang, Lạng Sơn |
20 |
Ông Lê Văn Nghị |
Phó Chủ tịch Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam |
Sóc Trăng, Bạc Liêu |
21 |
Ông Ngô Trường Sơn |
Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thư ký Tổ công tác |
Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông |
22 |
Bà Nguyễn Thị Minh Nghĩa |
Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Thái Nguyên, Phú Thọ |
23 |
Ông Phạm Toàn Thắng |
Đại tá, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng |
Cao Bằng, Bắc Kạn |
24 |
Ông Mai Văn Trinh |
Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Hà Giang, Tuyên Quang |
25 |
Ông Phan Văn Hùng |
Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương |
Bình Dương, Đồng Nai |
26 |
Ông Ngô Xuân Bình |
Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ |
Bình Phước, Tây Ninh |
27 |
Bà Phạm Thị Thanh Tùng |
Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Kon Tum, Lâm Đồng |
28 |
Ông Huỳnh Văn Thuận |
Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội |
Vĩnh Long, Hậu Giang |
MẪU BIỂU BÁO CÁO ĐOÀN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH
GIÁ CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/QĐ-TCTXDNTM ngày 04 tháng 11 năm 2022 của
Tổ trưởng Tổ công tác về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025)
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........./BC |
………., ngày ... tháng ... năm ..…... |
BÁO CÁO
Kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thành phần đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá
2. Thời gian kiểm tra, giám sát, đánh giá
3. Địa bàn kiểm tra, giám sát, đánh giá
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ
1. Công tác quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình
- Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành;
- Việc xây dựng, ban hành và triển khai các cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện Chương trình ở các cấp (mức độ đầy đủ, kịp thời, phù hợp điều kiện địa phương...);
- Cách thức tổ chức, quản lý thực hiện Chương trình về: hệ thống tổ chức, nhân lực, bộ máy, trang thiết bị, chế độ chính sách, nâng cao năng lực, truyền thông, thông tin, giám sát và đánh giá
2. Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình
- Về kết quả huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực thực hiện Chương trình: nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn lồng ghép, vốn tín dụng, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp, vốn đóng góp tự nguyện của người dân và cộng đồng;
- Về cơ chế, chính sách, giải pháp bố trí và phân bổ vốn, lồng ghép vốn thực hiện Chương trình, nhất là trên địa bàn thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình.
- Về cơ chế quản lý tài chính, thanh quyết toán các hoạt động thuộc Chương trình.
3. Kết quả thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình
- Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình so với các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thuộc phạm vi quản lý và trách nhiệm báo cáo của cơ quan báo cáo;
- Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
- Các điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả, cách làm hay trong thực hiện Chương trình.
4. Tác động và hiệu quả đầu tư của Chương trình
- Tác động kinh tế - xã hội của Chương trình;
- Tác động về môi trường, sinh thái, thực phẩm, nước sạch, du lịch nông thôn, chuyển đổi số,... của Chương trình;
- Hiệu quả đầu tư, tính bền vững của Chương trình;
- Sự tham gia của người dân, các đối tượng hưởng lợi;
- Sự hài lòng của người dân, các đối tượng hưởng lợi đối với Chương trình.
5. Đánh giá chung
- Kết quả nổi bật đã đạt được;
- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân;
- Bài học kinh nghiệm.
III. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị, đề xuất của địa phương đối với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, các bộ, ngành trung ương để giải quyết theo thẩm quyền.
2. Giải quyết kiến nghị của địa phương theo thẩm quyền của Đoàn công tác
.............................................................................................................................................
3. Kiến nghị, đề xuất của Đoàn công tác
............................................................................................................................................
Nơi nhận: |
TRƯỞNG ĐOÀN CÔNG TÁC |
Quyết định 09/QĐ-TCTXDNTM năm 2022 Kế hoạch giám sát, đánh giá của Tổ Công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: | 09/QĐ-TCTXDNTM |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổ công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới |
Người ký: | Lê Minh Hoan |
Ngày ban hành: | 04/11/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 09/QĐ-TCTXDNTM năm 2022 Kế hoạch giám sát, đánh giá của Tổ Công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Chưa có Video