ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2015/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 22 tháng 01 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GIÁ, PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá;
Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ;
Căn cứ Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá;
Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 342/TTr-STC ngày 26/12/2014; Báo cáo thẩm định số 357/BC-STP ngày 25/12/2014 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý giá, phân cấp quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai, tổ chức thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 26/3/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành Quy định về quản lý giá trên địa bàn tỉnh Cà Mau./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ QUẢN LÝ GIÁ, PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ
MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND
ngày 22/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc quản lý giá, phân cấp quản lý nhà nước về giá; phương pháp xác định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ; thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá; đăng ký giá, kê khai giá và hồ sơ phương án giá; thẩm quyền kiểm tra, thanh tra giá và quyền hạn, trách nhiệm của thanh tra về giá.
2. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá.
Điều 2. Nội dung quản lý nhà nước về giá
1. Triển khai thực hiện các quy định về giá của nhà nước trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách giá, biện pháp về giá phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ.
2. Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về giá, triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
3. Triển khai, công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn tỉnh.
4. Quyết định giá những tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố Cà Mau.
5. Tổ chức hiệp thương giá khi có yêu cầu, quy định của pháp luật.
6. Quản lý, thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
7. Kiểm soát giá độc quyền, điều tra giá, chi phí sản xuất theo quy định của pháp luật về giá, chống bán phá giá.
8. Thu thập, phân tích, thông báo, thông tin giá và dự báo về giá để phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
9. Kiểm tra, thanh tra giá, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giá theo pháp luật quy định.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ GIÁ
Điều 3. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá
1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá khi những hàng hóa, dịch vụ biến động giá làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo quy định tại khoản 6, Điều 7 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
Điều 4. Tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 8 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
2. Những tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương thì Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ khung giá của Bộ Tài chính, các Bộ, ngành Trung ương và điều kiện cụ thể của địa phương để quyết định giá.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt giá mua sắm tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong toàn tỉnh đối với các loại tài sản: quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc; trụ sở làm việc; cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô các loại và tài sản khác có giá trị đơn chiếc từ 500 triệu đồng trở lên trên một đơn vị tài sản hoặc tài sản cùng loại có số lượng lớn và có tổng giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên trên một lần mua sắm.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt giá thanh lý tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong toàn tỉnh đối với các loại tài sản: quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc; trụ sở làm việc; cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản khác có nguyên giá từ 1 tỷ đồng trở lên trên một lần thanh lý.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính quyết định phê duyệt giá mua sắm tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 3 tỷ đồng trên một lần mua sắm hàng hóa, dịch vụ (trừ các loại tài sản quy định tại khoản 3 Điều này). Ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính quyết định phê duyệt giá thanh lý tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng trên một lần thanh lý (trừ các loại tài sản quy định tại khoản 4 Điều này).
Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh áp dụng các biện pháp bình ổn giá, chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan thực hiện các biện pháp bình ổn giá, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá, báo cáo kết quả về Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá được quy định tại khoản 3, Điều 3 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho các tổ chức, cá nhân đăng ký giá trên địa bàn tỉnh. Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế và các cơ quan chuyên môn của tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh danh sách tổ chức, cá nhân đăng ký giá trên địa bàn tỉnh được quy định tại khoản 2, Điều 4 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá hoặc quyết định phê duyệt phương án giá theo đề nghị của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh (ngoài công lập) khi có yêu cầu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định về giá theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 8 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh, đồng thời hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy định quản lý nhà nước về giá của Trung ương, của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh.
5. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hiệp thương giá và ban hành các quyết định kết quả hiệp thương giá để các bên cùng thực hiện đối với trường hợp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu. Các trường hợp khác: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu, bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán đề nghị thì Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá và ban hành các quyết định kết quả hiệp thương giá để các bên cùng thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
6. Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh; hàng hóa, dịch vụ khác khi giá có biến động bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại khoản 3, Điều 13 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
7. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo danh sách các tổ chức, cá nhân kê khai giá trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế và các cơ quan chuyên môn của tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, điều chỉnh danh sách tổ chức, cá nhân kê khai giá trên địa bàn tỉnh quản lý theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại khoản 2, Điều 14 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
8. Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, dự báo, tổng hợp tình hình giá cả thị trường báo cáo Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
9. Thẩm định giá, thông báo mức giá trần hoặc tham gia Hội đồng định giá đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đơn vị, doanh nghiệp nhà nước tỉnh, Trung ương quản lý, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước. Đối với những loại tài sản mua sắm hoặc định giá thuộc đơn vị, doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh nếu có quy định riêng thì thực hiện theo quy định riêng của cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định đó.
10. Điều tra, kiểm soát giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá khi có đơn tố cáo của tổ chức đại diện cho ngành sản xuất hoặc người tiêu dùng, đồng thời xử lý các vi phạm theo thẩm quyền; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về giá, xử lý hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.
11. Tổ chức điều tra chi phí sản xuất, kinh doanh những hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu để phục vụ công tác quản lý giá.
12. Tham gia Hội đồng xác định giá các loại hàng hóa do tổ chức Quốc tế hoặc nước ngoài viện trợ cho các đơn vị trực thuộc tỉnh quản lý theo đề nghị của đơn vị tiếp nhận hàng viện trợ.
13. Tham gia xác định giá hoặc thông báo giá, xác nhận giá theo quy định của pháp luật trên các lĩnh vực theo đề nghị của cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
14. Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan thẩm định phương án giá tiêu thụ nước sạch tại đô thị, khu công nghiệp, khu vực nông thôn để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
15. Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành những quy định của pháp luật về quản lý giá đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
16. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng giá thóc (lúa) làm căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác về giá tại địa phương do Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.
Điều 6. Thẩm quyền, trách nhiệm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm về giá mua sắm tài sản có giá trị sau đây:
a) Quyết định và chịu trách nhiệm về giá mua sắm tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng trên một lần mua sắm tài sản (trừ các loại tài sản quy định tại khoản 3, Điều 4 Quy định này) trên cơ sở thuê doanh nghiệp thẩm định giá.
b) Thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá mua sắm đối với tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên trên một lần mua sắm, trình Sở Tài chính quyết định phê duyệt hoặc thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt theo phân cấp thẩm quyền.
c) Quyết định và chịu trách nhiệm về giá mua sắm tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng tính cho một lần mua sắm tài sản trên cơ sở lựa chọn tối thiểu phải có 3 Phiếu báo giá cho một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cơ sở cung cấp báo giá.
d) Phương thức mua sắm tài sản thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm về giá thanh lý tài sản có giá trị sau đây:
a) Quyết định và chịu trách nhiệm về giá thanh lý tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng trên một lần thanh lý trên cơ sở thuê doanh nghiệp thẩm định giá (trừ các loại tài sản quy định tại khoản 4, Điều 4 Quy định này).
b) Thuê doanh nghiệp thẩm định giá hoặc thành lập Hội đồng để xác định giá thanh lý đối với tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên trên một lần thanh lý trình Sở Tài chính quyết định phê duyệt hoặc thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt theo phân cấp thẩm quyền.
c) Phương thức thanh lý tài sản thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Xác định giá phục vụ cho các mục đích (trừ khoản 1 và khoản 2 Điều này) đều phải lập phương án xác định giá hàng hóa, dịch vụ hoặc tham gia ý kiến vào phương án xác định giá trình Sở Tài chính quyết định phê duyệt hoặc thẩm định trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt theo phân cấp thẩm quyền.
4. Phối hợp với Sở Tài chính trong công tác quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về giá theo hướng dẫn của bộ quản lý chuyên ngành (nếu có).
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau triển khai các quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính. Đồng thời, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn mình quản lý khi có biến động đột biến về giá.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau quyết định và chịu trách nhiệm về giá mua sắm tài sản có giá trị sau đây:
a) Quyết định và chịu trách nhiệm về giá mua sắm tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng trên một lần mua sắm tài sản (trừ các loại tài sản quy định tại khoản 3, Điều 4 Quy định này) trên cơ sở thuê doanh nghiệp thẩm định giá.
b) Thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá mua sắm đối với tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên trên một lần mua sắm trình Sở Tài chính quyết định phê duyệt hoặc thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt theo phân cấp thẩm quyền.
c) Phương thức mua sắm tài sản thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau quyết định và chịu trách nhiệm về giá thanh lý tài sản có giá trị sau đây:
a) Quyết định và chịu trách nhiệm về giá thanh lý tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng trên một lần thanh lý trên cơ sở thuê doanh nghiệp thẩm định giá (trừ các loại tài sản quy định tại khoản 4, Điều 4 Quy định này).
b) Thuê doanh nghiệp thẩm định giá hoặc thành lập Hội đồng để xác định giá thanh lý đối với tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên trên một lần thanh lý trình Sở Tài chính quyết định phê duyệt hoặc thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt theo phân cấp thẩm quyền.
c) Phương thức thanh lý tài sản thực hiện theo quy định hiện hành.
4. Xác định giá phục vụ cho các mục đích (trừ khoản 2 và khoản 3 Điều này) đều phải lập phương án xác định giá hàng hóa, dịch vụ hoặc tham gia ý kiến vào phương án xác định giá trình Sở Tài chính quyết định phê duyệt hoặc thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt theo phân cấp thẩm quyền.
1. Là cơ quan tham mưu trực tiếp cho Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau về quản lý giá trên địa bàn thuộc huyện, thành phố quản lý và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính trên lĩnh vực quản lý giá.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau triển khai các quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính.
3. Tiếp nhận văn bản đăng ký giá, kê khai giá theo danh mục hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 1, Điều 3 và khoản 1, Điều 15 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
4. Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc các huyện, thành phố Cà Mau quyết định phê duyệt phương án giá mua sắm tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng trên một lần mua sắm hàng hóa, dịch vụ và quyết định phê duyệt giá thanh lý tài sản có nguyên giá dưới 100 triệu đồng trên một lần thanh lý. Phương thức mua sắm và thanh lý tài sản thực hiện theo quy định hiện hành.
5. Thẩm định phương án giá theo đề nghị của các phòng, ban, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh (ngoài công lập) khi có yêu cầu trình Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau quyết định theo phân cấp thẩm quyền được quy định tại điểm a, khoản 2 và điểm a, khoản 3, Điều 7 Quy định này).
6. Tham gia phối hợp trong việc xây dựng phương án giá, điều tra, thanh tra giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ hoặc sản xuất kinh doanh trên địa bàn thuộc danh mục nhà nước điều hành, quản lý giá.
7. Phối hợp các phòng, ban liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau điều tra giá đất, phân loại đường, khu vực, vị trí, hạng đất trên địa bàn, tổng hợp báo cáo Sở Tài chính làm cơ sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền.
8. Tham gia Hội đồng xác định giá các loại hàng hóa do tổ chức quốc tế hoặc người nước ngoài viện trợ cho các đơn vị thuộc huyện, thành phố Cà Mau quản lý theo đề nghị của đơn vị tiếp nhận hàng viện trợ.
9. Tổ chức kiểm tra và phối hợp thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về giá đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn và tham mưu cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau xử lý vi phạm kỷ luật về giá theo thẩm quyền.
10. Xác định giá hoặc thông báo giá phục vụ theo yêu cầu của pháp luật theo các mục đích yêu cầu của cơ quan pháp luật trên địa bàn địa phương quản lý.
11. Thu thập thông tin, báo cáo tình hình giá cả thị trường những hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và danh mục quy định gửi về Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau theo quy định.
1. Thủ trưởng các phòng, ban, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trực thuộc các huyện, thành phố Cà Mau quyết định và tự chịu trách nhiệm về giá mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 20 triệu đồng tính cho một lần mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở lựa chọn tối thiểu 3 Phiếu báo giá cho một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cơ sở cung cấp báo giá.
2. Lập phương án xác định giá mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên trên một lần mua sắm tài sản. Lập phương án xác định giá thanh lý tài sản khi có chủ trương cho thanh lý tài sản trình Phòng Tài chính - Kế hoạch quyết định phê duyệt giá hoặc thẩm định giá trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau quyết định phê duyệt giá phục vụ cho các mục đích mua sắm, thanh lý tài sản theo phân cấp thẩm quyền. Phương thức mua sắm, thanh lý thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Phối hợp các cơ quan có chức năng, các Đoàn thanh tra, kiểm tra giá điều tra các chi phí, giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi mình quản lý khi có yêu cầu.
4. Thực hiện nhiệm vụ theo dõi thường xuyên diễn biến giá cả thị trường, cung cấp thông tin về giá trong phạm vi mình quản lý báo cáo Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau theo phân cấp thẩm quyền.
1. Xây dựng phương án giá, đề xuất mức giá đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ gửi các cơ quan tài chính thẩm định theo phân cấp thẩm quyền tại khoản 3, Điều 5 và khoản 5, Điều 8 Quy định này.
2. Chấp hành các quy định quản lý nhà nước về giá, cung cấp cho các cơ quan chức năng đầy đủ, kịp thời các nội dung liên quan trong các cuộc điều tra, kiểm tra giá, điều tra chi phí sản xuất, lưu thông.
Điều 11. Phương pháp xác định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ
1. Phương pháp xác định giá chung cho hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1, Điều 5 Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Khái niệm, các yếu tố so sánh, các bước cơ bản tiến hành định giá hàng hóa, dịch vụ thực hiện các Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Khái niệm, xác định giá hàng hóa, dịch vụ bằng phương pháp chi phí thực hiện các Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Tài sản, hàng hóa, dịch vụ được mua toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng lớn từ 100 triệu đồng trở lên đều phải thực hiện thẩm định giá. Mức giá mua sắm không được vượt giá trần.
2. Tài sản thanh lý có nguồn gốc được mua toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước có nguyên giá đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc tổng nguyên giá từ 100 triệu đồng trở lên đều phải thực hiện thẩm định giá. Mức giá thanh lý không được thấp hơn giá sàn.
3. Tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn liên doanh, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển nhượng khác đều phải thực hiện thẩm định giá.
Điều 13. Phương pháp thẩm định giá
Phương pháp thẩm định giá tùy theo mục đích sử dụng kết quả thẩm định giá áp dụng cho từng trường hợp cụ thể và tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn thẩm định giá được quy định tại Hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
Điều 14. Biểu mẫu đăng ký giá, kê khai giá và hồ sơ phương án giá
1. Biểu mẫu đăng ký giá thực hiện theo mẫu phụ lục số 1 kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Biểu mẫu kê khai giá thực hiện theo mẫu phụ lục số 4 kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Hồ sơ phương án giá hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo mẫu phụ lục số 2a kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 15. Thẩm quyền kiểm tra, thanh tra giá
1. Kiểm tra giá
a) Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền giao Giám đốc Sở Tài chính ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra giá liên ngành cấp tỉnh hoặc phối hợp với Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Cà Mau (BCĐ 389 tỉnh) có nhiệm vụ kiểm tra các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan về giá trên địa bàn tỉnh.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra giá liên ngành trong phạm vi quản lý, có nhiệm vụ kiểm tra các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan về giá trên địa bàn quản lý.
2. Thanh tra giá
Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra giá, Đoàn thanh tra có nhiệm vụ thực hiện thanh tra các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan về giá.
Điều 16. Quyền hạn, trách nhiệm của kiểm tra, thanh tra về giá
1. Kiểm tra, thanh tra về giá có quyền
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh báo cáo kịp thời, chính xác, trung thực những số liệu, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra giá phù hợp với pháp luật;
b) Yêu cầu cơ quan có liên quan cử người tham gia và cung cấp các số liệu, tài liệu có liên quan trực tiếp đến kiểm tra, thanh tra giá;
c) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định hiện hành;
d) Có quyền từ chối các yêu cầu kiểm tra, thanh tra giá không đúng quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra, thanh tra về giá có trách nhiệm
a) Không được sử dụng các số liệu, tài liệu, thông tin thu thập được vào mục đích khác ngoài mục đích quản lý nhà nước về giá;
b) Không được tiết lộ những bí mật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kiểm tra, thanh tra giá của mình.
Điều 17. Xử lý vi phạm pháp luật về giá
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về giá tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các đơn vị có liên quan triển khai và tổ chức thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì đề nghị, phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 01/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý giá, phân cấp quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Số hiệu: | 01/2015/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau |
Người ký: | Dương Tiến Dũng |
Ngày ban hành: | 22/01/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 01/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý giá, phân cấp quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Chưa có Video