THÀNH
ỦY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH |
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 2405-QĐ/TU |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 7 năm 2019 |
- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ngày 30 tháng 10 năm 2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;
- Căn cứ Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân;
- Căn cứ Công văn số 4034-CV/BNCTW ngày 28 tháng 5 năm 2019 của Ban Nội chính Trung ương về việc thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Bộ Chính trị;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy khóa X;
Ban Thường vụ Thành Ủy ban hành Quy định về trách nhiệm của Bí thư Thành ủy; bí thư quận ủy, huyện ủy và bí thư đảng ủy xã - phường, thị trấn trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.
2. Quy định này áp dụng đối với Bí thư Thành ủy; bí thư quận ủy, huyện ủy và bí thư đảng ủy xã - phường, thị trấn thuộc Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh.
1. Bí thư Thành ủy; bí thư quận ủy, huyện ủy và bí thư đảng ủy xã - phường, thị trấn phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Ban Thường vụ Thành ủy. Phải thực hiện nghiêm việc trực tiếp tiếp dân, đối thoại với dân, không ủy quyền cho các chức danh khác; trong trường hợp không thể tiếp dân đúng định kỳ thì thông báo và tổ chức tiếp dân vào thời gian gần nhất.
2. Việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân; dân chủ, công tâm, khách quan, kịp thời, đúng pháp luật, đúng phạm vi, thẩm quyền, không bao biện làm thay; trình tự, thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho người dân. Chấp hành nghiêm chế độ bảo mật thông tin, bảo đảm an toàn cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định.
1. Trách nhiệm của Bí thư Thành ủy
1.1. Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương trong công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân trên địa bàn thành phố.
1.2. Trực tiếp thực hiện việc tiếp dân, kịp thời tổ chức đối thoại với dân (khi có nhiều người dân đề nghị đối thoại hoặc xét thấy cần) và xử lý, giải quyết hoặc chỉ đạo xử lý, giải quyết dứt điểm những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân, không để vụ việc kéo dài. Khi cần thiết, phân công các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, trưởng các ban Thành ủy trực tiếp tiếp dân nhằm tạo điều kiện để người dân được gặp lãnh đạo Thành ủy phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo (nhưng không thay thế Bí thư Thành ủy trong việc trực tiếp tiếp dân).
Trực tiếp chỉ đạo, xử lý, giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ thành phố theo phân cấp quản lý cán bộ. Nếu có phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân về những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên thì phải tiếp riêng với tư cách là người đứng đầu Thành ủy.
1.3. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu chính quyền các cấp, thủ trưởng các sở - ban, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thành phố trong việc chấp hành quy định về công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện việc xử lý, giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo gửi đến Thường trực Thành ủy, bảo đảm đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
1.4. Chỉ đạo tăng thời gian tiếp dân của Ủy ban nhân dân thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong tháng (nếu thấy cần thiết) để xử lý, giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
1.5. Chỉ đạo Ban Nội chính Thành ủy chủ trì, phối hợp với Văn phòng Thành ủy và các cơ quan có liên quan tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo và theo dõi tổng hợp, tham mưu Bí thư Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, tiếp và đối thoại trực tiếp với dân, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; tham mưu các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, trưởng các ban Thành ủy trực tiếp tiếp dân.
1.6. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền bảo đảm trật tự, an toàn cho việc tiếp dân; bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
1.7. Chỉ đạo thông báo thời gian, địa điểm tiếp dân trên trang thông tin điện tử của Đảng bộ thành phố và tại trụ sở làm việc của Thường trực Thành ủy hoặc địa điểm tiếp dân.
1.8. Định kỳ quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm hoặc đột xuất trực tiếp làm việc với bí thư quận ủy, huyện ủy và thủ trưởng các sở - ban, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thành phố có liên quan về tình hình, kết quả công tác tiếp dân, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
1.9. Định kỳ hàng tháng, quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm hoặc đột xuất báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Nội chính Trung ương, Ban Dân vận Trung ương về tình hình, kết quả tiếp dân, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân (thực hiện theo Quy định số 75-QĐ/TW ngày 08 tháng 3 năm 2017 của Ban Bí thư về chế độ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư).
2. Trách nhiệm của bí thư quận ủy, huyện ủy
2.1. Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, yêu cầu của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy và Bí thư Thành ủy trong công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân trên địa bàn quận, huyện.
2.2. Trực tiếp thực hiện việc tiếp dân; kịp thời, chủ động tổ chức đối thoại với dân (khi có nhiều người dân đề nghị đối thoại hoặc xét thấy cần) và xử lý, giải quyết hoặc chỉ đạo xử lý, giải quyết dứt điểm những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân theo thẩm quyền. Khi cần thiết, phân công các đồng chí phó bí thư, ủy viên ban thường vụ quận ủy, huyện ủy, trưởng các ban xây dựng đảng, Ủy ban kiểm tra quận ủy, huyện ủy trực tiếp tiếp dân nhằm tạo điều kiện để người dân được gặp lãnh đạo cấp ủy địa phương phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo (nhưng không thay thế bí thư quận ủy, huyện ủy trong việc trực tiếp tiếp dân).
Trực tiếp chỉ đạo, xử lý, giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, đảng viên thuộc đảng bộ theo phân cấp quản lý cán bộ. Nếu có phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân về những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên thì phải tiếp riêng với tư cách là người đứng đầu quận ủy, huyện ủy.
2.3. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc bí thư đảng ủy và chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - phường, thị trấn, thủ trưởng các phòng - ban, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc quận - huyện trong việc chấp hành quy định về công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở.
Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện việc xử lý, giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo gửi đến quận ủy, huyện ủy, bảo đảm đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2.4. Chỉ đạo tăng thời gian tiếp dân của Ủy ban nhân dân và chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện trong tháng (nếu thấy cần thiết) để xử lý, giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
2.5. Chỉ đạo văn phòng quận ủy, huyện ủy chủ trì, phối hợp với văn phòng hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, huyện, các cơ quan có liên quan tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo và theo dõi tổng hợp, tham mưu bí thư quận ủy, huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, tiếp và đối thoại trực tiếp với dân, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; tham mưu các đồng chí phó bí thư, ủy viên ban thường vụ quận ủy, huyện ủy, trưởng các ban xây dựng đảng, Ủy ban kiểm tra quận ủy, huyện ủy trực tiếp tiếp dân.
2.6. Chỉ đạo hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền bảo đảm trật tự, an toàn cho việc tiếp dân; bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
2.7. Chỉ đạo thông báo thời gian, địa điểm tiếp dân trên trang thông tin điện tử của đảng bộ, chính quyền quận, huyện và tại trụ sở làm việc thường trực quận ủy, huyện ủy hoặc địa điểm tiếp dân.
2.8. Định kỳ quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm hoặc đột xuất trực tiếp làm việc với chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - phường, thị trấn, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đơn vị trực thuộc có liên quan về tình hình, kết quả công tác tiếp dân xử lý giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
2.9. Định kỳ hàng tháng, quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm hoặc đột xuất báo cáo với Bí thư Thành ủy, Ban Nội chính Thành ủy và Ban Dân vận Thành ủy về tình hình, kết quả tiếp dân, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại tố cáo của dân.
3. Trách nhiệm của bí thư đảng ủy xã - phường, thị trấn
3.1. Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, yêu cầu của quận ủy, huyện Ủy ban thường vụ quận ủy, huyện ủy và bí thư quận ủy, huyện ủy trong công tác tiếp dân đối thoại trực tiếp với dân và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân trên địa bàn xã - phường, thị trấn.
3.2. Trực tiếp thực hiện việc tiếp dân; kịp thời, chủ động tổ chức đối thoại với dân (khi có nhiều người dân đề nghị đối thoại hoặc xét thấy cần) và xử lý, giải quyết hoặc chỉ đạo xử lý, giải quyết dứt điểm những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân theo thẩm quyền, cần thiết, phân công các đồng chí phó bí thư cấp ủy, ủy viên ban thường vụ cấp ủy trực tiếp tiếp dân nhằm tạo điều kiện cho người dân được gặp lãnh đạo cấp ủy địa phương để phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo (nhưng không thay thế bí thư đảng ủy xã - phường, thị trấn trong việc trực tiếp tiếp dân).
Trực tiếp chỉ đạo, xử lý, giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, đảng viên thuộc đảng bộ theo phân cấp quản lý cán bộ. Nếu có phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân về những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên thì phải tiếp riêng với tư cách là người đứng đầu đảng ủy xã - phường, thị trấn.
3.3. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - phường, thị trấn, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc (công an, quân sự, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội thuộc xã - phường, thị trấn) trong việc chấp hành quy định về công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở.
Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện việc xử lý, giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo gửi đến đảng ủy xã - phường, thị trấn, bảo đảm đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3.4. Chỉ đạo tăng thời gian tiếp dân của Ủy ban nhân dân và chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - phường, thị trấn trong tháng (nếu thấy cần thiết) để xử lý, giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
3.5. Chỉ đạo văn phòng đảng ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo và theo dõi tổng hợp, tham mưu bí thư đảng ủy xã - phường, thị trấn lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, tiếp và đối thoại trực tiếp với dân, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; tham mưu các đồng chí phó bí thư, ủy viên ban thường vụ cấp ủy trực tiếp tiếp dân.
3.6. Chỉ đạo hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền bảo đảm trật tự, an toàn cho việc tiếp dân; bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
3.7. Chỉ đạo thông báo thời gian, địa điểm tiếp dân tại trụ sở làm việc của thường trực cấp ủy hoặc địa điểm tiếp dân của xã - phường, thị trấn.
3.8. Định kỳ quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm hoặc đột xuất trực tiếp làm việc với chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - phường, thị trấn, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc về tình hình, kết quả công tác tiếp dân, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
3.9. Định kỳ hàng tháng, quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm hoặc đột xuất báo cáo với bí thư quận ủy, huyện ủy và ban dân vận quận ủy, huyện ủy về tình hình, kết quả tiếp dân, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
Điều 4. Thời gian và địa điểm tiếp dân
1. Người đứng đầu cấp ủy tiếp dân định kỳ như sau
1.1. Bí thư Thành ủy và bí thư quận ủy, huyện ủy tiếp dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng. Trong trường hợp Bí thư Thành ủy đồng thời là Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố; bí thư quận ủy, huyện ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân hoặc chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện thì có thể kết hợp việc tiếp dân của Bí thư Thành ủy với tiếp dân của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, tiếp dân của bí thư quận ủy, huyện ủy với tiếp dân của chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện thành một cuộc.
1.2. Bí thư đảng ủy xã - phường, thị trấn tiếp dân ít nhất 02 ngày trong 01 tháng. Trong trường hợp bí thư đảng ủy xã - phường, thị trấn đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân hoặc chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - phường, thị trấn thì có thể kết hợp việc tiếp dân của bí thư đảng ủy với tiếp dân của chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - phường, thị trấn thành một cuộc.
2. Người đứng đầu cấp ủy tiếp dân đột xuất trong các trường hợp sau
2.1. Vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài đã được chính quyền thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền, nhưng người dân vẫn chưa đồng tình; các nội dung phản ánh, kiến nghị, vụ việc khiếu nại, tố cáo khác có tính chất “nổi cộm”, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau.
2.2. Vụ việc có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
3. Địa điểm tiếp dân
Căn cứ tình hình an ninh, trật tự và tính chất vụ việc mà Bí thư Thành ủy; bí thư quận ủy, huyện ủy và bí thư đảng ủy xã - phường, thị trấn bố trí địa điểm tiếp dân, tổ chức đối thoại với dân thích hợp. Có thể sử dụng trụ sở tiếp công dân của chính quyền hoặc trụ sở làm việc của cấp ủy, phòng làm việc của người đứng đầu cấp ủy,... nhằm tạo thuận lợi cho cán bộ, đảng viên và người dân phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, đồng thời đảm bảo việc giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn cho việc tiếp dân, đối thoại với dân.
Điều 5. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cấp ủy các cấp
1. Đối với phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cấp ủy thì tiếp nhận để xem xét, xử lý, giải quyết và thông báo cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; hoặc xử lý, giải quyết ngay đối với trường hợp có nội dung, căn cứ rõ ràng, cụ thể.
2. Đối với phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến các cơ quan của các cấp khác nhau thì người đứng đầu cấp ủy thực hiện việc
2.1. Tiếp nhận, xử lý, giải quyết nội dung thuộc thẩm quyền; có văn bản chỉ đạo yêu cầu cấp dưới hoặc các cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền xử lý, giải quyết nội dung liên quan, báo cáo kết quả với người đứng đầu cấp ủy và thông báo kết quả xử lý, giải quyết cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
2.2. Trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, thẩm quyền xử lý, giải quyết thì hướng dẫn người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền đề nghị giải quyết.
Điều 6. Thời hạn xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân, người đứng đầu cấp ủy thông báo bằng văn bản đến người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc tiếp nhận để giải quyết hoặc đa chuyển, chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền xử lý, giải quyết (nêu rõ cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền xử lý, giải quyết để người dân biết).
Nếu phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo phức tạp, thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương, cần có thêm thời gian xem xét xử lý giải quyết thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo do người đứng đầu cấp ủy chuyển, chỉ đạo giải quyết; cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền xử lý, giải quyết có văn bản báo cáo người đứng đầu cấp ủy và thông báo bằng văn bản cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết kết quả tiếp nhận để xử lý, giải quyết hoặc chỉ đạo xử lý, giải quyết.
1. Người đứng đầu cấp ủy sẽ bị xem xét xử lý trách nhiệm theo Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, trong các trường hợp sau
1.1. Thiếu trách nhiệm hoặc buông lỏng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra, giám sát việc tiếp dân, đối thoại, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
1.2. Vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tiếp dân, đối thoại, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo dẫn đến tình trạng đơn, thư kéo dài, vượt cấp, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
2. Người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước nếu lợi dụng việc phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo để kích động, lôi kéo nhiều người; xuyên tạc, vu khống, gây mất an ninh, trật tự, xâm hại đến quyền và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
1. Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; bí thư quận ủy, huyện ủy và bí thư đảng ủy xã - phường, thị trấn thuộc Đảng bộ thành phố có trách nhiệm thực hiện Quy định này.
2. Ban Nội chính Thành ủy chủ trì, phối hợp với Văn phòng Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy và Thường trực Thành ủy hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định; định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy và tham mưu Bí thư Thành ủy thực hiện trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Nội chính Trung ương và Ban Dân vận Trung ương.
Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và được phổ biến đến chi bộ.
|
T/M BAN THƯỜNG
VỤ |
Quy định 2405-QĐ/TU năm 2019 về trách nhiệm của Bí thư Thành ủy; bí thư quận ủy, huyện ủy và bí thư đảng ủy xã - phường, thị trấn trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 2405-QĐ/TU |
---|---|
Loại văn bản: | Quy định |
Nơi ban hành: | Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Thiện Nhân |
Ngày ban hành: | 07/07/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quy định 2405-QĐ/TU năm 2019 về trách nhiệm của Bí thư Thành ủy; bí thư quận ủy, huyện ủy và bí thư đảng ủy xã - phường, thị trấn trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video