ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2021/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 01 tháng 3 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 70/TTr-STP ngày 22 tháng 12 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 12 tháng 3 năm 2021 và thay thế Quyết định số 53/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ
YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thu thập, xử lý thông tin, kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Quy chế này áp dụng đối với các sở, ban, ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
1. Bảo đảm sự quản lý thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong việc chủ trì, phối hợp tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
2. Có sự phân công, phân cấp rõ ràng về trách nhiệm của từng cơ quan, địa phương, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Hoạt động phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời, bảo đảm khách quan, công khai và minh bạch, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
3. Việc phối hợp được thực hiện trên cơ sở gắn chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân và các quy định của pháp luật về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước đã được pháp luật quy định; không làm ảnh hưởng đến hoạt động của từng cơ quan, tổ chức; kịp thời phối hợp kiểm tra, giám sát, trao đổi thông tin để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
1. Trao đổi ý kiến bằng văn bản hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì và theo nội dung tại Quy chế này.
2. Tổ chức họp liên ngành.
3. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
4. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ PHỐI HỢP THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
Điều 5. Xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Hàng năm vào tháng 01, Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, trong đó chọn chủ đề trọng tâm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế địa phương và đồng bộ với lĩnh vực trọng tâm liên ngành tại kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày UBND tỉnh ban hành kế hoạch, các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND cấp huyện căn cứ kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của UBND tỉnh để xây dựng kế hoạch và gửi về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) trước ngày 28 tháng 02 để theo dõi, tổng hợp.
3. Tổ chức pháp chế hoặc người làm công tác pháp chế thuộc các sở, ban, ngành của tỉnh, Phòng Tư pháp cấp huyện chịu trách nhiệm làm đầu mối tham mưu Thủ trưởng cơ quan mình, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và phối hợp các đơn vị, phòng, ban có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này.
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các cơ quan, ban, ngành cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp, nghiên cứu phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội đối với văn bản của HĐND, UBND các cấp, các bộ, ngành thuộc lĩnh vực đơn vị, địa phương mình phụ trách; kịp thời phát hiện văn bản có nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế, không thống nhất, đồng bộ, mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản cấp trên, văn bản cùng cấp và kiến nghị hình thức xử lý gửi cơ quan có thẩm quyền.
2. Văn bản kiến nghị hình thức xử lý của các sở, ban, ngành cấp tỉnh gửi về Sở Tư pháp; văn bản kiến nghị hình thức xử lý của các cơ quan, ban, ngành cấp huyện, UBND cấp xã gửi về Phòng Tư pháp. Phòng Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện gửi Sở Tư pháp.
3. Thời gian các cơ quan tại khoản 2 Điều này gửi văn bản kiến nghị hình thức xử lý về Sở Tư pháp là 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận.
4. Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, chỉ đạo xử lý văn bản theo quy định.
Điều 7. Phối hợp cung cấp, tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật
1, Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh, các Hội nghề nghiệp và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Các tổ chức, cá nhân có quyền gửi ý kiến, kiến nghị về tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh theo nội dung quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại khoản 1, khoản 2 Điều này cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các hình thức sau: Gửi văn bản trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; qua Trang Thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; cung cấp thông tin qua hệ thống thư điện tử và các hình thức cung cấp thông tin khác theo quy định pháp luật.
4. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các cơ quan, ban, ngành cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp, nghiên cứu và kiến nghị hình thức xử lý theo trình tự quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 8. Kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Sở Tư pháp chủ trì tham mưu UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm liên ngành trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch hoặc đột xuất. Nội dung, căn cứ, phương thức, thẩm quyền kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; khoản 4 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tư pháp.
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo ngành, lĩnh vực, phạm vi quản lý. Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ, ngành chủ quản.
3. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh có trách nhiệm cử cán bộ, công chức có chuyên môn phù hợp tham gia đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền.
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện định kỳ hàng năm báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý gửi về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) chậm nhất trong ngày 02 tháng 12 của kỳ báo cáo.
2. Thời gian chốt số liệu báo cáo, đề cương báo cáo và biểu mẫu thống kê về theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp.
Điều 10. Trách nhiệm thực hiện
1. Sở Tư pháp
a) Chủ trì tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
b) Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Định kỳ hàng năm và đột xuất tổng hợp báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp và cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh nguồn kinh phí để thực hiện nội dung theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã
a) Chủ động thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại cơ quan, đơn vị, địa phương;
b) Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định pháp luật và Quy chế này.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp trong việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Xử lý các vướng mắc, bất cập
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, bất cập, đề nghị các cơ quan, địa phương phản ánh kịp thời về Sở Tư pháp để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 07/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Số hiệu: | 07/2021/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Yên |
Người ký: | Trần Hữu Thế |
Ngày ban hành: | 01/03/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 07/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Chưa có Video