Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2021/-UBND

Bình Dương, ngày 04 tháng 6 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

Căn cứ Thông tư số 12/2020/TT-BKHĐT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương tại Tờ trình số 03/TTr-BQL ngày 17 tháng 5 năm 2021 về việc dự thảo Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 và thay thế Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương; bãi bỏ Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT;
- Như Điều 3;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Các Sở: Tư pháp, Nội vụ;

- BQL các khu công nghiệp tỉnh;
- CSDL Quốc gia về pháp luật (STP);
- Trung tâm Công báo, Website tỉnh;
- LĐVP, CV, TH, HCTC;
- Lưu: V
T.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Thao

 

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 04/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

Điều 1. Vị trí

1. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương (sau đây gọi là Ban Quản lý) là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, công chức, viên chức, chương trình kế hoạch công tác, kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực trong công tác quản lý khu công nghiệp; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp.

2. Ban Quản lý có tên giao dịch quốc tế là “Binh Duong Industrial Zone Authority”, tên viết tắt là “BDIZA”; có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; sử dụng kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm; nguồn kinh phí khác theo quy định pháp luật.

Điều 2. Chức năng

Ban Quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương; tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính công, dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp.

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham gia ý kiến, xây dựng và trình các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện các công việc:

a) Xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý, Đán thành lập, tổ chức lại Ban Quản lý theo quy định của pháp luật;

b) Xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh Đán chuyển đổi, phát triển khu công nghiệp sinh thái, mô hình khu công nghiệp mới;

c) Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển khu công nghiệp;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;

đ) Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;

e) Hàng năm dự báo nhu cầu sử dụng lao động trong khu công nghiệp, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp;

g) Dự toán ngân sách và nguồn kinh phí khác (nếu có) của Ban Quản lý trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.

2. Ban Quản lý các Khu công nghiệp thực hiện các nhiệm vụ:

a) Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Chủ trì thực hiện kiểm tra, phối hợp với cơ quan chức năng khi các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc thanh tra việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về việc chấp hành pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường đối với các dự án tại khu công nghiệp thuộc phạm vi quản lý;

c) Phối hợp với các đơn vị Công an, Quân sự và các cơ quan đơn vị có thẩm quyền tham mưu phối hợp phát triển kinh tế xã hội với an ninh quốc phòng, công tác phòng thủ dân sự; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho người lao động; tổ chức xây dựng, lực lượng tự vệ, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy...bảo đảm giữ gìn an ninh trật tự trong khu công nghiệp;

d) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công nghiệp và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;

đ) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp; đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trong khu công nghiệp;

e) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý;

g) Báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình xây dựng và phát triển khu công nghiệp;

h) Hỗ trợ, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp trong khu công nghiệp liên kết, hợp tác với nhau thực hiện cộng sinh công nghiệp, các biện pháp sản xuất sạch hơn, hình thành các khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu, cụm liên kết ngành;

i) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp;

k) Tổ chức và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong khu theo thẩm quyền;

l) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của Ban Quản lý;

m) Thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, quản lý, hỗ trợ chuyển đổi, phát triển mô hình khu công nghiệp mới;

n) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

3. Ban Quản lý các Khu công nghiệp thực hiện các nhiệm vụ do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan có thẩm quyền phân cấp, ủy quyền, theo quy định sau đây:

a) Lĩnh vực quản lý đầu tư:

- Đăng ký đầu tư; cấp, điều chỉnh, thu hồi văn bản chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; thỏa thuận ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại văn bản chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư.

b) Lĩnh vực quản lý môi trường:

- Tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh trong khu công nghiệp; đăng ký xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án trong khu công nghiệp; kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư trong khu công nghiệp;

- Thực hiện giám sát công tác bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai các dự án do Ban Quản lý phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; chủ trì trả lời ý kiến của tổ chức cá nhân liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường do Ban Quản lý phê duyệt xác nhận.

c) Lĩnh vực quy hoạch và quản lý hoạt động xây dựng:

- Điều chỉnh quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt của khu công nghiệp nhưng không làm thay đổi cơ cấu quy hoạch; phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án trong khu công nghiệp thuộc diện phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo pháp luật về xây dựng;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp trong trường hợp phải điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp khi chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái;

- Thực hiện thẩm quyền thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng của Sở Quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với các dự án, công trình trong khu công nghiệp; cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng phải có Giy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng công trình; thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình đối với các dự án trong khu công nghiệp.

d) Lĩnh vực quản lý lao động:

- Cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp; xác nhận người lao động nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

- Tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong khu công nghiệp về nhu cầu sử dụng người nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người Việt Nam chưa đáp ứng được;

- Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động, tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể;

- Nhận báo cáo về việc cho thôi việc nhiều người lao động, cho thuê lại lao động, kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hàng năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp;

- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian dưới 90 ngày;

- Tiếp nhận khai trình việc sử dụng lao động, báo cáo tình hình thay đổi về lao động; nhận thông báo về việc tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp;

- Nhận thông báo về địa điểm, địa bàn, thời gian bắt đầu hoạt động và người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong khu công nghiệp;

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

đ) Lĩnh vực quản lý thương mại:

- Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức, thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghiệp theo quy định pháp luật về thương mại;

- Cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa sản xuất tại khu công nghiệp theo ủy quyền của Bộ Công Thương.

e) Lĩnh vực quản lý đất đai:

Tiếp nhận đăng ký khung giá cho thuê đất, cho thuê lại đất và phí hạ tầng khu công nghiệp của nhà đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

g) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong khu công nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ:

Theo phân cấp, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định công nghệ, đánh giá công nghệ, đánh giá trình độ công nghệ, thẩm định hợp đng chuyn giao công nghệ; kiểm tra, kiểm soát công nghệ và chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư, hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp.

Chương III

TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

Điều 4. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Ban Quản lý

a) Ban Quản lý có Trưởng Ban và không quá 03 (ba) Phó Trưởng Ban;

b) Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

2. Cơ cấu tổ chức

a) Văn phòng;

b) Phòng Quản lý Quy hoạch và Xây dựng;

c) Phòng Quản lý Đầu tư;

d) Phòng Quản lý Doanh nghiệp và Hỗ trợ giám sát hoạt động đầu tư;

đ) Phòng Quản lý Lao động;

e) Phòng Quản lý Môi trường;

g) Phòng Đại diện tại các Khu công nghiệp.

Việc thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và số lượng cấp phó của Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ phải đảm bảo phù hợp với các điều kiện, tiêu chí quy định tại Khoản 4 Điều 65 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Các chức vụ này do Trưởng Ban Quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Văn phòng và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ do Trưởng Ban Quản lý quyết định trên cơ sở Quy định này.

Điều 5. Biên chế

Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Ban Quản lý được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.

Chương IV

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 6. Chế độ làm việc

1. Ban Quản lý làm việc theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong bản Quy định này.

2. Trưởng Ban Quản lý là người đứng đầu Ban Quản lý, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban Quản lý. Trưởng Ban Quản lý quyết định các công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban Quản lý; chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định.

3. Phó Trưởng Ban Quản lý là người giúp việc cho Trưởng Ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và pháp luật về một số lĩnh vực công tác nhiệm vụ được phân công phụ trách, Trưởng Ban có thể ủy quyn cho Phó Trưởng Ban giải quyết các công việc cụ thể khác và Phó Trưởng Ban không được ủy quyền lại cho cấp dưới.

4. Các tổ chức tham mưu, tổng hợp, chuyên môn nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban Quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và trước pháp luật về kết quả hoạt động của đơn vị và công việc được phân công.

Điều 7. Mối quan hệ công tác

1. Đối với các Bộ, ngành Trung ương

Ban Quản lý chịu trách nhiệm thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, đảm bảo sự thống nhất của ngành, lĩnh vực trong cả nước. Quan hệ giữa Ban Quản lý với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Bộ, ngành Trung ương khác thực hiện theo các quy định có liên quan và Quy chế làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Bộ, ngành Trung ương ban hành.

2. Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Ban Quản lý có trách nhiệm báo cáo, trình bày hoặc cung cấp tài liệu cần thiết cho Hội đồng nhân dân tỉnh, trả lời các chất vấn, kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình và kết quả tổ chức hoạt động của các khu công nghiệp;

b) Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện về tổ chức, biên chế, chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh và thực hiện các quy định theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Trưởng Ban Quản lý có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình và kết quả tổ chức hoạt động của các khu công nghiệp và của Ban Quản lý; tham dự các cuộc hp do Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các lĩnh vực được phân công, ủy quyền;

d) Trưởng Ban Quản lý báo cáo, xin ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh để giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;

đ) Đối với những vấn đề liên quan đến các khu công nghiệp giữa Ban Quản lý với các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chưa có sự nhất trí, thì Trưởng Ban Quản lý phải báo cáo đầy đủ các ý kiến góp ý và những kiến nghị của các đơn vị lên Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

3. Đối với các Sở, ngành tỉnh

a) Ban Quản lý quan hệ với các Sở, ngành tỉnh trên nguyên tắc phối hợp công tác nhằm hoàn thành nhiệm vụ chung của tỉnh, nhiệm vụ của từng cơ quan, trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm trong khu công nghiệp; cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phát triển khu công nghiệp và các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư;

b) Thanh tra chuyên ngành thuộc các Sở, ngành tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý trong việc thanh tra và quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền và đề nghị Ban Quản lý và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền;

c) Ban Quản lý có trách nhiệm hỗ trợ, hợp tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng và thẩm quyền quản lý theo từng lĩnh vực hoạt động tại các khu công nghiệp. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ Ban Quản lý hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành các hoạt động quản lý nhà nước tại các khu công nghiệp của tỉnh theo quy định; kiểm tra các hoạt động của Ban Quản lý theo lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành.

4. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

a) Mối quan hệ giữa Ban Quản lý với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phvà Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trn có khu công nghiệp trên địa bàn là mối quan hệ giữa cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh với cơ quan hành chính của địa phương;

b) Trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền, Ban Quản lý có trách nhiệm thông báo và phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn về các hoạt động có liên quan đến việc đầu tư và xây dựng các khu công nghiệp tại địa phương;

c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trn có các khu công nghiệp trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ Ban Quản lý, động viên các nguồn lực tại chỗ tham gia xây dựng và hoạt động tại khu công nghiệp thực hiện chủ trương, kế hoạch di dời, tái định cư theo quy hoạch và chế độ, chính sách hiện hành.

5. Đối với các tổ chức đoàn thể

a) Ban Quản lý phối hợp và tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể tỉnh và cơ quan giám sát, tham gia ý kiến và hưởng ứng các hoạt động với Ban Quản lý trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

b) Đối với những vấn đề lớn, có liên quan đến tổ chức đoàn thể nào thì Trưởng Ban Quản lý phải mời Lãnh đạo Đoàn thể đó tham gia hoặc hỏi ý kiến bằng văn bản trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 8. Điều khoản thi hành

Giao Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phản ánh về Ban Quản lý các Khu công nghiệp đtham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 07/2021/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương

Số hiệu: 07/2021/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
Người ký: Nguyễn Hoàng Thao
Ngày ban hành: 04/06/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [2]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 07/2021/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương

Văn bản liên quan cùng nội dung - [11]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…