HỘI
ĐỒNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19-LCT/HĐNN7 |
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1985 |
CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 19-LCT/HĐNN7 NGÀY 21/12/1985 VỀ TỔ CHỨC TOÀ ÁN QUÂN SỰ
Căn cứ vào Điều 100 và các Điều
từ 127 đến 137 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân;
Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định về tổ chức các Toà án quân sự.
Trong phạm vi chức năng của mình, các Toà án quân sự có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật của quân đội, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng và của các công dân khác.
Bằng hoạt động của mình, các Toà án quân sự góp phần giáo dục cán bộ, chiến sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, điều lệnh của quân đội và những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, phòng ngừa và chống các tội phạm và các vi phạm pháp luật.
- Toà án quân sự cấp cao;
- Các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương;
- Các Toà án quân sự khu vực.
Các Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:
1- Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội và những người khác được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;
2- Thường dân phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho quân đội;
3- Những người khác được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.
Đối với những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, nếu phát hiện những tội phạm xẩy ra trước khi nhập ngũ thì Toà án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho quân đội; những tội phạm khác do Toà án nhân dân xét xử.
Các đương sự khác có quyền nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Toà án quân sự xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm quân nhân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Chánh án Toà án quân sự cấp trên, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp trên có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, đối với những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự cấp dưới, khi thấy có vi phạm pháp luật.
Trong phạm vi chức năng của mình, các trại giam, các chấp hành viên và các cơ quan hữu quan khác phải nghiêm chỉnh chấp hành những bản án, quyết định của Toà án quân sự và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ đó.
Bản án tử hình của Toà án quân sự chỉ được thi hành nếu không có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Nếu người bị án tử hình xin ân giảm thì bản án được thi hành sau khi Hội đồng Nhà nước đã bác đơn xin ân giảm.
NHIỆM VỤ, THẨM QUYỀN VÀ TỔ CHỨC CỦA TOÀ ÁN QUÂN SỰ CÁC CẤP
Toà án quân sự cấp cao là một Toà án thuộc Toà án nhân dân tối cao.
Toà án quân sự cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, các thẩm phán và hội thẩm quân nhân.
1- Toà án quân sự cấp cao có thẩm quyền:
b) Phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương;
c) Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương.
2- Toà án quân sự cấp cao giám đốc việc xét xử của các Toà án quân sự cấp dưới.
Khi thực hiện những nhiệm vụ nói trên, tập thể Chánh án, các Phó Chánh án và các thẩm phán Toà án quân sự cấp cao thảo luận và quyết định theo đa số, và báo cáo với Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Toà án quân sự cấp cao là:
1- Tổ chức hoạt động của Toà án quân sự cấp cao;
2- Tổ chức các hội đồng xét xử;
3- Chủ toạ phiên toà, khi xét thấy cần thiết;
4- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án quân sự cấp dưới; tạm đình chỉ việc thi hành án, nếu xét thấy cần thiết;
5- Tổ chức việc kiểm tra công tác xét xử của các Toà án quân sự cấp dưới;
6- Kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong quân đội;
7- Báo cáo với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ quốc phòng về hoạt động của Toà án quân sự các cấp.
Các Phó Chánh án giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ.
Các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương có thẩm quyền:
1- Sơ thẩm những vụ án không thuộc thẩm quyền của các Toà án quân sự khu vực và những vụ án thuộc thẩm quyền của các Toà án đó nhưng Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương lấy lên để xét xử;
2- Phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của Toà án quân sự khu vực;
3- Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án quân sự khu vực.
1- Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật và đường lối xét xử của các Toà án quân sự trong quân khu;
2- Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
3- Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các toà án quân sự khu vực.
4- Thông qua báo cáo của Toà án quân sự khu vực và cấp tương đương gửi lên cấp trên.
Quyết định của Uỷ ban thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương là:
1- Tổ chức hoạt động của Toà án
2- Chủ toạ các cuộc họp của Uỷ ban thẩm phán;
3- Tổ chức các hội đồng xét xử;
4- Chủ toạ phiên toà hoặc cử thẩm phán chủ toạ phiên toà;
5- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án quân sự khu vực; tạm đình chỉ việc thi hành án, nếu xét thấy cần thiết;
6- Tổ chức việc kiểm tra công tác xét xử của các Toà án quân sự cấp dưới;
7- Kiến nghị với Tư lệnh quân khu và cấp tương đương, với chỉ huy trưởng các đơn vị Quân đội hoạt động trong quân khu và cấp tương đương những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong Quân đội;
8- Báo cáo hoạt động của Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương với Chánh án Toà án quân sự cấp cao, Tư lệnh quân khu và cấp tương đương.
Các Phó Chánh án giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ.
1- Những tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia;
2- Những tội phạm khác có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hoặc gây hậu quả lớn.
Toà án quân sự khu vực có Chánh án, các Phó Chánh án, các thẩm phán và hội thẩm quân nhân.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Toà án quân sự khu vực là:
1- Tổ chức hoạt động của Toà án;
2- Chủ toạ phiên toà hoặc cử thẩm phán chủ toạ phiên toà;
3- Kiến nghị với chỉ huy trưởng các đơn vị quân đội hoạt động trong khu vực về những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong Quân đội;
4- báo cáo hoạt động của Toà án lên Chánh án Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương.
Các Phó Chánh án giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ
Mục 4: VIỆC GIẢI BỊ CÁO, BẢO VỆ PHIÊN TOÀ VÀ NƠI LÀM VIỆC CỦA TOÀ ÁN QUÂN SỰ
THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM QUÂN NHÂN
Sĩ quan tại ngũ có kiến thức pháp lý cần thiết thì có thể được cử làm thẩm phán Toà án quân sự.
Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng được tập thể tín nhiệm, có thể được bầu làm hội thẩm quân nhân.
Chức vụ Chánh án Toà án quân sự cấp cao do một Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao đảm nhiệm.
Các Phó Chánh án Toà án quân sự cấp cao do Chánh án Toà án nhân dân tối cao cử trong số các thẩm phán Toà án quân sự cấp cao, sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Chánh án, các Phó Chánh án Toà án quân sự cấp cao, và một số thẩm phán toà án quân sự cấp cao do Chánh án toà án nhân dân tối cao cử, là thành viên của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Chánh án, các Phó Chánh án và Uỷ viên Uỷ ban thẩm phán Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương, Chánh án và các Phó Chánh án Toà án quân sự khu vực do Bộ trưởng Bộ Tư pháp cử, sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nhiệm kỳ của thẩm phán Toà án quân sự các cấp theo nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước.
Hội đồng Nhà nước bãi miễn thẩm phán Toà án quân sự các cấp khi thẩm phán đó không còn xứng đáng với nhiệm vụ được giao.
Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương, Toà án quân sự khu vực do các đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân bầu ra. Nhiệm kỳ của hội thẩm quân nhân Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương và của hội thẩm quân nhân Toà án quân sự khu vực là hai năm.
Hội thẩm quân nhân có thể bị cơ quan, đơn vị đã bầu ra mình bãi miễn nếu không còn xứng đáng với nhiệm vụ được giao.
Các hội thẩm quân nhân có nhiệm vụ tham gia công tác xét xử của Toà án quân sự.
Các đơn vị, cơ quan có người được bầu làm hội thẩm quân nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hội thẩm quân nhân làm tròn nhiệm vụ.
Hội thẩm quân nhân được bồi dưỡng về công tác xét xử.
Bộ máy làm việc, biên chế của các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương, của các Toà án quân sự khu vực do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định, sau khi đã thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
|
Trường Chinh (Đã ký) |
Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự năm 1985 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Số hiệu: | 19-LCT/HĐNN7 |
---|---|
Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Hội đồng Nhà nước |
Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 21/12/1985 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự năm 1985 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Chưa có Video