Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/2016/NQ-HĐND

Hưng Yên, ngày 06 tháng 10 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH NỘI QUY KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA XVI, NHIỆM KỲ 2016 - 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
KHOÁ XVI - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND ngày 20/11/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Xét đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh tại Tờ trình số 331/TTr-HĐND ngày 27/9/2016 về việc đề nghị ban hành Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021, Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Điều 2. Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 -2021, kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 05/10/2016 và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua.

Điều 3. HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Đỗ Xuân Tuyên

 

NỘI QUY

KỲ HỌP CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN KHOÁ XVI, NHIỆM KỲ 2016 - 2021
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 53/2016/NQ-HĐND ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định về kỳ họp Hội đồng nhân dân

Kỳ họp Hội đồng nhân dân là hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh.

Hội đồng nhân dân tỉnh họp công khai, thường lệ mỗi năm ít nhất hai kỳ. Khi cần thiết, HĐND tỉnh quyết định tổ chức kỳ họp bất thường hoặc họp kín theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tình hình cụ thể, kỳ họp HĐND tỉnh gồm phiên họp trù bị và các phiên họp chính thức. Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp của kỳ họp.

Điều 2. Quy định về phiên họp trù bị

Tại phiên họp trù bị, đại biểu HĐND tỉnh nhận tài liệu kỳ họp; Thường trực HĐND tỉnh báo cáo về dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh tham gia ý kiến để hoàn chỉnh trước khi báo cáo tại phiên họp chính thức và thống nhất một số nội dung quan trọng trình tại kỳ họp.

Kỳ họp HĐND tỉnh nếu không có phiên họp trù bị thì các nội dung của việc trù bị sẽ được Thường trực HĐND tỉnh tổ chức triển khai trước giờ khai mạc kỳ họp.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Đối với Chủ tọa kỳ họp

1. Chủ tịch HĐND tỉnh Chủ toạ các kỳ họp HĐND tỉnh.

2. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh giúp Chủ tịch HĐND tỉnh trong việc điều hành kỳ họp theo sự phân công của Chủ tịch HĐND tỉnh.

3. Chủ toạ kỳ họp có những nhiệm vụ:

- Thông báo số đại biểu có mặt, vắng mặt; báo cáo và thống nhất, biểu quyết thông qua nội dung, chương trình kỳ họp;

- Chủ tịch HĐND tỉnh khai mạc và bế mạc các kỳ họp (nếu Chủ tịch vắng mặt thì Phó Chủ tịch khai mạc và bế mạc kỳ họp);

- Điều khiển phiên họp theo nội dung, chương trình đã được HĐND tỉnh thông qua; đề nghị HĐND điều chỉnh nội dung, chương trình khi cần thiết;

- Dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp của HĐND tỉnh hoặc tại phiên thảo luận tổ, chia tổ thảo luận;

- Bảo đảm thảo luận dân chủ, tạo điều kiện để các đại biểu đóng góp ý kiến; dành thời gian thỏa đáng cho việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp;

- Chỉ đạo việc tổng hợp ý kiến thảo luận của đại biểu tại phiên họp HĐND và tại phiên thảo luận tổ;

- Chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến của đại biểu và chỉnh lý dự thảo nghị quyết của HĐND tại kỳ họp;

- Điều hành để HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết. HĐND biểu quyết bằng hình thức giơ tay, bỏ phiếu kín hoặc bằng hình thức khác theo đề nghị của Chủ toạ kỳ họp.

Điều 4. Quy định đối với đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu dự họp

- Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp, họp Đoàn, họp tổ thảo luận. Nếu không tham dự phải có lý do chính đáng và báo cáo trước với Chủ tịch HĐND tỉnh. Khi kỳ họp đã khai mạc thì báo cáo với Chủ tọa kỳ họp. Khi được Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tọa kỳ họp đồng ý, đại biểu mới được phép vắng mặt.

- Đại biểu HĐND tỉnh có quyền chất vấn Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND), Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.

- Trong suốt quá trình diễn ra kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh ngồi họp theo vị trí đã được quy định trong hội trường; Tổ trưởng các Tổ đại biểu có trách nhiệm quản lý đại biểu của Tổ mình. Trước giờ làm việc của từng phiên họp, các Tổ trưởng báo cáo cho Chủ tọa kỳ họp số đại biểu có mặt, vắng mặt để ghi vào biên bản kỳ họp.

- Khi tham dự các phiên họp toàn thể tại hội trường, các đại biểu không làm việc riêng, không tự ý đi lại, không đọc sách, báo, tài liệu không liên quan đến kỳ họp; không sử dụng điện thoại di động trong hội trường khi đang diễn ra kỳ họp và trong thảo luận tổ.

- Đại biểu chỉ được phát biểu khi đã đăng ký với Chủ tọa kỳ họp và được Chủ tọa kỳ họp cho phép.

- Đại biểu HĐND tỉnh phải sử dụng trang phục lịch sự, theo mùa hoặc theo quy định của Thường trực HĐND tỉnh; đại biểu Công an, Quân đội, mặc trang phục của Công an, Quân đội; đại biểu là chức sắc các tôn giáo nên mặc trang phục truyền thống của tôn giáo mình.

- Các vị đại biểu HĐND tỉnh phải đeo phù hiệu đại biểu theo mẫu quy định. Khi bị mất phù hiệu, đại biểu phải báo cáo với Thường trực HĐND tỉnh.

Điều 5. Đối với đại biểu là Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, các cấp, các ngành và MTTQVN tỉnh và đại biểu được mời dự kỳ họp

- Đại biểu được mời dự kỳ họp có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp, nếu vắng mặt có lý do chính đáng phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tọa kỳ họp.

- Trong suốt quá trình diễn ra kỳ họp, đại biểu ngồi họp theo vị trí đã được quy định trong hội trường; không làm việc riêng; không tự ý đi lại; không đọc sách, báo, tài liệu không liên quan đến kỳ họp; không sử dụng điện thoại di động trong hội trường khi diễn ra kỳ họp và trong thảo luận tổ.

- Đại biểu chỉ được phát biểu khi đã đăng ký với Chủ tọa kỳ họp và được Chủ tọa kỳ họp cho phép.

- Đại biểu được mời tham dự kỳ họp phải sử dụng trang phục lịch sự, theo mùa hoặc theo quy định của Thường trực HĐND tỉnh; đại biểu Công an, Quân đội, mặc trang phục của Công an, Quân đội; đại biểu là chức sắc các tôn giáo nên mặc trang phục truyền thống của tôn giáo mình.

Điều 6. Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp

Đại biểu HĐND tỉnh muốn chất vấn phải ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Thường trực HĐND tỉnh để chuyển đến người bị chất vấn. Nội dung chất vấn phải rõ ràng, mang tính xây dựng; không được lạm dụng chất vấn và trả lời chất vấn để đạt mục đích ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND.

Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, chuyển đến Thủ trưởng cơ quan hoặc người được chất vấn trước phiên họp chất vấn để chuẩn bị, trả lời bằng văn bản hoặc trực tiếp tại phiên họp toàn thể.

Thủ trưởng cơ quan hoặc người bị chất vấn, trả lời chất vấn trực tiếp tại phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh. Nội dung trả lời chất vấn phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, đi thẳng vào nội dung được hỏi, xác định rõ trách nhiệm và biện pháp khắc phục; phải lập thành văn bản gửi Thường trực HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh đã chất vấn trước khi diễn ra phiên họp. Thời gian trả lời chất vấn, nói chung không quá mười lăm phút, trường hợp đặc biệt do Chủ tọa kỳ họp quyết định.

Nếu các đại biểu còn chất vấn bổ sung hoặc cần giải thích rõ thêm thì Chủ tọa kỳ họp yêu cầu người bị chất vấn tiếp tục trả lời chất vấn. Khi cần thiết, kỳ họp HĐND tỉnh ra Nghị quyết về việc trả lời chất vấn.

Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp các ý kiến chất vấn và trả lời chất vấn, thống nhất với UBND tỉnh để đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 7. Thư ký kỳ họp

Văn phòng HĐND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thư ký phục vụ kỳ họp của HĐND tỉnh, gồm các nội dung cụ thể như sau:

- Bố trí vị trí cho đoàn Thư ký làm nhiệm vụ, cử thư ký kỳ họp và thư ký theo dõi của các Tổ thảo luận;

- Lập danh sách đại biểu HĐND tỉnh có mặt, vắng mặt trong các phiên họp và trong kỳ họp;

- Ghi biên bản phiên họp, kỳ họp. Tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu của đại biểu tại cuộc họp Tổ đại biểu và phiên họp toàn thể;

- Tham mưu cho Chủ tọa kỳ họp trong việc thực hiện các quy trình, thủ tục tại kỳ họp;

- Giúp Chủ tọa kỳ họp trong việc điều khiển thảo luận và biểu quyết;

- Phối hợp với các Ban của HĐND tỉnh, các cơ quan hữu quan chỉnh lý dự thảo nghị quyết và các văn bản khác để trình Thường trực HĐND tỉnh.

Điều 8. Tổng hợp ý kiến thảo luận

Thư ký kỳ họp tổng hợp đầy đủ, chính xác, trung thực các ý kiến thảo luận ở tổ, ở các phiên họp toàn thể của kỳ họp. Ghi rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, Chủ tọa kỳ họp yêu cầu cơ quan có liên quan báo cáo giải trình cụ thể và biểu quyết từng vấn đề.

Điều 9. Trình tự thông qua nghị quyết tại kỳ họp

1. Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết trước HĐND tỉnh;

2. Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban của HĐND tỉnh trình báo cáo thẩm tra;

3. Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận. Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể; khi cần thiết, Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo giải trình, làm rõ thêm về những vấn đề mà đại biểu HĐND tỉnh quan tâm hoặc những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để HĐND tỉnh thảo luận, trước khi xem xét, quyết định.

Cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết báo cáo về việc tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của đại biểu HĐND (nếu có).

4. Hội đồng nhân dân tỉnh biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án bằng cách: biểu quyết từng vấn đề, sau đó biểu quyết toàn bộ hoặc nghe đọc toàn văn rồi biểu quyết toàn bộ một lần hoặc biểu quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhau rồi biểu quyết toàn bộ.

Điều 10. Quy định công tác thông tin tuyên truyền về diễn biến kỳ họp

Thực hiện truyền thanh, truyền hình trực tiếp các phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh tại hội trường.

Ghi hình, tổng hợp diễn biến nội dung các phiên thảo luận ở tổ, chọn lọc nội dung để phát trên kênh truyền hình của tỉnh, đưa tin trên Báo Hưng Yên và các cơ quan thông tin đại chúng khác.

Tổ chức họp báo trước hoặc sau kỳ họp theo chỉ đạo của Thường trực HĐND tỉnh.

Điều 11. Quy định đối với cơ quan giúp việc

Chánh Văn phòng HĐND tỉnh điều khiển lễ chào cờ khi khai mạc và bế mạc kỳ họp HĐND tỉnh. Giới thiệu và mời Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh lên bàn Chủ tọa kỳ họp.

Văn phòng HĐND tỉnh phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, hội trường, phòng họp để thảo luận Tổ đại biểu, các điều kiện cở sở, vật chất khác phục vụ kỳ họp thành công.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Thường trực HĐND tỉnh; các Ban HĐND tỉnh; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các vị đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu được mời dự kỳ họp HĐND tỉnh có trách nhiệm chấp hành nghiêm Nội quy này.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 53/2016/NQ-HĐND về nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021

Số hiệu: 53/2016/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành: 06/10/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 53/2016/NQ-HĐND về nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…