THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 03/2007/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN SOẠN THẢO
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày
16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN SOẠN THẢO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01
năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương 1:
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sau đây gọi chung là dự án, dự thảo); Ban soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ (sau đây gọi chung là dự thảo).
Quy chế này cũng được áp dụng đối với Ban soạn thảo dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp Ban soạn thảo được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 161/2005/NĐ-CP gày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban soạn thảo
1. Ban soạn thảo được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức hữu quan;
b) Bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học; bảo đảm tính dân chủ, tính khách quan và tính khoa học trong hoạt động xây dựng văn bản;
c) Đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban soạn thảo, thành viên Ban soạn thảo, cơ quan, tổ chức có thành viên trong Ban soạn thảo;
d) Hoạt động thường xuyên và theo chế độ thảo luận tập thể.
2. Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấm dứt hoạt động và tự giải thể khi dự án, dự thảo được thông qua, trừ trường hợp Ban soạn thảo đồng thời có trách nhiệm soạn thảo nghị định hướng dẫn thi hành theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ban soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ chấm dứt hoạt động và tự giải thể khi dự thảo được Chính phủ thông qua.
Điều 3. Thành lập Ban soạn thảo
1. Ban soạn thảo do Thủ tướng Chính phủ thành lập để soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự thảo nghị định của Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là nghị định độc lập).
Trong trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo.
2. Ban soạn thảo dự án, dự thảo do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ hoặc cơ quan khác thành lập theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Thành phần Ban soạn thảo
1. Thành phần Ban soạn thảo gồm Trưởng Ban soạn thảo là người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo, các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Các thành viên khác của Ban soạn thảo phải là vụ trưởng hoặc tương đương trở lên.
2. Thành viên Ban soạn thảo phải là người am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến dự án, dự thảo; có thời gian tham gia các hoạt động của Ban soạn thảo.
3. Số lượng thành viên Ban soạn thảo ít nhất là 9 (chín) người, trong đó đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan, tổ chức liên quan chiếm 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên Ban soạn thảo, số còn lại là các chuyên gia, nhà khoa học.
Điều 5. Nhiệm vụ của Ban soạn thảo
1. Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án, dự thảo; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo; nghiên cứu các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến dự án, dự thảo.
2. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự án, dự thảo.
3. Thảo luận về chính sách, các vấn đề lớn của dự án, dự thảo.
4. Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự án, dự thảo.
5. Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và với hình thức thích hợp tuỳ theo tính chất và nội dung của từng dự án, dự thảo.
6. Chuẩn bị dự thảo tờ trình Chính phủ và tài liệu liên quan đến dự án, dự thảo. Trong dự thảo tờ trình nêu rõ sự cần thiết phải ban hành, mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng và nội dung chính của dự án, dự thảo, những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các thành viên Ban soạn thảo, giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan.
7. Xây dựng báo cáo dự báo tác động kinh tế - xã hội của dự thảo và dự kiến nguồn lực bảo đảm thi hành văn bản.
8. Xây dựng dự thảo nghị định quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành (nếu có).
9. Xác định danh mục các điều, khoản, điểm và các văn bản quy phạm pháp luật trái với quy định của dự án, dự thảo, đồng thời đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật, điều, khoản, điểm đó.
Điều 6. Nhiệm vụ của Trưởng Ban soạn thảo
1. Quyết định kế hoạch hoạt động của Ban soạn thảo.
2. Tổ chức và chủ trì các cuộc họp, kết luận ý kiến thảo luận tại cuộc họp của Ban soạn thảo; phân công Phó trưởng Ban chủ trì cuộc họp trong trường hợp Trưởng Ban vắng mặt.
3. Thành lập Tổ biên tập và chỉ đạo Tổ biên tập lập kế hoạch hoạt động của Ban soạn thảo, chuẩn bị đề cương, xây dựng và chỉnh lý dự án, dự thảo theo ý kiến của Ban soạn thảo.
4. Tổ chức họp, hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học để thảo luận những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong dự án, dự thảo.
5. Trường hợp cần thiết, mời đại diện các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học, kể cả các chuyên gia, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài am hiểu khoa học tham gia hoạt động của Ban soạn thảo.
6. Thay mặt Ban soạn thảo liên hệ với các cơ quan, tổ chức để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Ban soạn thảo.
7. Định kỳ 3 (ba) tháng một lần hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Thủ tướng về tiến độ xây dựng dự án, dự thảo; kịp thời báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo về các dự án, dự thảo; những vấn đề lớn phát sinh trong quá trình soạn thảo, những ý kiến khác nhau của các thành viên Ban soạn thảo về nội dung của dự án, dự thảo và những vấn đề khác với dự án, dự thảo do Chính phủ trình trong quá trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự án, dự thảo.
8. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phân công các cơ quan liên quan thành lập Ban soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành trong trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần được quy định chi tiết.
9. Đề nghị thủ trưởng cơ quan có đại diện là thành viên Ban soạn thảo có biện pháp xử lý đối với đại diện của mình là thành viên Ban soạn thảo trong trường hợp không tham gia cuộc họp của Ban soạn thảo từ 3 (ba) lần liên tiếp trở lên.
Điều 7. Trách nhiệm của thành viên Ban soạn thảo
1. Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Ban soạn thảo, trường hợp vắng mặt phải báo cáo với Trưởng Ban soạn thảo và có trách nhiệm gửi ý kiến tham gia bằng văn bản, đồng thời cử người có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia cuộc họp.
Thành viên Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tham dự phiên họp của Chính phủ thảo luận về dự án, dự thảo đó.
2. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban soạn thảo.
3. Xây dựng kế hoạch hoạt động của mình trên cơ sở kế hoạch hoạt động của Ban soạn thảo và nhiệm vụ được phân công để gửi Trưởng Ban soạn thảo.
4. Thường xuyên báo cáo và xin ý kiến lãnh đạo Bộ, ngành mình về nội dung của dự án, dự thảo.
5. Đề nghị thủ trưởng cơ quan tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực do Bộ, ngành mình quản lý có liên quan đến dự án, dự thảo.
1. Trưởng Ban soạn thảo thành lập Tổ biên tập giúp Ban soạn thảo thực hiện các nhiệm vụ của Ban soạn thảo. Tổ biên tập hoạt động theo sự chỉ đạo của Trưởng Ban soạn thảo.
2. Thành phần Tổ biên tập gồm 1/2 (một phần hai) số thành viên là các chuyên gia của cơ quan chủ trì soạn thảo, số còn lại là chuyên gia của cơ quan, tổ chức có đại diện là thành viên Ban soạn thảo, các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu vấn đề chuyên môn thuộc nội dung của dự án, dự thảo.
Thành viên Tổ biên tập có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Tổ biên tập và chịu sự phân công của Tổ trưởng Tổ biên tập.
Tổ trưởng Tổ biên tập là thành viên Ban soạn thảo, do Trưởng Ban soạn thảo chỉ định và chịu trách nhiệm báo cáo trước Trưởng Ban soạn thảo về tiến độ công việc được giao.
Số lượng thành viên Tổ biên tập ít nhất là 12 (mười hai) người.
TỔ CHỨC BAN SOẠN THẢO DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT, NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Điều 9. Thành lập Ban soạn thảo
1. Trong trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần được hướng dẫn thi hành thì Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có trách nhiệm soạn thảo nghị định hướng dẫn thi hành.
2. Trong trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có nhiều nghị định quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành thì theo đề nghị của Trưởng Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và giao thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo thành lập Ban soạn thảo để soạn thảo các nghị định.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thành lập Ban soạn thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Ban soạn thảo được thành lập theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này có chức năng tham mưu cho cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc xây dựng dự thảo.
Thành phần Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
Thành viên Ban soạn thảo phải là người am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến dự thảo, có thời gian tham gia các hoạt động của Ban soạn thảo.
Số lượng thành viên Ban soạn thảo ít nhất là 9 (chín) người, trong đó đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học chiếm 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên Ban soạn thảo.
Điều 10. Nhiệm vụ của Ban soạn thảo
1. Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự thảo; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo.
2. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo.
3. Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo.
4. Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và với hình thức thích hợp tuỳ theo tính chất và nội dung của từng dự thảo.
5. Chuẩn bị dự thảo tờ trình Chính phủ và tài liệu liên quan đến dự thảo. Dự thảo tờ trình nêu rõ sự cần thiết phải ban hành, mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng và nội dung chính của dự thảo, những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
6. Xác định danh mục các điều, khoản, điểm và các văn bản quy phạm pháp luật trái với quy định của dự thảo; đồng thời đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật, điều, khoản, điểm đó.
7. Xây dựng báo cáo dự báo tác động kinh tế - xã hội và dự kiến nguồn lực bảo đảm thi hành văn bản.
8. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Điều 11. Nhiệm vụ của Trưởng Ban soạn thảo
1. Quyết định kế hoạch hoạt động của Ban soạn thảo.
2. Tổ chức và chủ trì các cuộc họp, kết luận các ý kiến thảo luận tại các cuộc họp của Ban soạn thảo; báo cáo thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo ý kiến khác nhau của các thành viên Ban soạn thảo về nội dung của dự thảo; phân công Phó trưởng Ban chủ trì cuộc họp trong trường hợp Trưởng ban vắng mặt.
3. Thành lập và chỉ đạo Tổ biên tập lập kế hoạch hoạt động của Ban soạn thảo, chuẩn bị đề cương, xây dựng và chỉnh lý dự thảo theo ý kiến của Ban soạn thảo. Trong trường hợp cần thiết, thành lập các nhóm chuyên gia nghiên cứu, đề xuất các nội dung liên quan đến dự án, dự thảo.
4. Thường xuyên báo cáo cơ quan chủ trì soạn thảo về tiến độ xây dựng dự thảo.
5. Tổ chức các cuộc họp, hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học để thảo luận các vấn đề còn có ý kiến khác nhau về nội dung dự thảo.
6. Mời đại diện các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia hoạt động của Ban soạn thảo khi thấy cần thiết.
7. Tham mưu để thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định về việc tiếp thu ý kiến thẩm định.
8. Kịp thời báo cáo thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo và xin ý kiến chỉ đạo về những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo.
9. Thay mặt Ban soạn thảo liên hệ với các cơ quan, tổ chức để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Ban soạn thảo.
10. Căn cứ vào nội dung dự thảo đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc đăng tải dự thảo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
11. Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan có đại diện là thành viên Ban soạn thảo có biện pháp xử lý đối với đại diện của mình là thành viên Ban soạn thảo trong trường hợp không tham gia cuộc họp của Ban soạn thảo từ 3 (ba) lần liên tiếp trở lên.
Điều 12. Trách nhiệm của thành viên Ban soạn thảo
Thành viên Ban soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ có trách nhiệm theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
Điều 13. Thành lập Tổ biên tập
Việc thành lập và tổ chức của Tổ biên tập dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này.
Số lượng thành viên Tổ biên tập ít nhất là 9 (chín) người.
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN SOẠN THẢO, TỔ BIÊN TẬP
Điều 14. Cuộc họp của Ban soạn thảo
1. Trưởng Ban soạn thảo triệu tập cuộc họp của Ban soạn thảo 1 (một) lần trong 1 (một) tháng. Tùy theo tính chất, nội dung của dự án, dự thảo và yêu cầu tiến độ soạn thảo, Trưởng Ban soạn thảo có thể triệu tập thêm các cuộc họp để giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án, dự thảo.
2. Cuộc họp Ban soạn thảo có sự tham dự của đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện Ủy ban pháp luật của Quốc hội (kể cả Ban soạn thảo dự thảo nghị định độc lập), đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
Thành viên Tổ biên tập tham gia các cuộc họp của Ban soạn thảo.
3. Trong cuộc họp, các thành viên Ban soạn thảo thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
a) Thảo luận về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, đề cương của dự án, dự thảo;
b) Quyết định những vấn đề cần xin ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản;
c) Thảo luận những nội dung cần được tiếp thu chỉnh lý theo ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, ý kiến của cơ quan thẩm định.
Nội dung các cuộc họp Ban soạn thảo phải được ghi vào biên bản và đưa vào hồ sơ dự án, dự thảo trình Chính phủ.
4. Tài liệu phục vụ cho các cuộc họp của Ban soạn thảo phải được cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn bị và gửi đến các thành viên Ban soạn thảo chậm nhất là 5 (năm) ngày trước ngày tổ chức cuộc họp.
1. Trưởng Ban soạn thảo đề nghị cơ quan có thành viên trong Ban soạn thảo tổ chức tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ, ngành mình quản lý có liên quan đến dự án, dự thảo.
2. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng Ban soạn thảo quyết định tổ chức các đoàn khảo sát thực tiễn để tiến hành đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo. Tổ biên tập chịu trách nhiệm đề xuất địa điểm khảo sát, nội dung khảo sát thực tiễn, thành phần khảo sát trình Trưởng Ban soạn thảo quyết định. Thành viên Tổ biên tập tham gia trực tiếp vào quá trình khảo sát.
3. Thành viên Ban soạn thảo của cơ quan được giao nhiệm vụ tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng báo cáo về tình hình thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan mình, báo cáo kết quả khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng các quan hệ xã hội có liên quan đến dự án, dự thảo để gửi đến các thành viên Ban soạn thảo.
Tổ biên tập xây dựng báo cáo về kết quả khảo sát thực tiễn của đoàn khảo sát quy định tại khoản 2 Điều này, xây dựng báo cáo tổng thể về các hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gửi đến thành viên Ban soạn thảo.
1. Thành viên Ban soạn thảo nghiên cứu thông tin, tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo theo sự phân công của Trưởng Ban soạn thảo và báo cáo với Ban soạn thảo về kết quả nghiên cứu của mình.
2. Tổ biên tập tập hợp, nghiên cứu thông tin, tài liệu, điều ước quốc tế có liên quan đến dự án, dự thảo và đề xuất để Trưởng Ban soạn thảo quyết định việc dịch tài liệu nước ngoài để nghiên cứu. Tổ trưởng Tổ biên tập có trách nhiệm báo cáo Ban soạn thảo những thông tin quan trọng liên quan đến dự án, dự thảo thông qua việc nghiên cứu tài liệu, điều ước quốc tế.
Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm in ấn và gửi tài liệu nghiên cứu đến thành viên Ban soạn thảo, thành viên Tổ biên tập.
1. Ban soạn thảo thảo luận những nội dung cơ bản của dự án, dự thảo.
2. Tổ biên tập xây dựng đề cương sơ bộ để Ban soạn thảo thảo luận.
3. Trên cơ sở ý kiến của Ban soạn thảo, Tổ biên tập hoàn thiện đề cương chi tiết trình Trưởng Ban soạn thảo quyết định.
4. Tổ biên tập xây dựng dự án, dự thảo. Trong quá trình xây dựng dự án, dự thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập báo cáo với Trưởng Ban soạn thảo về tiến độ công việc và kịp thời xin ý kiến của Trưởng Ban soạn thảo về các vấn đề liên quan đến dự án, dự thảo.
5. Tại cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập trình bày những nội dung cơ bản của dự án, dự thảo. Ban soạn thảo thảo luận, cho ý kiến chỉnh lý dự án, dự thảo.
6. Tổ biên tập chỉnh lý dự án, dự thảo theo sự chỉ đạo của Trưởng Ban soạn thảo.
7. Ban soạn thảo thảo luận những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để Tổ biên tập xây dựng dự thảo tờ trình Chính phủ.
8. Trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý dự án, dự thảo, Tổ biên tập có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo đánh giá dự báo tác động kinh tế - xã hội của dự thảo, dự kiến nguồn lực bảo đảm thi hành văn bản trình Ban soạn thảo.
1. Ban soạn thảo quyết định những vấn đề cần xin ý kiến, thời điểm, phương thức lấy ý kiến, địa chỉ tiếp nhận ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
2. Tổ biên tập đề xuất Ban soạn thảo những vấn đề cần xin ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án, dự thảo; tổng hợp ý kiến và báo cáo Ban soạn thảo.
3. Ban soạn thảo thảo luận những vấn đề cần tiếp thu để chỉnh lý dự án, dự thảo.
4. Trưởng Ban soạn thảo chỉ đạo Tổ biên tập chỉnh lý dự án, dự thảo.
1. Trong trường hợp dự án, dự thảo cần có văn bản hướng dẫn thi hành chung thì Ban soạn thảo có trách nhiệm xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Theo chỉ đạo của Trưởng Ban soạn thảo, Tổ biên tập chuẩn bị những nội dung cần hướng dẫn thi hành và xây dựng dự thảo văn bản hướng dẫn. Ban soạn thảo thảo luận tập thể và cho ý kiến về những nội dung cần hướng dẫn thi hành và dự thảo văn bản.
3. Trong trường hợp dự án, dự thảo cần được quy định chi tiết thì Ban soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với cơ quan được giao chủ trì soạn thảo các văn bản quy định chi tiết đó cho đến khi Ban soạn thảo giải thể hoạt động.
Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo
Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bảo đảm về điều kiện vật chất, kỹ thuật để Ban soạn thảo và Tổ biên tập thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Quy chế này.
Điều 21. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có thành viên trong Ban soạn thảo, Tổ biên tập
1. Tạo điều kiện về thời gian và bố trí hợp lý công việc để thành viên hoàn thành nhiệm vụ do Ban soạn thảo, Tổ biên tập giao.
2. Tổ chức tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực do Bộ, ngành mình quản lý có liên quan đến dự án, dự thảo và kiến nghị phương hướng giải quyết.
Điều 22. Kinh phí hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập
Kinh phí hoạt động của Ban soạn thảo do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo bảo đảm và được sử dụng từ kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo./.
|
THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
|
No: 03/2007/QD-TTg |
|
PROMULGATING THE REGULATION ON ORGANIZATION
AND OPERATION OF DRAFTING BOARDS
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the
December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 12, 1996 Law on Promulgation of Legal Documents and the
December 16, 2002 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the
Law on Promulgation of Legal Documents;
Pursuant to the Government's Decree No. 161/2005/ND-CP of December 27, 2005,
detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on
Promulgation of Legal Documents and the Law Amending and Supplementing a Number
of Articles of the Law on Promulgation of Legal Documents;
At the proposal of the Minister of Justice,
DECIDES:
Article
2.- This Decision takes effect 15 days
after its publication in "CONG BAO."
...
...
...
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
ON ORGANIZATION AND OPERATION OF
DRAFTING BOARDS
(Promulgated together with the Prime
Minister's Decision No. 03/2007/QD-TTg of January 10, 2007)
Article
1.- Subjects and scope of regulation
This Regulation
provides for the organization and operation of the Board for drafting a bill, ordinance
or resolution (below collectively referred to as bill or draft) of the National
Assembly or the National Assembly Standing Committee, which is submitted by the
Government to the National Assembly or the National Assembly Standing
Committee; and of the Board for drafting a Government resolution or decree
(below collectively referred to as draft).
...
...
...
Article
2.- Organization and operation principles
of the Drafting Board
1. A drafting board
shall be organized and operate on the following principles:
a/ Assurance of
coordination among ministries, branches and concerned agencies and
organizations;
b/ Assurance of
participation of experts and scientists; democracy, objectivity and
scientificity in the elaboration of the document;
c/ Raising of
responsibilities of the head and members of the Drafting Board and agencies and
organizations having members in the Drafting Board;
d/ Regular operation
and collective discussion.
2. The Board for
drafting a bill, ordinance or resolution of the National Assembly or the
National Assembly Standing Committee shall terminate its operation and
automatically dissolve when the bill or draft is passed, unless the Drafting
Board is concurrently responsible for elaborating guiding decrees under the
provisions of Clause 2, Article 22 of the Government's Decree No. 161/2005/ND-CP
of December 27, 2005, detailing and guiding the implementation of a number of
articles of the Law on Promulgation of Legal Documents and the Law Amending and
Supplementing a Number of Articles of the Law on Promulgation of Legal
Documents.
The Board for drafting
a Government resolution or decree shall terminate its operation and
automatically dissolve when the draft is adopted by the Government.
...
...
...
Article
3.- Setting up of the Drafting Board
1. The Prime Minister
shall set up the Board for drafting a bill, ordinance or resolution of the
National Assembly or the National Assembly Standing Committee or a Government
decree (below referred to as independent decree for short) under Point b,
Clause 2, Article 56 of the Law on Promulgation of Legal Documents.
When a bill, ordinance
or resolution of the National Assembly or the National Assembly Standing
Committee has contents related to many branches or domains, the Prime Minister
shall propose the National Assembly Standing Committee to set up the Drafting
Board.
2. The Board for
drafting a bill or elaborating a draft shall be set up by a minister, head of a
ministerial-level agency, head of a government-attached agency or other agency
under the Prime Minister's authorization.
Article
4.- Composition of the Drafting Board
1. The Drafting Board
consists of its head who is the head of the drafting agency and other members
who are representatives of the Justice Ministry, the Government Office and
concerned agencies and organizations, and experts and scientists. Other members
of the Drafting Board must be department directors or persons of equivalent or
higher position.
2. Members of the
Drafting Board must be knowledgeable of professional issues related to the bill
or draft; they shall reserve time for participating in activities of the
Drafting Board.
3. The Drafting Board
must have at least 9 (nine) members, of whom representatives of the drafting
agency and concerned agencies and organizations account for 2/3 (two-thirds)
and the remaining members are experts and scientists.
...
...
...
1. To review the
enforcement of law and assess existing legal documents relevant to the bill or
draft; to survey and assess the present situation of social relations related
to the principal contents of the bill or draft; to study relevant treaties to
which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. To study
information and documents on the bill or draft.
3. To discuss policies
and important issues of the bill or draft.
4. To prepare the
outline of, and elaborate and revise the bill or draft.
5. To gather comments
from concerned agencies, organizations and individuals as well as those
directly governed by the document within an appropriate scope and in appropriate
forms, depending on the nature and contents of each bill or draft.
6. To prepare a draft
Government report and documents related to the bill or draft. The draft report
should clearly state the necessity of the bill or draft; objectives, requirements,
scope, subjects and principal contents of the bill or draft; issues that need
instructions and issues on which there remain divergent opinions among members
of the Drafting Board or among concerned agencies and organizations.
7. To make a report forecasting
socio-economic impacts of the draft and proposing resources for the enforcement
of the document.
8. To draft detailing
or guiding decrees (if any).
9. To draw up a list
of articles, clauses and points and legal documents which are contrary to the
provisions of the bill or draft, and propose ways of amendment or
supplementation of those legal documents, articles, clauses or points.
...
...
...
1. To decide on the
activity plan of the Drafting Board.
2. To hold and preside
over meetings of the Drafting Board and make conclusions at those meetings; in
case of his/her absence from a meeting, to assign a deputy head to preside over
that meeting.
3. To set up an
editorial team and direct it in working out the activity plan of the Drafting
Board, preparing the outline, elaborating and revising the bill or draft based
on opinions of the Drafting Board.
4. To hold meetings
and workshops with the participation of experts and scientists to discuss
issues in the bill or draft on which there remain divergent opinions.
5. When necessary, to
invite representatives of agencies and organizations, experts and scientists,
including overseas Vietnamese experts and scientists and foreign scientists, to
take part in activities of the Drafting Board.
6. To contact on
behalf of the Drafting Board agencies or organizations to deal with issues
related to the tasks of the Drafting Board.
7. Quarterly or at the
request of the Prime Minister, to report on the progress of elaboration of the
bill or draft to the Prime Minister; promptly report to the Prime Minister and
seek his opinions on the viewpoints and underpinning ideas for the elaboration
of the bill or draft; important issues arising in the course of elaboration,
Drafting Board members' divergent opinions on the bill or draft, and issues
different from the bill or draft submitted by the Government which arise in the
course of assimilating National Assembly deputies' opinions on the bill or
draft.
8. To propose the
Prime Minister to assign concerned agencies to set up boards for elaborating
detailing documents when the bill, ordinance or resolution of the National
Assembly or the National Assembly Standing Committee needs to be detailed.
9. To propose heads of
agencies which have their representatives being members of the Drafting Board
to take measures to handle those members who fail to attend 3 (three) or more
consecutive meetings of the Drafting Board.
...
...
...
1. To attend all meetings
of the Drafting Board; in case of absence from a meeting, to report such to the
head of the Drafting Board, send written comments and appoint persons with
appropriate professional qualifications to attend that meeting.
Members of the Board
for drafting a bill, ordinance or resolution of the National Assembly or the
National Assembly Standing Committee shall attend Government meetings
discussing that bill or draft.
2. To perform tasks
assigned by the head of the Drafting Board.
3. To make their activity
plans on the basis of the Drafting Board's activity plan and their assigned
tasks and send those plans to the head of the Drafting Board.
4. To regularly report
to and seek opinions of their ministers or heads of their branches on the
contents of the bill or draft.
5. To propose heads of
agencies to review and evaluate the implementation of legal documents related
to branches or domains under their management; to survey and evaluate the
present situation of social relations in the domains under their ministries' or
branches' management which are related to the bill or draft.
Article
8.- Setting up of an editorial team
1. The head of the
Drafting Board shall set up an editorial team to assist the Drafting Board in
performing the tasks of the Drafting Board. The Editorial Team shall operate
under the direction of the head of the Drafting Board.
2. The Editorial Team
has 1/2 (half) of its members being experts of the drafting agency and the
remaining members being experts of agencies and organizations joining in the
Drafting Board, and experts and scientists who are knowledgeable of
professional issues related to the contents of the bill or draft.
...
...
...
The head of the
Editorial Team shall be appointed among members of the Drafting Board by the
head of the Drafting Board, and shall report on the performance of his/her
assigned tasks to the head of the Drafting Board.
The Editorial Team
must have at least 12 (twelve) members.
Section
2. ORGANIZATION OF THE BOARDS FOR DRAFTING GOVERNMENT RESOLUTIONS AND DECREES
Article
9.- Setting up of the Drafting Board
1. When a bill,
ordinance or resolution of the National Assembly or the National Assembly
Standing Committee requires guiding documents, the Board for drafting that
bill, ordinance or resolution shall draft guiding decrees.
2. When a bill,
ordinance or resolution of the National Assembly or the National Assembly Standing
Committee requires many detailing or guiding decrees, the Prime Minister shall,
at the proposal of the head of the Board for drafting that bill, ordinance or
resolution, assign the drafting agency the responsibility to draft guiding
decrees and assign its head to set up a drafting board.
3. Except for the
cases defined in Clauses 1 and 2 of this Article, ministers, heads of
ministerial-level agencies or heads of government-attached agencies shall set
up boards for drafting Government resolutions or decrees.
4. The Drafting Board
set up under Clause 2 or 3 of this Article shall assist the drafting agencies
in elaborating the drafts.
The Drafting Board is
composed of its head who is a representative of the drafting agency and other
members being representatives of the Justice Ministry, the Government Office
and concerned agencies and organizations, experts and scientists.
...
...
...
The Drafting Board
must have at least 9 (nine) members, of whom representatives of concerned
agencies and organizations, experts and scientists shall represent 2/3
(two-thirds).
Article
10.- Tasks of the Drafting Board
1. To review the
enforcement of law and evaluate existing legal documents related to the draft;
to survey and assess the present situation of social relations related to the
principal contents of the draft.
2. To study
information and documents on the draft.
3. To prepare the
outline of, and compile and revise the draft.
4. To gather comments
from concerned agencies, organizations and individuals and those directly
governed by the draft document within an appropriate scope and in appropriate
forms depending on the nature and contents of each draft.
5. To prepare a draft
Government report and documents related to the draft. Such a draft report
should clearly state the necessity, objectives, requirements, scope, subjects
and principal contents of the draft; issues which need instructions and issues
on which there remain divergent opinions.
6. To draw up a list
of articles, clauses and points and legal documents which are contrary to the
provisions of the draft and propose ways of amendment or supplementation of
those legal documents, articles, clauses or points.
7. To make a report
forecasting socio-economic impacts and proposing resources for enforcement of
the document.
...
...
...
Article
11.- Tasks of the head of the Drafting
Board
1. To decide on the
activity plan of the Drafting Board.
2. To hold and preside
over meetings of the Drafting Board and make conclusions at those meetings;
report to the head of the drafting agency on divergent opinions of the Drafting
Board members on the contents of the draft; in case of his/her absence from a
meeting, to assign a deputy head to preside over that meeting.
3. To set up and
direct an editorial team in working out the activity plan of the Drafting
Board, preparing the outline of, and elaborating and revising the draft based
on opinions of the Drafting Board. When necessary, to set up groups of experts
to study and propose contents related to the bill or draft.
4. To regularly report
to the drafting agency on the drafting progress.
5. To hold meetings
and workshops with the participation of experts and scientists to discuss
issues in the draft on which there remain divergent opinions.
6. To invite
representatives of agencies and organizations and experts and scientists to
participate in activities of the Drafting Board when necessary.
7. To advise the head
of the drafting agency on making decisions on the acceptance of evaluation
opinions.
8. To promptly report
to and seek opinions of the head of the drafting agency on problems arising in
the course of elaboration.
...
...
...
10. Based on the
contents of the draft, to request the drafting agency to propose the Prime
Minister to consider and decide on the publication of the draft in the mass
media or on the Internet for agencies, organizations and individuals to give
comments.
11. To propose heads
of agencies that have representatives being members of the Drafting Board to
take measures to handle those members who fail to attend 3 (three) or more
consecutive meetings of the Drafting Board.
Article
12.- Responsibilities of members of the
Drafting Board
Members of the Board
for drafting Government resolutions or decrees have the responsibilities as
defined in Article 7 of this Regulation.
Article
13.- Setting up of an editorial team
The setting up and organization
of an editorial team for a draft Government resolution or decree comply with
Article 8 of this Regulation.
The Editorial Team
must have at least 9 (nine) members.
ACTIVITIES
OF THE DRAFTING BOARD AND EDITORIAL TEAM
...
...
...
1. The head of the
Drafting Board shall once a month convene a meeting of the Drafting Board.
Depending on the nature and contents of the bill or draft concerned and the
required drafting progress, the head of the Drafting Board may convene
additional meetings to deal with issues related to the bill or draft.
2. A meeting of the
Drafting Board shall be attended by representatives of the evaluating agency,
the National Assembly's Law Committee (even for the Board for drafting an independent
decree) and concerned agencies and organizations, and by experts and scientists.
Members of the
Editorial Team shall attend meetings of the Drafting Board.
3. At a meeting,
members of the Drafting Board shall:
a/ Discuss guiding
viewpoints and ideas and the outline of the bill or draft;
b/ Decide on issues
which should be put up for comments of agencies, organizations, individuals and
those directly governed by the document;
c/ Discuss contents
which should be revised based on comments of agencies, organizations,
individuals and opinions of the evaluating agency.
The proceedings of
meetings of the Drafting Board must be recorded in writing and these written
records be included in the dossier of the bill or draft to be submitted to the
Government.
4. Documents used at
meetings of the Drafting Board must be prepared by the drafting agency and sent
to members of the Drafting Board at least 5 (five) days before a meeting is
hold.
...
...
...
1. The head of the
Drafting Board shall request agencies that join in the Drafting Board to review
the enforcement of law, assess existing legal documents, conduct field surveys
and evaluate the present situation of social relations in the branches or
domains under their ministries' or branches' management which are related to
the bill or draft.
2. When necessary, the
head of the Drafting Board shall set up field survey teams to evaluate the
present situation of social relations related to the principal contents of the
bill or draft. The Editorial Team shall propose survey sites locations and
contents and surveyors to the head of the Drafting Board for decision. Members
of the Editorial Team shall personally participate in the survey.
3. Editorial Team
members of the agencies defined in Clause 1 of this Article shall make reports
on the enforcement of law in the domains under their agencies' management, on
the findings of field surveys and on the evaluation of the present situation of
social relations related to the bill or draft and send those reports to members
of the Drafting Board.
The Editorial Team
shall make a report on the findings of field surveys conducted by the survey
team as provided for in Clause 2 of this Article, draw up a general report on
activities specified in Clauses 1 and 2 of this Article and send them to
members of the Drafting Board.
1. Members of the
Drafting Board shall study information and documents on the bill or draft as
assigned by the head of the Drafting Board and report on their study results to
the Drafting Board.
2. The Editorial Team
shall gather and study information, documents and treaties related to the bill
or draft and propose the head of the Drafting Board to decide on the
translation of foreign documents for reference. The head of the Editorial Team
shall report to the Drafting Board on important information related to the bill
or draft through the study of documents or treaties.
The drafting agency
shall print and send documents to members of the Drafting Board and Editorial
Team for study.
...
...
...
2. The Editorial Team
shall elaborate a preliminary outline for the Drafting Board to discuss.
3. Based on opinions
of the Drafting Board, the Editorial Team shall finalize a detailed outline and
submit it to the head of the Drafting Board for decision.
4. The Editorial Team
shall elaborate the bill or draft. In the course of elaboration of the bill or draft,
the head of the Editorial Team shall report to the head of the Drafting Board
on the progress of elaboration and promptly seek opinions of the head of the
Drafting Board on issues related to the bill or draft.
5. At a meeting of the
Drafting Board, the head of the Editorial Team shall present the basic contents
of the bill or draft. The Drafting Board shall discuss and give comments on the
bill or draft.
6. The Editorial Team
shall revise the bill or draft under the direction of the head of the Drafting
Board.
7. The Drafting Board
shall discuss issues which need instructions and issues on which there remain
divergent opinions for the Editorial Team to draft a Government report.
8. In the course of
elaboration or revision of the bill or draft, the Editorial Team shall prepare
a report forecasting socio-economic impacts of the bill and proposing resources
for the enforcement of the document and submit it to the Drafting Board.
1. The Drafting Board
shall decide on issues which should be put up for comments, time and mode of
gathering comments, and places of receipt of comments of agencies, organizations,
individuals and those directly governed by documents.
...
...
...
3. The Drafting Board
shall discuss issues which should be accepted for revision of the bill or draft.
4. The head of the
Drafting Board shall direct the Editorial Team in revising the bill or draft.
Article
19.- Tasks of the Drafting Board and
Editorial Team in elaborating guiding documents
1. When a bill or
draft requires guiding documents, the Drafting Board shall elaborate guiding
documents.
2. Under the direction
of the head of the Drafting Board, the Editorial Team shall prepare contents
which should be guided and elaborate guiding documents. The Drafting Board
shall hold collective discussions and give comments on contents which should be
guided and the drafts of the guiding documents.
3. When a bill or
draft requires detailing documents, the Drafting Board shall coordinate with
agencies assigned in elaborating such detailing documents until the Drafting
Board is dissolved.
ASSURANCE OF
CONDITIONS FOR IMPLEMENTATION
Article
20.- Responsibilities of drafting agencies
...
...
...
1. To arrange time for
and assign reasonable duties to members so that they can fulfill the tasks
assigned by the Drafting Board and Editorial Team.
2. To review the
enforcement of law, assess existing legal documents, conduct field surveys and
evaluate the present situation of social relations in the domains under their
ministries' or branches' management which are related to the bill or draft, and
propose solutions.
Article
22.- Funds for operation of the Drafting
Board and Editorial Team
Funds for operation of
the Drafting Board shall be covered by the bill- or draft-elaborating agency
and taken from the fund in support of the elaboration of legal documents in
accordance with law.
Article
23.- Organization of implementation
In the course of implementation of this Regulation, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People's Committees should promptly report arising difficulties or problems to the Prime Minister for direction.
;Quyết định 03/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban soạn thảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 03/2007/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/01/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 03/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban soạn thảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video