Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/NQ-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 9 NĂM 2011

Trong hai ngày 25 và 26 tháng 9 năm 2011, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 9 năm 2011, đã thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau:

1. Về các báo cáo: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2011, dự báo tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam; tình hình thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ; đánh giá lạm phát, đề xuất các giải pháp căn bản ứng phó có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn; tình hình thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 8 và chương trình công tác của Chính phủ tháng 9 năm 2011; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng tháng 9 năm 2011; công tác cải cách hành chính quý III năm 2011; tình hình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình.

a) Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2011:

Chính phủ thống nhất nhận định: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2011 có những chuyển biến tích cực bước đầu. Ổn định kinh tế vĩ mô có bước được cải thiện; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; lạm phát tiếp tục được kiềm chế và có xu hướng giảm dần, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 0,82% so với tháng trước, thấp nhất kể từ đầu năm. Tính chung, chỉ số giá 9 tháng năm 2011 tăng 18,16% so với cùng kỳ năm 2010; thu ngân sách đạt khá, đáp ứng các nhiệm vụ chi, đồng thời góp phần giảm bội chi; giải ngân các nguồn vốn có chuyển biến tích cực; kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá cao, nhập siêu 9 tháng tiếp tục giảm; tốc độ tăng huy động vốn, dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô; dự trữ ngoại tệ tăng, thị trường ngoại hối và tỷ giá ngoại tệ cơ bản ổn định; lãi suất ngân hàng được điều chỉnh giảm. Tốc độ tăng trưởng quý III cao hơn quý trước, đạt 6,11%, 9 tháng đầu năm 2011 ước đạt 5,76%; trong điều kiện rất khó khăn nhưng sản xuất công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ đạt kết quả khá. An sinh xã hội được bảo đảm, nhiều chính sách tiếp tục được triển khai có hiệu quả, góp phần giảm bớt khó khăn cho nhân dân; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, giải quyết việc làm… được quan tâm chỉ đạo và đạt những kết quả tích cực. Chính trị, xã hội tiếp tục ổn định; quốc phòng được tăng cường; an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục được chú trọng và có tiến bộ. Việc ký kết và triển khai có kết quả các hiệp định và thỏa thuận quốc tế, các hoạt động đối ngoại trong và ngoài nước đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy hơn nữa công tác đối ngoại và quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.

Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức: kinh tế vĩ mô chưa vững chắc; sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; lạm phát vẫn còn cao; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, hàng hóa tồn kho lớn; thị trường bất động sản trì trệ; mặt bằng lãi suất cao, nợ xấu của các ngân hàng còn lớn; nhập siêu còn cao, dự trữ ngoại tệ thấp, sức ép tỷ giá lớn; đời sống của một bộ phận dân cư có thu nhập thấp, công nhân trong các khu công nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; thiên tai, dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó lường.

Để bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2011, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, nhất quán các mục tiêu, giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ và Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ từ đầu năm đến nay. Phối hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế vĩ mô, trước hết là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, tín dụng, xuất nhập khẩu… để tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và giữ mức tăng trưởng hợp lý, trong đó tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp theo tín hiệu thị trường; trên cơ sở kết quả kiềm chế lạm phát, từng bước giảm dần lãi suất tín dụng, bảo đảm hỗ trợ dòng vốn tín dụng cho các nhu cầu thiết yếu trong sản xuất, kinh doanh, trước hết là cho nông nghiệp; nông thôn, ngành điện, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tín dụng cho xuất khẩu; điều hành tăng trưởng tín dụng khoảng 15-17%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 12%; xây dựng phương án cân đối ngoại tệ và điều hành tỷ giá trong quý IV năm 2011 và quý I năm 2012. Tiếp tục duy trì và phát huy kết quả đạt được trong quản lý ngoại tệ và vàng trong thời gian qua; sớm nghiên cứu ban hành chính sách để huy động ngoại tệ và vàng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, đồng bộ, có hiệu quả kết hợp với chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tái cơ cấu đầu tư; tập trung kiểm tra, chỉ đạo các địa phương, phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước năm 2011 cao hơn dự toán, kết hợp với việc quản lý chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả để giảm bội chi ngân sách nhà nước xuống mức 4,9% GDP; chỉ đạo, điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước, có lộ trình, liều lượng thích hợp gắn với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất biện pháp hỗ trợ các địa phương phòng chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai, bão lụt, dịch bệnh gây ra.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện cơ cấu lại đầu tư kết hợp với chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng; tập trung vốn cho các công trình cấp bách, sắp hoàn thành, đem lại hiệu quả; bảo đảm thực hiện theo kế hoạch vốn để phân bổ cho các chương trình an sinh xã hội, nông thôn mới; không ứng vốn ngân sách năm 2012. Kiên quyết giãn, điều chỉnh các công trình chưa thực sự cấp bách, không đủ vốn hoàn thành trong thời hạn quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm đáp ứng nhu cầu thị trường, không để thiếu hàng, đẩy giá thực phẩm lên cao, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới; tiếp tục hỗ trợ ngư dân phát triển đánh bắt hải sản xa bờ, tổ chức lại sản xuất; chủ động phương án phòng, tránh thiên tai, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm hiệu quả; kịp thời giúp đỡ người dân ổn định sản xuất và đời sống sau thiên tai, dịch bệnh.

- Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu và hàng hóa trong nước đã sản xuất được; tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường; bảo đảm cân đối đủ hàng hóa cho nhu cầu sản xuất và đời sống, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới; phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương có biện pháp mạnh để khắc phục hiện tượng đầu cơ găm hàng, thao túng giá, đẩy giá lên cao. Kiên quyết xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, trốn thuế.

- Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an phối hợp với các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm kiềm chế, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; kiên quyết xử lý các trường hợp đua xe, sử dụng rượu, bia, chất có cồn khi tham gia giao thông; tổ chức giao thông hợp lý trên địa bàn thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; không sử dụng lòng đường, vỉa hè làm điểm đỗ hoặc kinh doanh điểm đỗ xe ô tô, xe gắn máy.

- Các Bộ, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương để tạo môi trường thu hút vốn đầu tư; đẩy nhanh tiến độ thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường công tác kiểm tra việc kiểm soát thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành; thực hiện kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành; bảo đảm yêu cầu công khai hóa, minh bạch hóa trong chỉ đạo, điều hành gắn với định hướng thông tin phục vụ nhiệm vụ chống lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng hợp lý.

- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông, nhất là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam… đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền với phương thức và thời lượng phù hợp; tăng cường tính công khai, minh bạch, khách quan, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, có lợi cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã đề ra. Các thành viên Chính phủ chủ động cung cấp và công bố thông tin trên các phương tiện truyền thông về các chủ chương, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành thuộc lĩnh vực Bộ, cơ quan quản lý để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

- Các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, tập trung vào các vùng nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, người nghèo, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo đảm chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tập trung giải quyết khiếu nại của công dân, nhất là khiếu nại đông người, kéo dài, tiếp tục chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm.

- Các Bộ, cơ quan khẩn trương và chủ động rà soát và đề xuất bổ sung, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, tránh chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công. Các thành viên Chính phủ thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc của Chính phủ trong việc chuẩn bị nội dung, tham dự họp, nhằm nâng cao chất lượng các phiên họp Chính phủ; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị và trình các đề án trong chương trình công tác, khắc phục tình trạng nợ đọng các văn bản quy định chi tiết thi hành các dự án luật, pháp lệnh.

b) Về tình hình lạm phát và các giải pháp khắc phục:

Chính phủ thống nhất nhận định trong nhiều năm qua, lạm phát ở nước ta tăng cao và kéo dài do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do bị tác động của kinh tế thế giới khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam cao hơn nhiều nước nhưng nguyên nhân nội tại của nền kinh tế là chủ yếu, như: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nới lỏng kéo dài, tăng dư nợ tín dụng, thâm hụt ngân sách liên tục ở mức cao; cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, năng suất lao động và hiệu quả đầu tư thấp; quản lý giá và hệ thống lưu thông, phân phối hàng hóa còn bất cập; chi phí đầu vào của sản xuất, kinh doanh tăng mạnh; công tác thông tin tuyên truyền chưa tốt nên yếu tố tâm lý của người dân cũng góp phần đẩy giá lên cao.

Chính phủ thống nhất để xử lý căn bản tình trạng trên đây cần áp dụng cả những giải pháp trước mắt và lâu dài. Trước hết là tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ - tài khóa chặt chẽ; nâng cao hiệu quả đầu tư; đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt nhập khẩu để giảm nhập siêu; nâng cao hiệu quả sản xuất, nhất là nông nghiệp; ổn định tâm lý và cải thiện niềm tin của người dân đối với chính sách kinh tế vĩ mô. Về lâu dài, cần tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất lao động xã hội, tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế; tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó tập trung tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính - ngân hàng; tập trung nguồn lực cho sản xuất, kinh doanh; phát triển đồng bộ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các thị trường; đồng thời kiểm soát lạm phát có mục tiêu và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền.

2. Chính phủ nghe và cho ý kiến đối với Báo cáo tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2006-2010; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011-2015 do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình.

Chính phủ yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước tập trung vốn đầu tư vào các ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính, không đầu tư ngoài ngành, nhất là các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán. Đối với các tập đoàn, tổng công ty trước đây đã đầu tư vào các lĩnh vực này phải sớm có kế hoạch thoái vốn, tiến tới chấm dứt kinh doanh. Các bộ quản lý ngành có phương án xử lý kiên quyết, dứt điểm đối với các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài; đề xuất mô hình quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phù hợp theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Giao Bộ Tài chính chủ trì, tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh nội dung Báo cáo, đồng thời xây dựng Đề án sắp xếp, tái cơ cấu đối với từng tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trình Chính phủ cho ý kiến; Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chuẩn bị việc sơ kết 5 năm thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước.

3. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày tờ trình về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Việc xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 phải dựa trên cơ sở cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 2 khóa X, đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện nhằm phát huy những kết quả và thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại, yếu kém, đưa giáo dục đào tạo nguồn nhân lực thực sự là quốc sách hàng đầu, là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững.

Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 theo hướng cụ thể và khả thi hơn, gửi lấy ý kiến thành viên Chính phủ; Hội đồng Giáo dục quốc gia họp cho ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, Cổng TTĐT;
- Lưu: Văn thư, TH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 94/NQ-CP

Hanoi, September 27, 2011

 

RESOLUTION

THE GOVERNMENT’S REGULAR MEETING – SEPTEMBER, 2011

The Government on September 25 and 26, 2011 convened its first regular meeting to discuss and decide the following issues:

1. Reports: Socio-economic performance in September and the first nine months of 2011, forecast of domestic and global economic situation; the realization of the Government’s Resolution 11/NQ-CP, dated February 24, 2011; evaluation of inflation, recommendation of basic, effective and practical measures for dealing with inflation; implementation of the Resolution made at the Government’s regular meeting in August 2011, Government working program in September 2011; inspection work, settlement of complaints and denunciations, anti-corruption work in September 2011; outcomes of the administrative reform in Q3, 2011; the fulfillment of Việt Nam’s international commitments. The reports were presented by Minister of Planning and Investment, Minister of Finance, the Governor of the State Bank, the Minister-Chairman of the Office of Government, the Government Chief Inspector, Minister of Home Affairs and Minister of Foreign Affairs.

a) Socio-economic performance in September and first nine months of 2011

The Government announced that the socio-economic performance in September and the first nine months evolved positively with initial outcomes. The macro-economy was initially improved; major balances of the economy were fundamentally ensured; inflation was put under control and in the decreased trend; consumer price index surged by 18.16% year-on-year; increased budget collection met the demands for public spending and helped reduce overspending; disbursement of sources of capital was thrived; export earnings advanced relatively, while trade deficit in the first nine months continued to go down; credit growth, outstanding credit and total payment were appropriate to the macro-economic situation; foreign currency reserve was on the rise, foreign exchange market and exchange rate were stabilized; interest rates were adjusted lower. The growth rate was estimated at 6.11% in Q3, higher than the previous quarter, and 5.76% in the first nine months of the year. Despite a string of difficulties, achievements from industry, agriculture and service were positive. Social security was guaranteed, many policies were effectively implemented, serving to reduce difficulties for people; the fields of culture, education, healthcare, and job generation were paid due attention. Politics and social affairs were stabilized; national defense was strengthened; security, social safety and order were maintained. The administrative reform, settlement of complaints and accusations, anti-corruption work were improved. The signings and effective implementation of international agreements and deals, and diplomatic activities helped boost diplomatic ties of Việt Nam with other countries and heighten national status and prestige.

On the other hand, the domestic economy had to cope with a mountain of difficulties and challenges, namely unstable macro-economy, low competitiveness, high inflation rates, difficult business and production, large quantity of inventory, stagnated real estate market, high interest rate, high rate of bad debts in the banking system, high trade gap, low foreign reserves, high pressure on exchange rate, hard living conditions in groups of low-income earners, workers in industrial parks and ethnic minorities in remote and far-reaching areas, unstable and unpredicted natural disasters and epidemics.

To fulfill the key socio-economic goals and tasks for 2011, the Government requested ministries, agencies and localities to take drastic measures especially the goals and solutions which were put forth at the Government’s Resolution 11/NQ-CP, dated February 24, 2011 and Resolutions made at Government’s regular meetings; combine macro-economic policies, with first focus on fiscal policy, monetary policy, credit, export and import in order to rein in inflation, stabilize macro-economy, ensure social security and maintain appropriate growth rate and focus on the following solutions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Ministry of Finance works with the Ministry of Planning and Investment, other ministries, agencies and localities to conduct the close, synonymous and effective fiscal policy and monetary policy to curb inflation, stabilize the macro-economy, ensure social security, restructure investment mechanism; instruct localities to increase collection for state budget, manage spending closely, economically and efficiently to reduce overspending of state budget (under 4.9% of GDP); regulate prices of indispensable commodities in line with market principles, State management, in appropriate roadmaps, inflation curbing, macro-economic stability and social security. The Ministry will coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to propose measures to assist localities in preparing for and overcoming damages caused by natural disasters, storms, flooding, and epidemics.

- The Ministry of Planning and Investment will work with other ministries, agencies and localities to restructure investment and regulate the management of construction’s investment; allocate funds for urgent, effective and nearly completed projects; distribute funds for socio-security programs on scheduled without taking budget from 2012; resolutely suspend projects which are not urgent or lack of capital for completing on time.

- The Ministry of Agriculture and Rural Development works with other ministries, agencies and localities to solve difficulties, speed up agro-forestry and fishery production; develop herds of animals and poultry to meet the market’s demand; avoid food shortage which would push up costs of food and foodstuff especially in the upcoming Lunar New Year Festival; assist fishermen in developing offshore fishing and production; positively prepare for natural disasters, prevent diseases on animals and poultry; timely provide assistance for people to stabilize production and livelihood after natural disasters and epidemics.

- The Ministry of Industry and Trade work with relevant agencies to conduct measures to boost export; control import of unnecessary products and those that are produced domestically; enhance market investigation and supervision measures; ensure balance of goods for production and consumption, especially for the upcoming Lunar New Year Festival; cooperate with the Ministry of Finance and localities to prevent speculation and price hikes; punish smuggling and trade frauds, production of fake goods and tax evasion.

- The Ministry of Transport, the Ministry of Public Security in collaboration with localities to take drastic measures to reduce traffic accidents and congestion; apply punishment to motorbike races, drunk driving; reasonably organization of traffic in Hà Nội and Hồ Chí Minh City; prevent the uses of roadways and sidewalks for parking.

- Ministries, agencies and localities speed up the administrative reform, especially in five municipal cities to generate attractive investment environment; implementation of projects on administrative reform; investigation of administrative procedures at all levels; enforce laws in direction and management in the way of open and transparent to realize the tasks of inflation curbing, macro-economic stabilization, social welfare maintenance and having reasonable growth rate.

- The Ministry of Information and Communication instructs the mass media, especially the Việt Nam Television (VTV), the Voice of Việt Nam (VOV), and the Việt Nam News Agency (VNA) to disseminate news in appropriate mode and time; run open, transparent and subjective news on the guidelines of the Party, policy and law of the State, instructions and management of the Government in favor of the implementation of the Government’s Resolution 11/NQ-CP. Based on their fields, Government members positively provide and publish information of the orientations, policy, instruction and management to generate high consensus in the society.

- Ministries, agencies and localities synchronously conduct the policies on social welfare, focusing on extremely poor and difficult areas, the poor, merit people, and ethnic minority groups; effectively implement the orientations and resolutions of the Party and State in the aspects of national defense, security, national sovereignty, political security, social order; settlement of accusations, especially those involving many people and lasting for long time; attach importance to anti-corruption and thrift practice.

- Competent ministries and agencies quickly review and propose supplement and amendment of their functions, tasks and structure to avoid overlapping and coincidence, edge competence and effectiveness of management over their assigned scopes. Government members strictly comply with the Government’s working regulation in preparation for and attending meetings, aiming to raise the quality of Government’s meetings; speed up the preparatory work for proposals to be submitted within the working programs; overcome the lack of documents stipulating the laws and ordinances.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Government claimed that over the past years, the prolonged high inflation stemmed from a string of reasons, including the impacts of the world economy as the country’s economy is opener than many other countries. The main reason, however, are come from the internal affairs, namely the prolonged flexible monetary and fiscal policy, credit growth rate raised, high rates of budget overspending; inappropriate economic structure and investment machanism, low productivity and investment efficiency; the price management, circulation system and goods distribution are still inappropriate; production and business input costs are soaring; weak information also contributed to the prices hikes.

The Government acknowledged that the problem should be tackled by both short-term and long-term solutions. Firstly, it is necessary to apply the tight monetary and fiscal policy; improve investment efficiency; boosting exports; control imports in an appropriate way to ease trade gap; raise the effectiveness of agricultural production; reinforce confidence of people in the country’s macro-economic policy. In the long term, it is vital to alter growth model which will apply scientific and technological advancements, raise productivity, edge competitiveness of the economy; restructure the economy by focusing on investment mechanism, SOEs, and the financial and banking system; allocating sources for production and business; synchronously develop and improve state management capacity of markets; control inflation and improve the dissemination work.

 2. The Government listened and gave comments on the Reports of financial situation and efficiency of production and business activities of SOEs in the 2006-2010 period, orientations, tasks and solutions in the 2011-2015 period which was presented by the Finance Minister.

The Government asked the SOEs to allocate capital to their main fields of production and business, not to their outside fields, especially finance, insurance, real estate, and securities. Those SOEs that already invested in such areas would have to map out divestment plans and suspend business. Management officials have to give drastic proposals to deal with SOEs which operate inefficiently and suffer from prolonged losses; recommend compact and effective management model for the SOEs.

The Ministry of Finance collects comments of Government members to finalize Report and compose a proposal to restructure every SOEs, then submit it to the Government; the Ministry of Planning and Investment is to make a preliminary summing-up of the five-year pilot for building of SOEs model.

3. The Government listened to Minister of Education and Training to report on a draft education development strategy for the 2011-2020 period.

The drafting of the strategy must be based on the Resolution of the 11th Party Congress and the Resolution of the 2nd Plenum of the 11th CPV Central Committee, assesses reality, clearly defines viewpoints, targets, tasks and solutions to uphold the attained achievements, surmount shortcomings, weaknesses, and convert education and training into a leading national policy and a breaking point for fast and sustainable growth.

The Ministry of Education and Training works with the Ministry of Justice, the Office of Government and relevant agencies to collect comments, finalize the draft strategy in concrete and feasible manner, and consult the National Education Council before submitting it to the Prime Minister for issuance./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

;

Nghị quyết 94/NQ-CP năm 2011 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 do Chính phủ ban hành

Số hiệu: 94/NQ-CP
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 27/09/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 94/NQ-CP năm 2011 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 do Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…