Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2002/PL-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2002

 

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 02/2002/PL-UBTVQH11 NGÀY 4 THÁNG 10 NĂM 2002 VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân;
Pháp lệnh này quy định về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

1. Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án.

2. Hội thẩm là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án.

Điều 2

1. Thẩm phán Toà án nhân dân ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

a) Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;

b) Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh bao gồm Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện bao gồm Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

d) Thẩm phán Toà án quân sự các cấp bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự trung ương đồng thời là Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương; Thẩm phán Toà án quân sự khu vực.

2. Hội thẩm Toà án nhân dân ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

a) Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Hội thẩm nhân dân);

b) Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự quân khu và tương đương; Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự khu vực (gọi chung là Hội thẩm quân nhân).

Điều 3

Việc xét xử của Toà án nhân dân địa phương có Hội thẩm nhân dân tham gia; việc xét xử của Toà án quân sự cấp quân khu và Toà án quân sự khu vực có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.

Điều 4

Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Điều 5

1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác xét xử theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.

2. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bầu hoặc cử làm Hội thẩm.

Điều 6

Thẩm phán, Hội thẩm chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 7

Thẩm phán, Hội thẩm phải giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.

Điều 8

Thẩm phán, Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Toà án nơi Thẩm phán, Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán, Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Toà án theo quy định của pháp luật.

Điều 9

Thẩm phán, Hội thẩm được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xét xử.

Chánh án Toà án các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm.

Điều 10

1. Thẩm phán, Hội thẩm phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

Khi phát hiện hành vi trái pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm thì cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân có quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại; cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét trách nhiệm đối với Thẩm phán, Hội thẩm.

2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán, Hội thẩm có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tạo điều kiện để Thẩm phán, Hội thẩm làm nhiệm vụ.

Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở Thẩm phán, Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ.

Chương 2:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THẨM PHÁN. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI THẨM PHÁN. ĐIỀU ĐỘNG, BIỆT PHÁI THẨM PHÁN

Điều 11

Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án nơi mình công tác hoặc Toà án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn.

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Thẩm phán do pháp luật quy định.

Điều 12

Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành những quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác theo quy định của pháp luật.

Điều 13

Thẩm phán phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Điều 14

Thẩm phán có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Toà án.

Điều 15

Thẩm phán không được làm những việc sau đây:

1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm;

2. Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật;

3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;

4. Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;

5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

Điều 16

Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định.

Điều 17

1. Thẩm phán có thang bậc lương riêng, được hưởng phụ cấp trách nhiệm và các phụ cấp khác do pháp luật quy định.

2. Thẩm phán khi đi làm nhiệm vụ được miễn phí cầu, phà, đường theo quy định của pháp luật.

Điều 18

Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ.

Mẫu trang phục, chế độ cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán do Chánh án Toà án nhân dân tối cao trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Điều 19

1. Để bảo đảm cho các Toà án nhân dân địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định:

a) Điều động Thẩm phán từ Toà án nhân dân địa phương này đến làm nhiệm vụ tại Toà án nhân dân địa phương khác cùng cấp;

b) Biệt phái Thẩm phán từ Toà án nhân dân địa phương này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Toà án nhân dân địa phương khác cùng cấp.

2. Để bảo đảm cho các Toà án quân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:

a) Điều động Thẩm phán từ Toà án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại Toà án quân sự khác cùng cấp sau khi thống nhất với Chánh án Toà án nhân dân tối cao;

b) Biệt phái Thẩm phán từ Toà án quân sự này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Toà án quân sự khác cùng cấp.

Chương 3:

TIÊU CHUẨN THẨM PHÁN. THỦ TỤC TUYỂN CHỌN, BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC THẨM PHÁN

Điều 20

Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án quân sự khu vực.

Điều 21

1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã là Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực ít nhất là năm năm, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu.

2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Toà án nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu.

Điều 22

1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã là Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu ít nhất là năm năm, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án quân sự trung ương.

2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Toà án nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười lăm năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án quân sự trung ương.

Điều 23

Trong trường hợp cần thiết, người công tác trong ngành Toà án nhân dân hoặc người do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành Toà án nhân dân tuy chưa có đủ thời gian làm Thẩm phán Toà án nhân dân cấp dưới hoặc chưa có đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác quy định tại Điều 20 hoặc Điều 21 hoặc Điều 22 của Pháp lệnh này, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án quân sự khu vực hoặc Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu hoặc Thẩm phán Toà án quân sự trung ương.

Điều 24

Nhiệm kỳ của Thẩm phán là năm năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Điều 25

1. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân gồm có:

a) Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương;

b) Các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện;

c) Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực.

2. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán làm việc theo chế độ tập thể. Quyết định của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Điều 26

1. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương gồm có Chánh án Toà án nhân dân tối cao làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Hội luật gia Việt Nam là uỷ viên.

Danh sách uỷ viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

2. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và trình Chủ tịch nước bổ nhiệm;

b) Xem xét những trường hợp Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương có thể được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 29 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và trình Chủ tịch nước miễn nhiệm;

c) Xem xét những trường hợp Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương có thể bị cách chức chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và trình Chủ tịch nước cách chức.

Điều 27

1. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện gồm có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo Ban tổ chức chính quyền, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội luật gia cấp tỉnh là uỷ viên.

Danh sách uỷ viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

2. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và đề nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm;

b) Xem xét những trường hợp Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện có thể được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 29 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và đề nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao miễn nhiệm;

c) Xem xét những trường hợp Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện có thể bị cách chức chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và đề nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao cách chức.

Điều 28

1. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực gồm có Chánh án Toà án quân sự trung ương làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Hội luật gia Việt Nam là uỷ viên.

Danh sách uỷ viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự trung ương.

2. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự trung ương và đề nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm;

b) Xem xét những trường hợp Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực có thể được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 29 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự trung ương và đề nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao miễn nhiệm;

c) Xem xét những trường hợp Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực có thể bị cách chức chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự trung ương và đề nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao cách chức.

Điều 29

1. Thẩm phán đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán khi nghỉ hưu.

2. Thẩm phán có thể được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán do sức khoẻ, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Điều 30

1. Thẩm phán đương nhiên bị mất chức danh Thẩm phán khi bị kết tội bằng bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức chức danh Thẩm phán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Toà án;

b) Vi phạm quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh này;

c) Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức chức vụ quản lý đang đảm nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

d) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;

đ) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.

Điều 31

1. Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án Toà án quân sự trung ương do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

2. Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân địa phương do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân địa phương cùng cấp.

3. Chánh án, Phó Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu, Toà án quân sự khu vực do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

4. Trước khi đề nghị Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao cách chức các chức vụ Chánh án, Phó Chánh án theo quy định tại khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 3 của Điều này, nếu người đó thuộc một trong các trường hợp có thể bị cách chức chức danh Thẩm phán thì phải có ý kiến của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán có thẩm quyền tuyển chọn Thẩm phán đó.

5. Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự là năm năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Chương 4:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI THẨM. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HỘI THẨM.TIÊU CHUẨN HỘI THẨM. THỦ TỤC BẦU, CỬ, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM HỘI THẨM

Điều 32

1. Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Toà án nơi mình được bầu hoặc cử làm Hội thẩm.

2. Chánh án Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự cấp quân khu, Toà án quân sự khu vực có trách nhiệm quản lý Hội thẩm theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm.

Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm.

Điều 33

1. Hội thẩm được bồi dưỡng về nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Toà án.

Kinh phí bồi dưỡng về nghiệp vụ cho Hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của Toà án nhân dân, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương.

2. Hội thẩm là cán bộ, công chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị.

Điều 34

1. Hội thẩm được cấp trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử.

Mẫu trang phục, chế độ cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm do Chánh án Toà án nhân dân tối cao trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

2. Khi làm nhiệm vụ xét xử Hội thẩm được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.

Điều 35

Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định.

Điều 36

Khi được Chánh án Toà án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì Hội thẩm có nghĩa vụ tham gia mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Trong một năm mà Hội thẩm không được Chánh án Toà án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Toà án cho biết lý do.

Điều 37

Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này thì có thể được bầu làm Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương; nếu người đó là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng đang phục vụ trong quân đội thì có thể được cử làm Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự cấp quân khu, Toà án quân sự khu vực.

Điều 38

1. Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

2. Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự cấp quân khu do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương.

3. Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự khu vực do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương.

Điều 39

1. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu được Hội thẩm nhân dân mới.

2. Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là năm năm, kể từ ngày được cử.

Điều 40

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có người được bầu hoặc cử làm Hội thẩm có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội thẩm làm nhiệm vụ.

2. Trong thời gian Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Toà án thì cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có Hội thẩm đó không được điều động, phân công Hội thẩm làm việc khác, trừ trường hợp đặc biệt.

Điều 41

1. Hội thẩm có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khoẻ hoặc lý do khác.

2. Hội thẩm bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 42

Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân ngày 14 tháng 5 năm 1993.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 43

Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

 

 

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

 

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 02/2002/PL-UBTVQH11

Hanoi, October 04, 2002

 

ORDINANCE

ON JUDGES AND JURORS OF THE PEOPLE’S COURTS
(No. 02/2002/PL-UBTVQH11 of October 4, 2002)

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No.51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, at its 10th session;
Pursuant to the Law on Organization of the People’s Courts;
This Ordinance prescribes Judges and Jurors of the People’s Courts,

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

1. Judges are persons appointed under the provisions of law to perform the tasks of adjudicating cases and settling other matters falling under the courts jurisdiction.

2. Jurors are persons elected or appointed under the provisions of law to perform the task of adjudicating cases falling under the courts jurisdiction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The judges of the people’s courts in the Socialist Republic of Vietnam shall include:

a) The judges of the Supreme People’s Court;

b) The judges of the provincial-level people’s courts, including the judges of the people’s courts of the provinces and centrally-run cities;

c) The judges of the district-level people’s courts, including the judges of the people’s courts of the rural districts, urban districts, provincial capitals or cities;

d) The judges of the military courts of different levels, including the judges of the Central Military Court who are concurrently the judges of the Supreme People’s Court; the judges of the military zone- level military courts, including the judges of the people’s courts of the military zones or equivalent level; the judges of regional military courts.

2. Jurors of the people’s courts in the Socialist Republic of Vietnam shall include:

a) The people’s jurors of the people’s courts of the provinces or centrally-run cities, the people’s jurors of the people’s courts of the rural districts, urban districts, provincial capitals or cities (referred collectively to as the people’s jurors);

b) The army men’s jurors of the military courts of the military zones or equivalent level; the army men’s jurors of the regional military courts (referred collectively to as the army men’s jurors).

Article 3.- The trials by local people’s courts shall be participated by people’s jurors; the trials by military courts of the military zones or the regional military courts shall be participated by army men’s jurors according to the provisions of the procedure legislation. In adjudication, the jurors are equal in rights to the judges.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.-

1. Vietnamese citizens, who are loyal to the Fatherland and the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, have good moral qualities, are incorrupt and honest, have the spirit to resolutely protect the socialist legal system, have law-bachelor degree and been trained in adjudicating operations, have been engaged in practical work for a given period of time, have the capability to undertake the adjudicating work under the provisions of this Ordinance, and have good health to ensure the fulfillment of their assigned tasks, can be elected or appointed to be judges.

2. Vietnamese citizens, who are loyal to the Fatherland and the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, have good moral qualities, are incorrupt and honest, have legal knowledge, have the spirit to resolutely protect the socialist legal system, resolutely protect the interests of the State, the legitimate rights and interests of citizens, have good health to ensure the fulfillment of their assigned tasks, can be elected or appointed to be jurors.

Article 6.- Judges and jurors shall be responsible before law for the performance of their tasks and the exercise of their rights; if committing acts of law violation, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability under the provisions of law.

Article 7.- Judges and jurors must keep the State secrets and work secrets as provided for by law.

Article 8.- If judges and/or jurors, while performing their tasks and exercising their powers, cause damage, the courts where such judges and/or jurors have performed the adjudicating tasks shall have to pay compensation therefor and the judges and/or jurors who have caused the damage shall have to refund the courts as provided for by law.

Article 9.- Judges and jurors may be professionally fostered in adjudicating operations.

The chief judges of the courts at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, have the responsibility to organize professional training and fostering for judges and jurors.

Article 10.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Upon detecting illegal acts committed by judges and/or jurors, State bodies, Vietnam Fatherland Front Committees, the Front’s member organizations, other social organizations, economic organizations and/or people’s armed force units shall have the right to make requests, petitions or complaints, and individuals shall have the right to make complaints or denunciations with competent bodies for liability examination against such judges and/or jurors.

2. When performing their tasks and exercising their powers, judges and jurors shall have the right to contact State bodies, Vietnam Fatherland Front Committees, the Front’s member organizations, other social organizations, economic organizations, people’s armed force units and/or citizens. Within their respective functions and tasks, agencies, organizations and citizens shall have the responsibility to create conditions for judges and/or jurors to perform their tasks.

All acts of obstructing judges and/or jurors from performing their tasks are strictly forbidden.

Chapter II

TASKS AND POWERS OF JUDGES, REGIMES FOR JUDGES, TRANSFER AND DETACHMENT OF JUDGES

Article 11.- Judges perform the tasks of adjudicating cases and settling other matters falling under the courts jurisdiction according to the assignment by the chief judges of the courts where they work or the courts where they are detached to for the performance of tasks within definite time limits.

The specific tasks and powers of judges are prescribed by law.

Article 12.- Judges are entitled to request agencies, organizations and/or individuals to execute decisions related to the settlement of cases or other matters under the provisions of law.

Article 13.- Judges must be exemplary in the observance of the Constitution and laws, lead a healthy life and respect public activity rules, participate in law propagation and popularization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Judges must not do the following things:

1. Things the officials and public employees must not do as prescribed by law;

2. Providing consultancy to defendants, the accused, involved parties or other persons involved in legal proceedings, thus making the settlement of cases or other matters contrary to law provisions;

3. Illegally intervening in the settlement of cases or abusing their influence to act on persons with responsibility to settle cases;

4. Bringing case dossiers or documents in case dossiers out of their offices not for the purpose of performing their assigned tasks or without the consents of competent persons;

5. Receiving defendants, the accused or persons involved in legal proceedings outside the prescribed places.

Article 16.- Judges must refuse to adjudicate or be replaced in cases prescribed by procedure legislation.

Article 17.-

1. Judges are paid according to their separate wage- scale, enjoy responsibility allowance and other allowances prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- Judges are supplied with uniforms and judge’s identity cards to perform their tasks.

The uniform model, the regime on uniform supply and use, the judge’s identity cards shall be submitted to the National Assembly Standing Committee by the chief judge of the Supreme People’s Court for decision.

Article 19.-

1. In order to ensure that local people’s courts perform their functions and tasks, the chief judge of the Supreme People’s Court shall decide:

a) To transfer judges from a local people’s court to another local people’s court of the same level for task performance for a definite period of time;

b) To detach judges from a local people’s court to another local people’s court of the same level for task performance for a definite period of time.

2. In order to ensure that military courts perform their functions and tasks, the Defense Minister shall decide:

a) To transfer judges from one military court to another military court of the same level for task performance for a definite period of time after consulting with the chief judge of the Supreme People’s Court;

b) To second judges from one military court to another military court of the same level for task performance for a definite period of time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



JUDGE’S CRITERIA, PROCEDURES FOR JUDGE SELECTION, APPOINTMENT, REMOVAL FROM OFFICE, DISMISSAL

Article 20.- Persons, who satisfy the criteria prescribed in Clause 1, Article 5 of this Ordinance, have been engaged in the legal work for four years or more, are capable of adjudicating cases and settling other matters under the jurisdiction of the district-level people’s courts, the regional military courts, may be selected and appointed to be judges of the district-level people’s courts; if they are army officers in active service, they can be selected and appointed to be judges of the regional military courts.

Article 21.-

1. Those who fully satisfy the criteria prescribed in Clause 1, Article 5 of this Ordinance and have worked as judges of the district-level people’s courts or judges of the regional military courts for at least five years, have the capability to adjudicate cases and settle other matters falling under the jurisdiction of the provincial-level people’s courts or the military zone-level military courts may be selected and appointed to be judges of the provincial-level people’s courts; if such persons are army officers in active services, they may be selected and appointed to be judges of the military zone-level military courts.

2. Where there appear demands for cadres of the people’s courts, persons who fully meet the criteria prescribed in Clause 1, Article 5 of this Ordinance and have been involved in legal work for ten years or more, have the capability to adjudicate cases and settle other matters falling under the jurisdiction of the provincial-level people’s courts, the military zone-level military courts may be selected and appointed to be judges of the provincial-level people’s courts; if such persons are army officers in active service, they may be selected and appointed to be judges of the military zone- level military courts.

Article 22.-

1. Persons who fully satisfy the criteria prescribed in Clause 1, Article 5 of this Ordinance and have worked as judges of the provincial-level people’s courts, judges of the military zone-level military courts for at least five years, have the capability to adjudicate cases and settle other matters under the jurisdiction of the Supreme People’s Court or the Central Military Court may be selected and appointed to be judges of the Supreme People’s Court; if such persons are army officers in active service, they may be selected and appointed to be judges of the Central Military Court.

2. Where there appear demands for officials of the people’s court sector, the persons who fully satisfy the criteria prescribed in Clause 1, Article 5 of this Ordinance and have been involved in legal work for ten years or more, have the capability to adjudicate cases and settle other matters falling under the jurisdiction of the Supreme People’s Court or the Central Military Court may be selected and appointed to be judges of the Supreme People’s Court; if such persons are army officers in active service, they may be selected and appointed to be judges of the Central Military Court.

Article 23.- In case of necessity, persons working in the people’s court sector or persons being transferred by competent agencies or organizations to work in the people’s court sector, who have not yet met the requirements on duration of working as judges of lower-level people’s courts or the duration of being involved in legal work, but have satisfied other criteria prescribed in Article 20, Article 21 or Article 22 of this Ordinance, may be selected and appointed to be judges of the district-level people’s courts, or judges of the provincial-level people’s courts, or judges of the Supreme People’s Court; if such persons are army officers in active service, they may be selected and appointed to be judges of the regional military courts, or judges of military zone-level military courts or judges of the Central Military Court.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.-

1. Councils for Selection of People’s Court Judges include:

a) The Council for Selection of Judges of the Supreme People’s Court, Judges of the Central Military Court;

b) The Council for Selection of Judges of the Provincial-Level People’s Courts, Judges of the District-Level People’s Courts;

c) The Council for Selection of Judges of the Military Zone-Level Military Courts, Judges of the Regional Military Courts.

2. The Judges-Selecting Councils shall work collectively. The decisions of the Judges-Selecting Councils must be voted for by more than half of the total number of their members.

Article 26.-

1. The Council for Selection of Judges of the Supreme People’s Court, Judges of the Central Military Court is composed of the chief judge of the Supreme People’s Court as its chairman, the leadership representatives of the Ministry of Defense, the Ministry of the Interior, the Vietnam Fatherland Front Central Committee and the Lawyers Association’s Central Committee as its members.

The list of members of the Council for Selection of Judges of the Supreme People’s Court and Judges of the Central Military Court shall be decided by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the chief judge of the Supreme People’s Court.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) To select fully qualified persons to be judges of the Supreme People’s Court, Judges of the Central Military Court and submit them to the State President for appointment;

b) To consider cases where judges of the Supreme People’s Court or judges of the Central Military Court may be removed from office as provided for in Clause 2, Article 29 of this Ordinance at the proposal of the chief judge of the Supreme People’s Court and submit them to the State President for decision on such removal;

c) To consider cases where judges of the Supreme People’s Court, judges of the Central Military Court can be dismissed as provided for in Clause 2, Article 30 of this Ordinance at the proposal of the chief judge of the Supreme People’s Court and submit them to the State President for decision on such dismissal.

Article 27.-

1. The Council for Selection of Judges of the Provincial-Level People’s Court and Judges of the District-Level People’s Courts is composed of the chairman or a vice-chairman of the provincial-level People’s Council as its chairman, the chief judge of the provincial-level people’s court and the leadership representatives of the Administration’s Organization and Personnel Board, the Vietnam Fatherland Front Committee and the provincial-level Lawyers Association’s Executive Board as its members.

The list of members of the Council for Selection of Judges of the Provincial- Level People’s Court and Judges of the District-Level People’s Court shall be decided by the chief judge of the Supreme People’s Court at the proposal of the chairman of the provincial-level People’s Council.

2. The Council for Selection of Judges of the Provincial-Level People’s Courts and Judges of the District-Level People’s Courts shall have the following tasks and powers:

a) To select fully qualified persons to be judges of the provincial-level people’s courts, judges of the district-level people’s courts at the proposal of the chief judges of the provincial-level people’s courts and propose them to the chief judge of the Supreme People’s Court for appointment;

b) To consider cases where judges of the provincial-level people’s courts or judges of the district-level people’s courts can be removed from office as provided for in Clause 2, Article 29 of this Ordinance at the proposal of the chief judges of the provincial-level people’s courts and propose the chief judge of the Supreme People’s Court to remove them from office;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.-

1. The Council for Selection of Judges of the Military Zone-Level Military Courts, Judges of the Regional Military Courts is composed of the chief judge of the Central Military Court as its chairman and the leadership representatives of the Ministry of Defense, the Ministry of the Interior, Vietnam Fatherland Front Central Committee and Vietnam Lawyers Association’s Central Committee as its members.

The list of members of the Council for Selection of Judges of the Military Zone- Level Military Courts, Judges of the Regional Military Court shall be decided by the chief judge of the Supreme People’s Court at the proposal of the chief judge of the Central Military Court.

2. The Council for Selection of Judges of the Military Zone-Level Military Court and Judges of the Regional Military Courts shall have the following tasks and powers:

a) To elect fully qualified persons to be judges of the military zone-level military courts or judges of the regional military courts at the proposal of the chief judge of the Central Military Court and propose the chief judge of the Supreme People’s Court to appoint them;

b) To consider cases where judges of the military zone- level military courts or judges of the regional military courts can be relieved from office as provided for in Clause 2, Article 29 of this Ordinance at the proposal of the chief judge of the Central Military Court and propose the chief judge of the Supreme People’s Court to relieve them from office;

c) To consider cases where judges of the military zone-level military courts or judges of the regional military courts can be dismissed as provided for in Clause 2, Article 30 of this Ordinance at the proposal of the Central Military Court and propose the chief judge of the Supreme People’s Court to dismiss them.

Article 29.-

1. Judges shall be automatically relieved from the judges position upon their retirement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 30.-

1. Judges shall automatically lose their judges title when they are charged by courts with legally effective judgments.

2. Depending on the nature and seriousness of their violations, judges may be dismissed in one of the following cases:

a) Committing violations in adjudication or settlement of matters falling under the courts jurisdiction;

b) Violating the provisions in Article 15 of this Ordinance;

c) Being disciplined in form of dismissal from their current managerial positions under the provisions of legislation on public servants;

d) Violating regulations on moral qualities;

e) Committing other law offenses.

Article 31.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The chief judges and deputy-chief judges of local peoples courts shall be appointed, relieved from office and dismissed by the chief judge of the Supreme Peoples Court after reaching agreement with the Standing Body of the local Peoples Councils of the same level.

3. The chief judges and deputy- chief judges of the military zone-level military courts or the regional military courts shall be appointed, relieved from office and dismissed by the chief judge of the Supreme Peoples Court after reaching agreement with the Minister of Defense.

4. Before proposing the State President or the chief judge of the Supreme Peoples Court to dismiss persons from the positions of chief judge or deputy-chief judge under the provisions in Clauses 1, 2 or 3 of this Article, if such persons fall into the cases where they may be dismissed from the judges position, the opinions of the competent Judges-Selecting Councils which have selected such judges are required.

5. The term of office of the deputy-chief judges of the Supreme Peoples Court, the chief judges and deputy-chief judges of local peoples courts or military courts shall be five years as from the dates they are appointed.

Chapter IV

TASKS AND POWERS OF JURORS, REGIMES FOR JURORS, JURORS’ CRITERIA, PROCEDURES FOR ELECTION, APPOINTMENT, RELIEF FROM OFFICE, DISMISSAL OF JURORS

Article 32.-

1. Jurors perform tasks under the assignment of the chief judges of the courts where they are elected or appointed to be jurors.

2. The chief judges of local peoples courts, military zone-level military courts or regional military courts shall have the responsibility to manage jurors according to the Regulation on organization and operation of jurors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 33.-

1. Jurors are entitled to have professional fostering, to participate in conferences on review of the courts adjudicating work.

The funding for professional fostering of jurors is estimated in the operational funding of the peoples courts, with the support from the local budget.

2. Jurors who are officials, public employees, army men in active service, defense workers shall have the duration of working as jurors calculated into their duration of working in their offices, units.

Article 34.-

1. Jurors are supplied with uniforms and the jurors identity cards to perform the adjudicating tasks.

The uniform model, the regime of uniform supply and use, the jurors identity cards shall be submitted by the chief judge of the Supreme Peoples Court to the National Assembly Standing Committee for prescription.

2. When performing the adjudicating tasks, the jurors are entitled to enjoy allowances under the provisions of law.

Article 35.- Jurors must refuse to participate in trials or be replaced in cases prescribed by the procedure legislation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If within a year, jurors are not assigned by the chief judges to perform the adjudicating tasks, they are entitled to request the chief judges to let them know the reasons therefor.

Article 37.- Persons who fully meet the criteria prescribed in Clause 2, Article 5 of this Ordinance can be elected to be peoples jurors of the local peoples courts; if such persons are army men in active service, defense employees or workers who are serving in the army, they can be appointed to be army mens jurors of the military zone- level military courts or the regional military courts.

Article 38.-

1. The peoples jurors of local peoples courts shall be elected by the Peoples Councils of the same level at the recommendations of the Fatherland Front Committees of the same level, and shall be relieved from position or dismissed by the Peoples Councils of the same level at the proposals of the chief judges of the same-level peoples courts after reaching agreement with the Vietnam Fatherland Front Committees of the same level.

2. The army mens jurors of the military zone-level military courts shall be appointed by the director of the General Political Department of the Vietnam Peoples Army at the recommendations of the political agencies of military zones, army corps, army services, general departments or equivalent level, and shall be relieved from position or dismissed by the director of the General Political Department of the Vietnam Peoples Army at the proposals of the chief judges of the military zone- military courts after reaching agreement with the political agencies of the military zones, army corps, services, general departments or equivalent level.

3. The army mens jurors of the regional military courts shall be appointed by the directors of the Political Departments of military zones, army corps, army services, general departments or the equivalent level at the recommendations of the political offices of the division or equivalent levels and shall be relieved from position, dismissed by the director of the Political Departments of military zone, army corps, army services, general departments or equivalent level at the proposals of the chief judges of the regional military courts after reaching agreement with the political offices of division or equivalent level.

Article 39.-

1. The term of office of the peoples jurors shall correspond to the term of office of the Peoples Councils of the same level.

Upon the expiry of the term of office of the Peoples Councils, the peoples jurors shall continue to perform their tasks till the time the new Peoples Councils elect new peoples jurors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 40.-

1. Agencies, organizations or peoples armed force units, which have their people elected or appointed to be jurors, shall have the responsibility to create conditions for the jurors to perform their tasks.

2. While the jurors perform tasks assigned by the chief judges of courts, the agencies, organizations and peoples armed force units having such jurors must not mobilize or assign the jurors to perform other tasks, except for special cases.

Article 41.-

1. Jurors may be relieved from position for health or other reasons.

2. Jurors shall be dismissed when violating regulations on moral qualities or commiting law offenses, thus no longer deserving to be jurors.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 42.- This Ordinance replaces the May 14, 1993 Ordinance on Judges and Jurors of the Peoples Courts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 43.- The Government, the Supreme Peoples Court, the Vietnam Fatherland Front Central Committee shall, within the ambit of their respective functions and tasks, have to guide, coordinate in guiding, the implementation of this Ordinance.

 

 

ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN




Nguyen Van An

 

;

Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 2002

Số hiệu: 02/2002/PL-UBTVQH11
Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 04/10/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 2002

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [3]
Văn bản hợp nhất - [1]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…