BAN
CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG |
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 202-QĐ/TW |
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2019 |
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII,
Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện như sau:
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định khung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp ủy cấp huyện).
Điều 2. Chức năng của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện
1. Cấp ủy cấp huyện là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội của đảng bộ cấp huyện; có chức năng lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của cấp trên và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề xuất, kiến nghị với cấp ủy cấp tỉnh những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của cấp ủy cấp tỉnh đối với địa phương.
2. Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ họp của cấp ủy cấp huyện; có chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ; nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của cấp ủy cấp mình và cấp trên; quyết định chủ trương về công tác tổ chức, cán bộ theo thẩm quyền; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của cấp ủy; đề xuất, kiến nghị với cấp ủy cấp mình và cấp tỉnh những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với địa phương; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
3. Thường trực cấp ủy cấp huyện (gồm bí thư và các phó bí thư) chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận, quy chế của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp mình và cấp trên; giải quyết công việc hằng ngày của đảng bộ theo quy chế làm việc; chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập các kỳ họp của ban thường vụ.
Điều 3. Trách nhiệm của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện
1. Cấp ủy cấp huyện chịu trách nhiệm trước cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh; đảng bộ và nhân dân trên địa bàn về tình hình mọi mặt của địa phương và những quyết định của mình.
2. Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp mình; cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh; đảng bộ và nhân dân trên địa bàn về thực hiện nhiệm vụ được giao và những quyết định của mình. Báo cáo cấp ủy cấp mình kết quả giải quyết công việc giữa hai kỳ hội nghị cấp ủy; kịp thời báo cáo, đề xuất ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và cấp ủy cấp mình về những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đột xuất phát sinh vượt quá thẩm quyền.
3. Thường trực cấp ủy cấp huyện chịu trách nhiệm trước cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp mình và cấp trên trực tiếp, trước đảng bộ và nhân dân trên địa bàn về thực hiện nhiệm vụ được giao; báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp mình kết quả giải quyết công việc giữa hai kỳ họp của ban thường vụ, những việc được ban thường vụ ủy quyền và những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đột xuất phát sinh vượt quá thẩm quyền trong phiên họp gần nhất.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cấp ủy cấp huyện
1. Lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, biện pháp triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình. Quyết định chương trình làm việc, chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hằng năm; quy chế làm việc của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp mình.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết của cấp ủy cấp mình; các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của cấp trên. Xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các chương trình, đề án, dự án trọng điểm. Tổ chức triển khai thực hiện thí điểm các chủ trương, mô hình mới theo chỉ đạo của cấp trên.
3. Định hướng hoặc quyết định theo thẩm quyền những vấn đề về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo quy định của Điều lệ Đảng:
a) Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng, học tập lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, bịa đặt.
b) Lãnh đạo thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp.
c) Lãnh đạo việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, hợp nhất các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc theo thẩm quyền và theo quy định, hướng dẫn của cấp trên.
d) Căn cứ chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên, lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc; chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập đại hội đảng bộ cấp huyện, hội nghị giữa nhiệm kỳ (nếu có); thông qua dự thảo các văn kiện trình đại hội; chuẩn bị và giới thiệu nhân sự bầu vào cấp ủy, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và các chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa mới.
đ) Lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ bảo đảm đúng nguyên tắc, nội dung, quy trình, thủ tục, thẩm quyền. Căn cứ quy định, hướng dẫn của cấp trên, thảo luận, quyết định số lượng ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra; bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy. Trình ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh nhân sự giới thiệu ứng cử các chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình. Xem xét, giới thiệu nhân sự đề nghị bổ sung cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp huyện. Giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân để Hội đồng nhân dân bầu; tham gia ý kiến về nhân sự phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân trước khi ban thường vụ cấp ủy quyết định giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu.
e) Thực hiện tự phê bình và phê bình, chất vấn và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định. Cho ý kiến về kết quả kiểm điểm, tự phê bình và phê bình hằng năm của ban thường vụ. Lãnh đạo xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là vấn đề chính trị hiện nay.
g) Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên. Quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên, vấn đề đảng tịch theo Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương.
4. Lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Định hướng những vấn đề quan trọng để Hội đồng nhân dân quyết định. Xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn; định kỳ xem xét, cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và định hướng nhiệm vụ tiếp theo. Cho ý kiến về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phương theo quy hoạch chung của tỉnh và của Trung ương. Lãnh đạo thực hiện quy trình, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính theo chủ trương của cấp trên và quy định của pháp luật. Bàn chủ trương, biện pháp triển khai, tổ chức thực hiện những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm về kinh tế - xã hội, ngân sách, nội chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; các chương trình, dự án quan trọng của địa phương.
5. Lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác dân vận, công tác dân tộc, công tác tôn giáo; chăm lo đời sống và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng khối đoàn kết toàn dân; tạo sự đồng thuận trong xã hội. Lãnh đạo, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh theo quy định của Bộ Chính trị.
6. Quyết định theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; xem xét, cho ý kiến về công tác tài chính đảng hằng năm và cuối nhiệm kỳ.
7. Xem xét, cho ý kiến về những công việc ban thường vụ đã giải quyết giữa hai kỳ hội nghị cấp ủy; quyết định những vấn đề quan trọng do ban thường vụ cấp ủy trình.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của cấp trên.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban thường vụ cấp ủy cấp huyện
1. Quyết định chương trình, kế hoạch công tác của ban thường vụ. Quyết định triệu tập hội nghị cấp ủy; chỉ đạo chuẩn bị nội dung, chương trình, báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết, kết luận trình cấp ủy về những vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp ủy quy định tại Điều 4 Quy định này. Chủ động đề xuất những vấn đề lớn, quan trọng của địa phương để cấp ủy xem xét, quyết định.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình; nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp ủy cấp mình và cấp trên. Tổ chức thực hiện thí điểm mô hình mới về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện.
3. Lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và công tác tổ chức, cán bộ:
a) Quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng. Chỉ đạo công tác học tập lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, bịa đặt.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp.
c) Căn cứ quy định, hướng dẫn của cấp trên, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc xây dựng quy chế làm việc, cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác phù hợp với tình hình thực tế địa phương; ban hành quy định cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy. Thực hiện chủ trương, giải pháp xây dựng, quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và chính sách cán bộ của hệ thống chính trị thuộc thẩm quyền. Cho ý kiến về đề nghị thành lập, giải thể các hội quần chúng, hội nghề nghiệp tại địa phương theo chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật.
d) Cho ý kiến nội dung văn kiện, phê duyệt phương án nhân sự và chỉ đạo việc tổ chức đại hội các tổ chức đảng trực thuộc.
đ) Quyết định công tác cán bộ theo thẩm quyền được phân cấp quản lý, bảo đảm đúng quy định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
e) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định. Gợi ý kiểm điểm và chỉ đạo việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị thuộc diện quản lý.
g) Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đảng viên; chất lượng sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình; quyết định việc kết nạp, kết nạp lại, công nhận đảng viên chính thức, xóa tên đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng theo quy định.
h) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ; quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận cán bộ, đảng viên thuộc diện cấp ủy cơ sở và cấp ủy cấp huyện quản lý có vấn đề cần xem xét về chính trị theo Quy định số 126-QĐ/TW, ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị về một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
i) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên theo Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương.
k) Đề nghị hoặc cho ý kiến việc xét tặng các danh hiệu thi đua, vinh dự nhà nước theo quy định; quyết định khen thưởng, kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên theo thẩm quyền.
l) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận; chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng, phát triển tổ chức, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; cho ý kiến nội dung văn kiện, phương án nhân sự và giới thiệu nhân sự các chức danh thuộc diện ban thường vụ quản lý để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện bầu theo quy định.
4. Cho ý kiến về nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện. Lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền địa phương thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Lãnh đạo cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế, xã hội. Định hướng hoặc quyết định các giải pháp để thực hiện những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội; các chương trình, dự án quan trọng theo phân cấp và cơ chế, chính sách có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
5. Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc; xây dựng khu vực phòng thủ; công tác phòng, chống tội phạm; giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề phức tạp trên địa bàn, nhất là các tình huống đột xuất liên quan đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, dân tộc, tôn giáo...
6. Lãnh đạo công tác nội chính, tư pháp, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và việc xử lý các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp theo quy định và theo thẩm quyền.
7. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của đảng bộ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
8. Tham gia ý kiến với cấp trên trong việc xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận, quy chế của Đảng, nhất là những vấn đề liên quan đến địa phương.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
10. Căn cứ điều kiện cụ thể, có thể ủy quyền cho thường trực cấp ủy thực hiện một số công việc thuộc thẩm quyền của ban thường vụ, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện:
a) Về tổ chức, cán bộ
- Quyết định thẩm tra, xác minh cán bộ, đảng viên thuộc diện cấp ủy cơ sở, cấp ủy cấp huyện quản lý khi có vấn đề cần xem xét về chính trị và một số vấn đề khác (tuổi, bằng cấp, học hàm, học vị, tài sản, thu nhập...) theo quy định để báo cáo ban thường vụ xem xét, kết luận theo thẩm quyền.
- Chuẩn y kết quả bầu cử cấp ủy, ủy ban kiểm tra và các chức danh lãnh đạo của cấp ủy trực thuộc.
- Tham gia ý kiến việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng... đối với cán bộ là cấp phó một số cơ quan thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của ngành dọc công tác và sinh hoạt đảng tại địa phương theo quy định (trừ quân sự, công an, viện kiểm sát, tòa án).
- Chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức thực hiện việc chất vấn, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
- Chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ thuộc diện ban thường vụ quản lý theo quy định.
b) Về công tác nội chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
- Cho ý kiến về chương trình công tác hằng năm và đánh giá công tác năm của các cơ quan nội chính; chủ trương xử lý các vấn đề đột xuất liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn, nhất là an ninh chính trị, tôn giáo, dân tộc và an ninh biên giới. Phối hợp với cấp ủy, chỉ huy các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại địa phương.
- Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến ban thường vụ cấp ủy cấp huyện. Cho chủ trương xử lý một số vụ án theo quy định; đối với những vấn đề khó, phức tạp, vượt quá thẩm quyền thì báo cáo xin ý kiến ban thường vụ.
- Chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch và hoạt động đối ngoại ở địa phương theo quy định.
c) Về kinh tế - xã hội
- Cho ý kiến việc sử dụng nguồn ngân sách dự phòng và các nguồn hỗ trợ khác để phục vụ nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp theo quy chế làm việc và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
- Chỉ đạo, điều hành công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của đảng bộ theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của thường trực cấp ủy cấp huyện
1. Giúp ban thường vụ chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, chương trình làm việc toàn khóa của cấp ủy; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc hằng tháng, quý, 6 tháng và cả năm của ban thường vụ, chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm của cấp ủy; quyết định triệu tập hội nghị ban thường vụ; chỉ đạo, kiểm tra việc chuẩn bị các nội dung trình hội nghị ban thường vụ quyết định.
2. Chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp mình và cấp trên.
3. Chỉ đạo giải quyết công việc hằng ngày của đảng bộ; những vấn đề đột xuất nảy sinh giữa hai kỳ họp của ban thường vụ; công việc đột xuất, phát sinh theo sự chỉ đạo của cấp trên và theo quy chế làm việc của cấp ủy. Báo cáo kết quả giải quyết cho ban thường vụ tại phiên họp gần nhất.
4. Thực hiện những công việc ban thường vụ ủy quyền và được cụ thể hóa trong quy chế làm việc của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện. Báo cáo kết quả thực hiện cho ban thường vụ tại phiên họp gần nhất.
Trong phạm vi được ủy quyền, các ý kiến chỉ đạo của thường trực cấp ủy có hiệu lực thực hiện như quyết định của ban thường vụ.
Khi giải quyết những công việc được ban thường vụ ủy quyền, thường trực cấp ủy phải thảo luận tập thể và quyết định trên cơ sở thống nhất của các thành viên. Trường hợp chưa có sự thống nhất thì phải báo cáo rõ các ý kiến khác nhau để ban thường vụ xem xét, quyết định.
Điều 7. Quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện với cấp ủy cấp tỉnh
1. Chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy, mà trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh.
2. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Kịp thời phản ánh, xin ý kiến những vấn đề bức xúc, nhạy cảm, phức tạp, đột xuất phát sinh, nhất là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đối ngoại, dân tộc, tôn giáo.
1. Căn cứ quy định hiện hành và yêu cầu công tác, phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến địa phương mình.
2. Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp tỉnh.
1. Với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Cấp ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ, thường trực cấp ủy lãnh đạo tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thông qua đảng viên là thành viên thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân, đảng viên là thành viên Ủy ban nhân dân; bảo đảm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và tình hình thực tế của địa phương để cụ thể hóa, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đề xuất với cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cho chủ trương, biện pháp đối với các vấn đề quy định tại Khoản 4, Điều 4, Khoản 4, Điều 5 Quy định này và những nội dung cần thiết khác.
2. Với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Cấp ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ, thường trực cấp ủy lãnh đạo tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ban chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội thông qua tổ chức đảng và đảng viên là thành viên của ủy ban hoặc ban chấp hành các tổ chức đó. Định kỳ hằng năm, ban thường vụ hoặc thường trực cấp ủy làm việc với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện để nghe kết quả thực hiện và định hướng hoạt động của các tổ chức.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, hướng dẫn của cấp trên, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch của tổ chức mình. Tham mưu đề xuất với cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ chính trị của tổ chức mình.
1. Cấp ủy cấp huyện mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ, thường trực cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp huyện chịu trách nhiệm trước cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện về thực hiện nhiệm vụ được giao và những quyết định của mình. Đề xuất với ban thường vụ cấp ủy cấp huyện xem xét, giải quyết những vấn đề quan trọng liên quan nhiệm vụ chính trị của mình và của cấp huyện có liên quan đến địa phương, đơn vị mình. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
1. Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh căn cứ Quy định này và các quy định có liên quan, chỉ đạo cấp ủy cấp huyện xây dựng quy chế làm việc phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn địa phương.
2. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các tỉnh ủy, thành ủy và các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện và kiến nghị bổ sung, sửa đổi khi cần thiết.
|
T/M BAN BÍ THƯ |
|
|
|
Quy định 202-QĐ/TW năm 2019 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp uỷ, ban thường vụ, thường trực cẩp uỷ cấp huyện do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Số hiệu: | 202-QĐ/TW |
---|---|
Loại văn bản: | Quy định |
Nơi ban hành: | Ban Chấp hành Trung ương |
Người ký: | Trần Quốc Vượng |
Ngày ban hành: | 02/08/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quy định 202-QĐ/TW năm 2019 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp uỷ, ban thường vụ, thường trực cẩp uỷ cấp huyện do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Chưa có Video