UỶ BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2002/PL-UBTVQH11 |
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2002 |
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc
hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân;
Pháp lệnh này quy định về tổ chức và hoạt động của các Toà án quân sự.
Trong phạm vi chức năng của mình, các Toà án quân sự có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng và của các công dân khác.
Bằng hoạt động của mình, các Toà án quân sự góp phần giáo dục quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, điều lệnh của Quân đội, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
a) Toà án quân sự trung ương;
b) Các Toà án quân sự quân khu và tương đương;
c) Các Toà án quân sự khu vực.
2. Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Các Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:
1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;
1. Trong trường hợp có thể tách vụ án thì Toà án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và Điều 4 của Pháp lệnh này; những bị cáo và tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân;
2. Trong trường hợp không thể tách vụ án thì Toà án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.
Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán được thực hiện đối với các Toà án quân sự.
Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với các Toà án quân sự quân khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực.
Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Toà án quân sự xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Thành phần Hội đồng xét xử ở mỗi cấp xét xử do pháp luật tố tụng quy định.
1. Toà án quân sự thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án quân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Đối với bản án, quyết định của Toà án quân sự đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do pháp luật tố tụng quy định.
Cá nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án quân sự phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Toà án quân sự phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.
Toà án quân sự có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về hoạt động của Toà án quân sự có liên quan đến địa phương.
Quy chế phối hợp giữa Toà án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Toà án quân sự về tổ chức do Chánh án Toà án nhân dân tối cao trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TOÀ ÁN QUÂN SỰ CÁC CẤP
Mục 1: TOÀ ÁN QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG
1. Toà án quân sự trung ương thuộc cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao.
2. Cơ cấu tổ chức của Toà án quân sự trung ương gồm có:
a) Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự trung ương;
b) Các Toà phúc thẩm Toà án quân sự trung ương;
c) Bộ máy giúp việc.
3. Toà án quân sự trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Toà án.
1. Toà án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử:
a) Phúc thẩm những vụ án hình sự mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của các Toà án quân sự cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
b) Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án hình sự mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án quân sự cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
2. Toà án quân sự trung ương giám đốc việc xét xử của các Toà án quân sự cấp dưới.
1. Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự trung ương gồm có:
a) Chánh án, các Phó Chánh án Toà án quân sự trung ương;
b) Một số Thẩm phán Toà án quân sự trung ương được Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự trung ương.
Tổng số thành viên Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự trung ương không quá bảy người.
2. Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể việc áp dụng thống nhất pháp luật tại các Toà án quân sự;
b) Tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Toà án quân sự;
c) Thông qua báo cáo của Chánh án Toà án quân sự trung ương về công tác của các Toà án quân sự để báo cáo với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Phiên họp của Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự trung ương phải có ít nhất hai phần ba tổng số các thành viên tham gia. Quyết định của Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự trung ương phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
1. Chánh án Toà án quân sự trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử;
b) Chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự trung ương;
c) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án quân sự cấp dưới theo quy định của pháp luật tố tụng;
d) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân và cán bộ của các Toà án quân sự;
đ) Tổ chức việc kiểm tra công tác của các Toà án quân sự cấp dưới;
e) Báo cáo công tác của các Toà án quân sự với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
g) Thực hiện các công tác khác theo quy định của pháp luật.
2. Phó Chánh án Toà án quân sự trung ương giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác Toà án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
Mục 2: TOÀ ÁN QUÂN SỰ QUÂN KHU VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
1. Cơ cấu tổ chức của Toà án quân sự quân khu và tương đương gồm có:
a) Uỷ ban Thẩm phán;
b) Bộ máy giúp việc.
2. Toà án quân sự quân khu và tương đương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thư ký Toà án.
Toà án quân sự quân khu và tương đương có thẩm quyền xét xử:
1. Sơ thẩm những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền của các Toà án quân sự khu vực và những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của các Toà án quân sự khu vực nhưng Toà án quân sự quân khu và tương đương lấy lên để xét xử;
4. Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
1. Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương gồm có:
a) Chánh án, các Phó Chánh án Toà án quân sự quân khu và tương đương;
b) Một số Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương được Chánh án Toà án quân sự trung ương quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự quân khu và tương đương.
Tổng số thành viên Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương không quá năm người.
2. Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án hình sự mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án quân sự cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
b) Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại Toà án quân sự cấp mình và các Toà án quân sự cấp dưới;
c) Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
d) Thông qua báo cáo của Chánh án Toà án quân sự quân khu và tương đương về công tác của các Toà án quân sự trong quân khu và tương đương để báo cáo với Chánh án Toà án quân sự trung ương, Tư lệnh quân khu và tương đương.
3. Phiên họp của Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia. Quyết định của Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
1. Chánh án Toà án quân sự quân khu và tương đương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử;
b) Chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương;
c) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án quân sự cấp dưới theo quy định của pháp luật tố tụng;
d) Tổ chức việc kiểm tra công tác của các Toà án quân sự cấp dưới;
đ) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân và cán bộ Toà án quân sự cấp mình và Toà án quân sự cấp dưới;
e) Báo cáo công tác của các Toà án quân sự trong quân khu và tương đương với Chánh án Toà án quân sự trung ương, Tư lệnh quân khu và tương đương;
g) Thực hiện các công tác khác theo quy định của pháp luật.
2. Phó Chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác Toà án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
1. Toà án quân sự khu vực có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thư ký Toà án.
Toà án quân sự khu vực có bộ máy giúp việc.
2. Toà án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự mà bị cáo khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ Trung tá trở xuống hoặc là người có chức vụ từ Trung đoàn trưởng hoặc tương đương trở xuống; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
1. Chánh án Toà án quân sự khu vực có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử;
b) Báo cáo công tác của Toà án quân sự khu vực với Chánh án Toà án quân sự cấp trên trực tiếp;
c) Thực hiện các công tác khác theo quy định của pháp luật.
2. Phó Chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án và chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM QUÂN NHÂN
2. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân thì có thể được cử làm Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự khu vực hoặc Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự quân khu và tương đương.
1. Chánh án, Phó Chánh án Toà án quân sự trung ương do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Chánh án, Phó Chánh án Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án Toà án quân sự các cấp là năm năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Chánh án Toà án quân sự trung ương là Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Thẩm phán Toà án quân sự trung ương là Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA TOÀ ÁN QUÂN SỰ
2. Chánh án Toà án nhân dân tối cao phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định biên chế cho từng Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực.
Để bảo đảm cho các Toà án quân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:
1. Điều động Thẩm phán từ Toà án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại Toà án quân sự khác cùng cấp sau khi thống nhất với Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
2. Biệt phái Thẩm phán từ Toà án quân sự này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Toà án quân sự khác cùng cấp.
Thẩm phán Toà án quân sự được hưởng chế độ ưu tiên đối với Thẩm phán theo quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân.
2. Trang phục, giấy chứng minh đối với quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng làm việc tại các Toà án quân sự do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
2. Việc quản lý, cấp và sử dụng kinh phí được thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện khác để bảo đảm cho các Toà án quân sự hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2002.
Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự ngày 19 tháng 4 năm 1993.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
THE
STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 04/2002/PL-UBTVQH11 |
Hanoi,
November 04, 2002 |
ON ORGANIZATION OF THE MILITARY COURTS
(No. 04/2002/PL-UBTVQH11 of November 4, 2002)
Pursuant to the 1992 Constitution of the
Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under
Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly,
the 10th session;
Pursuant to the Law on Organization of the People’s Courts;
This Ordinance prescribes the organization and operation of the Military
Courts.
Within the scope of their functions, the military courts are tasked to protect the socialist legislation; to protect the socialist regime and the people’s mastery; to protect security and defense, discipline and combat strength of the Army; to protect the property of the State and collectives; to protect the lives, health, assets, freedom, honor, dignity of army men, defense employees and workers as well as of other citizens.
Through their activities, the military courts contribute to educating army men, defense employees and workers to be loyal to the Fatherland, to strictly abide by laws and the Army’s regulations, observe the rules of social life and to raise the sense of struggle to prevent and combat crimes as well as other law offenses.
...
...
...
1. The military courts include:
a) The Central Military Court;
b) The military courts of the military zone and the equivalent level;
c) The regional military courts.
2. Basing itself on the tasks and organization of the Army, the National Assembly Standing committee shall decide to set up or dissolve the military courts of the military zone and the equivalent level, and/or the regional military courts at the proposal of the chief judge of the Supreme People’s Court after reaching agreement with the Minister of Defense.
1. Army men on active service, defense employees or workers, reserve army men being in the period of concentrated training or combat readiness inspection; militia or self-defense personnel detached to the Army for combat or combat services and persons summoned for military tasks and directly managed by army units.
2. The persons other than the subjects prescribed in Clause 1 of this Article, who commit offenses related to military secrets or causing damage to the Army.
...
...
...
1. Where the case can be separated, the military court shall try the defendants and criminals prescribed at Clause 1, Article 3 and Article 4 of this Ordinance; the other defendants and criminals shall be under the adjudicating jurisdiction of the people�s courts;
2. Where the case cannot be separated, the military court shall adjudicate the entire case.
Article 6.- The regime of judge appointment shall apply to the military courts.
The regime of designation of army men’s jurors shall apply to the military courts of the military zone and equivalent level as well as the regional military courts.
...
...
...
1. The military courts follow the regime of two-level adjudication.
The first-instance judgements and/or decisions of military courts can be protested against or appealed under the provisions of the procedural legislation.
The first-instance judgements and/or decisions, which are not protested against or appealed within the law-prescribed time limit shall take legal effect. For protested or appealed judgements or decisions, the cases shall be brought to appellate trials. The appellate judgements or decisions shall take legal effect.
2. For judgements and decisions of military courts, which have already taken legal effect but are detected as having violated laws or contained new circumstances, they shall be reviewed according to the supervisory or review order prescribed by procedural legislation.
Individuals, units, agencies and organizations, that are obliged to execute the judgments and/or decisions of military courts, must strictly execute them.
Within their respective functions, agencies and organizations, which are tasked to enforce judgments and/or decisions of military courts, must strictly enforce them and take responsibility before law for the performance of such task.
...
...
...
The military courts shall have to answer questions of People’s Council deputies about the military courts’ activities related to the localities.
The regulations on the coordination between the Supreme People’s Court and the Ministry of Defense in the organizational management of the military courts shall be submitted by the chief judge of the Supreme People’s Court to the National Assembly Standing Committee for decision.
ORGANIZATION, TASKS AND
POWERS OF MILITARY COURTS OF ALL LEVELS
Section I. THE CENTRAL
MILITARY COURT
...
...
...
2. The Central Military Court is organizationally structured to include:
a) The Committee of Judges of the Central Military Court;
b) The appellate courts of the Central Military Court;
c) The assisting apparatus.
3. The Central Military Court consists of the chief judge, deputy-chief judges, judges, clerks.
1. The Central Military Court has powers to conduct:
a) Appellate trials of criminal cases where judgments and/or decisions handed down by the immediate subordinate military courts have not yet taken legal effect but have been protested against and/or appealed under the provisions of the procedural legislation;
...
...
...
2. The Central Military Court shall supervise the trials by subordinate military courts.
1. The Committee of Judges of the Central Military Court consists of:
a) The chief judge, deputy-chief judges of the Central Military Court;
b) A number of judges of the Central Military Court, who are decided by the chief judge of the Supreme People’s Court at the proposal of the chief judge of the Central Military Court.
The total number of members of the Committee of Judges of the Central Military Court shall not exceed seven.
2. The Committee of Judges of the Central Military Court have the following tasks and powers:
a) To guide in detail the uniform application of law at the military courts, based on the resolutions of the Council of Judges of the Supreme People’s Court.
b) To draw experiences from trials conducted by the military courts;
...
...
...
3. A meeting of the Committee of Judges of the Central Military Court must be attended by at least two-thirds of the total number of its members. Decisions of the Committee of Judges of the Central Military Court must be approved through voting by more than half of the total number of its members.
1. The chief judge of the Central Military Court has the following tasks and powers:
a) To organize the adjudicating work;
b) To chair meetings of the Committee of Judges of the Central Military Court;
c) To protest according to supervisory procedures against judgments and decisions, which have been handed down by the subordinate military courts and have already taken legal effect, under the provisions of the procedural legislation;
d) To organize professional fostering for judges, army men’s jurors and officials of the military courts;
e) To organize the inspection of activities of the subordinate military courts;
f) To report on the military courts’ activities to the chief judge of the Supreme People’s Court and the Defense Minister;
...
...
...
2. The deputy-chief judges of the Central Military Court shall assist the chief judge, performing tasks assigned by the chief judge. When the chief judge is absent, a deputy-chief judge shall be authorized by the chief judge to lead Court’s work on the latter�s behalf. The deputy- chief judges take responsibility before the chief judge for their assigned tasks.
Section 2. MILITARY COURTS OF
MILITARY ZONE AND EQUIVALENT LEVEL
1. A military-zone or equivalent-level military court is organizationally structured to include:
a) The Judges’ Committee;
b) The assisting apparatus.
2. A military-zone or equivalent-level military court consists of the chief judge, deputy-chief judges, judges, army men’s jurors and clerks
Article 26.- The military courts of the military zone or equivalent level are competent to conduct:
1. First-instance trials of criminal cases not falling under the jurisdiction of the regional military courts and criminal cases which fall under the jurisdiction of the regional military courts but are brought up by the military courts of the military zone or equivalent level for trials;
...
...
...
3. The supervisory and review trials of criminal cases where the judgments or decisions of subordinate military courts have been protested against under the provisions of the procedural legislation;
4. The settlement of other matters prescribed by law.
1. The Committee of Judges of a military-zone or equivalent-level military court consists of:
a) The chief judge and deputy-chief judges of the military-zone or equivalent-level military court;
b) A number of judges of the military-zone or equivalent-level military court, decided by the chief judge of the Central Military Court at the proposal of the chief judge of the military-zone or equivalent-level military court.
The total number of members of the Committee of Judges of a military court of the military zone or equivalent level shall not exceed five.
2. The Committee of the military-zone or equivalent-level military court has the following tasks and powers:
a) To conduct supervisory and review trials of criminal cases where the judgments or decisions of the subordinate military courts are protested against under the provisions of the procedural legislation;
...
...
...
c) To draw adjudicating experiences;
d) To adopt reports of the chief judges of the military-zone or equivalent level military courts on activities of the military courts in the military zones or the equivalent for further report to the chief judge of the Central Military Court, the commanders of the military zones or the equivalent.
3. A meeting of the Committee of Judges of the military-zone or equivalent-level military court must be attended by at least two-thirds of the total number of its members. Decisions of the Committee of Judges of the military-zone or equivalent-level military court must be approved through voting by more than half of its members.
a) To organize the adjudicating work;
b) To chair meetings of the Committees of Judges of the military-zone or equivalent-level military courts;
c) To protest according to the supervisory procedures against judgments or decisions of subordinate military courts, which have already taken legal effect, according to the provisions of the procedural legislation;
d) To organize the inspection of activities of the subordinate military courts;
...
...
...
f) To report on activities of the military courts in the military zones or the equivalent to the chief judge of the Central Military Court, the military-zone or equivalent-level commanders;
g) To perform other work as prescribed by law.
2. The deputy-chief judges shall assist the chief judge, performing tasks assigned by the chief judge. When the chief judge is absent, a deputy-chief judge shall be authorized by the chief judge to lead the court’s work on the latter’s behalf. The deputy-chief judges take responsibility before the chief judge for their assigned tasks.
Section 3. REGIONAL MILITARY
COURTS
It has an assisting apparatus.
2. The regional military courts have competence to conduct first-instance trials of criminal cases regarding crimes prescribed in the Penal Code, where the defendants are of lieutenant colonel or lower ranks or hold the post of commander of regiment, equivalent or lower level; to settle other matters as prescribed by law.
...
...
...
a) To organize the adjudicating work;
b) To report on activities of their regional military courts to the chief judges of their immediate superior military courts;
c) To perform other work as prescribed by law.
2. The deputy-chief judges shall assist the chief judge, performing the tasks assigned by the chief judge and take responsibility before the chief judge for their assigned tasks.
2. Army men on active service, defense employees or workers, who satisfy the conditions prescribed by the Ordinance on Judges and Jurors of the People’s Courts may be designated to be army men’s jurors of regional military courts or army men’s jurors of the military-zone or equivalent-level military courts.
...
...
...
2. The chief judges and the deputy-chief judges of the military-zone or equivalent-level military courts shall be appointed, removed from office and dismissed by the chief judge of the Supreme People’s Court after reaching agreement with the Defense Minister.
3. The terms of office of the chief judges and deputy-chief judges of the military courts of all level shall be five years, counting from the dates they are appointed.
The judges of the Central Military Court are judges of the Supreme People’s Court.
...
...
...
ENSURING THE OPERATION
OF MILITARY COURTS
2. The chief judge of the Supreme People’s Court shall closely coordinate with the Defense Minister in prescribing the payroll for each military-zone or equivalent-level military court and each regional military court.
1. To transfer judges from one military court to another for the performance of tasks after reaching agreement with the chief judge of the Supreme People’s Court;
2. To dispatch judges from one military court to another of the same level for the performance of tasks within a given time limit.
...
...
...
The military courts’ judges shall enjoy the preferential regime as prescribed for judges in the Ordinance on Judges and Jurors of the People’s Courts.
2. The uniforms, the identify cards of army men, military employees and workers working at military courts shall be prescribed by the National Assembly Standing Committee.
2. The management, allocation and use of the funding shall comply with the legislation on the State budget.
3. The State shall give priority to the investment in the development of information technology as well as other facilities to ensure that the military courts well fulfill their functions and tasks.
...
...
...
The previous provisions contrary to this Ordinance are all hereby annulled.
ON BEHALF OF THE NATIONAL
ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN
Nguyen Van An
;
Pháp lệnh Tổ chức Toà án quân sự năm 2002
Số hiệu: | 04/2002/PL-UBTVQH11 |
---|---|
Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 04/11/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Pháp lệnh Tổ chức Toà án quân sự năm 2002
Chưa có Video