Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN NHÀ BÈ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/NQ-HĐND

Nhà Bè, ngày 05 tháng 11 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ BAN HÀNH NỘI QUY KỲ HỌP HĐND HUYỆN NHÀ BÈ KHÓA XI, NHIỆM KỲ 2021 - 2026

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tchức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2019;

Xét Tờ trình số 15/TTr-TTHĐ ngày 29 tháng 10 năm 2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện về ban hành Nội quy kỳ họp của Hội đồng nhân dân huyện Nhà Bè khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Nội quy kỳ họp của Hội đồng nhân dân huyện Nhà Bè khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Điều 2. Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện và các vị đại biểu khách mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân Huyện có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân Huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2021 -2026.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Huyện khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 05 tháng 11 năm 2021./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- TT HĐND Thành phố;
- Văn phòng HĐND Thành phố;
- TT Huyện ủy;
- TT HĐND Huyện;
- UBND Huyện: CT, PCT Huyện;
-
Ủy ban MTTQ VN và các đoàn thể Huyện;
-
Đại biểu ND Huyện:
- VP HĐN
D và UBND Huyện: C/PVP,
- Thường trực HĐND xã, thị trấn;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Phạm Minh Huấn

 

NỘI QUY

KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ KHÓA XI, NHIỆM KỲ 2021 - 2026
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 05 tháng 11 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Huyện)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Kỳ họp Hội đồng nhân dân Huyện

1. Kỳ họp Hội đồng nhân dân Huyện là một trong các hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân Huyện. Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân nghe các báo cáo, thảo luận, chất vấn và nghe trả lời chất vấn; quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

2. Hội đồng nhân dân Huyện họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, gồm kỳ họp giữa năm và kỳ họp cui năm. Khi cn thiết Hội đồng nhân dân Huyện họp chuyên đtheo quy định của pháp luật. Chủ tọa kỳ họp có thể quyết định tổ chức phiên họp trù bị trước khi khai mạc kỳ họp.

3. Hội đồng nhân dân Huyện họp công khai, trong trường hợp cần thiết Hội đồng nhân dân Huyện họp kín theo đề nghị của Chủ tọa kỳ họp.

Điều 2. Chuẩn bị kỳ họp và tài liệu kỳ họp

1. Trước khi triệu tập kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Huyện, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện, Chánh án Tòa án nhân dân Huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Huyện, các Ban của Hội đồng nhân dân Huyện và các đại biểu của Hội đồng nhân dân Huyện để dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp, xem xét việc chuẩn bị các tờ trình, các báo cáo trình Hội đồng nhân dân Huyện, quyết định những vấn đề khác liên quan đến kỳ họp Hội đồng nhân dân Huyện.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện quyết định triệu tập kỳ họp và gửi dự kiến chương trình kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân Huyện chậm nhất là hai mươi ngày (20 ngày), kỳ họp chuyên đề chậm nhất là bảy ngày (07 ngày) trước ngày khai mạc kỳ họp. Kỳ họp Hội đồng nhân dân Huyện được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện tham dự.

3. Dự kiến chương trình nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân Huyện được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện cùng với thư triệu tập. Chương trình nội dung kỳ họp được thảo luận tại phiên khai mạc và thông qua khi quá nửa số đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện tán thành.

4. Chậm nhất là mười ngày (10 ngày) trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ và chậm nhất là ba ngày (03 ngày) trước ngày khai mạc kỳ họp chuyên đề, dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp Hội đồng nhân dân Huyện được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương.

5. Tài liệu phục vụ kỳ họp được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện chậm nhất là năm ngày (05 ngày) trước ngày khai mạc kỳ họp.

Điều 3. Thông tin tuyên truyền về kỳ họp của Hội đồng nhân dân Huyện

1. Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện có trách nhiệm chỉ đạo cung cấp thông tin về chương trình, nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân Huyện, hoạt động của Hội đồng nhân dân Huyện tại kỳ họp.

2. Tại các kỳ họp thường lệ, nội dung phiên họp được phát thanh trên Đài Truyền thanh để cử tri và nhân dân theo dõi; thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội; chất vấn và trả lời chất vấn; thông qua các dự thảo nghị quyết, các đề án, báo cáo của kỳ họp.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Chủ tọa kỳ họp

1. Chủ tọa kỳ họp gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Huyện.

2. Chủ tọa kỳ họp có nhiệm vụ:

2.1. Thông báo dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp và biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp.

2.2. Điều hành kỳ họp theo chương trình đã được Hội đồng nhân dân Huyện thông qua; đề nghị Hội đồng nhân dân Huyện điều chỉnh chương trình khi cần thiết; các phiên họp được điều hành linh hoạt, dân chủ và đúng quy định của pháp luật.

2.3. Dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân Huyện hoặc tại phiên thảo luận ở tổ; chia tổ để thảo luận.

2.4. Đảm bảo thảo luận dân chủ, tạo điều kiện để các đại biểu tham gia ý kiến.

2.5. Chỉ đạo việc tổng hợp ý kiến thảo luận của đại biểu tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Huyện và phiên thảo luận ở t.

2.6. Điều hành để Hội đồng nhân dân Huyện thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo. Chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến của đại biu và chỉnh lý dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo của Hội đồng nhân dân Huyện tại kỳ họp.

3. Chủ tọa kỳ họp có quyền nhắc đại biểu dừng ý kiến phát biểu, câu hỏi chất vn hoặc trả lời chất vn không đúng thẩm quyền, không đúng trọng tâm nội dung hoặc quá thời gian quy định.

4. Khi cần thiết, Chủ tọa kỳ họp tổ chức cuộc họp gồm Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện, Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện, Tổ Thư ký và các cơ quan liên quan để thảo luận, phối hợp chỉ đạo điều hành những nội dung quan trọng, đảm bảo thành công của mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân Huyện.

Điều 5. Thư ký kỳ họp

Thư ký kỳ họp giúp Chủ tọa kỳ họp:

1. Lập danh sách Đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện có mặt, vắng mặt trong phiên họp, kỳ họp và báo cáo Chủ tọa kỳ họp.

2. Tổ chức việc ghi âm, ghi biên bản các phiên họp, kỳ họp; tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu, thảo luận, chất vấn của đại biểu trong các phiên họp tvà họp toàn th.

3. Phối hợp với các Ban của Hội đồng nhân dân Huyện và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc chuẩn bị phiếu lấy ý kiến đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện; chỉnh lý dự thảo nghị quyết hoặc các văn bản khác để báo cáo với Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện trình Hội đồng nhân dân Huyện.

4. Cung cấp các thông tin, tài liệu của kỳ họp cho đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện và khách mời theo quy định.

5. Cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền kỳ họp.

6. Một số công việc khác khi được Chủ tọa kỳ họp giao.

Điều 6. Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện

1. Chấp hành các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và Nội quy kỳ họp của Hội đồng nhân dân huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

2. Tham dự đầy đủ, đúng giờ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân Huyện; thực hiện điểm danh với Thư ký kỳ họp. Trường hợp đại biểu không thể đến dự kỳ họp hoặc đến họp muộn phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng nhân dân Huyện.

3. Khi tham dự kỳ họp đại biểu mang theo tài liệu đã được gửi và quản lý, sử dụng tài liệu kỳ họp theo quy định, trả lại tài liệu cần thu hồi khi được yêu cầu; không được tiết lộ nội dung tài liệu mật, nội dung các phiên họp kín của Hội đồng nhân dân Huyện. Đại biểu có trách nhiệm nghiên cứu trước tài liệu và tích cực tham gia thảo luận tại kỳ họp.

4. Trong kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện có trách nhiệm tham gia góp ý vào các báo cáo, dự thảo nghị quyết, đề án, văn bản xin ý kiến đại biểu khi có đề nghị của Chủ tọa kỳ họp. Sau khi tham gia phải ghi rõ họ tên và chuyển lại Thư ký kỳ họp đúng thời gian yêu cầu.

5. Sử dụng, bảo quản huy hiệu, thđại biểu Hội đồng nhân dân Huyện theo đúng quy định; khi bị mất huy hiệu, thẻ đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện thì phải báo cáo với Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện thông qua Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Huyện.

Điều 7. Trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện

Tổ trưởng Tổ đại biểu hoặc Tổ phó (khi Tổ trưởng vắng) có trách nhiệm tổ chức đđại biểu Hội đồng nhân dân Huyện thảo luận ở tổ các nội dung của kỳ họp; báo cáo danh sách đại biểu trong Tổ có mặt, vắng mặt tại các kỳ họp, phiên họp, giám sát, thảo luận, họp tổ đại biểu với Thư ký kỳ họp để báo cáo Chủ tọa kỳ họp.

Điều 8. Trách nhiệm của đại biểu được mời tham dự kỳ họp

1. Đại biểu tham dự kỳ họp phải đúng giờ quy định, tham dự đầy đủ các kỳ họp; các buổi thảo luận của Hội đồng nhân dân Huyện khi được mời tham gia.

2. Được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tọa kỳ họp đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân Huyện, Chủ tọa kỳ họp hoặc theo đề nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện mà được Chủ tọa đồng ý.

3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được mời dự kỳ họp Hội đồng nhân dân Huyện, nếu vắng mặt cả kỳ họp, từng phiên họp phải báo cáo với Chủ tọa kỳ họp và được Chủ tịch Hội đồng nhân dân Huyện đồng ý.

Điều 9. Quy định đối với phóng viên

Phóng viên Đài Truyền thanh Huyện, phóng viên báo chí trong quá trình tác nghiệp tại các phiên họp của Hội đồng nhân dân Huyện có trách nhiệm:

1. Thực hiện nghiêm túc Nội quy kỳ họp;

2. Không đi lại nhiều lần giữa các hàng ghế, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện;

3. Không phỏng vấn đại biểu trong giờ họp;

4. Đưa tin chính xác, khách quan về các nội dung của kỳ họp Hội đồng nhân dân Huyện theo quy định của pháp luật về báo chí.

Điều 10. Thảo luận tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Huyện

1. Chủ tọa kỳ họp quyết định hình thức thảo luận, thảo luận toàn thể tại hội trường hoặc thảo luận theo tổ; gợi ý những vấn đề cần tập trung thảo luận, nêu lên những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để thảo luận và đi đến thống nhất biểu quyết; bố trí thời gian hợp lý giữa thảo luận Tổ và thảo luận tại hội trường, đảm bảo cho các đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện phát biểu dân chủ, tạo điều kiện cho từng đại biểu phát biểu; đồng thời có thời gian tổng hợp đầy đủ các ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý.

2. Tại phiên thảo luận tố, tùy theo thời gian và nội dung thảo luận, Tổ trưởng quy định cụ thể cho mỗi bui thảo luận. Tại phiên họp toàn th, thời gian phát biểu của đại biểu lần đầu không quá 10 phút, lần sau không quá 05 phút.

3. Tại phiên họp toàn thể, đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện, đại biểu khách mời gửi phiếu đăng ký phát biểu ý kiến với Thư ký kỳ họp và chỉ được phát biểu khi Chủ tọa kỳ họp mời.

4. Đại biểu phát biểu thảo luận ngắn gọn, súc tích, tập trung vào vấn đề đang thảo luận, nội dung nào đồng ý thì không nêu lại; không phát biu hai lần về cùng một vấn đề, nội dung nào trùng với các ý kiến phát biểu trước thì không nêu lại mà chỉ khẳng định ý kiến thống nhất.

5. Trong khi thảo luận còn có những vấn đề có ý kiến khác nhau, Chủ tọa có thể yêu cầu cơ quan liên quan báo cáo giải trình cụ thể.

6. Trong trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện, đại biểu khách mời đã đăng ký mà chưa được phát biểu hoặc đã phát biểu, nhưng chưa hết ý kiến do thời gian thảo luận đã hết thì ghi lại ý kiến của mình gửi Thư ký kỳ họp để tổng hợp trình Chủ tọa xem xét.

Điều 11. Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp

1. Trước kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện khi thực hiện quyền chất vấn phải ghi rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu đăng ký chất vấn và gửi đến Thư ký kỳ họp để tổng hợp, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện. Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện lựa chọn các vấn đề để sắp xếp trả lời tại phiên chất vấn hoặc yêu cầu trả lời chất vấn bằng văn bản.

2. Trước khi bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tọa kỳ họp nêu những vấn đề chất vấn và điều hành chất vấn, trả lời chất vấn.

3. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời trực tiếp tại phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân Huyện về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn, có quyền từ chối trả lời khi nội dung chất vấn không thuộc thẩm quyền. Nội dung trả lời chất vấn phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, đi thẳng vào nội dung được hỏi; xác định rõ trách nhiệm và biện pháp khắc phục bất cập, hạn chế (nếu có). Thời gian trả lời chất vấn về từng vấn đề không quá 15 phút, trong trường hợp đặc biệt do Chủ tọa phiên họp quyết định.

4. Trong quá trình chất vấn, trả lời chất vấn nếu phát sinh vấn đề mới có liên quan đến trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, Chủ tọa phiên họp mời các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách trực tiếp trả lời, làm rõ vấn đtại phiên họp hoặc bằng văn bản chuyển đến Hội đồng nhân dân Huyện.

5. Trong trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có thể nêu thêm câu hỏi liên quan đến nội dung trả lời chất vấn.

6. Trong trường hợp vấn đề chất vấn cần phải điều tra, xác minh hoặc không còn thời gian để trả lời chất vấn thì Hội đồng nhân dân Huyện có thquyết định cho trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện đã chất vấn và Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện trong thời hạn hai mươi ngày (20 ngày) ktừ ngày chất vn.

7. Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân Huyện có thể ra Nghị quyết về chất vấn.

Điều 12. Thông qua dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân

1. Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo thuyết trình trước Hội đồng nhân dân Huyện.

2. Đại diện Ban của Hội đồng nhân dân Huyện được giao thẩm tra dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo trình bày báo cáo thẩm tra.

3. Hội đồng nhân dân Huyện thảo luận. Trước khi thảo luận, Hội đồng nhân dân Huyện có thể tổ chức thảo luận ở Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.

4. Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể, chủ tọa có thể nêu những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để Hội đồng nhân dân Huyện xem xét, quyết định. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng nhân dân Huyện yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo giải trình, làm rõ về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện quan tâm.

5. Hội đồng nhân dân Huyện biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo bằng cách biu quyết từng vấn đề, sau đó biểu quyết toàn bộ hoặc nghe đọc toàn văn rồi biểu quyết toàn bộ một lần hoặc biểu quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhau rồi biểu quyết toàn bộ nội dung. Đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện không được biểu quyết thay.

6. Chủ tọa kỳ họp linh hoạt bố trí sắp xếp thời gian hợp lý, hiệu quả, đảm bảo trình tự và theo quy định pháp luật.

Điều 13. Vị trí ngồi của đại biểu, đảm bảo trật tự tại kỳ họp

1. Trong suốt quá trình diễn ra kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện, đại biểu khách mời, phóng viên Đài Truyền thanh, phóng viên báo chí ngồi theo vị trí đã được xác định trong hội trường.

2. Khi tham gia các phiên họp toàn thể tại hội trường, các đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện, đại biểu khách mời, phóng viên không được trao đổi công việc riêng, không dọc sách, báo, tài liệu không liên quan đến kỳ họp.

3. Khi tham gia các phiên họp các đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện, đại biểu khách mời, phóng viên phải tắt điện thoại di động hoặc cài đặt chế độ rung; không đàm thoại trong hội trường khi đang diễn ra phiên họp và trong khi thảo luận t.

Điều 14. Sử dụng trang phục, huy hiệu, phù hiệu

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện, các đại biểu khách mời dự kỳ họp phải sử dụng trang phục lịch sự, nhã nhặn. Trong phiên khai mạc, đại biu là nam giới mặc áo sơ mi, thắt cà vạt; đại biểu là nữ giới mặc áo dài truyền thống; đại biểu trong các cơ quan, đơn vị có trang phục ngành thì mặc trang phục của ngành mình.

2. Các đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện phải đeo huy hiệu đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện khi dự các kỳ họp và khi làm nhiệm vụ đại biu.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Sửa đổi, bổ sung Nội quy

Trong quá trình thực hiện Nội quy này nếu phát sinh vướng mắc, Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện nghiên cứu trình Hội đồng nhân dân Huyện xem xét để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 16. Tổ chức thực hiện

1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Huyện phối hợp với các cơ quan liên quan phục vụ đầy đủ, chu đáo, kịp thời các điều kiện đảm bảo cho các kỳ họp theo quy định.

2. Đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện, Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện, các Ban của Hội đồng nhân dân Huyện, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện, các tổ chức, cá nhân tham dự kỳ họp, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Huyện nghiêm chỉnh chấp hành Nội quy này./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 49/NQ-HĐND năm 2021 về Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026

Số hiệu: 49/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Huyện Nhà Bè
Người ký: Phạm Minh Huấn
Ngày ban hành: 05/11/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 49/NQ-HĐND năm 2021 về Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…