Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 36-LCT/HĐNN8

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 1990

 

PHÁP LỆNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 36-LCT/HĐNN8 NGÀY 29/03/1990

Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Bộ luật tố tụng hình sự;
Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam;
Pháp lệnh này sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự ngày 21 tháng 12 năm 1985.

Điều 1:

Sửa đổi, bổ sung một số điều như sau:

1- Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 2

Các Viện kiểm sát quân sự gồm có:

- Viện kiểm sát quân sự trung ương;

- Các viện kiểm sát quân sự Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn, Tổng cục và cấp tương đương;

- Các viện kiểm sát quân sự tỉnh và cấp tương đương; các viện kiểm sát quân sự khu vực thuộc các quân khu, quân chủng, quân đoàn, tổng cục và cấp tương đương.

2- Bỏ 3 điều 11, 12 và 13 thay bằng Điều 11 mới như sau:

Điều 11

Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, quyết định việc truy tố, các viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ và quyền hạn nói ở Điều 141 và Điều 142 của Bộ luật tố tụng hình sự.

3- Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 15

Khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử, các viện kiểm sát quân sự có quyền:

1- Tham gia tố tụng tại phiên toà của Toà án quân sự cùng cấp; trong phiên toà, kiểm sát viên đọc cáo trạng và luận tội;

2- Yêu cầu Toà án quân sự cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án cần thiết cho công tác kiểm sát xét xử;

3- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự cùng cấp và dưới một cấp khi thấy có vi phạm pháp luật;

4- Kháng nghị các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nói ở Điều 244 và Điều 263 của Bộ luật tố tụng hình sự;

5- Khi kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Viện kiểm sát quân sự có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị.

4- Khoản 1 và khoản 3, Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1- Khoản 1:

Yêu cầu cơ quan thi hành án, đơn vị hữu quan và nhân viên thi hành án:

a) Tự kiểm tra việc thi hành các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát quân sự biết;

b) Cung cấp những tài liệu, văn bản hoặc xuất trình các hồ sơ, sổ sách, giấy tờ có liên quan đến việc thi hành án;

c) Thi hành các bản án và quyết định của Toà án quân sự đã có hiệu lực pháp luật mà chưa được thi hành.

2- Khoản 3:

Kiến nghị hoặc kháng nghị với các cơ quan, đơn vị hữu quan, yêu cầu sửa đổi, bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành những văn bản, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, xử lý kỷ luật người chịu trách nhiệm về việc vi phạm pháp luật đó; trong trường hợp phạm tội thì truy cứu trách nhiệm hình sự.

5- Đoạn 1, Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Các cơ quan, đơn vị hữu quan và nhân viên thi hành án có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu nói ở điểm 1, Điều 18 của Pháp lệnh này trong thời hạn chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

6- Đoạn 2 và đoạn 3, Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Đối với các quyết định nói ở điểm 6, Điều 21 của Pháp lệnh này, trong trường hợp không nhất trí thì cơ quan hoặc người có trách nhiệm vẫn phải chấp hành ngay, nhưng có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát quân sự cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp trên trực tiếp phải xem xét và giải quyết khiếu nại.

Đối với các kiến nghị, kháng nghị nói ở điểm 7, Điều 21 của Pháp lệnh này, cơ quan, đơn vị hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu, và trả lời trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, kháng nghị. Trong trường hợp đặc biệt cần có thời hạn dài hơn thì phải được sự đồng ý của Viện kiểm sát quân sự. Nếu không nhất trí với các kiến nghị, kháng nghị đó thì các cơ quan, đơn vị hữu quan phải nói rõ lý do và có quyền yêu cầu Viện kiểm sát quân sự cấp trên trực tiếp xét lại; Viện kiểm sát quân sự cấp trên phải xét và quyết định trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

7- Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 23

Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự điều tra những vụ án nói ở Điều 18 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.

8- Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 24

Khi tiến hành điều tra các vụ án hình sự, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra và điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ và quyền hạn nói ở Điều 94 của Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 22, Điều 24 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.

9- Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 28:

Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự gồm có:

- Phòng điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương;

- Ban điều tra của Viện kiểm sát quân sự Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn, Tổng cục và cấp tương đương.

10- Khoản 1 và đoạn 1, khoản 2, Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1- Khoản 1:

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn nói ở khoản 3, Điều 26 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì có thể được bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự.

2- Đoạn 1, khoản 2:

Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự có 3 cấp: Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viện trung cấp và Kiểm sát viên sơ cấp.

11- Bổ sung Điều 31a như sau:

Điều 31a

1- Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn nói ở Điều 23 và Điều 25 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì có thể được bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, điều tra viên cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự.

2- Điều tra viên Viện kiểm sát quân sự có 3 cấp: Điều tra viên cao cấp, Điều tra viên trung cấp và Điều tra viên sơ cấp.

Điều 2:

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ quốc phòng hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 1990

 

Võ Chí Công

(Đã ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành

Số hiệu: 36-LCT/HĐNN8
Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Hội đồng Nhà nước
Người ký: Võ Chí Công
Ngày ban hành: 29/03/1990
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…