QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 82/2014/QH13 |
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2014 |
VỀ VIỆC THI HÀNH LUẬT TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015 đến ngày 01 tháng 6 năm 2015:
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm rà soát, chuẩn bị về tổ chức bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để bảo đảm hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo quy định của Luật này;
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao hết nhiệm kỳ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi được xem xét, bổ nhiệm theo quy định tại khoản 5 Điều này;
3. Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp hết nhiệm kỳ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi được xem xét, bổ nhiệm lại theo quy định của Luật này; việc xem xét, bổ nhiệm lại các Kiểm sát viên này phải thực hiện xong trước ngày 30 tháng 9 năm 2015;
4. Căn cứ Điều 40, Điều 49 và khoản 3 Điều 63 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
5. Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 63, Điều 74, Điều 76, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 79, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 80, khoản 1 Điều 93 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm:
a) Xem xét, quyết định đề nghị Chủ tịch nước bổ nhiệm các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Xem xét, quyết định bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp đối với các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà không được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
Điều 2.
Kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2015:
1. Những nhiệm vụ, quyền hạn mới của Viện kiểm sát nhân dân quy định tại các điểm b, c, e và g khoản 3 Điều 3, khoản 4 Điều 12 và thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương quy định tại Điều 20 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện sau khi Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành được sửa đổi, bổ sung và luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành quy định những nhiệm vụ, quyền hạn này thống nhất với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
Trong thời gian Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chưa được sửa đổi, bổ sung, luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự chưa được Quốc hội thông qua và chưa có hiệu lực thi hành thì Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự hiện hành;
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chuyển giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
3. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao;
b) Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có kháng cáo, kháng nghị mà chưa được giải quyết;
c) Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có kháng nghị mà chưa được giải quyết;
d) Giải quyết kiến nghị, đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý mà chưa được giải quyết;
4. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền;
5. Kiểm sát viên cao cấp được bổ nhiệm theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 của Nghị quyết này sau đó được xem xét bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì không áp dụng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 80 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
6. Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp còn nhiệm kỳ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến hết nhiệm kỳ theo quyết định bổ nhiệm;
7. Lương và phụ cấp của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên cao cấp được thực hiện tương ứng với lương và phụ cấp của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định pháp luật hiện hành cho đến khi có chế độ lương và phụ cấp mới.
Điều 3.
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tự mình hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đến Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân để hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới theo thẩm quyền; đề nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới phù hợp với Luật này.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2014.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, November 24, 2014 |
RESOLUTION
ON IMPLEMENTATION OF THE LAW ON ORGANIZATION OF PEOPLE’S PROCURACIES
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
RESOLVES:
From February 1, 2015, to June 1, 2015:
1. The Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall review and prepare the organizational structure, personnel, physical foundations and other necessary conditions to ensure operation of people’s procuracies at all levels in accordance with the Law on Organization of People’s Procuracies.
2. Procurators of the Supreme People’s Procuracy whose terms of office have expired shall continue performing their duties until they are re-appointed in accordance with Clause 5 of this Article.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Pursuant to Articles 40 and 49; and Clause 3, Article 63 of the Law on Organization of People’s Procuracies, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall propose the National Assembly Standing Committee to decide to establish superior people’s procuracies and approve the working apparatus of the Supreme People’s Procuracy.
5. Pursuant to Clauses 4 and 5, Article 63; Articles 74 and 76; Points b and c, Clause 1, Article 79; Points b and c, Clause 1, Article 80; and Clause 1, Article 93 of the Law on Organization of People’s Procuracies, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall:
a/ Consider and propose the President to appoint procurators of the Supreme People’s Procuracy;
b/ Consider and appoint procurators of the Supreme People’s Procuracy, who are appointed before June 1,2015, but not qualified for appointment as procurators of the Supreme People’s Procuracy in accordance with the Law on Organization of People’s Procuracies, to be high-level procurators.
From June 1, 2015:
1. People’s procuracies shall perform their new duties and exercise their new powers specified at Points b, c, e and g, Clause 3, Article 3; and Clause 4, Article 12, and investigating agencies of the Supreme People’s Procuracy and the Central Military Procuracy shall comply with their new competence specified in Article 20 of the Law on Organization of People’s Procuracies after the revised Criminal Procedure Code and the law on organization of criminal investigation agencies, which provide for these duties and powers in conformity with the Law on Organization of People’s Procuracies, are passed by the National Assembly and take effect.
Pending the revision of the current Criminal Procedure Code and the passage and enactment of the law on organization of criminal investigation agencies, people’s procuracies and investigating agencies of the Supreme People’s Procuracy and the Central Military Procuracy shall continue performing their duties and exercising their powers in accordance with the current Criminal Procedure Code and the Ordinance on Organization of Criminal Investigation;
2. The Supreme People’s Procuracy shall transfer the duty of exercising the power to prosecute and supervise appellate trial to superior people’s procuracies.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Superior people’s procuracies have the following duties and powers:
a/ To exercise the power to prosecute and supervise judicial activities related to cases and matters falling under the jurisdiction of superior people’s courts;
b/ To exercise the power to prosecute and supervise the settlement according to the appellate procedure of judgments and decisions of people’s courts of provinces or centrally run cities, which have not taken legal effect and are appealed or protested against, provided such appeals or protests have not yet been settled;
c/ To exercise the power to prosecute and supervise the settlement according to the cassation or re-opening procedure of legally effective judgments or decisions of people’s courts of rural districts, urban districts, towns, provincial cities and the equivalent, which are protested against by people’s courts of provinces or centrally run cities, provided such protests have not yet been settled;
d/ To settle recommendations or requests for review according to the cassation or reopening procedure of legally effective judgments or decisions of people’s courts of rural districts, urban districts, towns, provincial cities and the equivalent and of people’s courts of provinces and centrally run cities, which the Supreme People’s Procuracy has received but not yet settled;
4. Chief procurators of superior people’s procuracies shall protest according to the appellate procedure against first-instance judgments and decisions of people’s courts of provinces and centrally run cities which have not yet taken legal effect; protest according to the cassation or reopening procedure against legally effective judgments and decisions of people’s courts of rural districts, urban districts, towns, provincial cities and the equivalent and of people’s courts of provinces and centrally run cities in the territories under their jurisdiction.
5. High-level procuracies who are appointed under Point b, Clause 5, Article 1 of this Resolution and then considered and appointed to be procurators of the Supreme People’s Procuracy are not subject to the condition prescribed at Point a, Clause 1, Article 80 of the Law on Organization of People’s Procuracies.
6. Intermediate- and primary-level procurators whose terms of office have not yet expired shall continue performing their duties until their terms of offices stated in their appointment decisions expire.
7. Salaries and allowances of procurators of the Supreme People’s Procuracy and high- level procurators are equivalent to those of procurators of the Supreme People’s Procuracy prescribed in current law until a new salary and allowance regime is promulgated.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The Supreme People’s Procuracy shall, within the ambit of its functions, duties and powers, review or coordinate with concerned agencies in reviewing legal documents relevant to the Law on Organization of People’s Procuracies so as to annul, amend and supplement them or promulgate new ones according to its competence; propose the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Government and concerned agencies to annul, amend and supplement relevant documents or promulgate new ones in conformity with the Law on Organization of People’s Procuracies.
2. The National Assembly Standing Committee, the President, the Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy shall, within the ambit of their functions, duties and powers, implement this Resolution.
This Resolution was adopted on November 24, 2014, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 8th session.-
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Sinh Hung
;
Nghị quyết 82/2014/QH13 về thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 do Quốc hội ban hành
Số hiệu: | 82/2014/QH13 |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Quốc hội |
Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 82/2014/QH13 về thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 do Quốc hội ban hành
Chưa có Video