Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ CHÍNH TRỊ
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 164-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 01 tháng 2 năm 2013

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG, CẬP NHẬT KIẾN THỨC ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC CẤP

- Căn cứ Điều lệ Đảng khóa XI;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI;

- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”;

Bộ Chính trị Quy định chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

- Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.

- Đối tượng áp dụng: Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, được phân thành 4 nhóm đối tượng bồi dưỡng như sau:

Đối tượng 1: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đối tượng 2: Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (ngoài đối tượng 1).

Đối tượng 3: Cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương và tương đương quản lý.

Đối tượng 4: Cán bộ thuộc diện ban thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh và tương đương quản lý.

Điều 2. Mục tiêu, yêu cầu

1- Mục tiêu

Bồi dưỡng, cập nhật thông tin, kiến thức mới và kỹ năng nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng trong tình hình mới.

2- Yêu cầu

- Nội dung chương trình bồi dưỡng bảo đảm cập nhật kiến thức mới và kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh đối với từng loại đối tượng ở từng vị trí công tác; phù hợp tình hình mới và yêu cầu cụ thể của từng lĩnh vực, địa phương, vùng, miền; vừa bổ sung kiến thức, vừa giải đáp những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của cán bộ, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ.

- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đối với chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ.

- Bảo đảm sự phân công, phân cấp và phối hợp trong tổ chức, quản lý công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Điều 3. Thời gian bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

Thời gian bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ 5 đến 7 ngày/năm. Hằng năm căn cứ vào nội dung của các chuyên đề, tính chất của thông tin để tổ chức bồi dưỡng với hình thức phù hợp và không nhất thiết phải học tập trung một đợt. Phương thức bồi dưỡng có trao đổi, đối thoại, giải đáp đúng quan điểm, đường lối của Đảng.

II- NỘI DUNG BỒI DƯỠNG, CẬP NHẬT KIẾN THỨC

Điều 4. Nội dung

Quy định nội dung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về những vấn đề sau:

- Những thành tựu nghiên cứu mới về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kiến thức về lý luận chính trị.

- Những vấn đề mới trong đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, công tác dân tộc, tôn giáo và công tác quần chúng của nước ta.

- Tình hình thế giới đương đại có tác động tới Việt Nam.

- Những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với công tác lãnh đạo, quản lý.

- Những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mới về khoa học lãnh đạo, quản lý.

Trên cơ sở định hưỡng nội dung trên, cần xây dựng các chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phù hợp với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong từng thời điểm.

III- TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VÀ CÁN BỘ TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG, CẬP NHẬT KIẾN THỨC

Điều 5. Ban Tổ chức Trung ương

- Tổng hợp nhu cầu, tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức hằng năm đối với cán bộ đối tượng 1 và 2.

- Chủ trì xác định đối tượng, yêu cầu của chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho cán bộ đối tượng 1 và 2.

- Hướng dẫn, kiểm tra các cấp ủy đảng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.

- Tham gia quản lý công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ đối tượng 1, 2 cùng với các đơn vị liên quan.

Điều 6. Ban Tuyên giáo Trung ương

- Tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư định hướng nội dung các chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho cán bộ đối tượng 1, 2, 3, 4.

- Căn cứ nhiệm vụ, chức năng, khả năng của từng cơ quan để phân công xây dựng nội dung kiến thức bồi dưỡng, cập nhật; chủ trì tổ chức thẩm định nội dung chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho cán bộ đối tượng 1, 2 và 3.

- Tham gia quản lý công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cùng với các đơn vị liên quan.

Điều 7. Hội đồng Lý luận Trung ương

Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan có liên quan xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ đối tượng 1.

Điều 8. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

- Xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ đối tượng 2, 3, 4 (dựa trên định hướng nội dung chương trình của Ban Tuyên giáo Trung ương).

- Tổ chức thực hiện các khóa bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ đối tượng 2 và 3 theo kế hoạch.

- Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng có đủ năng lực và trình độ chuyên môn tham gia công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đối tượng cán bộ theo phân cấp.

Điều 9. Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương

- Tổng hợp nhu cầu, phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức hằng năm đối với cán bộ đối tượng 3 và 4.

- Xác định đối tượng và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho cán bộ đối tượng 3 và 4.

- Chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thẩm định nội dung, chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho cán bộ đối tượng 4.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ theo phân cấp.

Điều 10. Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Trung ương

- Tổng hợp nhu cầu, báo cáo cấp có thẩm quyền kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức hằng năm của cơ quan, đơn vị mình.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng nội dung, chương trình khi có yêu cầu.

- Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo quy định.

Điều 11. Trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức những nội dung có liên quan tới tình hình cụ thể của từng địa phương, vùng miền dành cho cán bộ đối tượng 4 (theo chỉ đạo của ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và chương trình do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn).

- Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng có đủ năng lực và trình độ chuyên môn tham gia công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ theo phân cấp.

- Quản lý và tổ chức các khóa bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo kế hoạch.

Điều 12. Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ

- Báo cáo nhu cầu, kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cán bộ thuộc phạm vi quản lý cho cơ quan có thẩm quyền.

- Đề xuất, lựa chọn chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phù hợp với lĩnh vực công tác, vị trí chức danh, nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ.

- Tạo điều kiện để cán bộ thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo quy định.

- Tham gia với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ.

Điều 13. Cán bộ tham gia bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

Cán bộ đi bồi dưỡng, cập nhật kiến thức được cơ quan quản lý bố trí thời gian tham dự; thực hiện nghiêm các quy định và chịu sự quản lý của đơn vị tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức trong thời gian học.

Điều 14. Kinh phí bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

Kinh phí bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý từ nguồn ngân sách nhà nước.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

- Các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nghiêm chế độ bồi dưỡng theo Quy định. Kết quả thực hiện chế độ này là một nội dung đánh giá kết quả công tác hằng năm của cấp ủy, cơ quan, đơn vị và cán bộ.

- Các cấp ủy, tổ chức đảng có trách nhiệm tổ chức thành nền nếp công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí, chính sách, chế độ, cơ sở vật chất kỹ thuật để công tác bồi dưỡng đạt chất lượng cao và hiệu quả thiết thực.

- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Quy định và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị kết quả thực hiện.

 

 

T/M BỘ CHÍNH TRỊ




Lê Hồng Anh

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quy định 164/QĐ-TW năm 2013 về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

Số hiệu: 164/QĐ-TW
Loại văn bản: Quy định
Nơi ban hành: Bộ Chính trị
Người ký: Lê Hồng Anh
Ngày ban hành: 01/02/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quy định 164/QĐ-TW năm 2013 về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…