HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/NQ-HĐND |
Bình Thuận, ngày 09 tháng 12 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 242/BC-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2021 và trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI; Báo cáo số 113/BC-HĐND ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2021 và trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí với Báo cáo số 242/BC-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2021 và trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI; Báo cáo số 113/BC-HĐND ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2021 và trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI.
Điều 2. Để giải quyết kịp thời, đạt kết quả những kiến nghị chính đáng của cử tri sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2021 và trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI; Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan tập trung chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tiếp thu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri theo quy định pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; tập trung giải quyết, khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu tại Báo cáo số 113/BC-HĐND ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2021 và trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI.
- Tiếp tục chỉ đạo rà soát, có kế hoạch, biện pháp và thời gian giải quyết cụ thể đối với các kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh đang giải quyết và sẽ giải quyết (theo Phụ lục 3, 4); trong đó, chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách, quy định đã được Trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
- Đối với các nội dung kiến nghị của cử tri mà việc giải quyết liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan Trung ương (theo Phụ lục 6): Chỉ đạo các sở, ngành chức năng thường xuyên theo dõi kết quả, triển khai thực hiện kịp thời sau khi có ý kiến của các cơ quan Trung ương.
- Đối với các nội dung kiến nghị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp huyện (theo Phụ lục 7): Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, giải quyết theo thẩm quyền; chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, sớm hoàn thành các nội dung công việc được giao và có quy định về việc báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện để UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
- Chỉ đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện chặt chẽ việc tiếp nhận, phân loại kiến nghị của cử tri do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chuyển đến để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân công các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết, tham mưu nội dung trả lời cho cử tri; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các sở, ngành, địa phương; định kỳ rà soát, tổng hợp, đánh giá kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan Trung ương và của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh:
- Tích cực theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, nhất là đối với những vấn đề bức xúc, kéo dài ở địa phương.
- Mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cần chủ động, thường xuyên theo dõi kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, kể cả các kiến nghị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết để có đầy đủ thông tin trả lời và giải thích cho cử tri khi tiếp xúc cử tri.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; chất lượng tổng hợp, phân loại, xử lý kiến nghị cử tri; giải đáp ngay những vấn đề cử tri kiến nghị đã được pháp luật quy định hoặc đã được trả lời, giải quyết dứt điểm, hạn chế việc tổng hợp những kiến nghị này gửi lên UBND tỉnh đề nghị giải quyết.
Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết này, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2023.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo dõi, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
TỔNG SỐ Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI
(Kèm theo Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
I. TỔNG SỐ KIẾN NGHỊ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND TỈNH: 109 KIẾN NGHỊ
STT |
Tình hình giải quyết |
Kiến nghị đã được giải quyết |
Kiến nghị đang giải quyết |
Kiến nghị sẽ giải quyết |
Kiến nghị đã giải trình, thông tin với cử tri |
Tổng |
||||||||||||
Sở, ngành |
(A) |
(B) |
(C) |
Tổng |
(A) |
(B) |
(C) |
Tổng |
(A) |
(B) |
(C) |
Tổng |
(A) |
(B) |
(C) |
Tổng |
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
1 |
Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn |
|
2 |
|
2 |
3 |
4 |
|
7 |
|
2 |
|
2 |
5 |
2 |
|
7 |
18 |
2 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
|
|
0 |
3 |
3 |
|
6 |
|
|
|
0 |
7 |
|
|
7 |
13 |
3 |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
1 |
|
|
1 |
1 |
1 |
1 |
3 |
|
|
|
0 |
1 |
|
|
1 |
5 |
4 |
Sở Giao thông vận tải |
|
1 |
6 |
7 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
0 |
|
4 |
3 |
7 |
15 |
5 |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
|
|
1 |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
0 |
|
|
3 |
3 |
5 |
6 |
Sở Y tế |
|
|
|
0 |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
0 |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
7 |
Sở Xây dựng |
|
|
|
0 |
1 |
|
|
1 |
|
|
|
0 |
|
1 |
|
1 |
2 |
8 |
Sở Lao động Thương binh và Xã hội |
|
|
3 |
3 |
|
|
2 |
2 |
|
|
|
0 |
|
|
4 |
4 |
9 |
9 |
Sở Nội vụ |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
8 |
8 |
8 |
10 |
Sở Tài chính |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
3 |
|
3 |
3 |
11 |
Sở Tư pháp |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
2 |
2 |
2 |
12 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
1 |
13 |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
|
|
2 |
2 |
|
|
1 |
1 |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
0 |
4 |
14 |
Thanh tra tỉnh |
|
|
|
0 |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
1 |
15 |
Ban Dân tộc |
1 |
|
|
1 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
1 |
1 |
2 |
16 |
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh |
|
|
|
0 |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
1 |
17 |
Ban QLDAĐT Xây dựng CTDD và CN |
|
|
|
0 |
|
2 |
|
2 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
2 |
18 |
Ban QLDAĐT Xây dựng CTNN và PTNT |
|
|
|
0 |
|
1 |
|
1 |
|
3 |
|
3 |
|
1 |
|
1 |
5 |
19 |
Bảo hiểm xã hội tỉnh |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
2 |
2 |
2 |
20 |
Công an tỉnh |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
3 |
3 |
3 |
21 |
Cục Thuế tỉnh |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
1 |
|
1 |
1 |
22 |
Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
1 |
|
1 |
1 |
23 |
Điện lực |
|
|
|
0 |
1 |
|
|
1 |
|
|
|
0 |
1 |
|
|
1 |
2 |
TỔNG KIẾN NGHỊ |
2 |
3 |
13 |
18 |
9 |
13 |
7 |
29 |
0 |
5 |
1 |
6 |
14 |
14 |
28 |
56 |
109 |
(A) Lĩnh vực sản xuất, tài nguyên và môi trường: 25 kiến nghị
(B) Lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, giao thông và tài chính: 35 kiến nghị
(C) Lĩnh vực văn xã, nội chính: 49 kiến nghị
II. TỔNG SỐ KIẾN NGHỊ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TRUNG ƯƠNG: 09 KIẾN NGHỊ
III. TỔNG SỐ KIẾN NGHỊ ĐÃ PHÂN CÔNG CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG GIẢI QUYẾT: 24 KIẾN NGHỊ
18 KIẾN NGHỊ ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT XONG
(Kèm theo Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân
dân tỉnh)
A. VỀ LĨNH VỰC SẢN XUẤT: 02 nội dung
I. Sở Kế hoạch và Đầu tư: 01 nội dung
1. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh xem xét tính hợp pháp, hiệu quả, sự tác động môi trường ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của người dân của dự án năng lượng điện mặt trời đã được UBND tỉnh cấp phép đầu tư (cử tri xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam)
Dự án Nhà máy điện mặt trời Hàm Kiệm tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam của Công ty TNHH Điện mặt trời Trường Thành - Bình Thuận được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư năm 2018, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2132/QĐ-UBND ngày 20/8/2018, đi vào hoạt động tháng 05/2019. Dự án Nhà máy điện mặt trời Hàm Kiệm 1 tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư từ năm 2018, được UBND huyện Hàm Thuận Nam cấp Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 39/GXN- UBND ngày 13/11/2018, đi vào hoạt động từ tháng 05/2020. Các dự án điện mặt trời đều phù hợp quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt, góp phần đáp ứng nguồn điện cho sản xuất, sinh hoạt của người dân, đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. Ngoài ra, hiện nay, 02 dự án nhà máy điện mặt trời thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường đã đề xuất trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch Bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận.
1. Hiện nay, thôn 2, xã Suối Kiết có 92 hộ nhận khoán bảo vệ rừng với mức kinh phí là 200.000 đồng/ha/năm. Cử tri mong muốn tỉnh xem xét tăng mức kinh phí nhận khoán bảo vệ rừng để đảm bảo đời sống cho các hộ nhận khoán, vì hầu hết các hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số (cử tri xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh)
Để tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả việc thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện cho các hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng an tâm gắn bó với rừng, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói chung và xã Suối Kiết nói riêng; trong thời gian qua, Ban Dân tộc đã chủ động, tích cực tham mưu, thực hiện các bước theo quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với hồ sơ trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về “Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030” (trong đó có đề xuất định mức khoán bảo vệ rừng là 300.000 đồng/ha/năm; thời gian thực hiện từ năm 2023 trở đi).
Đến nay, UBND tỉnh có Tờ trình số 3634/TTr-UBND ngày 28/10/2022 về đề nghị ban hành Nghị quyết về Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030. Dự kiến Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp cuối năm 2022.
B. VỀ LĨNH VỰC QUY HOẠCH - XÂY DỰNG - GIAO THÔNG - TÀI CHÍNH: 03 nội dung
I. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 02 nội dung
1. Kênh mương cấp I khu vực đồng É Chim từ Trường tiểu học xã Phan Hiệp đến Trạm y tế xã Phan Hiệp đã được bê tông hóa gần 500 m, đoạn còn lại khoảng 400 m hiện nay gây ô nhiễm môi trường. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh quan tâm đầu tư (cử tri xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình)
Tuyến kênh mương cấp I khu vực đồng É Chim từ Trường tiểu học xã Phan Hiệp đến Trạm y tế xã Phan Hiệp theo kiến nghị của cử tri chính là tuyến kênh Ma Ó thuộc hệ thống Ma Ó, huyện Bắc Bình do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận quản lý. Hiện nay, Công ty đã thi công hoàn thành hạng mục công trình sửa chữa tuyến kênh Ma Ó, đoạn từ K5+515 đến K5+725 và đã đưa vào sử dụng theo kiến nghị của cử tri.
2. Cử tri mong muốn tỉnh xem xét rà soát, có kế hoạch lắp đặt:
- Tuyến đường ống dẫn nước tại tuyến đường số 5, thôn Láng Gòn 1, thôn Đá Mài 1, xã Tân Xuân.
Hiện nay, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đã thi công hoàn thành các tuyến ống cấp nước và đang cung cấp nước phục vụ nhân dân tại tuyến đường số 5, thôn Láng Gòn 1; tuyến đường số 22 và số 8 thôn Đá Mài 1, xã Tân Xuân.
- Tuyến đường ống dẫn nước tại thôn 1, xã Tân Phúc:
Hiện nay, Dự án cấp nước xã Tân Phúc, Tân Đức, huyện Hàm Tân (Dự án) do Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh (Ban QLDA) làm chủ đầu tư đã thi công cơ bản hoàn thành. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đang phối hợp Ban QLDA thực hiện các thủ tục nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng để thông báo cho người dân lắp đặt thủy kế sử dụng nước vào cuối năm 2022.
II. Sở Giao thông vận tải: 01 nội dung
1. Tuyến đường ĐT.717 có đoạn dài khoảng 9 Km (đoạn từ ngã ba B’Lao đến cột mốc 364 giáp với xã Đoàn Kết, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) đang hư hỏng nghiêm trọng. Cử tri đề nghị tỉnh quan tâm rà soát, đầu tư, nâng cấp để đảm bảo cho Nhân dân lưu thông được thuận lợi (cử tri xã Đức Phú, huyện Tánh Linh)
Dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.717 đoạn từ Km19+900 đến Km29+300 (Từ ngã ba P’Lao đến giáp tỉnh Lâm Đồng) đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Thuận lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án tại Công văn số 356/UBND-ĐTQH ngày 31/10/2022; thời gian thực hiện dự án cuối giai đoạn 2021 - 2025 và chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 - 2030.
Để đảm bảo an toàn giao thông, Sở GTVT đã triển khai sửa chữa cục bộ nền, mặt đường đoạn Km20+000 - Km29+100, sửa chữa hệ thống an toàn giao thông với tổng mức đầu tư khoảng 3,6 tỷ đồng. Công trình bắt đầu triển khai thi công ngày 01/8/2022 và hoàn thành trong tháng 11/2022.
C. LĨNH VỰC VĂN XÃ-NỘI CHÍNH: 13 nội dung
I. Sở Lao động, Thương binh và xã hội: 03 nội dung
1. Thời gian qua, các đối tượng như: Nông dân, ngư dân, diêm dân, người làm thuê… cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 như các đối tượng khác, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, nhưng chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ. Cử tri kiến nghị tỉnh xem xét, có hướng hỗ trợ không phân biệt ngành, nghề (cử tri thị xã La Gi)
Căn cứ khoản 21, Điều 1 Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Ngày 20/12/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3568/QĐ-UBND về việc quy định tiêu chí xác định đối tượng và hồ sơ, thủ tục hỗ trợ theo quy định tại khoản 21 Điều 1 Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó:
a) Quy định tiêu chí xác định đối tượng hỗ trợ:
Là hộ có thu nhập thấp theo quy định tại Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 24/8/2018 của UBND tỉnh ban hành chuẩn hộ gia đình thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (khu vực nông thôn: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 1.250.000 đồng/người/tháng trở xuống; khu vực thành thị: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 1.625.000 đồng/người/tháng trở xuống) không phải đăng ký hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, gồm:
- Hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
- Những người buôn chuyến (hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ) và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Hộ kinh doanh lưu động (các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định); các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác; kinh doanh thời vụ.
b) Điều kiện, mức hỗ trợ: Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên do yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc do có địa điểm kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc phải áp dụng biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động theo Nghị quyết số 128/NQ-CP trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021. Hỗ trợ 01 lần với mức: 3.000.000 đồng/hộ.
c) Thời hạn tiếp nhận Đơn đề nghị hỗ trợ đến hết ngày 31/01/2022.
Bên cạnh đó, ngày 07/02/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 341/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2108/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) trên địa bàn tỉnh theo quy định tại điểm 12, mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ. Theo đó:
a) Các đối tượng được sửa đổi, bổ sung hỗ trợ, gồm:
- Thợ xây dựng nhà (thợ hồ, điện, nước, sơn, đóng la-phông, thạch cao, sắt, nhôm, kiếng, đá, mộc), người chạy “xe ôm”.
- Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực:
+ Ăn uống, lưu trú, lữ hành, dịch vụ du lịch, các điểm du lịch, vận tải du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí thiếu nhi, spa, cơ sở làm đẹp, karaoke, massage, các điểm kinh doanh trò chơi điện tử, dịch vụ internet, phòng tập gym, phòng tập yoga, phòng chiếu phim, quán bida, phòng tập aerobic, quán hát với nhau, cắt tóc, hồ bơi, vận tải hành khách, hàng hóa.
+ Lao động biển (tự đánh bắt hải sản hoặc làm trong các nghiệp đoàn khai thác hải sản), lao động khác (đóng tàu, đan lưới, gỡ lưới, xẻ, phơi cá , mực).
+ Thợ điện, điện tử, điện lạnh, cơ khí.
+ Thợ chụp hình, nhiếp ảnh, đánh giầy, vẽ tranh, sửa chữa khóa.
+ Thợ sửa xe, rửa xe (ô tô, gắn máy,..), trông giữ xe.
+ Thợ may gia công.
+ Lao động bóc tách hạt điều, đóng gói thanh long...
+ Lao động bốc vác tại cảng, chợ hoặc trong các nghiệp đoàn bốc xếp.
+ Người thu mua phế liệu, giúp việc nhà.
+ Lao động là nhân viên phụ bán hàng tại các cửa hàng (shop), chợ truyền thống.
+ Lao động khác: Lao động vận chuyển hàng hóa (shipper), lao động làm việc tại các cơ sở dịch vụ thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, các dịch vụ khác.
b) Điều kiện hỗ trợ, mức hỗ trợ: Lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do): Người lao động đang cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Cư trú đang gặp khó khăn về kinh tế do bị mất việc làm liên tục từ 15 ngày trở lên, vì phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch COVID-19 hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động theo quy định tại Quyết định số 2780/QĐ-UBND ngày 18/10/2021 của UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo từng cấp độ dịch áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; từ ngày 01/5/2021 đến 31/12/2021 và có đơn đề nghị hỗ trợ theo quy định. Hỗ trợ mức 1.500.000 đồng/người.
c) Thời hạn tiếp nhận Đơn đề nghị hỗ trợ đến hết ngày 31/3/2022.
Như vậy, các đối tượng cử tri kiến nghị đã được UBND tỉnh bổ sung để được hưởng chính sách hỗ trợ.
2. Năm 2021, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân; Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp chưa được nhận tiền hỗ trợ. Cử tri kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm cấp bổ sung kinh phí cho thành phố để chi hỗ trợ cho người dân theo quy định (cử tri thành phố Phan Thiết)
- Đối với hồ sơ đã được phê duyệt nhưng chưa cấp kinh phí hỗ trợ là 34.453 hồ sơ, với số tiền 71.569.820.000 đồng, trong đó: Thành phố Phan Thiết có 9.256 hồ sơ với số tiền 14.044.185.000 đồng. Hiện nay, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1913/QĐ-UBND ngày 15/9/2022 về việc kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, trong đó cấp bổ sung kinh phí cho ngân sách thành phố Phan Thiết số tiền 14.044.185.000 đồng để thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định; căn cứ Quyết định của UBND tỉnh nêu trên, các địa phương (trong đó có thành phố Phan Thiết) có trách nhiệm chỉ đạo triển khai chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động.
3. Năm 2021, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên tỉnh ta chưa tổ chức đào tạo cho bộ đội xuất ngũ. Cử tri kiến nghị tỉnh cần rà soát và tổ chức dạy bổ sung để họ được được học nghề, có việc làm cải thiện điều kiện sống sau khi xuất ngũ (cử tri xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình)
Căn cứ Quyết định số 3479/QĐ-UBND ngày 13/12/2021 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2022 và Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 05/01/2022 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 07/10/2021 về việc phân khai kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề và kế hoạch đặt hàng đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, trên địa bàn tỉnh năm 2022. Căn cứ Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 07/10/2021 của UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn số 2330/SLĐTBXH-LĐVLDN ngày 10/10/2022 về việc triển khai công tác đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên xuất ngũ trên địa bàn tỉnh năm 2022 gửi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, hiện nay các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang tiếp nhận hồ sơ học nghề của thanh niên xuất ngũ và tiến hành ký hợp đồng đặt hàng để đào tạo.
II. Sở Thông tin và Truyền thông: 01 nội dung
1. Hệ thống Email công vụ của tỉnh đường truyền chậm, lỗi và không truy cập được trong giờ hành chính, gây khó khăn cho các cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện nghiệp vụ tài chính, nhất là cấp xã. Cử tri mong muốn UBND tỉnh chỉ đạo sớm khắc phục tình trạng trên
Ngày 23/6/2022, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với UBND huyện Tuy Phong kiểm tra hiện trạng đường truyền internet và tình hình sử dụng hệ thống Email công vụ tại UBND xã Vĩnh Hảo, kết quả như sau:
- Về đường truyền internet: Đường truyền đảm bảo truy cập được internet và sử dụng được các phần mềm ứng dụng chung của tỉnh. Tuy nhiên, do thiết bị phát wifi đã cũ nên sử dụng có lúc chập chờn (thiết bị này do UBND xã tự đầu tư trang bị để phục vụ phát wifi nội bộ các phòng, ban làm việc của xã do đó không thuộc trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông). Đề nghị UBND xã Vĩnh Hảo rà soát, thay thế thiết bị phát wifi nội bộ.
- Về Hệ thống Email công vụ của tỉnh đường truyền chậm, lỗi và không truy cập được trong giờ hành chính: qua kiểm tra, xác định nguyên nhân do một số cán bộ, công chức xã truy cập không đúng tên miền Email công vụ tỉnh theo dịch vụ xác thực, cấp quyền người dùng tập trung (SSO) nên không khai thác sử dụng được Email công vụ (dịch vụ SSO đã được Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn tại Công văn số 128/STTTT-BCVT&CNTT ngày 17/02/2022). Nội dung này Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tuy Phong đã hướng dẫn lại cho cán bộ, công chức UBND xã Vĩnh Hảo ngay trong ngày 23/6/2022 và toàn bộ cán bộ, công chức xã đã khai thác sử dụng được Email công vụ. Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xử lý kịp thời các nội dung này theo quy định.
III. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 02 nội dung
1. Đình làng Hòa Thuận đã được trùng tu, tôn tạo, bàn giao và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2020, tuy nhiên khu vực bàn thờ tổ tiên khi có mưa đều bị thấm nước gây hư hỏng vật dụng và ảnh hưởng đến yếu tố tâm linh của Làng. Cử tri mong muốn tỉnh khảo sát, sớm khắc phục (cử tri thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình)
Các vị trí thấm dột tại khu vực bàn thờ tổ tiên của Đình làng Hòa Thuận theo như ý kiến cử tri phản ánh đã được khắc phục trong tháng 6/2022.
2. Hiện nay, Đền Pônít của người Chăm theo đạo Bà la môn giáo được Nhà nước công nhận di tích cấp Quốc gia đã xuống cấp nghiêm trọng. Cử tri đề nghị tỉnh khảo sát, sớm có kế hoạch tu sửa nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản của dân tộc Chăm (Bà la môn) (cử tri xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình)
Ban Quản lý di tích đã kêu gọi nhân dân đóng góp và đã tu sửa hoàn chỉnh.
IV. Sở Giao thông vận tải: 06 nội dung
1. Trên đoạn đường tại khu vực Chợ Thái Hiệp, xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình tập trung người dân của 2 xã Phan Thanh và Hồng Thái tham gia buôn bán và mua sắm rất đông, nên rất nguy hiểm trong quá trình các phương tiện tham gia giao thông. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải lắp đặt biển báo khu vực có Chợ để đảm bảo an toàn giao thông (cử tri xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình).
Hiện nay Công ty TNHH BOT QL1A Bình Thuận đã lắp đặt biển báo I.442 “Chợ” tại Km 1647+600 (T). Trên cơ sở đó, Sở GTVT đã có Công văn số 1770/SGTVT-HTGT ngày 02/8/2022 thông báo đến UBND huyện Bắc Bình để trả lời, giải thích, thông tin cho cử tri được biết.
2. Tại ngã tư Nam Hà - 2A, xã Đông Hà lưu lượng phương tiện, người tham gia giao thông rất đông nhưng chưa có biển báo hiệu giao thông. Cử tri đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo ngành chức năng khảo sát cho lắp đặt để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân (cử tri xã Đông Hà, huyện Đức Linh)
Tiếp thu ý kiến cử tri, Sở GTVT đã triển khai sửa chữa hư hỏng cục bộ nền mặt đường đoạn Km13+000 - Km17+000; Km25+000 - Km47+000; cửa thu nước đoạn Km28+400 - Km31+000; sửa chữa hư hỏng rãnh thoát nước đoạn Km33+450 - Km34+050; sửa chữa các cầu và sửa chữa hệ thống an toàn giao thông tuyến ĐT.766 với tổng mức đầu tư khoảng 10,3 tỷ đồng. Công trình bắt đầu triển khai thi công ngày 30/8/2022 và dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2022.
3. Trước cổng UBND xã Trà Tân có ngã tư đường ĐT 766 giao với đường số 8 đi vào thôn 4, thôn 5 và UBND xã Trà Tân; khu vực này lưu lượng phương tiện giao thông rất đông, đặc biệt là giờ cao điểm. Cử tri đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo Sở Giao thông vận tải khảo sát lắp đặt hệ thống đèn cảnh báo để đảm bảo an toàn giao thông (cử tri xã Trà Tân, huyện Đức Linh)
Sở GTVT đã triển khai sửa chữa hư hỏng cục bộ nền mặt đường đoạn Km13+000 - Km17+000; Km25+000 - Km47+000; cửa thu nước đoạn Km28+400 - Km31+000; sửa chữa hư hỏng rãnh thoát nước đoạn Km33+450 - Km34+050; sửa chữa các cầu và sửa chữa hệ thống an toàn giao thông tuyến ĐT.766 (trong đó, có thay thế các biển báo cũ, sơn lại vạch sơn tim đường và vạch đi bộ qua đường đã bị mờ) với tổng mức đầu tư khoảng 10,3 tỷ đồng. Công trình bắt đầu triển khai thi công ngày 30/8/2022 và dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2022.
4. Cử tri đề nghị lắp rào chống lóa trên dải phân cách trên Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Hàm Thuận Nam
Theo báo cáo của Chi cục Quản lý đường bộ IV.1, hiện nay đã thi công hoàn thành lắp đặt rào chống lóa trên dải phân cách tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Hàm Thuận Nam (Km1709+050 - Km1720+800), công trình đưa vào sử dụng ngày 10/7/2022.
5. Cử tri đề nghị lắp đặt biển báo giao thông dọc tuyến đường từ Km14 (Quốc lộ 1A) đi xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam.
Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý Bảo trì đường bộ Bình Thuận tổ chức kiểm tra, rà soát để bổ sung lắp đặt biển báo giao thông tại các vị trí cần thiết theo quy định. Qua rà soát, đã bổ sung lắp đặt 23 biển báo tại các vị trí cần thiết theo quy định. Công trình thi công hoàn thành cuối tháng 10/2022.
6. Cử tri đề nghị lắp đặt đèn thắp sáng tại điểm giao nhau giữa Quốc lộ 1 với đường Triền (ngã ba Tà Zôn) (cử tri huyện Hàm Thuận Bắc)
Tiếp thu ý kiến cử tri, Ban Quản lý công trình công cộng huyện Hàm Thuận Bắc đã lắp đặt xong và đưa vào sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng đoạn tuyến trên.
V. Sở Giáo dục và Đào tạo: 01 nội dung
1. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm cấp kinh phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ để hỗ trợ cho các em học sinh thuộc diện đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định (cử tri xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong)
Ngày 07/7/2022, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023. Nghị quyết nêu rõ: các em học sinh thực hiện mức học phí theo khu vực quy định tại Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND. Nghị quyết số 06/2022/NQ- HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh đã triển khai đến UBND các huyện, thị xã, thành phố và 26 trường THPT công lập để rà soát, thực hiện chế độ cho các em học sinh theo quy định. Đối với miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các em học sinh thuộc diện đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện theo các quy định tại Chương IV Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ./.
29 KIẾN NGHỊ ĐANG GIẢI QUYẾT
(Kèm theo Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân
dân tỉnh)
A. LĨNH VỰC SẢN XUẤT, TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG: 09 nội dung
I. Sở Tài nguyên và Môi trường: 03 nội dung
1. Hiện nay, một số hộ dân đã xâm canh vào diện tích đất do UBND tỉnh cấp cho Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh xem xét tách phần diện tích bị xâm canh này để xem xét cấp cho người dân làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cử tri xã Tân Hà, huyện Đức Linh)
Liên quan đến diện tích hộ dân đã xâm canh vào diện tích đất do UBND tỉnh cấp cho Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận; ngày 13/6/2022, Thanh tra tỉnh có Kết luận Thanh tra số 33/KL-TTBT, theo đó kiến nghị UBND huyện Đức Linh rà soát các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, các văn bản đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, tiếp tục chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã Trà Tân và các cơ quan có liên quan, chủ động phối hợp với Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận thực hiện lập hồ sơ điều chỉnh phương án sử dụng đất, thu hồi đất và bàn giao cho địa phương quản lý theo quy định.
Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận đã gửi hồ sơ điều chỉnh phương án sử dụng đất gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 321/TTr-CSBT ngày 26/4/2022. Sở Tài nguyên và Môi trường đã gửi lấy ý kiến góp ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND 02 huyện Đức Linh, huyện Tánh Linh và đã tổ chức mời họp thẩm định phương án.
Để đảm bảo chặt chẽ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận nghiên cứu, tiếp thu các góp ý của các sở, ngành và địa phương và đề nghị bổ sung theo ý kiến kết luận, kiến nghị của Thanh tra tỉnh Bình Thuận trong phương án sử dụng đất điều chỉnh; trên cơ sở đó, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận làm việc thống nhất với UBND huyện Đức Linh, huyện Tánh Linh và UBND các xã liên quan đối với diện tích đất dự kiến bàn giao về cho địa phương (có biên bản làm việc hoặc ý kiến bằng văn bản của địa phương kèm theo hồ sơ) trước khi gửi lại hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường để trình UBND tỉnh xem xét quyết định phê duyệt điều chỉnh Phương án sử dụng đất của Công ty để có cơ sở cho các sở ngành liên quan và địa phương thực hiện theo đúng quy định.
2. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị về tình trạng ô nhiễm nặng của Nhà máy cồn Tùng Lâm xả thải, mùi hôi nồng nặc, nhất là ô nhiễm nguồn nước của người dân sinh sống xung quanh. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường quan tâm sớm xử lý (cử tri xã Tân Đức, huyện Hàm Tân)
Để phối hợp giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại khu vực giáp ranh 02 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, UBND tỉnh Bình Thuận có Công văn số 1230/UBND-KT ngày 27/4/2022 và Công văn số 1539/UBND-KT ngày 23/5/2022 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại khu vực giáp ranh 02 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai gửi các sở, ngành, địa phương có liên quan. Căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 2245/STNMT-CCBVMT ngày 06/6/2022 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đề nghị phối hợp kiểm tra, giám sát nguồn thải đổ vào Sông Giêng, khu vực giáp ranh giữa tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai tổ chức kiểm tra, giám sát thực tế tại dự án vào ngày 21/9/2022 và ngày 19/10/2022, kết quả giám sát như sau:
- Trong thời gian dừng hoạt động từ tháng 4/2022 cho đến ngày 16/10/2022, Công ty có cho vận hành máy móc trong 3 ngày (từ ngày 28/7/2022 đến ngày 30/7/2022) để duy trì máy móc thiết bị tránh bị rỉ sét, hư hỏng. Sau khi cho vận hành máy móc trong 03 ngày thì Công ty tiếp tục cho dừng hoạt động. Đồng thời, trong quá trình dừng hoạt động vẫn duy trì vận hành Bể hiếu khí 1, 2 của Hệ thống xử lý nước thải tập trung để nuôi dưỡng vi sinh. Tại các hồ chứa nước thải mực nước đã xuống thấp hơn so với kỳ kiểm tra vào tháng 4/2022.
- Ngày 10/10/2022, Công ty có Công văn số 29/2022/CV/NMCTL về việc thông báo thời gian sản xuất trở lại gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận. Căn cứ kế hoạch sản xuất của Công ty, ngày 19/10/2022 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận tổ chức giám sát tình hình hoạt động và thu mẫu chất thải phát sinh của dự án, kết quả khảo sát ghi nhận như sau:
+ Theo báo cáo của Công ty, Nhà máy hoạt động trở lại từ ngày 16/10/2022, nguyên liệu sản xuất là bắp khô, sản lượng bình quân khoảng 120 - 150 tấn/ngày, nước thải phát sinh khoảng 45 m³/giờ (theo ghi nhận thực tế của đồng hồ đo lưu lượng).
+ Tại hệ thống xử lý nước thải: Tại bể Biogas và khu vực hồ chứa nước thải sau công đoạn biogas (hồ sinh học 2) ghi nhận bạt nhựa HDPE có một số vị trí bị rách sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của bể Biogas và ảnh hưởng đến biện pháp chống thấm của hồ sinh học. Mực nước tại hồ sinh học số 2, 3 đã hạ thấp so với đợt kiểm tra vào tháng 4/2022. Nước thải sau xử lý được tái sử dụng, không xả vào nguồn tiếp nhận (suối Sông Ui). Tuy nhiên, riêng tại khu vực Cụm bể lắng tròn bằng bê tông (dùng tách pha nước tái sử dụng cho việc nấu dịch bắp, gần bể Biogas) có lượng nước nhiều, cao mấp mé thành bể nên nguy cơ đổ tràn ra nguồn nước suối Sông Ui khi có mưa lớn kéo dài. Đồng thời, Công ty thiếu biện pháp rào chắn để bảo vệ an toàn cho người, gia súc tại các bể chứa nước thải; chưa hoàn thành vị trí lỗ khoan để phục vụ cho thu mẫu khí thải ống khói lò hơi. Qua đó, Đoàn công tác lấy 02 mẫu nước thải sau hệ thống xử lý nước thải để phân tích các thông số ô nhiễm môi trường để đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý nước thải. Hiện nay, Công ty vẫn đang vận hành bình thường.
Trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp, đôn đốc Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, UBND huyện Hàm Tân triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1230/UBND-KT ngày 27/4/2022; đồng thời, tiếp tục tham gia cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn diện việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguồn nước thải sau xử lý đổ vào sông Ui, Sông Giêng tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai tại Công văn số 7104/UBND-KTN ngày 24/6/2021.
3. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn huyện, nhất là đất rừng và đất chưa sử dụng do địa phương quản lý, thực trạng hiện nay có một số hộ dân san ủi, trồng cây, rào ranh diện tích đất các khu vực như khu vực đối diện Nhà máy xử lý rác (hướng biển)… (cử tri huyện Phú Quý)
Đối với việc có thực trạng hộ dân san ủi, trồng cây, rào ranh diện tích đất các khu vực như khu vực đối diện nhà máy xử lý rác (hướng biển): Theo báo cáo trao đổi của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Quý thì tại khu vực đối diện Nhà máy xử lý rác (hướng biển) có trường hợp hộ dân san ủi, rào ranh bằng lưới B40. Tuy nhiên, đây là trường hợp hộ dân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2001, nay san ủi và rào lại ranh.
Đối với việc quản lý đất chuyển từ quy hoạch 03 loại rừng để giao lại cho địa phương quản lý: Theo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Phú Quý đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 984/QĐ-UBND ngày 18/4/2019 thì không có quy hoạch chuyển diện tích đất rừng (rừng sản xuất và rừng phòng hộ) sang mục đích đất khác để giao địa phương quản lý, diện tích này vẫn còn quy hoạch là đất lâm nghiệp. Hiện nay, UBND huyện Phú Quý đã đưa diện tích đất lâm nghiệp đưa ra khỏi quy hoạch 03 loại rừng này vào định hướng Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 đã thông qua Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất và đang hoàn chỉnh trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021- 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, báo cáo UBND tỉnh chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác đồng thời thu hồi và giao địa phương bố trí đất cho dân theo phương án sử dụng đất đã phê duyệt.
1. Làng nghề gốm gọ thôn Bình Đức đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống và đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống. Cử tri tiếp tục đề nghị tỉnh quan tâm chỉ đạo việc quy hoạch vùng nguyên liệu đất sét để tạo điều kiện cho người dân duy trì làng nghề truyền thống tại địa phương (cử tri xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình)
Ngày 21/9/2022, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã có Công văn số 2320/BCH- TM; theo đó, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xác định hiện trạng khu vực mỏ sét gạch ngói có diện tích 2,4 ha tại Cái Chày, thôn Hải Thủy, xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình do UBND huyện Bắc Bình khoanh định đề xuất để phục vụ nguyên liệu sét làm gốm truyền thống làng nghề Chăm nằm hoàn toàn trong đất quốc phòng và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh không thống nhất vị trí khu vực mỏ sét nêu trên bổ sung vào quy hoạch khoáng sản. Để đảm bảo nguồn vật liệu phục vụ nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Đức Bình, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình; ngày 23/9/2022, Sở Xây dựng có Công văn số 2393/SXD-QLXD&HTKT gửi UBND huyện Bắc Bình đề nghị rà soát, khảo sát khoanh định khu vực sét khác đảm bảo đủ điều kiện để đưa vào quy hoạch. Sau khi nhận ý kiến đề xuất của UBND huyện Bắc Bình, giao Sở Xây dựng tiếp tục lấy ý kiến của các sở, ngành liên quan, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh cho phép bổ sung vào Phương án quy hoạch phát triển khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
III. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 03 nội dung
1. Hiện nay, 100% tàu thuyền đánh bắt xa bờ của huyện Phú Quý đã trang bị máy giám sát hành trình. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh sớm chi hỗ trợ kinh phí trang bị máy giám sát hành trình cho ngư dân theo quy định (cử tri xã Long Hải, huyện Phú Quý)
Hội đồng nhân dân tỉnh (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 02/2022/NQ- HĐND ngày 25/5/2022 quy định chế độ hỗ trợ chi phí mua, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh (mức hỗ trợ 10 triệu đồng cho mỗi tàu cá; thời gian hỗ trợ đến ngày 31/12/2023). Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp Sở Tài chính rà soát dự toán kinh phí sự nghiệp ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2022 để trình UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ chi phí mua, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá theo Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, dự kiến triển khai hỗ trợ đợt 1 trong Quý IV/2022.
2. Cử tri kiến nghị tỉnh sớm hỗ trợ chi phí tái định cư (20 triệu đồng/hộ) cho những hộ dân sau khi di dời ra khỏi khu tái định cư Láng Giang thuộc khu vực Sông Phan (cử tri xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam).
Việc hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách di dân trên địa bàn tỉnh nói chung và kinh phí hỗ trợ cho những hộ dân đã di chuyển vào khu tái định cư Láng Giang, xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam đến nay chưa thực hiện được, do từ năm 2020 đến nay ngân sách Trung ương chưa bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách di dân, đồng thời Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020 đã hết giai đoạn thực hiện.
Ngày 18/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 590/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2069/KH-UBND ngày 01/7/2022 về triển khai thực hiện Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu dự thảo Nghị quyết để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định mức hỗ trợ thực hiện bố trí ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025, làm cơ sở để thực hiện bố trí ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh từ năm 2023.
3. Cử tri mong muốn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm chi trả chế độ nhận khoán bảo vệ rừng theo chương trình JICA - Nhật Bản của Quý I và Quý II năm 2022 cho 37 hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng (cử tri xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình)
Qua rà soát thì 37 hộ nhận khoán bảo vệ rừng nêu trên thuộc Dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ tỉnh Bình Thuận” vay vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản” sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình JICA trước đây và đã hết giai đoạn đầu tư từ tháng 6/2021.
Hiện nay, diện tích nhận khoán của 37 hộ nêu trên đã được chuyển tiếp sang Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 do ngân sách Trung ương hỗ trợ và chưa được Trung ương phân bổ vốn về địa phương nên chưa có cơ sở để tham mưu UBND tỉnh phân khai kế hoạch vốn thực hiện chi trả cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, để đảm bảo kinh phí chi trả cho các hộ nhận khoán trong quý I và quý II/2022, UBND tỉnh đang giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp Sở Tài chính rà soát xin tạm ứng ngân sách tỉnh để giải quyết.
V. Sở Kế hoạch và Đầu tư: 01 nội dung
1. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh xem xét tính hợp pháp, hiệu quả, sự tác động môi trường ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của người dân của các dự án đã được UBND tỉnh cấp phép đầu tư: Dự án nuôi bò sữa Đức Hạnh; dự án nuôi cá sấu Lâm Viên... (cử tri xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam)
Dự án Khu chăn nuôi, lai tạo phát triển bò sữa, bò thịt và chế biến các sản phẩm từ sữa tại xã Hàm Kiệm và xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam của Công ty Cổ phần Đức Hạnh - Bình Thuận được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư từ năm 2005 và cho thuê đất với diện tích 89,6 ha. Trước đây Công ty có nuôi thử nghiệm 05 con bò sữa và 200 con bò thịt nhưng không hiệu quả. Hiện nay Công ty đã trồng cây keo lá tràm với diện tích 70 ha, không hoạt động chăn nuôi và chế biến sữa. Ngày 25/8/2022, UBND tỉnh đã có Văn bản số 2811/UBND-KT giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty do không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận đầu tư theo quy định. Đồng thời, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về đất đai của dự án và đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật đất đai. Theo biên bản làm việc ngày 09/9/2022 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, đại diện Công ty đã thống nhất việc xử phạt và thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra dự án và sẽ tham mưu UBND tỉnh có ý kiến giải quyết việc chấp hành quy định pháp luật về đất đai của chủ đầu tư.
- Dự án trang trại chăn nuôi cá sấu tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam của Công ty TNHH Lâm Viên Phan Thiết được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư từ năm 2004. Dự án đã triển khai đi vào hoạt động chăn nuôi. Do có ý kiến phản ánh của cử tri huyện Hàm Thuận Nam, ngày 06/7/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND xã Hàm Kiệm kiểm tra hiện trạng hoạt động của dự án. Tại thời điểm kiểm tra, Công ty đang tạm dừng nuôi cá sấu và đang sửa chữa cải tạo hồ nuôi. Tại văn bản số 01/CV-LVPT ngày 18/7/2022, Công ty TNHH Lâm Viên Phan Thiết cam kết sẽ thực hiện đầy đủ mục tiêu dự án theo văn bản chấp thuận đầu tư của dự án. Trong thời gian đến, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về đất đai của dự án và đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật đất đai.
VIII. Công ty Điện lực Bình Thuận: 01 nội dung
1. Cử tri kiến nghị Công ty Điện lực Bình Thuận di dời trụ điện cao thế trước UBND xã Hải Ninh để đảm bảo giao thông, mỹ quan và sức khỏe cho bà con (cử tri xã Hải Ninh, Phan Lâm, huyện Bắc Bình)
Qua kiểm tra, các vị trí trụ kiến nghị di dời gồm 03 trụ điện trung thế: 01 vị trí thuộc tài sản Điện lực quản lý (tại trụ số 36 tuyến 476.2D do UBND huyện Bắc Bình đầu tư năm 1991 và bàn giao tài sản cho ngành điện quản lý vào năm 1997); 02 vị trí thuộc tài sản khách hàng quản lý (tại trụ số 01 và 02 tuyến 476.2D do Bà Đặng Thị Kim Oanh đầu tư năm 2015); các tuyến đường dây điện này nằm sát ngoài hàng rào cũ của UBND xã Hải Ninh và đang vận hành ổn định cấp điện cho phụ tải địa phương.
Vừa qua, UBND xã Hải Ninh xây dựng lại tường rào và cổng ra vào cơ quan (đã di dời tường rào và cổng cơ quan vào bên trong cách vị trí của tường rào cũ là 8m), do vậy khi phá dỡ hàng rào cũ và mở rộng khoảng không gian trước cổng ra vào cơ quan, các trụ điện này vô tình gây cản trở trước cổng của UBND xã Hải Ninh. Vì vậy, cử tri kiến nghị di dời các vị trí trụ điện trung thế này.
Với nội dung kiến nghị này, ngành điện đã phối hợp với UBND xã Hải Ninh và khách hàng Đặng Thị Kim Oanh để khảo sát lên phương án di dời các trụ điện này. Qua khảo sát, vị trí dự kiến trồng trụ điện để di dời theo đề nghị trước đây của UBND xã Hải Ninh là không khả thi, do không đảm bảo khoảng cách an toàn phóng điện với trụ ăng ten gắn loa truyền thanh xã. Giao Công ty Điện lực Bình Thuận tiếp tục làm việc với UBND xã Hải Ninh để thống nhất phương án khả thi để thực hiện phải đảm bảo an toàn cho lưới điện và người dân trong khu vực.
B. VỀ LĨNH VỰC QUY HOẠCH - XÂY DỰNG - GIAO THÔNG - TÀI CHÍNH: 13 nội dung
I. Sở Giao thông vận tải: 01 nội dung
1. Thời gian qua xe chở vật liệu thi công đường cao tốc đi qua tuyến đường liên xã Hải Ninh - Bình An đã làm hư hỏng, sụt lún nghiêm trọng gây nguy hiểm cho người dân lưu thông và có nguy cơ làm sập cầu dân sinh. Cử tri kiến nghị tỉnh có kế hoạch khảo sát, sớm khắc phục (cử tri xã Hải Ninh, Sông Lũy, Bình Tân, huyện Bắc Bình)
Liên quan đến kiến nghị của cử tri xã Hải Ninh, Sông Lũy, Bình Tân, huyện Bắc Bình về tình trạng đường liên xã Hải Ninh - Bình An bị hư hỏng do các phương tiện vận chuyển vật liệu thi công dự án đường cao tốc gây ra: Sở GTVT đã có Công văn số 1366/SGTVT-HTGT ngày 10/6/2022 đề nghị Ban Quản lý dự án 7 sửa chữa, ngày 25/8/2022, Sở GTVT đã tổ chức kiểm tra thực tế hiện trường tuyến đường liên xã Hải Ninh - Bình An (đường Quốc lộ 1 - Phan Sơn) cùng với Ban Quản lý dự án 7 và các Nhà thầu thi công và nhận thấy đoạn tuyến từ Km0+000 đến Km25+320 các vị trí hư hỏng nền mặt đường đã được các Nhà thầu thi công đắp cấp phối đá dăm để đảm bảo giao thông. Tiếp theo đó, Sở GTVT đã có các Công văn số 1975/SGTVT-HTGT ngày 26/8/2022 và số 2382/SGTVT-HTGT ngày 13/10/2022 báo cáo và tham mưu UBND tỉnh. UBND tỉnh có Công văn số 3506/UBND-ĐTQH ngày 19/10/2022 đề nghị Ban Quản lý dự án 7 chỉ đạo các Nhà thầu thi công khẩn trương tổ chức sửa chữa ngay các hư hỏng trên các tuyến đường địa phương do việc vận chuyển vật liệu phục vụ thi công dự án gây ra.
Để giải quyết kiến nghị của cử tri và tình hình thực tế bức xúc hiện nay ở các huyện khác có tuyến cao tốc đi qua, giao Sở GTVT tiếp tục tham mưu UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các Ban quản lý dự án chỉ đạo các Nhà thầu thi công kịp thời sửa chữa các hư hỏng các tuyến đường địa phương nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo sau khi dự án hoàn thành thì các tuyến đường địa phương phải được hoàn trả như hiện trạng ban đầu hoặc tốt hơn.
II. Sở Kế hoạch và Đầu tư: 01 nội dung
1. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm tiếp tục giải quyết một số vấn đề kiến nghị nhiều lần: Xây dựng một đoạn Kè sông còn lại tại khu vực thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh (cử tri huyện Bắc Bình)
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Báo cáo số 141/BC-UBND ngày 07/7/2022, trong thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn, cùng địa phương tổ chức khảo sát và đề xuất tham mưu UBND tỉnh phương án triển khai thực hiện xây dựng kè tại khu vực trên.
III. Sở Tài nguyên và Môi trường: 03 nội dung
1. Quỹ đất ở hai bên đường Võ Nguyên Giáp người dân chiếm đất trồng trụ, trồng cây, xây dựng nhà… Cử tri đề nghị Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh rà soát, kiểm tra sớm xử lý (cử tri phường Mũi Né, Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết)
Hiện nay, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tiếp tục phối hợp với UBND các phường, xã, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đo đạc đối với phần diện tích đất các hộ dân lấn chiếm xây dựng nhà ở, vật kiến trúc để triển khai lập biên bản vi phạm hành chính; đối với các hộ đã lập biên bản vi phạm hành chính, UBND các phường, xã đang hoàn thiện thủ tục trình cấp thẩm quyền ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và triển khai thực hiện quyết định cũng như tổ chức cưỡng chế đối với các hộ không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cử tri tiếp tục đề nghị Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh khẩn trương hoàn tất công tác đo đạc bản đồ địa chính, điều chỉnh khu vực cầu Suối Tiên ra ngoài dự án sử dụng quỹ đất hai bên đường ĐT.706B để UBND thành phố hủy Quyết định thu hồi đất của các hộ dân ở khu vực này (cử tri xã Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết)
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đã ký hợp đồng với Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường để đo đạc bản đồ địa chính khu vực này. Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã triển khai việc trích đo nhưng còn vướng mắc trong việc xác định mốc giới giải tỏa của đường Võ Nguyên Giáp (có sai lệch về mốc giới giữa thiết kế và thực tế thi công con đường) do đó phải yêu cầu Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh xác định lại mốc giới làm cơ sở cho việc trích đo. Ngày 22/9/2022, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh có Công văn số 904/BQLDA-ĐHDA về việc cung cấp hồ sơ theo đề nghị tại Công văn số 469/PTQĐ-QLQĐ ngày 18/7/2022 của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh (đồng thời gửi kèm hồ sơ hoàn công tuyến đường đoạn qua Suối Tiên và Cầu Suối Tiên tại Km 19+193,25), Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đã bàn giao hồ sơ cho Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường để đối chiếu đo đạc. Đến nay Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường đã thực hiện xong công tác trích đo địa chính khu vực và đang hoàn chỉnh hồ sơ trình Giám đốc Trung tâm ký để bàn giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh.
Sau khi nhận được hồ sơ từ Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh sẽ tổng hợp báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh cho chủ trương điều chỉnh giảm diện tích khu vực Suối Tiên tại Quyết định số 3145/QĐ-UBND ngày 11/12/2007 của UBND tỉnh theo yêu cầu của UBND thành phố Phan Thiết, đồng thời sẽ tổng hợp trình lại Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành phố Phan Thiết xem xét kết luận lại từng trường hợp để thực hiện hủy Quyết định thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân theo chỉ đạo của UBND tỉnh (dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 12/2022).
3. Hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn huyện được cấp phép khai thác nước ngầm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, chế biến hải sản nhưng chủ yếu phục vụ tưới tiêu. Cử tri kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra khối lượng khai thác và mục đích cung cấp nước theo giấy phép để giữ gìn nguồn nước ngầm, phục vụ bền vững cho người dân trên đảo (cử tri xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý)
Theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 2499/STNMT-TNN&KS ngày 20/6/2022 về kiểm tra tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất của một số hộ dân trên địa bàn huyện được cấp phép khai thác nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Theo đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra và làm việc với 05 hộ được UBND tỉnh cấp phép khai thác sử dụng nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Qua kiểm tra, 05 hộ đều có cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân trong rẫy đất nông nghiệp. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã mời về lập biên bản và yêu cầu các Hộ kinh doanh phải báo cáo bằng văn bản về việc cung cấp nước cho các đối tượng có đất ngoài khu dân cư để phục vụ cho việc kinh doanh trên đất nông nghiệp, phục vụ cho tưới tiêu. Báo cáo phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ từng đối tượng được hộ lắp đồng hồ cung cấp nước.
Đến nay, có một số hộ dân đã ngưng sử dụng và còn một số hộ dân còn sử dụng cho mục đích kinh doanh trên đất nông nghiệp và một phần tưới cây. Tuy nhiên, qua kiểm tra thì đa phần đều sử dụng nước cho việc kinh doanh của các hộ dân trên rẫy, có 01 số hộ sử dụng nước để tưới cây nhưng chủ yếu là những hộ dân sinh sống trên đất nông nghiệp. Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng đã yêu cầu các các Hộ kinh doanh nhanh chóng khắc phục những trường hợp còn lại trong thời gian sớm nhất. Các Hộ kinh doanh cũng xin cho thêm thời gian để thực hiện theo nội dung đã làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
IV. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 04 nội dung
1. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh quan tâm có phương án di dời các hộ dân (165 hộ dân) đang sinh sống trong vành đai lòng hồ Trà Tân để bảo đảm quyền lợi cho người dân (cử tri xã Tân Hà, huyện Đức Linh)
Để giải quyết kiến nghị cử tri xã Tân Hà, huyện Đức Linh, giao Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Bình Thuận chủ trì phối hợp với UBND huyện Đức Linh tiến hành rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình để đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của cử tri theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013.
Hiện nay, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác thủy lợi Bình Thuận đang phối hợp với địa phương xác định những trường hợp cần thiết phải di dời để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo quy định.
2. Hiện nay, hệ thống ống dẫn nước sinh hoạt chỉ cung ứng nước một số hộ trên các tuyến đường chính, các tuyến đường nhánh thì chưa có. Cử tri mong muốn tỉnh đầu tư mở rộng hệ thống bao phủ đến các tuyến đường nhánh để người dân đảm bảo nguồn nước sinh hoạt (cử tri thị trấn Võ Xu, thôn 4, thôn 5, thôn 8, xã MêPu, huyện Đức Linh)
* Đối với kiến nghị của cử tri thị trấn Võ Xu, huyện Đức Linh:
Công trình Mở rộng tuyến ống cấp nước thị trấn Võ Xu, huyện Đức Linh do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn làm chủ đầu tư. Quy mô công trình khoảng 10 km ống HDPE (D110 - D160) mm và 69 trụ chữa cháy với tổng mức đầu tư khoảng 8.014 triệu đồng, cấp nước cho người dân thị trấn Võ Xu. Công trình đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 406/QĐ-SKHĐT ngày 28 tháng 9 năm 2022. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trình UBND tỉnh đang chuẩn bị phân khai điều chỉnh nguồn vốn kế hoạch 2022 để Trung tâm triển khai thực hiện dự án này vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Do nguồn kinh phí có hạn nên dự án Mở rộng tuyến ống cấp nước thị trấn Võ Xu, huyện Đức Linh chỉ đầu tư 10 km ống HDPE (D110 - D160). Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thị trấn Võ Xu còn một số tuyến đường chính, đường nhánh chưa được đầu tư tuyến ống cấp nước. Trong thời gian tới, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát tham mưu bố trí nguồn vốn để mở rộng các tuyến ống này.
Ngoài ra, bằng nguồn vốn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, từ năm 2019, 2020 Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đã mở rộng một số tuyến ống cấp nước tại các khu phố 3, 5- thị trấn Võ Xu vào các tuyến đường như Cao Thắng, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Định, Trần Bình Trọng và đang vận hành cung cấp nước ổn định cho người dân tại các khu vực này.
* Đối với kiến nghị của cử tri thôn 4, thôn 5, thôn 8, xã MêPu, huyện Đức Linh:
Công trình Mở rộng tuyến ống cấp nước các thôn 4, 5, 8 xã Mê Pu, huyện Đức Linh đã được UBND tỉnh giao Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư tại Công văn số 2576/UBND- ĐTQH ngày 14 tháng 7 năm 2021 về việc đầu tư các công trình cấp nước trong giai đoạn 2021- 2025. Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tiến hành khảo sát và lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư với quy mô công trình khoảng 27,6 km tuyến ống HDPE (D63 - D200) mm với tổng mức đầu tư khoảng 14 tỷ đồng. Tuy nhiên đến thời điểm này, công trình vẫn chưa được bố trí nguồn vốn để Trung tâm có cơ sở trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư.
Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương rà soát danh mục công trình nêu trên để tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn thực hiện triển khai dự án.
3. Cử tri huyện Hàm Thuận Bắc kiến nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư hệ thống nước sinh hoạt trên địa bàn các thôn của xã Thuận Hòa - thôn 5, xã Hàm Liêm)
Hiện nay, Gói thầu số 08 - Thi công toàn bộ phần xây lắp và thiết bị dự án hợp phần Hệ thống cấp nước sạch huyện Hàm Thuận Bắc (bao gồm chi phí dự phòng) nguồn vốn ODA của Ý đã hoàn thành công tác đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thi công. Dự kiến, trong quý IV/2022 sẽ tổ chức thi công công trình và hoàn thành đưa vào sử dụng cấp nước cho người dân địa phương trong quý II/2024, sẽ đảm bảo việc cấp nước cho các xã, trong đó có xã Thuận Hòa.
4. Số lượng trụ neo buộc ở hai bên bờ kè cảng cá Phan Rí Cửa không đủ để neo buộc tàu thuyền. Cử tri kiến nghị Sở Nông nghiệp và PTNT khảo sát, đầu tư xây dựng thêm trụ neo buộc tàu thuyền bờ kè cảng cá Phan Rí Cửa để bảo vệ tài sản của nhân dân trong mùa bão, lũ (Cử tri thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong)
Vấn đề đầu tư trụ neo tàu cá thời gian qua luôn được tỉnh quan tâm, năm 2021 trước tình hình bức xúc về neo đậu tàu cá tại Cảng cá Phan Rí Cửa, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp địa phương thực hiện gia cố và đầu tư mới 18 trụ neo dọc theo bờ kè Cảng cá Phan Rí Cửa (trong đó: sử dụng kinh phí sự nghiệp ngành Nông nghiệp để gia cố 09 trụ và đầu tư mới 05 trụ; Ban quản lý Cảng cá Phan Rí Cửa huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư mới 04 trụ).
Theo báo cáo của Ban quản lý Cảng cá Phan Rí Cửa (thuộc UBND huyện Tuy Phong), hiện nay số trụ neo cần bổ sung mới (bên phía tuyến kè Hòa Phú cũ) là 10 trụ. Đối với vấn đề này, vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp hạ tầng Cảng cá Phan Rí Cửa giai đoạn 2021- 2025 tại Quyết định số 3166/QĐ-UBND ngày 17/11/2021, trong đó có đầu tư một số trụ neo tại khu vực Hòa Phú cũ.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đang lập dự án đầu tư để phục vụ phòng chống khai thác IUU tại cảng cá gắn với đầu tư mới một số trụ neo đảm bảo cho tàu cá neo đậu an toàn.
V. Ban QLDA ĐTXD công trình dân dụng và công nghiệp: 02 nội dung
1. Công trình thoát nước tập trung hạ lưu đường ĐT.706B cửa ra số 2 và 3, kéo dài trong nhiều năm nhưng chưa được thi công, gây xoáy lở, ngập úng nghiêm trọng khu vực hạ lưu, nguy hiểm đến tính mạng của nhân dân. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh sớm chỉ đạo tổ chức thi công (Cử tri phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết)
Ngày 26/10/2021, UBND tỉnh có Thông báo số 232/TB-UBND thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Văn Đăng về cuộc họp nghe báo cáo tình hình triển khai công trình Thoát nước phía hạ lưu đường ĐT706B - Cửa ra số 2&3, phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết; trong đó, thống nhất điều chỉnh hướng tuyến thoát nước; đoạn điều chỉnh xuất phát từ điểm cuối HTC8+25 chạy dọc theo đường mòn hiện trạng và đi dọc ranh hàng rào hiện hữu trong phần đất của hộ ông Mai Tiến, sau đó cắt ngang qua đường Nguyễn Đình Chiểu, đi vào phần đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước giữa khu du lịch của Công ty TNHH Bãi Biển Mặt Trời để đổ ra biển.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 232/TB-UBND ngày 26/10/2021, Ban QLDA các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh đã trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và tham mưu phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Thoát nước phía hạ lưu đường ĐT706B - Cửa ra số 2&3, thành phố Phan Thiết.
Sau khi lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành, địa phương về hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư có Công văn số 770/SKHĐT- TĐ ngày 09/3/2022 báo cáo UBND tỉnh hướng tuyến thoát nước điều chỉnh của dự án chưa phù hợp quy hoạch chung đến năm 2040 của thành phố Phan Thiết được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 27/5/2020 và quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị sau khi các quy hoạch có liên quan được phê duyệt thì hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Ngày 29/8/2022, UBND thành phố Phan Thiết tổ chức cuộc họp với Công ty TNHH Bãi Biển Mặt Trời theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 227/TB-UBND ngày 25/8/2022; sau cuộc họp UBND thành phố Phan Thiết có Công văn số 500/TB-UBND ngày 07/9/2022 về thông báo ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố - Lê Văn Chơn tại cuộc họp với Công ty TNHH Bãi Biển Mặt Trời; trong đó, giao Ban Quản lý dự án kiểm tra, tính toán phương án hướng tuyến thoát nước kết hợp tuyến đường xuống biển theo đề xuất của Công ty TNHH Bãi Biển Mặt Trời và gửi kết quả về Sở Xây dựng để báo cáo UBND tỉnh xem xét, cho chủ trương để thực hiện (hướng tuyến thoát nước điều chỉnh xuất phát từ điểm D2 đi theo đường mòn hiện trạng và ranh đất hộ ông Mai Tiến sau đó cắt ngang qua đường Nguyễn Đình chiểu, chạy dọc hành lang (hướng biển) đường Nguyễn Đình Chiểu và đi thẳng vào đất và tầng trệt của nhà hàng khu du lịch Bãi Biển Mặt Trời, giáp ranh với khu du lịch Rạch Dừa và thoát ra biển, kích thước chiều ngang 4m, chiều dài từ đường Nguyễn Đình Chiểu ra tới biển).
Thực hiện ý kiến của UBND thành phố Phan Thiết tại công văn nói trên, Ban Quản lý dự án có các Công văn số 1094/BQLDA-ĐHDA3 ngày 14/9/2022, số 1124/BQLDA-ĐHDA3 ngày 19/9/2022 gửi Sở Xây dựng báo cáo về phương án tuyến thoát nước và quy mô tuyến đường xuống biển dự án Thoát nước phía hạ lưu đường ĐT706B - Cửa ra số 2&3, phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết; trong đó, hướng tuyến thoát nước và tuyến đường xuống biển của dự án thực hiện theo kết luận của UBND thành phố Phan Thiết tại Thông báo số 500/TB-UBND ngày 07/9/2022. Tuy nhiên, đến ngày 06/10/2022 Sở Xây dựng có Công văn số 2534/SXD-QLXD&HTKT gửi Ban Quản lý dự án; trong đó, Sở Xây dựng kiến nghị là do chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh liên quan đến nội dung thay đổi hướng tuyến thoát nước của dự án Thoát nước phía hạ lưu đường ĐT706B
- Cửa ra số 2&3, phường Hàm Tiến. Do đó, việc Ban Quản lý dự án đề xuất thay đổi phương án hướng tuyến thoát nước của dự án là không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng.
Ngày 10/10/2022, Ban Quản lý dự án có Công văn số 1267/BQLDA- ĐHDA3 gửi UBND thành phố Phan Thiết về phương án tuyến thoát nước của dự án Thoát nước phía hạ lưu đường ĐT706B - Cửa ra số 2&3, phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết; trong đó, Ban Quản lý dự án đề nghị UBND thành phố Phan Thiết báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về phương án hướng tuyến thoát nước và tuyến đường xuống biển của dự án Thoát nước phía hạ lưu đường ĐT706B - Cửa ra số 2&3, phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết theo đề xuất của Công ty TNHH Bãi Biển Mặt Trời (do nội dung này UBND tỉnh đã giao cho UBND thành phố Phan Thiết tại Thông báo số 227/TB-UBND ngày 25/8/2022).
Ngày 20/10/2022, UBND thành phố Phan Thiết có Công văn số 5835/UBND-QLĐĐ gửi UBND tỉnh về việc báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về phương án hướng tuyến thoát nước và tuyến đường xuống biển của dự án Thoát nước phía hạ lưu đường ĐT706B - Cửa ra số 2&3, phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết theo đề xuất của Công ty TNHH Bãi Biển Mặt Trời.
Theo Công văn số 3660/UBND-TH ngày 31/10/2022 về Lịch Công tác của UBND tỉnh tháng 11/2022; ngày 09/11/2022, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện công trình Thoát nước phía hạ lưu đường ĐT706B - Cửa ra số 2&3, phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết. Sau khi UBND tỉnh họp thống nhất hướng tuyến thoát nước, Ban Quản lý dự án sẽ thực hiện việc điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án theo quy định.
Chiều ngày 09/11/2022, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện dự án thoát nước phía hạ lưu đường ĐT706B - Cửa ra số 2&3, phường Hàm Tiến. Tại cuộc họp UBND tỉnh đã thống nhất điều chỉnh hướng tuyến thoát nước của dự án (Xuất phát từ điểm D2 đi theo đường mòn hiện trạng và ranh khu đất hộ ông Mai Tiến xuống đến đường Nguyễn Đình Chiểu, sau đó cắt ngang và chạy dọc đường Nguyễn Đình Chiểu (phía biển) và đi vào đất, tầng trệt khu nhà hàng của khu du lịch Bãi Biển Mặt Trời giáp ranh khu du lịch Rạch Dừa và thoát ra biển). Sau khi có Thông báo kết luận, Ban Quản lý dự án sẽ thực hiện việc lập điều chỉnh chủ trương đầu tư để trình cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt làm cơ sở để triển khai các bước tiếp theo. Dự kiến trong năm 2023 sẽ triển khai thi công cơ bản hoàn thành dự án.
2. Dự án Kênh thoát lũ (Cầu Bà Tiên đến cầu Đôi) được phê duyệt vào năm 2004, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh kiểm kê đất, điều chỉnh quyết định nhưng đến nay trên 10 năm chưa thực hiện. Cử tri đề nghị tỉnh cho biết dự án này có còn thực hiện nữa không, khi nào thực hiện, áp giá đền bù như thế nào cho phù hợp với vật giá hiện nay (Cử tri phường Xuân An, thành phố Phan Thiết)
- Về tình hình thực hiện dự án:
Ngày 18/3/2020, UBND tỉnh có Công văn số 966/UBND-ĐTQH đề nghị Ban Quản lý dự án công trình công nghiệp và dân dụng dừng triển khai thực hiện đoạn kênh từ Địa chỉ đỏ xã Phong Nẫm đến cầu Đôi 1 trên đường Nguyễn Hội (gói thầu số 2a) và phối hợp với các Sở, ngành có liên quan lập hồ sơ thủ tục để thực hiện quyết toán các chi phí đầu tư dở dang; riêng các trường hợp đã thực hiện xong công tác đền bù giao UBND thành phố Phan Thiết chỉ đạo UBND phường Xuân An và UBND xã Phong Nẫm quản lý chặt chẽ quỹ đất không để tình trạng tái lấn chiếm xảy ra.
Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Ngày 03/11/2021, UBND tỉnh có Công văn số 4175/UBND-ĐTQH về việc cải tạo tuyến kênh từ Địa Chỉ Đỏ, xã Phong Nẫm đến cầu Đôi 1 trên đường Nguyễn Hội, thành phố Phan Thiết; trong đó, UBND tỉnh giao Ban Quản lý dự án lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Xử lý ngập úng tại cầu Đôi 1 đường Nguyễn Hội, thành phố Phan Thiết (quy mô chiều dài đoạn kênh khoảng 80m từ cầu Đôi 1 về hướng thượng lưu, nối vào tuyến kênh hiện trạng theo quy hoạch được duyệt), trình cấp thẩm quyền thẩm định phê duyệt để triển khai đầu tư trong giai đoạn 2021-2025. Ban QLDA đã hoàn chỉnh và trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư tại Tờ trình số 1349/BQLDA-ĐHDA1 ngày 26/10/2022.
Riêng đoạn từ Địa Chỉ Đỏ hướng về hạ lưu để đấu nối vào điểm đầu của dự án Xử lý ngập úng tại cầu Đôi 1 đường Nguyễn Hội, thành phố Phan Thiết, giao Ban QLDA phối hợp vơi UBND thành phố Phan Thiết khảo sát, thống kê số hộ dân và diện tích đất đã đền bù, phải tiếp tục đền bù giải tỏa và tái định cư; đánh giá những khó khăn, vướng mắc, đề xuất sơ bộ phương án đầu tư để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cho lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dư an để triển khai sau giai đoạn 2021 - 2025.
- Đối với việc áp giá đền bù thế nào cho phù hợp với vật giá hiện nay:
Ban QLDA sẽ đề nghị Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng theo hồ sơ thu hồi đất để thi công công trình Thoát lũ khu công nghiệp Phan Thiết và vùng phụ cận giai đoạn 2 (đoạn từ Địa Chỉ Đỏ, xã Phong Nẫm đến Cầu Đôi 1 trên đường Nguyễn Hội). Việc áp giá đền bù sẽ thực hiện theo thời điểm thực hiện dự án, đúng quy định của Luật Đất đai hiện hành.
VIII. Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: 01 nội dung
1. Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân khởi công từ năm 2008 đến nay đã 13 năm, hiện nay gây sạt lở, xói mòn mất đất sản xuất của nhân dân, cầu tạm qua kênh hư hỏng gây nguy hiểm cho người dân đi lại sản xuất. Cử tri đề nghị tỉnh trả lời cho người dân được biết thời gian nào hoàn thành công trình; đồng thời, có kế hoạch sửa chữa cầu qua kênh giúp bà con đi lại sản xuất thuận lợi hơn và khắc phục tình trạng ngập úng, gây sạt lở đất rẫy của người dân
Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân gồm 12 gói thầu xây lắp; trong đó đã thi công cơ bản hoàn thành 09 gói thầu (các gói thầu số 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10 và 11) và hiện nay đang tiếp tục hoàn thiện mái kênh, mặt bằng dọc tuyến các gói thầu này. Đang triển khai thi công 01 gói thầu (gói thầu số 18); còn lại 02 gói thầu (gói thầu số 12 và gói thầu số 17) dự kiến hoàn thành trong năm 2022.
Về việc sạt lỡ như phản ánh của cử tri đến nay đã được khắc phục, cụ thể: Hiện tượng sạt lỡ trước đây do các vị trí tiêu vào kênh chưa được bố trí đầu tư xây dựng công trình tiêu kiên cố; nên khi mưa lũ xảy ra xói lỡ tại các vị trí này. Đã bổ sung đầu tư gói thầu xây lắp 05 cống tiêu vào kênh tại K1+700, K2+500, K5+300, K7+573 và K11+000 (gói thầu số 18) gói thầu này đang triển khai thi công; hiện tại đã thi công hoàn thành được 03/05 cống tiêu vào kênh, còn lại 02 cống tiêu vào kênh tại K1+700 và K11+000 sẽ thi công đúng theo thời gian thực hiện hợp đồng và hoàn thành vào tháng 12/2022.
Về giao thông đi lại cho bà con qua tuyến kênh: Trên tuyến kênh đã đầu tư 02 cầu qua kênh kiên cố tại lý trình K4+815 và K7+700 đã thi công hoàn thành; ngoài ra sẽ tiếp tục đầu tư thêm 01 cầu qua kênh tại lý trình K3+700 kết nối đường giao thông hiện hữu đã đầu tư nhưng chưa có công trình cầu qua kênh. Dự án này đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu qua kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân tại Quyết định số 44/QĐ-SKHĐT ngày 11/02/2022; tuy nhiên, theo phân kỳ đầu tư thì dự án này sẽ bố trí vốn và triển khai thực hiện trong năm 2023 - 2025 nên sẽ khởi công hạng mục công trình này vào năm 2023.
Riêng hạng mục cầu tạm dân tự làm tại vị trí K2+850 phải tháo dỡ để thi công đúng mặt cắt thiết kế kênh; do đó, tại vị trí này không thể sửa chữa lại cầu tạm trước đây. Năm 2021 khi xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đơn vị đã kiến nghị đầu tư 03 cầu qua kênh Biển Lạc - Hàm Tân (trong đó có cả hạng mục cầu tại vị trí K2+850). Tuy nhiên, sau khi các cấp ngành cùng địa phương đi kiểm tra thực địa kết hợp nguồn vốn đầu tư khó khăn không thể bố trí đầu tư cùng lúc 03 cầu qua kênh nên chỉ bố trí vốn đầu tư 01 vị trí cầu tại lý trình K3+700 (vị trí này đã có đường bê tông nhựa 02 phía bờ được đầu tư trước đó). Vì tuyến kênh Biển Lạc - Hàm Tân có quy mô kênh đất lớn, việc đầu tư 01 cầu qua kênh chi phí đầu tư lớn và trong dự án được duyệt không có hạng mục cầu qua kênh tại vị trí K2+850 nên không thể thực hiện đầu tư xây dựng mà phải thực hiện hạng mục công trình này ở 01 dự án mới độc lập. Hướng xử lý: Việc kiến nghị đầu tư cầu qua kênh tại vị trí trên của cử tri là thực sự cần thiết, đề nghị UBND huyện Tánh Linh kiến nghị các cấp ngành xem xét, bổ sung vốn để sớm đầu tư hạng mục cầu qua kênh Biển Lạc - Hàm Tân tại vị trí K2+850 theo kiến nghị của cử tri để thuận lợi việc đi lại cho nhân dân trong vùng dự án.
IX. Sở Giáo dục và Đào tạo: 01 nội dung
1. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh quan tâm sớm đầu tư xây dựng trường cấp III - Chi nhánh 2 của Trường THPT Hùng Vương tại xã Trà Tân để con em 3 xã Trà Tân, Tân Hà, Đông Hà được đi học thuận tiện hơn (cử tri xã Trà Tân, huyện Đức Linh).
Việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Đức Linh: Theo báo cáo của UBND huyện Đức Linh tại Công văn số 1267/UBND- KT ngày 27/6/2022 thì vị trí xây dựng trường cấp III nêu trên đã được UBND huyện Đức Linh cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 của huyện là Đất giáo dục & Đào tạo, với diện tích 2,17ha, đến nay đã được Hội đồng thẩm định QHKH tỉnh thẩm định và đã báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lập xong phương án đầu tư xây dựng trường cấp III - Chi nhánh 2 của Trường THPT Hùng Vương, tại xã Trà Tân, với quy mô 15 phòng học.
Sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và UBND huyện Đức Linh công bố (trong đó bao gồm vị trí xây dựng trường); Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành các bước tiếp theo để trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.
C. LĨNH VỰC VĂN XÃ-NỘI CHÍNH: 07 nội dung
I. Sở Kế hoạch và Đầu tư: 01 nội dung
1. Cử tri đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra lại năng lực tài chính của Công ty Địa ốc Hoàng Quân là chủ đầu tư dự án Trung tâm Dịch vụ Du lịch Hàm Tiến - Mũi Né vì đã hơn 5 năm dự án này vẫn chưa triển khai, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân có đất nằm trong dự án (khoảng 400 hộ và trên 3.000 khẩu) (cử tri phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết)
Dự án Trung tâm dịch vụ du lịch Hàm Tiến - Mũi Né tại phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết của Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát và Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 1031/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 và điều chỉnh tại Quyết định số 3287/QĐ-UBND ngày 27/11/2018, với diện tích 198 ha, tổng vốn đầu tư 9.831.484.600.000 đồng. Đến nay, dự án chưa hoàn tất thủ tục đất đai, chưa thực hiện đền bù, giải tỏa, chưa triển khai xây dựng theo tiến độ đầu tư quy định, nguyên nhân chủ yếu do:
- Dự án có khoảng 76 ha thuộc khu vực dự trữ titan theo Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ; do đó, dự án không thể triển khai tác động. Mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều văn bản kiến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét tháo gỡ vướng mắc, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả giải quyết.
- Dự án có khoảng 77,97 ha nằm trong khu vực quy hoạch tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất (quỹ đất hai bên đường ĐT.706B) để thu ngân sách Nhà nước; đến nay, do nhiều hộ dân có đơn khiếu nại nên Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Thuận chưa thực hiện xong việc đền bù, chưa đủ điều kiện để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
Dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đến nay đã hơn 5 năm nhưng chủ đầu tư vẫn chưa triển khai, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết làm việc với liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát và Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân, vận động đơn vị trả lại dự án. Trường hợp liên danh 02 Công ty không đồng thuận thì căn cứ quy định pháp luật hiện hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chấm dứt hoạt động dự án theo quy định.
1. Cử tri đề nghị tỉnh quan tâm có giải pháp cụ thể về biên chế, tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống Trạm y tế xã, phường, thị trấn, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. (cử tri huyện Tuy Phong)
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững. Trong đó, có những nội dung chỉ đạo liên quan đến việc nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, cụ thể như: Yêu cầu rà soát, kiện toàn đội ngũ, nâng cao năng lực ngành Y tế, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng trên địa bàn; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư và triển khai các dự án đầu tư y tế cơ sở, y tế dự phòng. Tiếp tục triển khai các chương trình tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; có giải pháp, chương trình nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho tuyến cơ sở, nhất là Trạm Y tế.
Về đầu tư trang thiết bị y tế cho trạm y tế, thực hiện Thông báo số 681/TTg- KHTH ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc thông báo danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội (đợt 2), Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế và các cơ quan có liên quan khẩn trương tham mưu thực hiện hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Đầu tư trang thiết bị cho Dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo và mua sắm trang thiết bị cho các Trạm Y tế, Phòng khám đa khoa thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Về biên chế và các chế độ đãi ngộ cho viên chức y tế làm việc ở các trạm y tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ chỉ đạo thực hiện khi chế độ, chính sách của Trung ương được ban hành.
III. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: 02 nội dung
1. Cử tri mong muốn tỉnh có kế hoạch sớm sơn sửa các bia mộ liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh vì hiện nay có một số bia đã mờ, không rõ thông tin của liệt sĩ, nhằm giúp thân nhân liệt sĩ dễ tìm kiếm khi đến viếng và tạo sự trang trọng đối với các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc (cử tri xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình)
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, Sở Lao động - TB&XH đã lập xong các thủ tục, tiến hành triển khai thi công việc tu sửa các bia, mộ liệt sĩ bị hư hỏng tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, bao gồm các hạng mục:
+ Phần mộ liệt sĩ: tháo dỡ toàn bộ phần gạch ốp xung quanh mộ ốp mới lại bằng gạch ceramic khoảng 450 mộ. Thay mới toàn bộ bia mộ hiện trạng bằng đá granite tổng cộng khoảng 700 bia (535 bia có thông tin, 165 bia không có thông tin).
+ Cụm tượng: tiến hành vệ sinh, cải tạo các vết nứt và sơn lại nhũ vàng toàn bộ cụm tượng. Bảng đá Granite Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bình Thuận, thay mới bảng đá Granite.
+ Mương thoát nước: phá bỏ những đoạn mương củ đã bị hư hỏng nặng, xây mương mới các đoạn mương phá bỏ với chiều dài khoảng 250 m.
+ Trồng sen: Để tạo mỹ quan hồ nước ở khu vực đài chính, làm khay lưới inox trồng sen dưới hồ.
+ Cột cờ: Lắp mới hệ thống treo cờ tự động cao 30m.
+ Lối đi xung quanh mộ: tháo dỡ toàn bộ đá chẻ trên lối đi hiện trạng xung quanh khu mộ, cải tạo các vị trí sụt lún. Lát mới bằng đá grantie cắt theo quy cách với diện tích khoảng 1.200 m2).
Hiện nay, Sở Lao động - TB&XH đã yêu cầu đơn vị thi công khẩn trương thi công sửa chữa các hạng mục nêu trên và hoàn thành vào cuối năm 2022.
2. Hiện nay, một số xã của huyện có các trường hợp như: Trường hợp F0 đã kết thúc điều trị, F1 đã hoàn thành cách ly tại cơ sở cách ly, F1 cách ly tại nhà đã hoàn thành cách ly, F0 điều trị tại nhà đã kết thúc điều trị trước ngày có hiệu lực của Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng chính phủ, nhưng do địa phương tổng hợp chậm sau ngày 31/01/2022. Cử tri kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm có hướng giải quyết để hỗ trợ cho người dân (cử tri huyện Bắc Bình)
Để có cơ sở giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã có Công văn số 1790/UBND-KGVXNV ngày 09/6/2022 về việc báo cáo và xin ý kiến về giải quyết hồ sơ tồn đọng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và tiếp theo đó, ngày 08/9/2022 UBND tỉnh tiếp tục có Công văn số 2968/UBND-KGVXNV gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin ý kiến.
Ngày 30/9/2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 3879/LĐTBXH-PC về việc giải quyết chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.
Căn cứ ý kiến trả lời của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - TB&XH phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tư pháp nghiên cứu các quy định hiện hành, tham mưu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh thống nhất cho UBND tỉnh giải quyết hồ sơ tồn đọng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 2328/SLĐTBXHLĐVLDN ngày 10/10/2022 gửi Sở Tài chính, Sở Tư pháp đề nghị có ý kiến về dự thảo Tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh thống nhất cho UBND tỉnh giải quyết hồ sơ tồn đọng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP. Đến nay Sở Tài chính, Sở Tư pháp đã có văn bản trả lời, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang tổng hợp hoàn chỉnh dự thảo Tờ trình tham mưu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất cho giải quyết hồ sơ tồn đọng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.
IV. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 01 nội dung
1. Hiện nay, Đình làng Xuân Hội - di tích lịch sử Quốc gia đã được đầu tư trùng tu nhưng chưa được nghiệm thu. Cử tri kiến nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm thi công các hạng mục công trình còn lại để nghiệm thu đưa vào sử dụng và bảo quản (cử tri thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình)
Công trình Đình làng Xuân Hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bố trí kế hoạch vốn tu bổ, tôn tạo và đã được triển khai thi công. Đã thi công hoàn chỉnh các hạng mục công trình, đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình. Hiện nay đang tập hợp hồ sơ gửi UBND huyện Bắc Bình kiểm tra nghiệm thu đưa vào sử dụng.
V. Thanh tra tỉnh: 01 nội dung
1. Khu vực trường bắn tại thôn Tân Lý 2 thuộc đất quốc phòng, nhưng hiện nay vẫn còn một số hộ dân đang sinh sống. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm, chỉ đạo, xem xét sớm giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai đối với các hộ dân sinh sống tại đây để ổn định cuộc sống (cử tri xã Tân Bình, thị xã La Gi)
Khu đất Trường bắn Tân Bình có diện tích 104.205,6 m2, trong đó diện tích đất quốc phòng do Ban CHQS thị xã La Gi quản lý 35.905,6 m2 (có sử dụng một phần diện tích đất làm thao trường huấn luyện); diện tích đất có dân đang sử dụng trồng cây lâu năm, ăn quả... và xây dựng nhà ở: 35 hộ/43 thửa/68.300 m2.
Liên quan đến nội dung kiến nghị trên, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công văn số 564/UBND-NCKSTTHC (Mật) ngày 12/9/2022 chỉ đạo xử lý đất quốc phòng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh bị cấp, chồng lấn chiếm trên địa bàn tỉnh; theo đó chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã La Gi khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức đối thoại để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân có đất đang canh tác và sinh sống trong khu đất Trường bán Tân Bình, gắn với giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai của các hộ (nếu có) trước khi xử lý việc điều chỉnh đất quốc phòng.
- Kiểm tra, rà soát lại quy trình và công tác tham mưu cấp Giấy CNQSD đất khu đất Trường bắn Tân Bình.
- Thống nhất phương án xử lý, sử dụng khu đất Trường bắn Tân Bình sau khi có quyết định chính thức của Bộ Quốc phòng đồng ý chuyển mục đích sử dụng đất tại khu đất nói trên.
VI. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: 01 nội dung
1. Các vấn đề đã được kiến nghị nhiều lần nội dung liên quan đến việc bàn giao 4,3ha đất Quốc phòng cũ thuộc xã Phan Điền, huyện Bắc Bình (Cử tri huyện Bắc Bình)
Ngày 18/3/2022, UBND tỉnh có Công văn số 812/UBND-KT về việc thống nhất quy hoạch nhu cầu sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Hiện nay, chỉ tiêu đất quốc phòng Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng chưa có văn bản phê duyệt và thông báo danh mục quy hoạch sử dụng đất quốc phòng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Để thực hiện việc chuyển giao đất quốc phòng cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có diện tích 4,3 ha đất quốc phòng tại Trường bắn xã Phan Điền, huyện Bắc Bình, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chưa có cơ sở chuyển giao, phải chờ văn bản chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Quân khu 7. Sau khi có văn bản thống nhất chủ trương đồng ý chuyển giao cho địa phương, giao Bộ CHQS tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND huyện Bắc Bình tham mưu UBND tỉnh thực hiện đúng quy định của Luật đất đai năm 2013 và Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về sắp xếp, xử lý tài sản công./.
06 KIẾN NGHỊ SẼ GIẢI QUYẾT
(Kèm theo Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân
dân tỉnh)
B. VỀ LĨNH VỰC QUY HOẠCH - XÂY DỰNG - GIAO THÔNG - TÀI CHÍNH: 05 nội dung
I. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 02 nội dung
1. Đề nghị Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh nâng mức cấp bù tỷ lệ để nạo vét, tu sửa thường xuyên các tuyến kênh cấp I khu vực nước gió xã Hồng Sơn để đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất của nhân dân (cử tri xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc)
Hệ thống tưới khu vực nước gió xã Hồng Sơn do Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận quản lý. Hàng năm, Công ty đều ưu tiên cân đối nguồn vốn sửa chữa thường xuyên cho hệ thống công trình này cao hơn mức chung của toàn Công ty để thực hiện nạo vét, sửa chữa, cụ thể trung bình 3 năm (2019- 2021) là 861 triệu đồng. Dự kiến trong năm 2023, Công ty sẽ tiếp tục khảo sát, thiết kế, thực hiện nạo vét, đảm bảo tưới tiêu đưa vào phục vụ sản xuất bằng nguồn kinh phí hỗ trợ sản phẩm dịch vụ thủy lợi.
2. Cử tri kiến nghị lắp đặt tuyến đường ống dẫn nước tại Tuyến đường số 26, thôn Đá Mài 1, xã Tân Xuân:
Hiện nay, việc lắp đặt đường ống dẫn nước tại tuyến đường số 26, thôn Đá Mài 1, xã Tân Xuân chưa thực hiện được do chưa bố trí được nguồn vốn đầu tư. Để giải quyết kiến nghị của cử tri, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh sẽ tiếp tục cân đối kinh phí từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để thi công lắp đặt tuyến ống và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong năm 2023.
II. Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: 03 nội dung
1. Cử tri thành phố Phan Thiết: Tiếp tục đề nghị tỉnh kiến nghị Trung ương quan tâm đầu tư khu neo đậu tàu thuyền, kết hợp kè chắn sóng theo quy hoạch, phục vụ tàu thuyền tránh trú bão an toàn và sạt lở bờ biển
Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã bố trí vốn ngân sách nhà nước để đầu tư các công trình như: Củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển phường Đức Long, Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Phú Hài, Kè Phú Hài, Kè Hàm Tiến, Kè Thanh Hải, Kè Tiến Thành để phục vụ tàu thuyền tránh trú bão an toàn và sạt lỡ bờ biển trên địa bàn thành phố Phan Thiết.
Ngày 19/7/2021, UBND tỉnh có Công văn số 2634/UBND-ĐTQH giao Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư dự án Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bình Thuận với tổng mức đầu tư 754 tỷ đồng sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB), trong đó có đầu tư Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Mũi Né. Hiện nay, Công ty TNHH tư vấn trường Đại học Thủy lợi (Đơn vị tư vấn) đã hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bình Thuận theo kiến nghị của các Sở, ban, ngành góp ý. Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đang rà soát, kiểm tra trình Sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định và báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định.
Dự kiến: trong Quý I/2023 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư và Quý II/2023 hoàn thành phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.
2. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh quan tâm, bố trí vốn để thực hiện đầu tư Kè chắn sóng tại phường Mũi Né, tạo điều kiện cho ngư dân địa phương neo đậu tàu thuyền để tránh trú bão an toàn (cử tri phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết).
Dự án “Kè chắn sóng tại phường Mũi Né” mà cử tri phường Mũi Né kiến nghị nằm trong tiểu dự án 1: Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Mũi Né thuộc Dự án “Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bình Thuận” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất tại Văn bản số 879/TTg-QHQT ngày 29/6/2021 về việc phê duyệt Đề xuất các dự án tại 05 tỉnh: Nghệ An, Bình Thuận, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau thuộc Dự án Phát triển thủy sản bền vững, vay vốn WB. Hiện nay, Công ty TNHH tư vấn trường Đại học Thủy lợi (Đơn vị tư vấn) đã hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bình Thuận theo kiến nghị của các Sở, ban, ngành góp ý. Ban QLDA Nông nghiệp tỉnh đang rà soát, kiểm tra trình Sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định và báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định.
Dự kiến: trong Quý I/2023 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư và Quý II/2023 hoàn thành phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.
3. Cử tri xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc: Hiện nay, xứ đồng Cỏ Mồm, thôn Ku Kê, xã Thuận Minh gặp khó khăn về nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư Công trình trạm bơm Ku Kê để bà con nông dân chủ động nguồn nước trong sản xuất, canh tác
Xứ đồng Cỏ Mồm, thôn Ku Kê, xã Thuận Minh theo quy hoạch thuộc khu tưới của hồ suối Trâm Thượng. Qua rà soát, Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh chưa được UBND tỉnh giao nhiệm vụ lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư Công trình trạm bơm Ku Kê. Ngoài ra, công trình không có trong danh mục đầu tư công trung hạn 2021-2025 nên chưa thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định.
C. LĨNH VỰC VĂN XÃ - NỘI CHÍNH: 01 nội dung
I. Sở Giao thông vận tải: 01 nội dung
1. Cử tri đề nghị lắp đặt biển báo khu vực ngã ba cây xăng Tân Thuận (điểm giao nhau giữa ĐT.712 và ĐT.719)
Sở Giao thông vận tải đã có Văn bản số 1566/SGTVT-HTGT ngày 06/7/2022 đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Thuận bổ sung biển báo hiệu đường bộ “chỉ hướng đường” tại khu vực nút giao nêu trên nhằm phục vụ nhu cầu giao thông đi lại của nhân dân được thuận lợi./.
56 KIẾN NGHỊ ĐÃ ĐƯỢC GIẢI TRÌNH, THÔNG TIN LẠI VỚI CỬ TRI
(Kèm theo Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân
dân tỉnh)
A. LĨNH VỰC SẢN XUẤT, TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG: 14 nội dung
I. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 nội dung
1. Theo quy định, khi tàu đi khai thác hải sản xa bờ phải nhắn tin đến tổng đài giám sát hành trình 2 lần/ngày, trường hợp máy bị sự cố không đến tin nhắn tổng đài thì phải quay về, nếu không thì cơ quan chức năng không tính đủ chuyến đánh bắt cho ngư dân. Cử tri mong muốn tỉnh xem xét điều chỉnh thủ tục quản lý hành chính, đảm bảo quyền lợi của ngư dân khi tham gia đánh bắt (cử tri xã Long Hải, huyện Phú Quý)
Theo Công văn số 2071/UBND-KTN ngày 14/6/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc hướng dẫn bổ sung về điều kiện và trình tự thủ tục hỗ trợ ngư dân theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh có quy định “Trong thời gian chuyến biển, tàu cá phải thực hiện nhắn tin báo cáo vị trí tàu về trạm bờ của Chi cục Thủy sản tối thiểu 08 lần, trong đó phải có ít nhất 04 tin nhắn trong vùng biển xa vào 04 ngày khác nhau. Các tin nhắn còn lại có thể thực hiện ngoài vùng biển xa (trong thời gian hành trình ra vùng biển xa hoặc từ vùng biển xa trở về). Đối với tàu cá có xác nhận của các đơn vị hải quân trên các đảo, nhà giàn trên các vùng biển xa, chỉ cần thực hiện nhắn tin báo cáo vị trí tàu về trạm bờ của Chi cục Thủy sản tối thiểu là 02 lần trong vùng biển xa vào 02 ngày khác nhau.”
Để đảm bảo điều kiện và trình tự thủ tục hỗ trợ ngư dân theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, số tin nhắn vị trí tàu cá phải đủ số lượng theo hướng dẫn tại văn bản nêu trên. Do vậy, đề nghị thuyền trưởng, chủ tàu kiểm tra máy liên lạc tầm xa tích hợp định vị vệ tinh Vertex VX - 1700 trước khi xuất bến để đảm bảo đủ tin nhắn vị trí về trạm bờ.
2. Cử tri mong muốn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, nghiên cứu, hướng dẫn loại cây trồng và vật nuôi phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng tại huyện Hàm Tân nói chung và xã Tân Thắng nói riêng để bà con nông dân có điều kiện phát triển kinh tế (cử tri xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân)
Thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng như huyện Hàm Tân và xã Tân Thắng, chủ yếu là cây lúa, thanh long, điều, cao su, một số cây ăn quả có múi và cây thực phẩm khác, chăn nuôi bò thịt, heo, gia cầm.
Theo tài liệu quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất huyện Hàm Tân, điều kiện tự nhiên của huyện Hàm Tân nói chung và xã Tân Thắng nói riêng ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (thổ nhưỡng đất đai nghèo dinh dưỡng, bạc màu; địa hình đồi dốc bị xói mòn rửa trôi; lòng sông suối hẹp, dòng chảy ngắn, dốc, lưu lượng chảy chênh lệch rất lớn giữa mùa mưa và mùa khô,…). Thời gian qua, bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng một số loại cây ăn quả như thanh long, quýt, nhãn,...Tuy nhiên, việc chuyển đổi cũng xuất hiện nhiều yếu tố mang tính tự phát, sản xuất chưa gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến một số bất cập trong vấn đề sản xuất, tiêu thụ.
Trước tình hình trên, để việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả và bền vững; thời gian qua, ngành Nông nghiệp và PTNT đã triển khai các nhóm giải pháp về cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh như: định hướng sản xuất; chuyển đổi phù hợp trên cơ sở phát huy được tiềm năng đất đai, lao động trong vùng; đẩy mạnh sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ,…; phát triển các vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa, tập trung, bền vững, đảm bảo chất lượng phục vụ xuất khẩu, tiêu thụ và chế biến; tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng hóa chất, chất kích thích, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản; tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình gắn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chuyển giao kỹ thuật canh tác cho bà con.
Để phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và phát triển bền vững:
- Đối với các loại cây trồng, con nuôi hiện có như: thanh long, điều, nhãn, bò, heo, gia cầm,…, tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác (như cho quả trái vụ…), áp dụng hình thức xen canh hoặc chuyên canh các cây trồng hàng năm; chăn nuôi an toàn sinh học; đặc biệt là tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị và bền vững; đẩy mạnh sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ,…; phát triển các vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa, tập trung, bền vững đảm bảo chất lượng gắn liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, chế biến sản phẩm.
- Đối với việc hướng dẫn loại cây trồng và vật nuôi phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng của địa phương; căn cứ tình hình thổ nhưỡng và điều kiện thời tiết, thủy lợi hiện có thì huyện Hàm Tân nói chung và xã Tân Thắng nói riêng có thể trồng các nhóm cây ăn quả, các cây dược liệu,...và một số cây trồng hàng năm như: bí, dưa hồng, củ kiệu,...; tuy nhiên, để sản xuất đạt hiệu quả kinh tế, chất lượng và bền vững đề nghị bà con sử dụng các giống có nguồn gốc rõ ràng; sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch của địa phương, không sản xuất theo phong trào từ đó dẫn đến mất cân đối trong cung, cầu, dịch bệnh dễ phát sinh, khó kiểm soát, làm quá tải hệ thống hạ tầng cơ sở địa phương; đặc biệt là thủy lợi phục vụ sản xuất, sản xuất chưa gắn với tiêu thụ, chưa xác định được thị trường tiêu thụ...
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, vừa qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp huyện Hàm Tân tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình liên kết sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ cho bà con nông dân huyện Hàm Tân với hơn 100 người tham gia. Thời gian đến, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn của ngành phối hợp với địa phương nghiên cứu lựa chọn loại cây trồng, con nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên của địa phương để xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi chuyển giao cho bà con nông dân, từ đó hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ.
3. Hiện nay, giá dầu tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân, nhất là ngư dân trực tiếp khai thác hải sản, trong khi đó sản lượng khai thác ngày càng ít, giảm thu nhập. Cử tri đề nghị tỉnh kiến nghị Trung ương có chính sách trợ giá dầu cho ngư dân, nhất là những trường hợp không nằm trong đối tượng hỗ trợ theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, để giảm bớt phần khó khăn (cử tri xã Tam Thanh, huyện Phú Quý)
Trước tình hình biến động giá nhiên liệu tăng cao, để tháo gỡ khó khăn chung cho các đối tượng sử dụng mặt hàng xăng dầu, trong đó có ngư dân khai thác thủy sản; thời gian qua, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan rà soát và báo cáo Chính phủ đề xuất, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các loại xăng dầu về mức thấp nhất trong khung thuế bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngày 08/7/2022, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 về việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo mức Chính phủ đề xuất, góp phần hỗ trợ giảm giá xăng dầu trong nước và bắt đầu áp dụng từ ngày 11/7/2022; đồng thời, liên Bộ Công thương- Tài chính đã sử dụng Quỹ bình ổn giá để điều tiết giá xăng dầu phù hợp với diễn biến thị trường; tiếp tục triển khai các giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ như giảm thuế đối với xăng dầu, gia hạn nộp thuế,…Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh giảm hơn 30% so với mức giá đỉnh hồi đầu tháng 7/2022, góp phần giúp ngư dân tháo gỡ khó khăn, tiết kiệm được chi phí đầu vào của chuyến biển, tạo động lực để ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển.
4. Hiện nay, tình trạng đánh bắt hải sản bằng giã cào bay vẫn thường xuyên diễn ra, gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và làm hư ngư lưới cụ của ngư dân, làm ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân khác. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh tiếp tục khảo sát, xử lý triệt để (cử tri xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam)
Thời gian qua, để tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển của tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn thuyền nghề giã cào bay vi phạm vùng khai thác.
Những tháng đầu năm 2022, do thời tiết, ngư trường không thuận lợi cho khai thác hải sản, đồng thời giá xăng dầu tăng mạnh nên số lượng tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên biển không nhiều, một số nghề rất ít hoạt động khai thác (trong đó có nghề giã cào bay). Riêng vùng biển xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam có xuất hiện tình trạng tàu cá sử dụng khung sắt cào nhám (nghề cào đáy bằng khung sắt có kết hợp với nghề cào nhuyễn thể), cào mất lưới của ngư dân hành nghề đánh bắt ven bờ, gây bức xúc trong cộng đồng ngư dân.
Trước tình hình trên, lực lượng Kiểm ngư tỉnh đã phối hợp với lực lượng Biên phòng, Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại các cảng cá tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập bến của các thuyền giã cào bay tại các cảng cá, khu neo đậu, gắn với tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát trên biển để ngăn chặn, xử lý vi phạm; kiểm tra chặt chẽ việc cấp giấy phép khai thác hải sản và đóng mới tàu cá trên địa bàn tỉnh; tiếp tục thực hiện Quy chế phối hợp và chủ động phối hợp với cơ quan chức năng các tỉnh có thuyền giã cào hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển Bình Thuận để tăng cường công tác quản lý, xử lý thuyền nghề vi phạm ngoài tỉnh; theo dõi thường xuyên hoạt động của tàu cá hành nghề giã cào bay thông qua hệ thống thiết bị giám sát hành trình tàu cá;…Kết quả, 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 109 vụ vi phạm quy định khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giảm 78 vụ so cùng kỳ năm 2021; trong đó không phát hiện trường hợp tàu cá hành nghề lưới kéo (giã cào bay) vi phạm vùng khai thác; riêng tàu cá sử dụng khung sắt cào nhám đã phát hiện và xử lý 17 vụ, góp phần làm giảm tình hình vi phạm ở địa phương.
Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng tàu cá hành nghề giã cào bay vi phạm vùng khai thác và tàu cá hoạt động nghề cào nhám trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của tỉnh, đặc biệt là Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh và thực hiện mạnh mẽ hơn nữa các biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong cộng đồng ngư dân; phát động ngư dân thường xuyên giám sát và kịp thời cung cấp thông tin về các trường hợp vi phạm cho chính quyền và cơ quan chức năng để ngăn chặn, xử lý. Tổ chức bám sát địa bàn, theo dõi chặt chẽ tình hình vi phạm, áp dụng linh hoạt các biện pháp, phương pháp tuần tra, kiểm soát trên biển; có phương án bố trí tăng cường lực lượng, phương tiện cho Trạm Kiểm ngư khu vực vào những thời điểm cao điểm để kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm, không để phát sinh điểm nóng, phức tạp. Xử lý nghiêm và kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ. Phối hợp với các Đồn Biên phòng, chính quyền địa phương rà soát tàu cá hoạt động nghề cào nhám tại các địa phương để vận động, tuyên truyền ngư dân chấm dứt hoạt động cào nhám; kiên quyết ngăn chặn tàu cá hành nghề cào nhám xuất bến và bốc dỡ sản phẩm cào nhám trong khu vực quản lý.
5. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh có đánh giá toàn diện về tình hình nông nghiệp, nông thôn của tỉnh ta hiện nay; đồng thời, có giải pháp định hướng sản xuất nông nghiệp và đầu ra cho các mặt hàng nông sản như thanh long, lúa,... để người nông dân sản xuất có lãi, đảm bảo đời sống (cử tri huyện Bắc Bình)
Việc đánh giá toàn diện về tình hình nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, ngày 06/5/2021, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã có Báo cáo số 86-BC/BCS về tình hình, kết quả 05 năm (2016-2020) thực hiện tái cơ cấu, cơ cấu lại ngành nông nghiệp; nhiệm vụ và giải pháp đến 2025. Với nội dung kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh nêu một số kết quả đạt được và giải pháp cơ bản như sau:
- Về kết quả đạt được:
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngày 11/01/2017 Tỉnh Ủy ban hành Nghị quyết 14-NQ/TU về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đến năm 2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1300/KH-UBND ngày 12/4/2017 triển khai thực hiện Nghị quyết 14- NQ/TU của Tỉnh ủy, Quyết định số 939/QĐ-UBND ngày 11/4/2018 về Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2018 - 2020; đồng thời, ngày 10/9/2021 Tỉnh Ủy ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 80/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 triển khai thực hiện Nghị quyết 05- NQ/TU. Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện. Kết quả cơ bản sau:
Ngành trồng trọt từng bước được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của địa phương gắn với nhu cầu thị trường; bước đầu thu hút một số dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, những vùng đất lúa kém hiệu quả được luân canh trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn, đã hình thành hình thành một số mô hình liên kết sản xuất gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Ngành chăn nuôi chuyển dần từ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, ứng dụng khoa học kỹ thuật, kiểm soát môi trường và dịch bệnh. Ngành thủy sản giữ ổn định, gắn với chế biến xuất khẩu, gia tăng giá trị và hiệu quả, hoạt động nuôi trồng thủy sản từng bước chuyển sang thâm canh, đa dạng hóa loài nuôi; Lĩnh vực lâm nghiệp được tăng cường, công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, chống lấn chiếm đất lâm nghiệp được thực hiện thường xuyên, chú trọng chất lượng, hiệu quả rừng trồng, duy trì độ che phủ của rừng. Đã hình thành các nhóm sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực, lợi thế gắn với vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ứng dụng công nghệ cao, sạch, hữu cơ đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
- Về khó khăn và hạn chế: Sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn do dịch bệnh, biến đổi khí hậu, hạn hán, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, thị trường, giá cả không ổn định. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm vẫn còn chậm, thu nhập người dân còn thấp;liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ chưa nhiều; sản xuất còn chạy theo số lượng, chưa quan tâm nhiều đến chất lượng; phát triển rừng trồng gỗ lớn còn hạn chế; tình trạng tàu cá và ngư dân xâm phạm vùng biển nước ngoài vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ, phát triển nuôi hải sản trên biển chưa đột phá.
- Về nguyên nhân của hạn chế: Sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành thực hiện các chủ trương, giải pháp về cơ cấu lại ngành nông nghiệp chưa cao, còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, HTX, doanh nghiệp liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với bảo vệ môi trường, sạch, an toàn chưa thường xuyên, hiệu quả còn thấp.
- Về định hướng và giải pháp thời gian tới:
+ Quan điểm: Phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, giá trị gia tăng cao thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất hữu cơ gắn với liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, bảo vệ môi trường. Chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; từ sản xuất truyền thống lấy sản lượng làm trọng tâm sang sản xuất chế biến, cung cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng gắn với thị trường. Tăng cường thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân đầu tư vào nông nghiệp; lấy doanh nghiệp, hợp tác xã giữ vai trò nòng cốt, làm cầu nối trong xây dựng chuỗi giá trị; hỗ trợ HTX sản xuất liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
+ Mục tiêu: Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sạch, an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái, chống chịu với dịch bệnh và biến đổi khí hậu; giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh. Tăng cường liên kết sản xuất gắn với chế biến, dịch vụ theo chuỗi. Phấn đấu đến năm 2030, ngành nông nghiệp của tỉnh đạt trình độ khá về ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; có hệ sinh thái phát triển bền vững.
- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
+ Rà soát, quản lý quy hoạch phát triển nông nghiệp tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch, triển khai xây dựng khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có hạ tầng hoàn thiện để kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư sản xuất.
+ Hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; khuyến khích phát triển cây dược liệu; quản lý, sử dụng hiệu quả đất lúa, tạo điều kiện hoán đổi, tập trung ruộng đất theo quy hoạch, phục vụ phát triển sản xuất quy mô lớn. Cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng các loài nuôi có giá trị kinh tế, có thị trường ổn định; chăn nuôi theo mô hình trang trại, ứng dụng công nghệ cao, an toàn, chăn nuôi tuần hoàn gắn với giết mổ, chế biến tập trung, sử dụng chất thải chăn nuôi phục vụ trồng trọt để bảo đảm bảo vệ môi trường.
+ Sản xuất thủy sản theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi, giảm tỷ trọng sản lượng khai thác; bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản xuất tôm giống công nghệ cao.
+ Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng; đẩy mạnh trồng và phục hồi rừng tại các khu vực phòng hộ, đầu nguồn; phát triển và nâng cao chất lượng rừng trồng, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn; phát triển mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng và các loại hình du lịch sinh thái bền vững gắn với phát triển, bảo vệ rừng.
+ Đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch; tăng cường kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm có lợi thế của tỉnh. Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản nhất là giữa nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác để sản xuất theo hướng hàng hóa quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ.
+ Tăng cường dự báo thị trường, cung cấp kịp thời cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân để điều chỉnh sản xuất phù hợp; nắm bắt thông tin tình hình sản lượng, giá cả các loại nông sản theo từng thời điểm để có kế hoạch hỗ trợ kết nối sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn gắn với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp, hợp tác xã đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn; hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã.
+ Kêu gọi các nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực tham gia đầu tư các nhà máy chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
- Về giải pháp sản xuất và đầu ra đối với mặt hàng nông sản như thanh long, lúa: Thời gian tới, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo thực hiện lập đề án phát triển cây thanh long trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 80/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 của UBND tỉnh; tập trung nâng cao chất lượng, hình thành các vùng thanh long ứng dụng công nghệ cao, vùng thanh long hữu cơ; nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy mạnh thực hiện, nâng cao hiệu quả, hướng đến phát triển toàn diện; mua bản quyền một số giống thanh long mới, có năng suất, chất lượng cao để nhân giống đưa vào sản xuất. Xây dựng vùng sản xuất lúa thương phẩm, lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; kêu gọi doanh nghiệp có năng lực mạnh liên kết phát triển vùng sản xuất lúa giống tập trung; hỗ trợ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi,. . .); xây dựng vùng sản xuất lúa thương phẩm tập trung, chất lượng cao, hướng đến xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao và lúa gạo đặc sản mang thương hiệu của tỉnh ở vùng sản xuất trọng điểm lúa tại các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình.
II. Sở Tài nguyên và Môi trường: 07 nội dung
1. Cử tri đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát việc khai thác, chế biến tài nguyên, khoáng sản (titan, quặng bôxít,…) và việc sử dụng đất đai tại các địa phương có hiệu quả hơn (cử tri huyện Tuy Phong, Bắc Bình)
Trên địa bàn tỉnh chỉ có hoạt động khai thác quặng titan không có quặng bôxit; theo Giấy phép khai thác quặng titan trên địa bàn tỉnh được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, hiện có 03 đơn vị đang hoạt động khai thác (gồm Công ty TNHH TM Tân Quang Cường, Công ty TNHH MTV Nhà máy xỉ Titan Hưng Thịnh và Công ty TNHH TM Đức Cảnh). Trong năm 2021, Tổ giám sát 129 (được thành lập tại Quyết định số 129/QĐ-STNMT ngày 08/4/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường) gồm các thành viên: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Phòng Cảnh sát Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện và UBND các xã liên quan đã tổ chức 03 đợt kiểm tra thực địa và làm việc với các Dự án đang hoạt động khai thác titan - zircon trên địa bàn tỉnh; qua giám sát cho thấy các Chủ dự án đã thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật để đảm bảo việc khai thác titan-zircon đạt hiệu quả, đảm bảo an toàn, không để xảy ra sự cố về môi trường, các Chủ dự án đã xây dựng Kế hoạch an toàn - Phòng ngừa và ứng phó sự cố trong hoạt động khai thác titan. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam kiểm tra hoạt động khai thác quặng titan của các đơn vị theo kế hoạch hàng năm, để kịp thời hướng dẫn, xử lý theo quy định.
Đối với việc sử dụng đất đai tại các địa phương có hiệu quả hơn thì UBND tỉnh đã có xây dựng Kế hoạch số 940/KH-UBND ngày 13/3/2018 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tiếp đó, UBND tỉnh có Chỉ thị số 10/CT- UBND ngày 17/5/2019 về tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng và xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, UBND cấp huyện đã có các kế hoạch và văn bản chỉ đạo các phòng ban, UBND cấp xã tăng cường công tác quản lý đất đai tại địa phương để việc sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.
2. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo ngành chức năng hướng dẫn cụ thể việc tách thửa theo Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND ngày 30/8/2021 của UBND tỉnh trên địa bàn huyện, hiện nay nhiều trường hợp chưa được giải quyết tách thửa gây bức xúc trong một bộ phận nhân dân (cử tri xã Đông Hà, Trà Tân, huyện Đức Linh)
Nội dung cử tri phản ánh nhiều trường hợp chưa được giải quyết tách thửa gây bức xúc trong một bộ phận nhân dân theo Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND ngày 30/8/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy định điều kiện tách thửa, điều kiện hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là còn chung chung, không nêu cụ thể trường hợp nào, nguyên nhân vì sao không được tách thửa và thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị nào.
Do thời điểm ban hành Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND ngày 30/8/2021 của UBND tỉnh tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phúc tạp nên UBND tỉnh đồng ý giao Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai tập huấn, hướng dẫn trực tuyến cho các địa phương, các đơn vị liên quan. Qua báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường đến nay đã triển khai thực hiện tổ chức tập huấn Quyết định này vào đầu tháng 02/2022. Do đó các thắc mắc về thực hiện thủ tục tách thửa, đề nghị cử tri liên hệ UBND cấp xã nơi có đất hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện để được hướng dẫn, giải quyết theo quy định.
3. Giá đất ở trên địa bàn huyện Phú Quý trong những năm gần đây tăng cao, một số hộ nghèo, hộ cận nghèo không có khả năng mua đất; mặc dù đã thực hiện chính sách giảm 50% giá đất ở cho người nghèo, nhưng họ vẫn không đủ điều kiện để mua đất. Cử tri mong muốn tỉnh tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và khó khăn về nhà ở được xây nhà tạm (từ 30 m² - 40 m²) trên đất nông nghiệp của gia đình để có nơi cư ngụ tạm thời (cử tri xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý)
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 của Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đúng mục đích sử dụng đất, đúng ranh giới thửa đất.
Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng đất nông nghiệp và muốn xây dựng nhà để ở trên diện tích đất này thì phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.
Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 57 của Luật Đất đai 2013 thì nếu người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích theo quy định của pháp luật. Do đó, việc cử tri đề nghị được xây nhà trên đất nông nghiệp là không đúng quy định.
4. Việc giám sát môi trường tại Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, UBND tỉnh đã thành lập Tổ Giám sát theo Quyết định số 1184/QĐ-UBND. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo để Tổ Giám sát hoạt động hiệu quả và công khai hoạt động của Tổ cho dân được biết (Cử tri xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong)
Ngày 04/5/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1110/QĐ-UBND đổi tên và kiện toàn Tổ công tác theo dõi việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với các Dự án tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân; Bến cảng Quốc tế Vĩnh Tân tại thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (thay thế Tổ Giám sát theo Quyết định số 1184/QĐ-UBND ngày 14/5/2019).
Thời gian qua, Tổ công tác 1110 thường xuyên kiểm tra, giám sát việc hoạt động và việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các Nhà máy thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân. Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát của Tổ công tác 1110 thì Cục Bảo vệ môi trường miền Nam đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các Nhà máy vào tháng 4/2022. Kết quả giám sát cho thấy, các Nhà máy cơ bản thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động.
Qua đó, tình hình môi trường tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân trong thời gian qua nhìn chung được kiểm soát tốt, vì vậy, Tổ công tác 1110 đã và đang thực hiện hiệu quả việc kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với các Dự án tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân; Bến cảng Quốc tế Vĩnh Tân tại thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong.
Thời gian tới, để vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân vừa đảm bảo công tác bảo vệ môi trường tại khu vực, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo Tổ công tác 1110/QĐ-UBND tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động và việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các Nhà máy tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân; xử lý nghiêm các Nhà máy để xảy ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân; đồng thời, phối hợp với UBND huyện Tuy Phong, UBND xã Vĩnh Tân để công khai hoạt động của Tổ công tác theo đúng quy định pháp luật.
5. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh xem xét việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư theo Quyết định số 93/2006/QĐ-UBND ngày 30/11/2006 của UBND tỉnh đối với các hộ gia đình từ năm 1992 so với hiện tại áp dụng Luật Đất đai năm 2013 là chưa phù hợp nhất là đối với việc cấp hạn mức giao đất, hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao cho hộ gia đình, cá nhân (cử tri xã Hàm Mỹ, Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam)
Về nguyên tắc khi cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì diện tích đất ở và thời hạn sử dụng đất được ghi trên Giấy chứng nhận cũ đã cấp. Tuy nhiên, trường hợp diện tích đất ở, thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận cũ đã được xác định không phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm cấp giấy thì phải thực hiện xác định lại theo quy định tại Điều 103 Luật Đất đai năm 2013, Khoản 5 Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và của UBND tỉnh tại Quyết định số 52/2014/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 quy định về hạn mức giao đất ở; hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất ở có vườn, ao.
Việc xác định lại diện tích đất ở nêu trên được Chi cục Quản lý đất đai - đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến tại Công văn số 1673/CCQLĐĐ-ĐKĐ ngày 26/8/2016 về việc có ý kiến xác định lại diện tích đất ở đối với những Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 01/7/2014; Công văn số 2433/UBND-TNMT ngày 27/10/2017 của UBND huyện Hàm Thuận Nam về việc có ý kiến về trình tự, thủ tục hồ sơ xác định lại diện tích đất ở đối với những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước ngày 01/7/2014.
6. Cử tri mong muốn UBND tỉnh làm rõ và cho cử tri được biết quy trình giao đất cho trại chăn nuôi heo Tấn Phát với diện tích 32 ha tại đất rẫy thôn 2, xã Hàm Đức để làm trang trại nuôi heo (nay đã bán cho Trại chăn nuôi Làng Việt) (cử tri xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc)
Dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo giống và hậu bị tại xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 48121000410 ngày 30/7/2009 cho Công ty TNHH Chăn nuôi Tấn Phát để thực hiện; giao đất tại Quyết định số 2657/QĐ-UBND ngày 17/9/2009 với diện tích 15 ha, Quyết định số 2238/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 để mở rộng Trang trại chăn nuôi heo, với diện tích 32,7 ha. Tổng diện tích của Dự án là 47,7 ha.
Sau đó, UBND tỉnh đồng ý chủ trương chuyển nhượng Dự án trang trại chăn nuôi heo giống và hậu bị tại xã Hàm Đức của Công ty TNHH Tấn Phát sang Công ty TNHH TM DV KD Châu Lê và cấp chủ trương đầu tư tại Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 cho Công ty TNHH TM DV KD Châu Lê. Tiếp đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2051/QĐ-UBND ngày 09/8/2018 điều chỉnh chủ trương đầu tư từ Công ty TNHH TM DV KD Châu Lê chuyển nhượng cho Công ty CP FEDFARM, với tên dự án được đổi thành Trang trại chăn nuôi heo giống và hậu bị Làng Việt 1.
Phần diện tích 32,7 ha (327.226,5 m²) mà cử tri đề cập nằm trong dự án mở rộng Trang trại chăn nuôi heo của Công ty TNHH Chăn nuôi Tấn Phát đã được UBND tỉnh thu hồi đất và giao đất tại Quyết định số 2238/QĐ-UBND ngày 30/6/2014. Diện tích này trước đây đơn vị đo đạc lập bản đồ địa chính là Công ty TNHH Tư vấn - Kỹ thuật - Thương mại Thuận Bình, phối hợp cùng UBND xã Hàm Đức quy chủ là đất bằng chưa sử dụng do UBND xã Hàm Đức quản lý.
Theo ý kiến của UBND huyện Hàm Thuận Bắc tại Công văn số 1672/UBND-KT ngày 15/6/2017, Công văn số 3656/UBND-KT ngày 20/12/2017 thì trong diện tích 327.226,5 m² đất nêu trên có 29.400 m² đất của các hộ dân gồm: 21.467 m² đất của hộ bà Trần Thị Tư và 7.840 m² của 01 hộ dân khác đang sử dụng. Đến thời điểm năm 2017 vẫn chưa thỏa thuận được với các hộ dân. Do đó, cần bóc tách phần diện tích 29.400 m² đất nêu trên giao cho UBND xã Hàm Đức quản lý để xét tính pháp lý cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân theo quy định.
Sau đó, UBND tỉnh có Quyết định số 200/QĐ-UBND ngày 19/01/2018 xử lý diện tích đất đã giao tại Quyết định số 2238/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 từ 327.226,5 m² thành diện tích đất đang sử dụng là 297.826,5 m². Đối với phần diện tích 29.400 m² đất cắt giảm có các hộ dân đang sử dụng, giao UBND huyện Hàm Thuận Bắc, UBND xã Hàm Đức xét tính pháp lý để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân theo quy định.
Ngày 05/12/2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư có Công văn số 5026/SKHĐT- HTĐT báo cáo và tham mưu UBND tỉnh thống nhất cho Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kinh doanh Châu Lê điều chỉnh vị trí đất (hoán đổi 2,94 ha) sang vị trí khác để đảm bảo đủ diện tích 32,72 ha theo chủ trương mở rộng dự án trước đây (UBND tỉnh đã thống nhất tại Công văn số 5223/UBND-KT ngày 25/12/2017). Diện tích đất này được UBND tỉnh cho thuê đất bổ sung tại Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 23/01/2018.
7. Nhân dân chưa đồng thuận về mức bồi thường đất nông nghiệp vượt hạn điền nằm trong dự án Khu công nghiệp Tân Đức vì giá đền bù rất thấp. Cử tri mong muốn UBND tỉnh xem xét có chủ trương về hợp đồng cho thuê đất để người dân được bồi thường thỏa đáng hơn (cử tri xã Tân Đức, huyện Hàm Tân)
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 77 của Luật đất đai 2013: “1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:
……
b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại”.
Liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Khu công nghiệp Tân Đức do UBND huyện Hàm Tân là cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ. Do đó, đối với các kiến nghị cụ thể liên quan đến công tác bồi thường này, đề nghị cử tri có kiến nghị cụ thể để gửi UBND huyện Hàm Tân xem xét giải quyết theo thẩm quyền.
III. Sở Kế hoạch và Đầu tư: 01 nội dung
1. Nhiều dự án cho các doanh nghiệp thuê đất trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Tuy Phong nói riêng chậm triển khai, kéo dài từ nhiều năm qua. Cử tri kiến nghị tỉnh chỉ đạo rà soát, kiểm tra, thu hồi để sử dụng quỹ đất hiệu quả hơn (cử tri thị trấn Phan Rí Cửa, xã Hòa Minh, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong và phường Tân An, phường Phước Hội, thị xã La Gi)
- Hiện nay, các dự án UBND tỉnh cấp cho các nhà đầu tư trên địa bàn xã chưa tác động triển khai thực hiện, để kéo dài ảnh hưởng đến tình hình chung của tỉnh và địa phương nói riêng. Cử tri kiến nghị tỉnh kiểm tra, xử lý để các dự án sớm thực hiện và đi vào hoạt động (cử tri xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình)
- Các dự án trên địa bàn thành phố Phan Thiết đã được tỉnh cấp chủ trương đầu tư nhiều năm trước, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều dự án chưa triển khai, việc đền bù giải toả và xử lý lấn chiếm chưa thực hiện. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh rà soát, đôn đốc, thu hồi các dự án chậm tiến độ (cử tri phường Mũi Né và xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết)
Việc rà soát các dự án chậm triển khai, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1325/QĐ-UBND ngày 08/6/2022 thành lập tổ liên ngành để kiểm tra rà soát tiến độ các dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư nhưng chậm triển khai, kéo dài. Trong đó, giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng và Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm Tổ phó và các thành viên tham gia Tổ còn lại gồm các Phó Giám các Sở ngành có liên quan và Phó Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Phan Thiết, lãnh đạo UBND các phường xã, thị trấn nơi có dự án để kiểm tra rà soát, xử phạt việc chậm triển khai theo quy định, kiên quyết thu hồi những dự án chậm triển khai theo quy định mà không có lý do chính đáng (như chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính, không tích cực phối hợp với địa phương để thực hiện công tác đền bù, giải tỏa hoặc triển khai xây dựng cầm chừng mang tính chất đối phó…).
Thời gian vừa qua, Tổ liên ngành đã tiến hành kiểm tra, xử phạt một số dự án chậm triển khai trên địa bàn huyện Bắc Bình, thị xã La Gi và đã báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định. Hiện nay, việc rà soát các dự án chậm triển khai đang tiếp tục được triển khai thực hiện. Tổ liên ngành đang tập trung kiểm tra, rà soát dự án theo từng huyện (trong đó có huyện Tuy Phong và UBND thành phố Phan Thiết) và báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định của Luật Đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm 2022 tỉnh đã rà soát và thu hồi, chấm dứt hoạt động 06 dự án chậm triển khai.
Ngoài việc quản lý giám sát và theo dõi, báo cáo tiến độ triển khai xây dựng dự án theo chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh còn giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, rà soát các dự án chậm triển khai để kịp thời đề xuất báo cáo UBND tỉnh hướng xử lý thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Định kỳ, hàng tháng, quý UBND tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp nghe các Sở, địa phương, chủ đầu tư báo cáo tình hình thực hiện dự án, qua đó đã thu hồi các dự án chậm triển khai không có lý do chính đáng. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã thường xuyên tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư ở từng địa phương để nghe báo cáo, chỉ đạo các Sở, địa phương tập trung tháo gỡ, yêu cầu các chủ dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện; cho gia hạn để các chủ đầu tư tiếp tục hoàn chỉnh thủ tục triển khai xây dựng.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường công tác xử lý các dự án ngoài ngân sách chậm triển khai, nếu dự án nào đủ điều kiện thu hồi theo quy định thì sẽ kiên quyết xử lý thu hồi theo đúng quy định hiện hành.
IV. Công ty Điện lực Bình Thuận: 01 nội dung
1. Cử tri kiến nghị Công ty Điện lực Bình Thuận di dời trụ điện cao thế trước nhà dân tại xã Phan Lâm, ...để đảm bảo giao thông, mỹ quan và sức khỏe cho bà con (cử tri xã Hải Ninh, Phan Lâm, huyện Bắc Bình)
Các vị trí trụ điện cao thế kiến nghị di dời gồm 02 trụ điện 110kV (tại trụ 41A và trụ 43A của đường dây 110kV Đại Ninh - Phan Rí thuộc dự án thủy điện Đại Ninh). Công trình đường dây 110kV Đại Ninh - Phan Rí trên đã được UBND tỉnh thu hồi và giao đất theo quyết định số 4387/QĐ-CT.UBBT ngày 08/10/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc thu hồi và giao đất cho Ban quản lý dự án thủy điện 6 để xây dựng đường dây 110kV Đại Ninh - Phan Rí và đường điện 220kV Đại Ninh - Di Linh thuộc huyện Bắc Bình và huyện Tuy Phong. Từ lúc vận hành đường dây (năm 2009) đến nay, hướng tuyến của đường dây 110kV Đại Ninh - Phan Rí không thay đổi so với hướng tuyến ban đầu. Do vậy, Công ty Điện lực Bình Thuận không có cơ sở để di dời các trụ điện cao thế theo kiến nghị của cử tri xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình.
Đề nghị bà con nhân dân khu vực không được tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình nhằm tránh vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng; Trong trường hợp phát hiện các trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, đề nghị bà con nhân dân thông báo cho ngành điện hoặc chính quyền địa phương để xử lý.
B. LĨNH VỰC QUY HOẠCH - XÂY DỰNG - GIAO THÔNG - TÀI CHÍNH: 14 nội dung.
I. Sở Giao thông vận tải: 04 nội dung
1. Dọc đường Quốc lộ 1 đoạn từ ngã tư Hàm Thắng đến Công ty Trách nhiệm thương mại Quản Trung chưa được lắp đặt cống hoặc rãnh thoát nước, nên gây ra tình trạng mặt đường ngập nước vào mùa mưa làm ảnh hưởng đến giao thông và sinh hoạt của người dân. Cử tri mong muốn Sở Giao thông vận tải rà soát, sớm có kế hoạch thực hiện (cử tri xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc)
Tiếp thu ý kiến cử tri, Sở GTVT đã có Công văn số 551/SGTVT-HTGT ngày 15/3/2022 kiến nghị Cục Quản lý Đường bộ IV xem xét, tổ chức kiểm tra giải quyết kiến nghị cử tri.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý Đường bộ IV, Chi cục Quản lý đường bộ IV.1 đã phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở GTVT, UBND huyện Hàm Thuận Bắc và Công ty TNHH Xây dựng Phan Đình kiểm tra hiện trường giải quyết các ý kiến của cử tri và đã có báo cáo số 85/CCQLĐB IV.1-VP ngày 24/3/2022. Căn cứ báo cáo của Chi cục Quản lý đường bộ IV.1, Cục Quản lý đường bộ IV đã có Công văn số 789/CQLĐBIV-QLBTĐB ngày 20/4/2022 ý kiến như sau:
- Kết quả kiểm tra: Qua kiểm tra trên địa bàn xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận từ Km1697+100 - Km1701+200, có 02 vị trí tại nút giao Km1697+710, Quốc lộ 1 (bên trái, vị trí tiếp giáp giữa đường nhánh với Quốc lộ 1) và đoạn từ Km1698+950 - Km1699+050 (phải tuyến) khi mưa nước chảy tràn trên mặt đường, nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Nguyên nhân do 2 đoạn trên chưa có hệ thống rãnh thoát nước dọc và nằm trong khu vực đông dân cư, nhà dân sát quốc lộ.
- Giải pháp xử lý:
+ Đối với đoạn nút giao Km1697+710: Cục Quản lý đường bộ IV đã yêu cầu Nhà thầu bảo trì xây dựng 01 hố thu nước, lắp đặt ống PVC D200 để dẫn nước từ phạm vi tiếp giáp giữa đường nhánh và Quốc lộ 1 thoát vào rãnh dọc hiện hữu tại Km1697+730(trái tuyến); đồng thời tổ chức vét rãnh dọc đoạn từ Km1697+730 - Km1697+900(trái tuyến). Nhà thầu bảo trì đã hoàn thành trước ngày 15/4/2022.
+ Đối với đoạn từ Km1698+950 - Km1699+050: Cục Quản lý đường bộ IV đã trình Tổng cục Đường bộ Việt Nam đưa vào kế hoạch sửa chữa năm 2023.
- Tình trạng các công trình cầu, cống bị san lấp ngăn dòng chảy tự nhiên; san lấp mặt bằng có cao độ cao hơn mặt đường gây đọng nước mặt đường dọc Quốc lộ 1 đang diễn ra ngày phức tạp. Đề nghị UBND huyện Hàm Thuận Bắc khi quy hoạch, cấp đất cần lưu ý bố trí việc thu, thoát nước của các công trình hiện có dọc Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn huyện.
Trên cơ sở đó, Sở GTVT đã có Công văn số 780/SGTVT-HTGT ngày 05/4/2022 thông báo đến UBND huyện Hàm Thuận Bắc để trả lời, giải thích, thông tin cho cử tri được biết.
2. Vòng xuyến khu vực ngã hai thuộc xã Hàm Mỹ, mặt đường thấp trũng thường xuyên bị ngập nước, gây nguy hiểm cho việc lưu thông. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải sớm khảo sát khắc phục (cử tri xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam).
Tiếp thu ý kiến cử tri, Sở GTVT đã tiếp tục có Công văn số 551/SGTVT- HTGT ngày 15/3/2022 kiến nghị Cục Quản lý Đường bộ IV xem xét, tổ chức kiểm tra giải quyết kiến nghị cử tri.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý Đường bộ IV, Chi cục Quản lý đường bộ IV.1 phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở GTVT, UBND huyện Hàm Thuận Nam và Công ty TNHH Xây dựng Phan Đình kiểm tra hiện trường giải quyết các ý kiến của cử tri và đã có báo cáo số 85/CCQLĐB IV.1-VP ngày 24/3/2022. Căn cứ báo cáo của Chi cục Quản lý đường bộ IV.1, Cục Quản lý đường bộ IV đã có Công văn số 789/CQLĐBIV-QLBTĐB ngày 20/4/2022 ý kiến như sau:
- Kết quả kiểm tra: Khu vực phạm vi nút giao Km1711+400 phạm vi mặt đường tại vị trí tiếp giáp giữa đường nhánh Mương Mán vào Quốc lộ 1 thấp, khi mưa nước không thoát hết vào rãnh dọc và đọng lại trên khu vực trũng thấp của tuyến nhánh (bên trái đường nhánh, dọc đảo tam giác dẫn hướng); đoạn từ Km1709+487 - Kml709+534(phải tuyến) dọc theo Quốc lộ 1 chưa có hệ thống thoát nước dọc; một số cửa thu nước tại các hố thu trong khu vực đoạn Km1709+022 - Km1709+487 và đoạn Km1709+534 - Km1709+701 bị người dân lấp.
- Giải pháp xử lý:
+ Đổi với nút giao Km1711+400: Trước mắt Cục Quản lý đường bộ IV đã chỉ đạo Nhà thầu bảo trì đào giếng thu nước trong đảo dẫn hướng, khơi rãnh dẫn nước vào giếng thu (đã triển khai thi công xong trước ngày 15/4/2022). Để giải quyết dứt điểm, Cục Quản lý đường bộ IV sẽ báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho phép lập hồ sơ xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông theo biên bản kiểm tra hiện trường ngày 16/11/2021 giữa đại diện Cục Quản lý đường bộ IV, Ban An toàn giao thông tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh và UBND huyện Hàm Thuận Nam, trong đó có hạng mục cải tạo mặt đường tại khu vực nút giao trên.
+ Đối với đoạn từ Km1709+487 - Km1709+534: Cục Quản lý đường bộ IV đã yêu cầu Nhà thầu bảo trì tổ chức đào và lắp đặt ống ống PVC D200 để dẫn nước về hố thu tại Km1709+487. Nội dung này đã thi công xong trước ngày 15/4/2022.
- Tình trạng các công trình cầu, cống bị san lấp ngăn dòng chảy tự nhiên; san lấp mặt bằng có cao độ cao hơn mặt đường gây đọng nước mặt đường dọc Quốc lộ 1 đang diễn ra ngày càng phức tạp. UBND huyện Hàm Thuận Nam khi quy hoạch, cấp đất cần lưu ý bố trí việc thu, thoát nước của các công trình hiện có dọc Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn huyện.
Về việc này, Sở GTVT đã có Công văn số 780/SGTVT-HTGT ngày 05/4/2022 thông báo đến UBND huyện Hàm Thuận Nam để trả lời, giải thích, thông tin cho cử tri được biết.
3. Cử tri đề nghị sửa chữa một số nắp cống bị hư hỏng tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn xã Hàm Mỹ; sớm hoàn thành thi công tuyến Quốc lộ 1 đoạn thôn Phú Thọ, xã Hàm Cường; (cử tri huyện Hàm Thuận Nam)
* Sửa chữa một số nắp cống bị hư hỏng tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn xã Hàm Mỹ.
Thời gian qua, việc người dân địa phương đậu, đổ xe ô tô tải trên nắp đan gây hư hỏng, bể nắp đan diễn ra phổ biến khiến các ngành chức năng phải sửa chữa thường xuyên. Vì vậy, đề nghị UBND huyện Hàm Thuận Nam có giải pháp tuyên truyền, tránh trường hợp đậu, đổ sai quy định, gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông.
Về việc này, Sở GTVT đã có Công văn số 1569/SGTVT-HTGT ngày 15/3/2022 kiến nghị Cục Quản lý Đường bộ IV xem xét, tổ chức kiểm tra giải quyết kiến nghị cử tri.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý Đường bộ IV, Chi cục Quản lý đường bộ IV.1 phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở GTVT, UBND huyện Hàm Thuận Nam và Công ty TNHH Xây dựng Phan Đình kiểm tra hiện trường giải quyết ý kiến của cử tri. Trên cơ sở báo cáo của Chi cục Quản lý đường bộ IV.1, Cục Quản lý đường bộ IV đã có Công văn số 1733/CQLĐBIV-QLBTĐB ngày 22/7/2022 thông tin kết quả kiểm tra, xử lý kiến nghị cử tri, cụ thể như sau:
- Khu vực phạm vi nút giao Km1711+010, Quốc lộ 1 (đường nhánh vào thôn Phú Hưng đấu nối vào Quốc lộ 1 phía bên phải tuyến) đã bố trí hệ thống thoát nước dọc, kết cấu rãnh chữ U bê tông cốt thép có đậy tấm đan. Do thuộc phạm vi nút giao, các phương tiện có tải trọng lớn đi vào cơ sở chế biến Thanh long, dẫn đến một số tấm đan hư hỏng, đơn vị duy tu thường xuyên thay thế, sửa chữa. Tại thời điểm kiểm tra đoàn ghi nhận có 01 tấm đan hư hỏng. Hiện nay, đã thay thế tấm đan mới, đồng thời thường xuyên kiểm tra sửa chữa ngay khi phát sinh hư hỏng và Sở GTVT đã có Công văn số 1770/SGTVT-HTGT ngày 02/8/2022 thông báo đến UBND huyện Hàm Thuận Nam để trả lời cho cử tri được biết.
* Sớm hoàn thành thi công tuyến Quốc lộ 1 đoạn thôn Phú Thọ, xã Hàm Cường.
Qua trao đổi thông tin với phòng Kinh tế hạ tầng huyện Hàm Thuận Nam thì cử tri kiến nghị xây dựng mương thoát nước dọc tuyến Quốc lộ 1 đoạn thôn Phú Thọ, xã Hàm Cường. Sở GTVT đã có Công văn số 1569/SGTVT-HTGT ngày 15/3/2022 kiến nghị Cục Quản lý Đường bộ IV xem xét, tổ chức kiểm tra giải quyết kiến nghị cử tri.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý Đường bộ IV, Chi cục Quản lý đường bộ IV.1 phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở GTVT, UBND huyện Hàm Thuận Nam và Công ty TNHH Xây dựng Phan Đình kiểm tra hiện trường giải quyết ý kiến của cử tri. Trên cơ sở báo cáo của Chi cục Quản lý đường bộ IV.1, Cục Quản lý đường bộ IV đã có Công văn số 1733/CQLĐBIV-QLBTĐB ngày 22/7/2022 thông tin kết quả kiểm tra, xử lý kiến nghị cử tri, cụ thể như sau:
- Ngày 14/10/2021 Chi nhánh BOT 319 Sông Phan đã phối hợp với các Ban ngành có liên quan tiến hành kiểm tra hiện trường theo phản ánh đơn của bà Nguyễn Thị Xuân Bình, qua kiểm tra đoàn thống nhất đề nghị Chi nhánh BOT 319 Sông Phan báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho phép đầu tư xây dựng bổ sung hệ thống thoát nước dọc đoạn từ Km1723+200 - Km1723+712 (phía phải tuyến), Quốc lộ 1; UBND huyện Hàm Thuận Nam đã có Công văn số 2425/UBND-KTHT ngày 21/10/2021 kiến nghị Chi nhánh BOT 319 Sông Phan báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho phép đầu tư xây dựng bổ sung hệ thống thoát nước dọc đoạn nêu trên. Hiện nay, Chi nhánh BOT 319 Sông Phan đang lập các thủ tục trình Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét, chấp thuận đầu tư và Sở GTVT đã có Công văn số 1770/SGTVT-HTGT ngày 02/8/2022 thông báo đến UBND huyện Hàm Thuận Nam được biết.
4. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư điện chiếu sáng công lộ trên tuyến Quốc lộ 55, đoạn qua địa bàn xã Sơn Mỹ; đường điện chiếu sáng dọc Quốc lộ 1A, đoạn từ thôn 4 đến thôn 5, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân vì các đoạn này thường xảy ra tai nạn giao thông vào ban đêm (cử tri xã Sơn Mỹ, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân)
Thực hiện Công văn số 2209/UBND-ĐTQH ngày 04/6/2018 của UBND tỉnh về kinh phí lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng công lộ trên tuyến Quốc lộ 1, huyện Hàm Tân, Ban An toàn giao thông tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Hàm Tân tổ chức khảo sát, kiểm tra thực địa các đoạn đường thường xảy ra tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 và Quốc lộ 55 qua huyện Hàm Tân để phân kỳ đầu tư lắp đặt đèn chiếu sáng công lộ theo lộ trình nhiều năm và ưu tiên lắp đặt tại các đoạn đường thật sự cần thiết, cụ thể như sau:
- Tổng chiều dài khảo sát, đề xuất lắp đèn chiếu sáng trên Quốc lộ 1 là 18,45 km. Trong đó, có đoạn qua thôn 4, thôn 5, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân: Đoạn từ Km1763+750 đến Km1765+600 và từ Km1766+750 đến Km1767+400 (tổng cộng dài 2.500m).
- Tổng chiều dài khảo sát, đề xuất lắp đèn chiếu sáng trên Quốc lộ 55 là 27,5 km. Trong đó, có đoạn theo kiến nghị của cử tri xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân: Đoạn từ Km63+715 đến Km69+900 (chiều dài 6.185m).
Qua đó, trong năm 2019 và 2020, UBND tỉnh đã bố trí hơn 2,85 tỷ đồng ưu tiên đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng công lộ tại các vị trí điểm đen và đoạn đường tiềm ẩn tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1 qua địa bàn huyện Hàm Tân, cụ thể: Tại ngã 3 Quốc lộ 1 - đại lộ Đông Tây (Km1751+050 - Km1752+400) và hai đầu cầu Tà Mon (Km1745+775 - Km1746+425); đoạn đường từ Km1749+100 - Km1750+100. Trong năm 2021, UBND huyện Hàm Tân đã đầu tư đèn chiếu sáng công lộ trên Quốc lộ 55 qua địa bàn huyện Hàm Tân từ Km83+100 đến Km93+000. Các đoạn còn lại, do việc đầu tư đèn chiếu sáng công lộ cần nguồn kinh phí lớn, trong khi nguồn ngân sách tỉnh hiện còn rất hạn chế; vì vậy chưa thể thực hiện được trong giai đoạn hiện nay.
II. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 02 nội dung
1. Qua đánh giá của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường kỹ thuật tiêu chuẩn chất lượng 3 - TP HCM, chất kiềm trong nước sinh hoạt tại thôn Hồng Hải, xã Hòa Thắng là 0,51Bq/L, theo quy định cho phép là 0,1Bq/L. Cử tri mong muốn Trung tâm Nước sạch vệ sinh môi trường tỉnh quan tâm kiểm tra, xử lý đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho bà con (cử tri xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình)
Hệ thống nước (HTN) Hồng Phong, huyện Bắc Bình có công suất thiết kế ban đầu 200 m³/ngày, hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 12 năm 2004 phục vụ cấp nước cho nhân dân xã Hồng Phong và một số khu dân cư xã Hòa Thắng. Nguồn nước cấp cho HTN Hồng Phong từ Nhà máy nước Hòa Thắng theo hợp đồng đã ký giữa Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn và Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận.
Trong những năm qua, lượng nước từ Nhà máy nước (NMN) Hòa Thắng cung cấp cho Trạm bơm tăng áp của HTN Hồng Phong không đảm bảo lưu lượng theo công suất thiết kế, bình quân khoảng 120 - 150 m³/ngày trong khi nhu cầu sử dụng nước của nhân dân xã Hồng Phong và các khu dân cư xã Hòa Thắng ngày càng tăng. Năm 2021, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đã đầu tư nâng cấp cụm xử lý lắng đứng, kết hợp tấm lắng lamen để xử lý nguồn nước từ Bàu Nổi, công suất 1.000 m³/ngày, để đảm bảo cấp nước cho người dân. Hàng ngày, nhân viên HTN Hồng Phong thường xuyên sử dụng thiết bị xét nghiệm nước hiện trường được trang bị để kiểm tra chất lượng nước đối với một số chỉ tiêu chủ yếu. Định kỳ hàng tháng, Trung tâm thực hiện việc lấy mẫu nước sạch xét nghiệm các chỉ tiêu theo đúng quy định. Qua kết quả kiểm tra các mẫu nước tại HTN Hồng Phong đều bảo đảm chất lượng theo quy định của Bộ Y tế. Vừa qua, ngày 16 tháng 5 năm 2022, Trung tâm đã tiến hành lấy mẫu nước và gửi Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thành phố Hồ Chí Minh để phân tích 02 chỉ tiêu Tổng hoạt độ phóng xạ Alpha và Tổng hoạt độ phóng xạ Beta (không phải chất kiềm như cử tri kiến nghị); kết quả 02 chỉ tiêu đều đạt theo quy định.
2. Cử tri kiến nghị lắp đặt tuyến đường ống dẫn nước tại Tuyến đường Nguyễn Thông thuộc khu phố 4, thị trấn Tân Minh
Theo tiêu chí của Sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới (Chương trình) chỉ cấp nước, kiểm đếm đấu nối cho vùng nông thôn, không cấp nước cho khu vực đô thị (thị trấn, thị tứ), do đó Dự án không mở rộng tuyến ống để cấp nước cho khu vực thị trấn Tân Minh được. Đồng thời, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã rà soát nguồn vốn dự án thuộc Chương trình tuy nhiên không còn kinh phí để thực hiện nội dung cử tri kiến nghị. Theo báo cáo của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, kinh phí đầu tư mở rộng tuyến ống cấp nước khu phố 4, thị trấn Tân Minh dự kiến khoảng 1,6 tỷ đồng. Hiện nay, nguồn kinh phí trung hạn ngân sách tỉnh đã được phân khai hết nên chưa bố trí được. UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, đề xuất nguồn vốn thực hiện khi cân đối được.
1. Thị trấn Chợ Lầu đã trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, tuy nhiên cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với đô thị trung tâm của huyện. Cử tri mong muốn tỉnh có quy hoạch cụ thể, chi tiết để xây dựng thị trấn Chợ Lầu trở thành đô thị loại 4 (Cử tri thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình)
Theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1878/QĐ-UBND ngày 12/8/2013 thì đô thị Chợ Lầu được định hướng trở thành đô thị loại IV vào năm 2020 - 2030.
Theo đề nghị của UBND huyện Bắc Bình tại Tờ trình số 455/TTr-UBND ngày 17/12/2021 về việc đề nghị thẩm định đề án phân loại đô thị và công nhận thị trấn Chợ Lầu đạt tiêu chí đô thị loại V, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 27/01/2022 công nhận thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình là đô thị loại V.
Để đạt được tiêu chí đô thị loại IV thì đô thị cần phải đảm bảo các tiêu chí về: vị trí, chức năng, vài trò, cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị theo các tiêu chuẩn quy định. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của chính quyền các cấp, của nhân dân huyện Bắc Bình, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, trong đó có đô thị Chợ Lầu đã từng bước hoàn thành các tiêu chí của đô thị, góp phần cải tạo, chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng, đời sống cho người dân, cụ thể là UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch hệ thống thoát nước khu trung tâm phía Bắc thị trấn Chợ Lầu (kinh phí để triển khai thực hiện dự án bằng nguồn vốn ODA do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam).
Hiện nay UBND huyện Bắc Bình đang rà soát điều chỉnh quy hoạch theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 3132/UBND-ĐTQH ngày 20/8/2021, làm cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, lập quy hoạch chi tiết các khu vực, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và triển khai thực hiện các quy hoạch. Việc đầu tư xây dựng phải có lộ trình và kế hoạch cụ thể cho từng đô thị. Do đó, trong thời gian tới UBND tỉnh sẽ chỉ đạo địa phương, các sở, ngành liên quan tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể, đề xuất các danh mục dự án kêu gọi đầu tư, công trình hạ tầng thiết yếu cần đầu tư, dự kiến tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện, nguồn vốn đầu tư để triển khai thực hiện, phấn đấu đưa Chợ Lầu trở thành đô thị loại IV theo định hướng đã đặt ra.
1. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ một số vấn đề như nguồn chi; cách quyết toán tiền xăng xe mô tô phục vụ công tác tuần tra; nguồn hỗ trợ cho công an xã trực đêm và xăng xe tuần tra (cử tri xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình)
Theo quy định tại khoản 9 Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước: “Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác”. Hiện nay, Công an xã là lực lượng Công an chính quy; do đó, toàn bộ kinh phí hoạt động của Công an xã do Bộ Công an đảm bảo, kể cả tiền trực đêm, tiền xăng xe phục vụ công tác tuần tra. Vì vậy, việc hỗ trợ, thanh toán, quyết toán các khoản kinh phí hoạt động của lực lượng Công an xã nói trên được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Công an, không thuộc thẩm quyền hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Cử tri mong muốn UBND tỉnh xem xét quan tâm mở rộng đối tượng được chi khoán công tác phí hàng tháng ngoài các đối tượng được quy định tại Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh như cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp... khi thực hiện nhiệm vụ đi cơ sở (cử tri thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh: “Đối với cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như cán bộ cấp xã thường xuyên xuống địa bàn, lên huyện; văn thư đi gửi công văn; thủ quỹ, kế toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng; cán bộ các cơ quan tố tụng đi điều tra, kiểm sát, xác minh, tống đạt và các nhiệm vụ phải thường xuyên đi công tác lưu động khác); thì tùy theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công tác lưu động để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe theo mức 500.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị”. Như vậy, đối với cán bộ, công chức cấp xã thì tùy theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công tác và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, căn cứ Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; theo đó tại điểm b khoản 6 Điều 3 quy định: “…Trường hợp các hoạt động đặc thù chưa được quy định tại các văn bản pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan được vận dụng quyết định mức chi tương ứng với các công việc của các lĩnh vực tương tự đã quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng không được vượt quá định mức chi đã quy định và phải được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ hoặc phải được Thủ trưởng cơ quan quyết định bằng văn bản trong trường hợp chưa được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ…”. Ngày 01/8/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn số 2718/UBND-TH về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ.
Vì vậy, đối với những trường hợp khác chưa được khoán công tác phí theo quy định tại Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn căn cứ quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLTBTC-BNV ngày 30/5/2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 2718/UBND-TH ngày 01/8/2014 để xác định nhiệm vụ cụ thể khoán chi phí đi lại, xăng xe..., và đưa vào Quy chế chi tiêu nội bộ của xã, phường, thị trấn để hỗ trợ kinh phí cho những trường hợp này nhằm đảm bảo quyền lợi khi thực hiện nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phân công.
3. Việc thực hiện Thông tư số 40/TT-BTC của Bộ Tài chính và Nghị quyết số 30/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về chế độ công tác phí có nội dung không đồng nhất, nhất là cự ly đi công tác trên 15km mới được thanh toán và việc khoán công tác phí. Cử tri kiến nghị Sở Tài chính nên có hướng dẫn để thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh (cử tri xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong)
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính: “Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương và tình hình thực tế, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định các mức chi cụ thể về công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc để thực hiện cho phù hợp”.
Do đó, căn cứ vào khả năng cân đối và tình hình thực tế tại địa phương, ngày 13/12/2017, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND về việc quy định mức chi công tác phí, chi tổ chức hội nghị của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; trong đó, tại khoản 2 Điều 8 Chương III quy định: “Mức chi quy định tại Quy định này là mức chi tối đa. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ tình hình thực tế, khả năng kinh phí để quy định các mức chi cụ thể cho phù hợp trong phạm vi dự toán ngân sách được giao và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Mức chi cụ thể được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. Trong trường hợp chưa quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ thì cơ quan, đơn vị thực hiện mức chi theo Quy định này”.
Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh xây dựng thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính trên cơ sở khả năng cân đối và xuất phát từ tình hình thực tế tại địa phương. Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh được áp dụng cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Trong đó:
- Về thanh toán công tác phí theo đợt: Nội dung mức chi và điều kiện thanh toán thực hiện theo Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND, trong đó có điều kiện về cự ly công tác.
- Về khoán tiền công tác phí theo tháng: Thực hiện theo Điều 6 của Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND. Như vậy, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ quy định của Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh và tình hình thực tế, khả năng kinh phí để quy định cụ thể các mức chi và đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị để thực hiện. Không có quy định Sở Tài chính có văn bản hướng dẫn thực hiện.
1. Qua các phương tiện thông tin đại chúng về vụ việc của Công ty Việt Á nâng khống giá bán thiết bị y tế xảy ra trên phạm vi cả nước, trong đó theo thông tin từ dư luận nhân dân trong tỉnh thì ngành y tế tỉnh Bình Thuận có mua của Công ty Việt Á. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh thông tin sự việc trên cho nhân dân được biết (cử tri phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết)
Đến nay, Chánh Thanh tra tỉnh đã ban hành các Kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật về mua sắm trang thiết bị vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm, Kít xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại các đơn vị công lập trong ngành Y tế và tại các huyện, thị xã, thành phố. Theo Kết luận thanh tra, hầu hết các đơn vị trong ngành Y tế đã chấp hành tương đối đầy đủ các quy định của pháp luật về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm, Kít xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch Covid -19; tuy nhiên, vẫn có một số thiếu sót, hạn chế phải kiểm điểm, khắc phục. Thực hiện Kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế đã tổ chức kiểm điểm Thủ trưởng các đơn vị; chỉ đạo các đơn vị kiểm điểm các công chức, viên chức có liên quan. Đến cuối tháng 9 năm 2022, đã hoàn thành việc kiểm điểm và đã báo cáo kết quả kiểm điểm cho Thanh tra tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh. Thanh tra tỉnh cũng đã ban hành các Thông báo kết thúc theo dõi việc thực hiện Kết luận thanh tra.
Về kết quả kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã ban hành Thông báo số 293/TB-KTNN ngày 23/6/2022 về thông báo Kết quả kiểm toán chuyên đề việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ của tỉnh Bình Thuận. Sau kết luận của Kiểm toán nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 3058/UBND- KGVXNV ngày 15/9/2022 chỉ đạo yêu cầu triển khai thực hiện các nội dung kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
Về kết quả điều tra của Cơ quan điều tra: Đến nay chưa có kết quả.
VI. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh: 01 nội dung
1. Do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh COVID-19 làm ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân, đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ có những chính sách hỗ trợ cho người nông dân như: xem xét giảm lãi suất, cho vay đáo hạn đối với hộ gia đình đối với các trường hợp đến hạn trả gốc, lãi và cho vay lại... nhằm tháo gỡ khó khăn cho nông dân (cử tri huyện Bắc Bình)
Nhằm hỗ trợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gốc và lãi), miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020, Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021, Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021 và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định tại các Thông tư này, từng Tổ chức tín dụng quyết định các giải pháp hỗ trợ khách hàng phù hợp và được các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn thực hiện theo quy định của Hội sở chính; thời gian thực hiện đến 30/6/2022.
Do đó, đề nghị cử tri liên hệ trực tiếp với ngân hàng nơi mình đang vay vốn để được hướng dẫn, xem xét giải quyết. Nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh bằng văn bản về Ngân hàng nhà nước tỉnh (03 Lê Hồng Phong, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) để kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn.
VII. Cục Thuế tỉnh: 01 nội dung
1. Tình hình dịch bệnh phức tạp, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Cử tri mong muốn tỉnh xem xét miễn, giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất cho người dân (cử tri xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam)
Hiện nay, theo chính sách quản lý khoản thu về đất thì chưa có quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất cho người dân do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và chưa có chỉ đạo của các ngành, các cấp Trung ương về việc triển khai, xây dựng chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất, do đó chưa có cơ sở để giải quyết miễn, giảm tiền sử dụng đất cho người dân do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. UBND tỉnh ghi nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri và sẽ kịp thời xem xét, giải quyết khi nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ.
VIII. Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: 01 nội dung
1. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp tuyến đường giao thông đoạn từ Trường THCS Bình An đến Hồ Cà Giây xuống cấp trầm trọng (cử tri huyện Bắc Bình)
Trước đây, UBND tỉnh đã có Công văn số 2801/UBND-ĐTQH ngày 30/7/2020 về việc thống nhất chủ trương điều chỉnh, bổ sung hạng mục công trình Đường liên huyện dọc kênh chính qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong và giao cho Ban QLDA Nông nghiệp tỉnh (Chủ đầu tư) triển khai các hồ sơ, thủ tục theo quy định để thực hiện.
Qua rà soát nguồn dự phòng của dự án Đường liên huyện dọc kênh chính qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong đã sử dụng cho các khoản chi: Điều tiết bổ sung cho công tác giải phóng mặt bằng; Bổ sung do xử lý kỹ thuật đoạn chồng lấn cao tốc; Điều tiết từ chi phí dự phòng cho các chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và các phí khác tăng theo các Quyết định phê duyệt; Phát sinh trong quá trình xử lý thi công, nguồn dự phòng của dự án không còn.
Hiện nay, qua khảo sát tuyến đường trên đã xuống cấp nghiêm trọng, Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xin lập dự án mới.
C. VỀ LĨNH VỰC VĂN XÃ - NỘI CHÍNH: 28 nội dung
I. Sở Giáo dục và Đào tạo: 03 nội dung
1. Để thực hiện lộ trình đào tạo nâng chuẩn giáo viên đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục 2019, cử tri đề nghị UBND tỉnh quan tâm xem xét áp dụng mô hình: Nhà nước và giáo viên cùng làm, nghĩa là Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí, giáo viên 50% kinh phí, giao cho giáo viên chủ động đăng kí tham gia đào tạo, sau khi tốt nghiệp thì Nhà nước sẽ thanh toán lại các khoản chi phí theo quy định. Như thế, vừa khuyến khích được giáo viên tham gia học tập, vừa rút ngắn thời gian đào tạo, vừa đỡ tốn kinh phí của Nhà nước nhưng lại đảm bảo đáp ứng được yêu cầu chung (cử tri Nguyễn Tấn Hòa, Trường Chu Văn An, xã Mê Pu, huyện Đức Linh)
Thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020 - 2025); Công văn số 1404/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 09/10/2020 của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục về việc triển khai thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP; Kế hoạch số 4414/KH-UBND ngày 10/11/2020 thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020 - 2025), có nêu: “Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương khi chưa cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước”.
Như vậy, tùy điều kiện của địa phương, các huyện, thị xã, thành phố, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn theo Kế hoạch 4414 nêu trên, trong đó có thể áp dụng mô hình như cử tri kiến nghị.
2. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh quan tâm giải quyết một số nội dung: Điều chỉnh văn bản theo Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 18/4/2013 của UBND tỉnh về việc quy định mức chi cho công tác xét tuyển tốt nghiệp cho phù hợp với thực tế hiện nay; bố trí học sinh cho mỗi lớp học có sỉ số ít hơn hiện nay là 45 em học sinh trên 1 lớp để công tác dạy và học đạt hiệu quả cao hơn. (cử tri xã Đức Tín, xã Mê Pu, huyện Đức Linh)
Theo phân cấp hiện hành của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý trực tiếp 26 trường THPT công lập; UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý các cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học cơ sở. Hiện nay việc rà soát, sắp xếp sĩ số học sinh bậc THPT bình quân không vượt quá 40 học sinh/lớp, đảm bảo phù hợp với quy định sắp xếp quy mô trường lớp, tinh giản biên chế và tình hình thực tế của từng địa phương, để ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục; riêng đối với các cấp học còn lại, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Nội vụ trong việc rà soát, sắp xếp sĩ số học sinh/lớp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Về đề nghị: “Bố trí học sinh cho mỗi lớp học có sĩ số ít hơn hiện nay là 45 em học sinh trên 1 lớp để công tác dạy và học đạt hiệu quả cao hơn”: Căn cứ lộ trình sắp xếp mạng lưới trường lớp, tinh giản biên chế, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, các quy định hiện hành và trong từng điều kiện cụ thể của từng năm học; hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ tính toán, bố trí sĩ số học sinh/lớp phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng tốt nhất mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Cử tri đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến hoạt động giảng dạy trên Trang thông tin điện tử của Sở để giáo viên, phụ huynh và học sinh biết và nắm bắt thông tin (cử tri xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam)
Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp thông tin lên Trang thông tin điện tử theo quản lý, chỉ đạo của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh. Quy trình tổng hợp, biên soạn tin, bài đều thông qua lãnh đạo Ban biên tập phê duyệt trước khi chính thức đăng lên Trang.
Trang thông tin điện tử của Sở cung cấp đầy đủ các danh mục theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và các mục được bổ sung theo yêu cầu của UBND tỉnh. Đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin lên trang thông tin điện tử của ngành giúp cho cán bộ, giáo viên, học sinh và người dân tra cứu liên quan đến giáo dục. Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Báo Bình Thuận (https://baobinhthuan.com.vn) mở chuyên mục “Giáo dục - Thanh niên” hàng tuần, hàng tháng cung cấp kịp thời các hoạt động của ngành đến cán bộ, giáo viên, học sinh và người dân trong toàn tỉnh được biết về một số hoạt động của ngành. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ tra cứu các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ, giáo viên, học sinh và người dân trong toàn tỉnh có thể vào website: https://vanban.binhthuan.gov.vn chọn mục “Cơ quan ban hành” để biết thêm thông tin của ngành.
II. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: 04 nội dung
1. Tại Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định chính sách ưu đãi người có công, trong đó có quy định chi chế độ cho người trực tiếp thờ cúng liệt sĩ (1.400.000 đồng/năm) nhưng đến nay các đối tượng vẫn chưa được nhận chế độ. Cử tri kiến nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sớm xem xét, giải quyết (Cử tri thị trấn Phan Rí Cửa, thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong)
Thực hiện Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định chính sách ưu đãi người có công, trong đó có quy định chi chế độ cho người trực tiếp thờ cúng liệt sĩ, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đã ban hành 1.249 Quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ thuộc huyện Tuy Phong, đến nay địa phương đã thực hiện việc chi trả chế độ cho người thờ cúng liệt sĩ theo quy định mới (1.400.000 đồng/năm). Tuy nhiên hiện có một số trường hợp người thờ cúng liệt sĩ đã chết hoặc gia đình liệt sĩ đang lập hồ sơ đề nghị thay đổi người hưởng trợ cấp thờ cúng nên chưa thực hiện việc chi trả. Trường hợp cử tri chưa nhận được trợ cấp thờ cúng, đề nghị liên hệ UBND nơi thường trú để được hướng dẫn giải quyết.
2. Cử tri đề nghị UBND tỉnh quan tâm xem xét hình thức cấp tiền mặt thay vì cấp bằng quà tặng cho người cao tuổi hàng năm vào các ngày lễ 01/10, ngày 06/6 và tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên. (cử tri xã Nam Chính, huyện Đức Linh)
Việc thực hiện công tác chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi được thực hiện theo các quy định sau:
- Tại khoản 1, 2 Điều 21, mục 5, Chương II Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 quy định:
1. Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà.
2. Người thọ 90 tuổi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chúc thọ và tặng quà.
- Tại điểm a khoản 2, Điều 3 Thông tư số 96/2018/TT-BTC ngày 18/10/2018 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ; ưu đãi tín dụng và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi quy định:
“a) Mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
- Người cao tuổi thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà gồm 5 mét vải lụa và 700.000 đồng tiền mặt;
- Người cao tuổi thọ 90 tuổi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chúc thọ và tặng quà gồm hiện vật trị giá 150.000 đồng và 500.000 đồng tiền mặt;
Mức chi nêu trên là mức tối thiểu. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương và tình hình thực tế, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể xem xét, quyết định mức chi cao hơn mức quy định tại Thông tư này; đồng thời xem xét, quyết định theo thẩm quyền mức quà tặng người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 95 tuổi và trên 100 tuổi trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.
- Tại Điều 1, Nghị quyết số 81/2019/NQ-HĐND ngày 25/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
“1. Người cao tuổi ở tuổi 70 tuổi, gồm hiện vật trị giá 200.000 đồng và 200.000 đồng tiền mặt;
2. Người cao tuổi ở tuổi 75 tuổi, gồm hiện vật trị giá 200.000 đồng và 250.000 đồng tiền mặt;
3. Người cao tuổi ở tuổi 80 tuổi, gồm hiện vật trị giá 200.000 đồng và 300.000 đồng tiền mặt;
4. Người cao tuổi ở tuổi 85 tuổi, gồm hiện vật trị giá 200.000 đồng và 350.000 đồng tiền mặt;
5. Người cao tuổi ở tuổi 90 tuổi, gồm hiện vật trị giá 200.000 đồng và 500.000 đồng tiền mặt;
6. Người cao tuổi ở tuổi 95 tuổi, gồm hiện vật trị giá 200.000 đồng và 600.000 đồng tiền mặt;
7. Người cao tuổi thọ 100 tuổi, gồm 05 mét vải lụa và 700.000 đồng tiền mặt;
8. Người cao tuổi thọ trên 100 tuổi, gồm hiện vật trị giá 200.000 đồng và 700.000 đồng tiền mặt”.
Như vậy, ngoài tiền mặt thì việc chi quà tặng bằng hiện vật cho người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi và trên 100 tuổi được thực hiện theo quy định của Luật Người cao tuổi và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Cử tri tiếp tục đề nghị Quốc hội quan tâm xem xét điều chỉnh độ tuổi hưởng trợ cấp người cao tuổi từ 80 tuổi xuống còn 75 tuổi và mở rộng xem xét hỗ trợ tất cả các đối tượng từ 80 tuổi trở lên, không phân biệt đối tượng hiện hưởng hay không hưởng chế độ hưu trí. (cử tri các huyện, thị xã, thành phố)
Về nội dung cử tri phản ánh nêu trên của cử tri đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Công văn số 1688/LĐTBXH-VP ngày 08/6/2021 về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, cụ thể như sau:
- Về hạ tuổi hưởng trợ cấp xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi:
Ngày 15/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (thay thế Nghị định số 136/2013/NĐ-CP), trong đó đã quy định “Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc quy định tại điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn” được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021, sẽ góp phần bảo đảm đời sống của người cao tuổi gặp khó khăn. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Luật Người cao tuổi.
- Về kiến nghị không phân biệt đối tượng hưởng trợ cấp người cao tuổi đối với người hưởng lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Người cao tuổi, đối tượng người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng. Đây là chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên không có nguồn thu nhập nhằm hỗ trợ người cao tuổi bớt khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên đã có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng thì không được hưởng. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ghi nhận, tổng hợp kiến nghị nêu trên của cử tri để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Luật Người cao tuổi.
4. Cử tri đề nghị tỉnh kiến nghị Trung ương quan tâm tiếp tục nâng lương tối thiểu theo lộ trình hàng năm cho cán bộ, công chức, nhằm để họ đảm bảo cuộc sống so với giá cả thị trường tăng cao như hiện nay, an tâm công tác (cử tri huyện Hàm Tân)
Ngày 13/11/2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách năm 2022. Theo khoản 1, Điều 3 Nghị quyết 34/2021/QH15 thì: “1. Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.” Theo Nghị quyết trên thì từ ngày 01/7/2022, mức lương cơ sở vẫn chưa được điều chỉnh. Như vậy, đã có 3 kỳ liên tiếp giữ nguyên mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng nhằm huy động nguồn lực ngân sách cho việc phòng, chống dịch, cho các chính sách an sinh xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Tại phiên họp ngày 04/6/2022, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2021. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã lưu ý, tại các phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, rất nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề xuất, bên cạnh việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại doanh nghiệp, thì cần điều chỉnh mức cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức vào ngày 01/7 hàng năm. Theo đó, yêu cầu Chính phủ năm 2023 tính toán điều chỉnh mức lương cơ sở, để cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và góp phần kích cầu.
1. Hiện nay, có một số trường hợp tham gia bảo hiểm y tế thời hạn tái khám bệnh và cấp thuốc trùng vào các ngày nghỉ, ngày lễ, nhất là đối tượng thuộc diện chính sách nên quá trình điều trị bệnh bị gián đoạn, bà con phải mua thuốc bên ngoài, ảnh hưởng đến công tác vận động bảo hiểm y tế toàn dân. Cử tri mong muốn tỉnh xem xét lại quy định khám và cấp thuốc cho đối tượng này vào ngày nghỉ, lễ (cử tri xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình)
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận đã kê đơn cấp thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân có bệnh mạn tính có chú ý đến thời gian sử dụng hết thuốc và được nhận thuốc trở lại đợt liền kề; bảo đảm khi bệnh nhân dùng hết thuốc thì thời gian nhận thuốc không trùng vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ; không làm gián đoạn việc sử dụng thuốc .
2. Từ năm 2021 đến nay, cộng tác viên dân số chưa được chi trả chế độ bồi dưỡng theo nguồn của Ủy ban nhân dân tỉnh (100.000 đồng/người/tháng) (cử tri xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình). Đồng thời, xem xét nguồn chi trả của Trung ương từ năm 2019 cho đối tượng này (150.000 đồng/người/tháng) (cử tri xã Chí Công, huyện Tuy Phong). Cử tri đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quan tâm sớm chi trả chế độ, để họ an tâm công tác
- Từ năm 2019 đến hết năm 2020:
+ Cộng tác viên ở các xã, phường, thị trấn trọng điểm, xã đặc biệt khó khăn: 300.000 đồng/người/tháng (gồm 100.000 đồng/người/tháng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 26/2012/NQ-HĐND ngày 02/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX, kỳ họp thứ 4 về Chính sách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Bình Thuận; điểm b khoản 2 Điều 4 của Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 16/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định Chính sách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Bình Thuận và 200.000 đồng/người/tháng theo điểm b khoản 21 Điều 4 của Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020).
+ Cộng tác viên ở các xã, phường, thị trấn còn lại: 250.000 đồng/người/tháng (gồm 100.000 đồng/người/tháng theo điểm b khoản 2 Điều 4 của Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 16/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh và 150.000 đồng/người/tháng theo điểm b khoản 21 Điều 4 của Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
- Từ năm 2021 đến nay: Cộng tác viên chỉ nhận được thù lao 100.000 đồng/người/tháng theo quy định tại Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND. Chế độ thù lao theo quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/03/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính không được chi trả do Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/03/2018 chỉ được áp dụng đến hết năm 2020; đến năm 2021 không còn hiệu lực.
Như vậy, tình hình thực tế về chi trả chế độ thù lao hỗ trợ cho cộng tác viên trên địa bàn tỉnh (bao gồm tại xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình và xã Chí Công, huyện Tuy Phong) đến nay như sau: Đã chi trả đủ chế độ thù lao định mức 100.000 đồng/người/tháng theo quy định tại Nghị quyết số 26/2012/NQ-HĐND ngày 02/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX và Quyết định số 27/2012/QĐ- UBND ngày 16/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Riêng chế độ thù lao theo quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (định mức 200.000 đồng/người/tháng ở các xã, phường, thị trấn trọng điểm, xã đặc biệt khó khăn và 150.000 đồng/người/tháng ở các xã, phường, thị trấn còn lại) không được chi trả kể từ năm 2021 đến nay do Thông tư hết hiệu lực và chưa có văn bản quy định thay thế hoặc văn bản hướng dẫn mới của Trung ương về chế độ thù lao này.
Hiện nay, Sở Y tế đã xây dựng dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức chi bồi dưỡng hàng tháng cho cộng tác viên dân số và chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 và đã đăng ký Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Nghị quyết và tiến hành các bước thủ tục để trình Hội đồng nhân dân tỉnh trong quý I/2023.
1. Theo Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh thì đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã kiêm nhiệm thêm chức danh không chuyên trách thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm là 70% (như: Phó Bí thư Đoàn xã kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã), trong khi người hoạt động không chuyên trách kiêm nhiệm thêm chức danh ở các Hội đặc thù được hưởng thêm phụ cấp 20% theo Quyết định số 1031/QĐ-UBND ngày 30/5/2012 của UBND tỉnh. Cử tri kiến nghị tỉnh điều chỉnh thống nhất mức phụ cấp là 70% (cử tri thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam)
Thứ nhất, theo khoản 3 Điều 1 Quyết định số 1031/QĐ-UBND ngày 30/5/2012 của UBND tỉnh quy định chế độ thù lao cho các hội có tính chất đặc thù của tỉnh thì Chủ tịch hội đặc thù cấp xã không phải là cán bộ hưu trí được hưởng thù lao bằng 1,5 lần so với mức lương tối thiểu chung; nếu là cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, khu phố khi được phân công kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đặc thù cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% so với mức lương tối thiểu chung.
Thứ hai, về thẩm quyền quyết định chế độ phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch hội đặc thù cấp xã: Căn cứ quy định tại điểm h khoản 9 Điều 30 Luật Ngân sách năm 2015 và khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước thì các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Trung ương ban hành phải do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Theo đó, chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với Chủ tịch hội đặc thù cấp xã thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh sau khi xem xét đến yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương, ngân sách trung ương không hỗ trợ. Riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực trực tiếp.
Thứ ba, tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp có nêu: “Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước…”; Công văn số 8476/VPCP-KTTH ngày 06/9/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến như sau: “Từ nay đến khi ban hành các văn bản chế độ tiền lương mới để thực hiện Nghị quyết số 27-NQ-TW, không xem xét ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách tiền lương hiện hành”.
Từ các nội dung trên và ý kiến tại Công văn số 8476/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ thì Ủy ban nhân dân tỉnh chưa thể xem xét kiến nghị điều chỉnh mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch hội đặc thù cấp xã lên 70%.
2. Khu phố Xuân An 2 có trên 1.200 hộ dân sinh sống, địa bàn rộng, dân số đông, rất phức tạp. Cử tri mong muốn UBND tỉnh xem xét cho phép tách khu phố Xuân An 2 thành 2 khu phố, để đảm bảo việc quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương (cử tri thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình)
Theo quy định tại Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND ngày 30/9/2019 của UBND tỉnh ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh thì không chia tách các thôn, khu phố đang hoạt động ổn định, trong trường hợp do khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền cấp xã, tổ chức hoạt động của thôn, khu phố thì thành lập khu phố mới đối với khu phố có từ 300 hộ trở lên, thành lập thôn đối với thôn có từ 250 hộ trở lên.
Như vậy, xét về quy mô dân số thì khu phố Xuân An 2 có 1.200 hộ, đủ điều kiện tách thành 02 khu phố, tuy nhiên, triển khai thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Kết luận số 908-KL/TU ngày 18/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thì trong giai đoạn 2022 - 2030 sẽ tiếp tục thực hiện sắp xếp đối với các thôn, khu phố theo quy định để thực hiện tinh gọn bộ máy. Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh chưa xem xét chia tách khu phố như kiến nghị của cử tri thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình.
3. Cử tri kiến nghị Chính phủ có chính sách phù hợp để khuyến khích cán bộ, viên chức vùng đồng bằng thực hiện công tác tại xã miền núi, vùng cao để họ yên tâm công tác cống hiến lâu dài nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số (cử tri các huyện, thị xã, thành phố)
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành một số quy định về chế độ, chính sách để khuyến khích cán bộ, viên chức vùng đồng bằng đến công tác tại xã miền núi, vùng cao, cụ thể:
- Đối với các khu vực đặc biệt khó khăn: Ngày 08/10/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo đó, đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng một số chính sách gồm: Phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục.
- Đối với các xã miền núi không thuộc vùng đặc biệt khó khăn tùy theo địa bàn công tác cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được hưởng chế độ phụ cấp khu vực quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV- BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực
4. Theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì một người kiêm nhiệm nhiều chức danh (Văn phòng, tuyên giáo, dân vận là một người; Ủy ban kiểm tra, tổ chức là một người; công chức Văn hóa xã hội kiêm cán bộ truyền thanh; văn thư làm việc 8 tiếng như công chức) nhưng chỉ nhận một mức phụ cấp là rất thấp trong khi đó khối lượng công việc nhiều. Cử tri kiến nghị tỉnh xem xét có chính sách hỗ trợ thêm để họ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với nhiệm vụ của địa phương (cử tri huyện Tánh Linh)
Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ quy định giảm số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã so với trước đây để thực hiện chủ trương tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) là vừa sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, vừa nâng cao năng suất lao động để bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ở tỉnh ta cũng vừa sắp xếp giảm công chức và người hoạt động không chuyên trách ở mỗi xã, phường, thị trấn, vừa phải phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng suất của người lao động theo chủ trương chung từ cấp tỉnh đến cấp xã, cụ thể:
- Giảm 02 công chức ở một số chức danh theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã.
- Cơ cấu lại 04 chức danh thuộc khối đảng (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Trưởng ban Tổ chức đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận và Văn phòng Đảng ủy) thành 02 chức danh (Cán bộ Tổ chức - Kiểm tra Đảng ủy; Cán bộ Văn phòng - Tuyên giáo - Dân vận Đảng ủy).
- Giảm 04 chức danh đã có bố trí công chức phụ trách (Quản lý Đài truyền thanh - Nhà văn hóa, Thú y, Tài chính - kế toán, Tin học) và chuyển nhiệm vụ cho công chức chuyên môn, người hoạt động không chuyên trách khác có chức năng đảm nhận (chuyển nhiệm vụ: Quản lý Đài truyền thanh - Nhà văn hóa để công chức Văn hóa - xã hội đảm nhận; Tài chính - kế toán để công chức Tài chính - kế toán đảm nhận; Tin học để công chức Văn phòng - thống kê đảm nhận; Thú y để chức danh Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp đảm nhận).
Đồng thời, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ quy định mức khoán quỹ phụ cấp, bao gồm hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo phân loại đơn vị hành, như sau:
- Loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 16,0 lần mức lương cơ sở/14 người.
- Loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 13,7 lần mức lương cơ sở/12 người.
- Loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 11,4 lần mức lương cơ sở/10 người. Mức khoán trên tương đương hệ số 1,14 lần mức lương cơ sở/người.
Ngoài mức khoán quỹ phụ cấp của Trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020, trợ cấp bổ sung hàng tháng theo các mức 0,48; 0,28; 0,19 so với mức lương cơ sở, tùy theo tính chất công việc của từng chức danh.
Các chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của Trung ương và duy trì chế độ trợ cấp bổ sung hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, có xem xét tăng thêm mức phụ cấp đối với chức danh Văn thư - lưu trữ - thủ quỹ (tăng thêm 0,44). Chế độ trợ cấp bổ sung hàng tháng của tỉnh đối với những người hoạt động không chuyên trách đã thể hiện sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở, trong điều kiện ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn. Mặt khác, ngày 20/12/2021, Bộ Nội vụ có Công văn số 6517/BNV-CQĐP gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, trong đó có nêu rõ:
“Trong quá trình thực hiện quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của các Bộ, Ngành, địa phương và cử tri (trong đó có ý kiến của tỉnh Bình Thuận) để trình cấp có thẩm quyền xem xét tiếp tục hoàn thiện quy định về chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố cho phù hợp. Khi cấp có thẩm quyền chưa sửa đổi các quy định nêu trên, đề nghị tỉnh Bình Thuận thực hiện chế độ phụ cấp và các chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố theo quy định hiện hành của pháp luật”.
5. Cử tri kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện vì thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc cán bộ lãnh đạo, quản lý sai phạm, vi phạm pháp luật; nhất là tập trung kiểm tra, giám sát người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị 2 cấp tỉnh, huyện (cử tri các huyện, thị xã, thành phố)
Thời gian qua, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo như: Công văn số 4517/UBND- NCKSTTHC ngày 27/11/2019 về việc siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính; Công văn số 1379/UBND-NCKSTTHC ngày 14/4/2020 về việc tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; Công văn số 4302/UBND-NCKSTTHC ngày 01/11/2020 về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2021; Công văn số 4270/UBND-NCKSTTHC ngày 10/11/2021 về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2022; Quyết định số 599/QĐ-UBND ngày 07/3/2022 kiện toàn Tổ Kiểm tra công vụ của tỉnh…
Từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh đã triển khai 222 cuộc thanh tra hành chính tại 457 đơn vị. Qua thanh tra, đã kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm, kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với 107 tập thể, 218 cá nhân; kiến nghị chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 04 vụ. Tổ Kiểm tra công vụ của tỉnh đã triển khai kiểm tra tại 09 sở, ngành, địa phương; qua kiểm tra, Tổ Kiểm tra công vụ đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương chấn chỉnh, khắc phục các hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý, điều hành; đồng thời, xem xét trách nhiệm của công chức, viên chức có liên quan trong tham mưu giải quyết công việc.
Trong thời gian đến, nhằm tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, UBND tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; đồng thời, chỉ đạo xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có vi phạm.
6. Cử tri tiếp tục đề nghị tỉnh kiến nghị Quốc hội điều chỉnh, bổ sung hỗ trợ một số chính sách cho cán bộ hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố: bổ sung chức danh Phó Trưởng thôn đối với các thôn có số hộ dân dưới 350 hộ để khuyến khích họ tham gia công tác gắn bó lâu dài với địa phương (cử tri các huyện, thị xã, thành phố).
- Về chính sách cho người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố, tại Công văn số 6517/BNV-CQĐP ngày 20/12/2021, Bộ Nội vụ đã trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận: “Trong quá trình thực hiện quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của các Bộ, Ngành, địa phương và cử tri (trong đó có ý kiến của tỉnh Bình Thuận) để trình cấp có thẩm quyền xem xét tiếp tục hoàn thiện quy định về chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố cho phù hợp. Khi cấp có thẩm quyền chưa sửa đổi các quy định nêu trên, đề nghị tỉnh Bình Thuận thực hiện chế độ phụ cấp và các chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố theo quy định hiện hành của pháp luật”.
- Về bố trí chức danh Phó Trưởng thôn, tại Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND ngày 30/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định: “Mỗi thôn có Trưởng thôn; mỗi khu phố có Trưởng khu phố. Trường hợp cần thiết thì có 01 Phó Trưởng thôn, 01 Phó Trưởng khu phố”. Căn cứ số lượng thôn, khu phố (691 thôn, khu phố); quy mô số hộ gia đình thôn, khu phố; yêu cầu sắp xếp tinh gọn trong giai đoạn hiện nay và khả năng cân đối ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 quy định đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên được bố trí 01 Phó Trưởng thôn, không bố trí Phó Trưởng thôn đối với thôn có dưới 350 hộ gia đình.
7. Theo quy định của Nghị định 146/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/12/2018 thì đối tượng thanh niên xung phong được điều chỉnh mức hưởng bảo hiểm y tế chỉ còn 80% chi phí thay vì 100% như trước trước đây. Cử tri mong muốn Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm hỗ trợ cho đối tượng thanh niên xung phong được nâng lên 100% như bảo hiểm y tế của các đối tượng chính sách (cử tri xã Vũ Hòa, huyện Đức Linh).
- Về mức hưởng BHYT:
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT (Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ): Thanh niên xung phong khi đi khám, chữa bệnh thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng BHYT 80%; mức hưởng thấp hơn so với quy định trước đây tại Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT (mức hưởng 100%).
Đối với người tham gia kháng chiến (trong đó có thanh niên xung phong) được nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến thuộc đối tượng người có công với cách mạng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật BHYT, người tham gia kháng chiến đồng thời là Người có công với cách mạng thì mức hưởng BHYT theo Người có công với cách mạng, có mức hưởng BHYT là 100% (mã hưởng BHYT là 2) chi phí khám, chữa bệnh BHYT.
- Về quy định hỗ trợ từ ngân sách địa phương:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ: UBND tỉnh căn cứ khả năng ngân sách địa phương xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu của Trung ương đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều; học sinh, sinh viên; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
Theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, ngân sách địa phương được sử dụng hỗ trợ mức đóng BHYT cho các đối tượng như đã nêu trên; chưa có quy định địa phương được sử dụng ngân sách để nâng mức hưởng BHYT của người tham gia khi khám, chữa bệnh BHYT, trong đó có đối tượng thanh niên xung phong như kiến nghị của cử tri.
8. Hiện nay, các chức danh Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Chủ tịch Hội khuyến học cấp xã được hưởng chế độ thù lao bằng mức 1,5 lần mức lương cơ sở. Cử tri mong muốn tỉnh quan tâm hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các đối tượng này để họ có điều kiện bảo vệ sức khỏe, đóng góp lâu dài ở địa phương (cử tri huyện Bắc Bình).
Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 được sửa đổi tại khoản 6 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 thì các chức danh Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Chủ tịch Hội khuyến học cấp xã không thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế.
Do vậy cử tri có thể tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng thuộc Hộ gia đình làm Nông, lâm ngư nghiệp để được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định.
IV. Sở Giao thông vận tải: 03 nội dung
1. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải khảo sát lắp đặt đèn báo hiệu một số điểm: Tại Km 1640+900 (Quốc lộ 1A) thôn Thái Thành - xã Hồng Thái, tại Km 1633+815 (Quốc lộ 1A) thôn Bình Lễ - xã Phan Rí Thành (huyện Bắc Bình)
Ngày 22/7/2022, Cục Quản lý đường bộ IV đã có Công văn số 1733/CQLĐBIV-QLBTĐB thông tin kết quả kiểm tra, xử lý kiến nghị cử tri như sau:
- Nút giao Km1633+815 (Quốc lộ 1) thôn Bình Lễ - xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình là nút giao dạng ngã ba đồng mức, trong đó bề rộng mặt đường Quốc lộ 1 Bmặt=19,5m, bố trí dải phân cách (DPC) giữa, đường nhánh (phải tuyến) đi vào khu dân cư xã Phan Rí Thành và xã Phan Hòa rộng Bmặt=5,5m. Hệ thống an toàn giao thông trên Quốc lộ 1 đã lắp đặt biển báo “cấm dừng xe và đỗ xe” P.130 tại Km1633+700(P) kèm biển phụ S.501 (phạm vi tác dụng 300m). “cấm dừng xe và đỗ xe” P.130 tại Km1633+830(P) kèm biển phụ S.501 (phạm vi tác dụng 100m). Nút giao nằm trong phạm vi khu vực đông dân cư có lắp đặt biển báo R.420, R.421, hai bên Quốc lộ 1 nhà dân sinh sống đông đúc, cách mép nhựa 2m, tại phạm vi tiếp giáp giữa Quốc lộ 1 và dường nhánh người dân thường xuyên tụ tập buôn bán, lấn chiếm lòng lề đường, nhiều bảng hiệu quảng cáo, tầm nhìn hạn chế. Lưu lượng tương đối lớn trên cả Quốc lộ 1 và đường nhánh. Qua kiểm tra, đoàn thống nhất không lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại nút giao Km1633+815, đồng thời kiến nghị Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Bình Thuận chỉ đạo Đội CSGT số 1 tăng cường tuần tra, nhắc nhỡ các phương tiện không dừng, đỗ tại khu vực nút giao và có biện pháp xử lý các phương tiện theo quy định; UBND huyện Bắc Bỉnh vận động, tuyên truyền nhân dân không tụ tập, buôn bán trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ; tổ chức giải tỏa các điểm tụ tập, buôn bán nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nhà thầu bảo trì tiếp tục theo dõi tình trạng khai thác, trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, kiến nghị Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Bình Thuận cung cấp số liệu tai nạn giao thông, sơ đồ tai nạn giao thông để Cục Quản lý đường bộ IV báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét, cho phép lập hồ sơ xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.
- Nút giao (Quốc lộ 1) thôn Thái Thành - xã Hồng Thái là nút giao dạng ngã tư đồng mức, mặt đường Quốc lộ rộng Bmặt=19,5m, bố trí DPC giữa; đường nhánh đi vào khu dân cư xã Hồng Thái, mặt đường rộng Bmặt=3,0m. Nút giao nằm trong phạm vi khu vực đông dân cư có lắp đặt biển báo R.420, R.421, hai bên Quốc lộ 1 nhà dân sinh sống đông đúc, cách mép nhựa 2m, tầm nhìn hạn chế; trên Quốc 1ộ 1 đã bố trí đầy đủ các vạch sơn, có sơn gờ giảm tốc trên cả hai hướng. Tình hình giao thông lưu lượng phương tiện trên Quốc lộ 1 tương đối lớn, lưu lượng đường nhánh thấp. Qua kiểm tra, đoàn thống nhất không lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại nút giao Km1640+900 do mặt đường nhánh không đủ rộng để bố trí làn dừng chở đèn. Nhà thầu bảo trì tiếp tục theo dõi tình trạng khai thác, trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, kiến nghị Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Bình Thuận cung cấp số liệu tai nạn giao thông, sơ đồ tai nạn giao thông để Cục Quản lý đường bộ IV có cơ sở báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét, lập hồ sơ xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.
- Nút giao giữa Quốc lộ 1 với đường Triền (ngã ba Tà Zôn) là nút dạng ngã ba đồng mức, trong đó mặt đường Quốc lộ 1 rộng Bmặt=19,5m, bố trí DPC giữa; đường nhánh đấu nối với Quốc lộ 1 tại Km1688+800 về phía bên trái tuyến, đi vào 06 mỏ đá và khu dân cư thôn 7 xã Hàm Đức, đồng thời nối vào đường tỉnh ĐT.715, mặt đường nhánh rộng Bmặt=7,0m. Nút giao nằm trong phạm vi khu vực đông dân cư, có lắp đặt biển báo R.420, R.421. Qua kiểm tra đoàn thống nhất không lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại nút giao Km1688+800, đồng thời đề nghị Ban An toàn giao thông Bình Thuận xem xét, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng từ Km1688+700 - Km1689+500 (nội dung này: Ban Quản lý công trình công cộng huyện Hàm Thuận Bắc đã lắp đặt xong và đưa vào sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng đoạn tuyến trên); yêu cầu Công ty TNHH BOT QL1A - Bình Thuận sơn khôi phục các vạch sơn bị mòn mờ tại phạm vi khu vực nút giao; Sơn bổ sung cụm gờ giảm tốc dạng rải đều cả hai hướng trên Quốc lộ 1 (trước và sau nút giao Km1688+800); lắp đặt biển báo R.420 “Bắt đầu khu đông dân cư” trên đường nhánh (cách Quốc lộ 1 khoảng 150m); sơn bổ sung vạch dừng 7.1 (vạch dừng xe không có đèn tín hiệu điều khiển giao thông) và lắp đặt biển hiệu lệnh R.122 (STOP) trên đường nhánh (tại vị trí tiếp giáp giữa đường nhánh và Quốc lộ 1); Sơn bổ sung vạch 4.4 (vạch kẻ kiểu mắt võng) trên Quốc lộ 1. Tiếp tục theo dõi tình trạng khai thác, trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, kiến nghị Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Bình Thuận cung cấp số liệu tai nạn giao thông, sơ đồ tai nạn giao thông để Cục Quản lý đường bộ IV có cơ sở báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét, lập hồ sơ xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.
- Nút giao vào thôn Tà Mon, huyện Hàm Thuận Nam là nút giao dạng ngã ba đồng mức, trong đó mặt đường Quốc lộ 1 rộng Bmặt=12,0m, không bố trí DPC giữa; đường nhánh đấu nối với Quốc lộ 1 tại Km1739+220 về phía bên phải tuyến, đường nhánh đi vào thôn Tà Mon, xã Tân Lập, mặt đường nhánh rộng Bmặt=4,0m. Trên Quốc lộ 1 được bố trí vạch sơn kẻ đường, biển báo đầy đủ. Qua kiểm tra, đoàn thống nhất không lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại nút giao giữa Quốc lộ 1 với đường đi vào thôn Tà Mon; đồng thời, yêu cầu Chi nhánh BOT 319 Sông Phan thực hiện ngay các nội dung: Sơn bổ sung cụm gờ giảm tốc dạng rải đều cả hai hướng trên Quốc lộ 1 (trước và sau nút giao Km1739+220); Sơn bổ sung vạch dừng 7.1 (vạch dừng xe không có đèn tín hiệu điều khiển giao thông) và lắp đặt biển hiệu lệnh R.122 (STOP) trên đường nhánh (tại vị trí tiếp giáp giữa đường nhánh và Quốc lộ 1); Sơn bổ sung vạch 4.4 (vạch kẻ kiểu mắt võng) trên Quốc lộ
1. Tiếp tục theo dõi tình trạng khai thác, trường hợp xảy ra tai nạm giao thông, kiến nghị Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Bình Thuận cung cấp số liệu tai nạn giao thông, sơ đồ tai nạn giao thông đề Cục Quản lý đường bộ IV có cơ sở báo cáo Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam xem xét, lập hồ sơ xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.
Trên cơ sở đó, Sở GTVT đã có Công văn số 1770/SGTVT-HTGT ngày 02/8/2022 thông báo đến UBND các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam để trả lời, giải thích, thông tin cho cử tri được biết.
2. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng có giải pháp kiểm tra khắc phục tình trạng các xe tải sử dụng còi hơi khi tham gia giao thông làm ảnh hưởng đến người tham gia giao thông và dễ gây tai nạn (cử tri thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc)
Sở Giao thông vận tải đã tiếp tục chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện xe ô tô có hành vi vi phạm theo điểm d, khoản 4, Điều 16 thì lập biên bản xử phạt theo quy định.
3. Tại ngã 3 cây xăng Ba Cận không có biển báo hoặc đèn giao thông, do đó thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn nghiêm trọng. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải khảo sát lắp đặt đèn báo hiệu, biển báo giao thông giảm tốc độ để đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông (cử tri xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh)
Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với UBND huyện Đức Linh và các đơn vị có liên quan khảo sát khu vực nút giao nêu trên. Qua khảo sát, để tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải đã đề nghị UBND huyện Đức Linh chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử phạt việc san lấp, buôn bán lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ tuyến ĐT.766 để đảm bảo tầm nhìn, đảm bảo thoát nước tại khu vực nút giao; đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.
1. Cử tri kiến nghị Sở Tư pháp xem xét có quy định mới hợp lý hơn để việc cấp giấy chứng tử của người thân đã mất nhiều năm trước, tạo điều kiện thuận lợi để người dân có đủ giấy tờ thực hiện nghĩa vụ cũng như quyền công dân (cử tri phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết)
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, triển khai Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; trong năm 2020 và năm 2021 Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 1684/STP-NV2 ngày 26/10/2020 về việc hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực gửi Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn hướng dẫn thực hiện và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp nhận giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cấp giấy chứng tử cho người chết quá lâu trên địa bàn tỉnh được kịp thời; Công văn số 92/STP-NV2 ngày 25/01/2021 gửi các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh hướng dẫn hướng dẫn nghiệp vụ về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, khai nhận di sản liên quan đến hồ sơ, thủ tục công chứng cho người dân khi công chứng văn bản khai nhận di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản trong trường hợp người để lại di sản hoặc người thừa kế đã chết quá lâu (chết trước năm 1990) mà không làm thủ tục đăng ký khai tử, không có giấy chứng tử, để thực hiện thống nhất và giải quyết kịp thời hồ sơ thỏa thuận phân chia di sản, khai nhận di sản của người dân trên địa bàn tỉnh.
Qua đó đã từng bước tháo gỡ được khó khăn vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong thực hiện các hồ sơ thủ tục về công chứng, chứng thực và đăng ký biến động đất đai. Như vậy, trên cơ sở văn bản pháp luật quy định và căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao, trong thời gian qua Sở Tư pháp đã luôn chủ động nghiên cứu, cụ thể hóa những quy định pháp luật để hướng dẫn cho các cơ quan đăng ký hộ tịch, các tổ chức hành nghề công chứng nắm bắt, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự, phân chia di sản thừa kế … cho người dân được kịp thời, đến nay Sở Tư pháp không tiếp nhận thông tin nào phản ánh liên quan đến việc còn khó khăn trong việc giải quyết hồ sơ thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết quá lâu.
2. Hiện nay, việc thực hiện các thủ tục theo Luật Thừa kế năm 2015 còn rất nhiều bất cập như việc làm giấy khai tử của Ông (bà) nội, ngoại hoặc người thân mất đã lâu. Cử tri đề nghị tỉnh kiến nghị Trung ương điều chỉnh cho phù hợp (cử tri thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân)
Hiện nay, việc thực hiện phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế phải thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Công chứng và các văn bản pháp luật có liên quan.
Tại Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “…thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.
Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định có 3 hàng thừa kế theo pháp luật, cụ thể: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Nguyên tắc và trình tự hưởng di sản đối với các hàng thừa kế: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Nếu không có ai là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.
Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Vì thế, giấy khai tử (bản sao trích lục khai tử) là căn cứ rất quan trọng để xác định người thừa kế theo quy định pháp luật và người thừa kế thế vị.
Liên quan đến nội dung này, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về các giấy tờ có liên quan có thể thay thế Giấy chứng tử để làm hồ sơ phân chia di sản thừa kế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong thực hiện thủ tục hồ sơ khai nhận di sản thừa kế.
1. Theo quy định trên địa bàn các phường, thị trấn phải thành lập Ban bảo vệ dân phố được áp dụng thực hiện theo Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ về chế độ, chính sách hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 25/02/2008 của UBND tỉnh. Tuy nhiên, về chế độ hỗ trợ Tết hàng năm cho các thành viên Ban bảo vệ dân phố được hưởng, còn lực lượng bảo vệ dân phố chưa được hỗ trợ, trong khi chức năng hoạt động Ban bảo vệ dân phố và bảo vệ dân phố như nhau. Cử tri đề nghị tỉnh xem xét điều chỉnh hỗ trợ cho phù hợp (Cử tri thị trấn Thuận Nam, Hàm Thuận Nam)”
Về cơ chế hoạt động: Bảo vệ dân phố được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ; cụ thể:
- Mỗi cụm dân cư (khu phố) được thành lập một tổ Bảo vệ dân phố. Tùy vào đặc điểm tình hình và số lượng dân cư trên địa bàn, mỗi tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 tổ viên (Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 38).
- Mỗi phường (thị trấn) được thành lập một Ban Bảo vệ dân phố. Ban Bảo vệ dân phố gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các Ủy viên. Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố là tổ trưởng các tổ Bảo vệ dân phố ở các cụm dân cư (Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 38).
- Trưởng Công an phường (thị trấn) có trách nhiệm tổ chức bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường (thị trấn) quyết định công nhận các chức danh trên (Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 38).
- Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy phường (thị trấn), sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường (thị trấn), sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phường (thị trấn) và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường, thị trấn (Điều 3 Nghị định số 38).
Như vậy, Trưởng ban, Phó ban, Tổ trưởng, Tổ phó, Tổ viên gọi chung là lực lượng Bảo vệ dân phố.
Về chế độ chính sách: Hiện nay, lực lượng Bảo vệ dân phố được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 25/02/2008 của UBND tỉnh; cụ thể quy định tại Điều 5:
- Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng: Trưởng Ban hệ số 1,09; Phó Ban hệ số 1,0; Tổ trưởng hệ số 0,8; Tổ phó hệ số 0,7; Tổ viên hệ số 0,6. Trường hợp Bảo vệ dân phố giữ nhiều chức danh khác nhau thì phụ cấp được hưởng theo chức danh cao nhất.
- Bảo vệ dân phố được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự.
- Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc hy sinh theo quy định tại Điều 3, Điều 11 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, thì được xem xét xác nhận là người được hưởng chính sách như thương binh hoặc liệt sỹ. Trường hợp Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ bị thương hoặc hy sinh mà không đủ điều kiện xem xét xác nhận người được hưởng chính sách như thương binh hoặc liệt sĩ, thì được giải quyết chế độ như tai nạn lao động, tuất từ trần.
- Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo công tác cho Bảo vệ dân phố thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước. Tổ chức, cá nhân Bảo vệ dân phố được xét thi đua khen thưởng hàng năm, nếu có thành tích đột xuất thì được xét khen thưởng theo Luật thi đua khen thưởng.
Như vậy, theo quy định này, lực lượng Bảo vệ dân phố không có chế độ hỗ trợ Tết hàng năm như kiến nghị của cử tri thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam.
Tuy nhiên, hàng năm Công an tỉnh đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng này; đồng thời, chủ động đề xuất từ nguồn kinh phí UBND tỉnh để mua sắm, trang cấp quân trang (gồm: quần áo, giầy, nón bảo hiểm, áo mưa, dây nịt) và hỗ trợ thăm hỏi khi có bảo vệ dân phố ốm đau, chết. Ngoài ra, năm 2020 và 2021, Công an tỉnh còn vận động nguồn lực xã hội để tổ chức thăm hỏi gia đình Bảo vệ dân phố, có thân nhân chủ yếu là Thương binh Liệt sỹ nhân dịp 27/7; thăm, tặng quà cho Bảo vệ dân phố, có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm dần năm 2022.
2. Tại các điểm cấp, đổi thẻ căn cước công dân, người dân được ngành Bưu điện tư vấn đóng phí 26.000đồng/thẻ, theo đó hệ thống Bưu điện sẽ mang đến nhà khi thẻ căn cước được Công an cấp. Tuy nhiên, Ngành Bưu điện không thực hiện như cam kết ban đầu, khi có thẻ căn cước, người dân lại đến cơ quan Công an để nhận. Vì thế, người dân rất bức xúc và đề nghị tỉnh làm việc với Ngành Bưu điện trả lời cho người dân được biết: Số tiền đóng phí vận chuyển thẻ căn cước của người dân có nhận lại được không? (Cử tri các xã, thị trấn, huyện Hàm Thuận Nam)”.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an về việc dừng cấp chứng minh nhân dân 9 số để triển khai cấp thẻ căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc kể từ ngày 25/01/2021. Trong đó, Công an tỉnh Bình Thuận được Bộ Công an giao chỉ tiêu cấp thẻ căn cước công dân đợt 1 là 805.200 thẻ CCCD. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 2548/UBND-NCPC ngày 04/8/2015 về thực hiện dịch vụ bưu chính công ích đối với việc trả kết quả thủ tục hành chính công nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân; bưu điện các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp Công an cùng cấp và Phòng chức năng Công an tỉnh ký thỏa thuận hợp tác cung ứng dịch vụ trả kết quả cho công dân theo địa chỉ; trên cơ sở đó nhân viên bưu điện trực tiếp đến tại điểm thu nhận hồ sơ căn cước công dân do cơ quan Công an tổ chức để trực tiếp tư vấn, thỏa thuận với người dân về việc đăng ký chuyển căn cước công dân đến địa chỉ người nhận, với mức phí chuyển phát là: chuyển phát trong nội huyện: 26.000đ/thẻ CCCD, chuyển phát trong nội tỉnh: 30.000đ/thẻ CCCD, chuyển phát đi ngoài tỉnh: 31.000đ/thẻ CCCD.
Khi nhận căn cước công dân từ cơ quan Công an, sau 02 ngày làm việc, nhân viên bưu điện chuyển phát thẻ căn cước công dân đến tận địa chỉ người dân.
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân cũng như qua kiểm tra thực tế công tác cấp căn cước công dân tại đơn vị thu nhận hồ sơ, còn phát sinh một số trường hợp công dân đăng ký dịch vụ bưu điện nhưng nhân viên bưu điện không tiếp nhận để chuyển phát. Nguyên nhân chủ yếu là do: Tuy có thông báo khung giờ đến làm căn cước công dân, nhưng số lượng người dân đến làm thủ tục hồ sơ cấp căn cước công dân một số thời điểm rất đông; lực lượng Công an tiếp nhận hồ sơ cấp căn cước công dân liên tục 24/24 giờ trong ngày, nên theo đó bưu điện cũng phải bố trí nhân viên tiếp nhận, dẫn đến có lúc áp lực, quá tải, sai sót trong việc nhập dữ liệu không chính xác một số trường hợp; do đó, khi đối chiếu lại thông tin thẻ căn cước công dân để bàn giao cho bưu điện, cơ quan Công an đã phát hiện một số trường hợp không trùng khớp thông tin; vì vậy, không bàn giao cho bưu điện được và lưu lại tại cơ quan cấp căn cước công dân để kiểm tra, thông báo đến người dân nên có phần chậm trễ, hoặc chưa chuyển phát đến tay người dân.
Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tồn tại trên, Công an tỉnh đã có văn bản đề nghị Bưu điện tỉnh chỉ đạo Bưu điện cấp huyện kiểm tra, khắc phục sai sót giải quyết giao trả kịp thời thẻ căn cước công dân cho người dân; đối với các trường hợp người dân được cơ quan Công an thông báo đến trực tiếp nhận thẻ căn cước công dân nhưng trước đây có sử dụng dịch vụ của Bưu điện thì đề nghị Bưu điện hoàn trả lại cước phí chuyển cho người dân. Đến nay, Bưu điện tỉnh đã chỉ đạo các điểm phục vụ của Bưu điện làm thủ tục hoàn trả cước phí đã thu đối với những trường hợp như trên khi công dân đến liên hệ.
3. Cử tri kiến nghị Công an tỉnh sớm bố trí đủ lực lượng cho Công an thị trấn Phan Rí Cửa, nhằm đảm bảo quản lý tốt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thị trấn (cử tri thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong)
Hiện nay, Công an thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong gồm 18 đồng chí (01 Trưởng Công an thị trấn, 02 Phó Trưởng Công an và 15 cán bộ). So với tình hình biên chế chung của Công an 12 thị trấn trong toàn tỉnh thì Công an thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong hiện tại có quân số đông nhất. Lực lượng Công an thị trấn Phan Rí Cửa hầu hết được đào tạo bài bản, có năng lực, trình độ, cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác bảo đảm ANTT trên địa bàn thị trấn. Mặc dù vậy, trước tình hình, diễn biến phức tạp của các loại tội phạm và quy mô, tính chất trọng điểm của địa bàn thị trấn Phan Rí Cửa (địa bàn rộng, đông dân cư) thì việc bổ sung, tăng cường biên chế cho Công an thị trấn Phan Rí Cửa trong thời gian tới là cần thiết.
Tuy nhiên, việc tăng cường biên chế phải có lộ trình và tuân thủ theo đúng các quy định của Bộ Công an; mặt khác, phải bảo đảm tỷ lệ biên chế cấp tỉnh - cấp huyện - cấp xã đạt tỷ lệ là 30 - 35 - 35 và thực tế hiện nay biên chế của Công an cấp huyện còn thiếu hụt, đặc biệt là lực lượng điều tra. Để giải quyết khó khăn này, thời gian tới UBND tỉnh giao Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm ANTT trên địa bàn thị trấn, như:
- Tổ chức rà soát nhu cầu biên chế dựa trên vị trí, việc làm theo đúng chỉ đạo của Bộ Công an; căn cứ vào biên chế Bộ Công an ấn định (năm 2022), Công an tỉnh sẽ ấn định biên chế cho Công an thị trấn Phan Rí Cửa, làm cơ sở để điều động, tăng cường biên chế cho phù hợp.
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng trong đấu tranh phòng chống tội phạm cho lực lượng Công an cấp xã, trong đó có Công an thị trấn Phan Rí Cửa nhằm đáp ứng yêu cầu công tác bảo đảm ANTT tại địa bàn cơ sở.
- Tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung lực lượng triển khai công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy đối với thị trấn Phan Rí Cửa nhằm giải quyết tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy đối với địa bàn này.
- Chỉ đạo Công an huyện Tuy Phong thường xuyên cử cán bộ bám sát địa bàn, thành lập các Tổ công tác để hỗ trợ Công an thị trấn Phan Rí Cửa trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là trong các đợt cao điểm bảo đảm ANTT.
- Thường xuyên rà soát, bổ sung, trang cấp đầy đủ vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật cho Công an thị trấn Phan Rí Cửa, nhằm bảo đảm tốt nhất các điều kiện phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tại địa bàn.
- Tiếp tục chỉ đạo Công an huyện cử các Đội nghiệp vụ có liên quan phối hợp Công an thị trấn Phan Rí Cửa tiếp tục triển khai các biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và xây dựng, nhân rộng các mô hình tự quản, tự phòng trên địa bàn, đặc biệt là mô hình “Thị trấn an toàn, văn minh”.
1. Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã thuộc khu vực I, khu vực II, khu vực III của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, thì một số bà con dân tộc thiểu số thuộc các xã của huyện không còn được hỗ trợ các chính sách như trước đây. Hiện nay, đời sống của người dân còn rất khó khăn, không đủ khả năng để chi trả bảo hiểm y tế, học phí... Cử tri kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét có chính sách tiếp tục hỗ trợ việc mua bảo hiểm y tế, chi phí học tập, chính sách vay vốn ngân hàng… (cử tri xã Phan Lâm, Phan Sơn, huyện Bắc Bình)
Về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025, căn cứ theo quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 (UBND huyện Bắc Bình đã rà soát và báo cáo kết quả xét duyệt các xã thuộc khu vực I, II, III, thôn đặc biệt khó khăn tại báo cáo số 08/BC-UBND ngày 15/01/2021); theo đó, theo tiêu chí quy định giai đoạn 2021-2025 các xã nêu trên không còn thuộc diện thôn đặc biệt khó khăn.
Ngay sau khi Quyết định số 861/QĐ-TTg có hiệu lực; UBND tỉnh đã báo cáo và kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tiếp tục thực hiện chính sách BHYT cho người dân thuộc các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh không còn thụ hưởng chính sách BHYT, trong đó có các xã, thôn của huyện Bắc Bình theo Quyết định số 861/QĐ-TTg tại (Công văn số 2432/UBND-KGVXNV ngày 06/7/2021 và Công văn số 2764/UBND-KT ngày 27/7/2021). Tuy nhiên, đến nay Thủ tướng Chính phủ chưa có quyết định hỗ trợ các đối tượng bị tác động, trong đó có người dân tộc thiểu số.
Để thực hiện chính sách BHYT cho người dân tộc thiểu số bị tác động bởi Quyết định số 861/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh năm 2022; theo đó, giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan đã chủ động tham mưu UBND tỉnh đề xuất phương án, chính sách hỗ trợ đóng BHYT cho đồng bào DTTS thuộc các thôn, xã không còn hưởng chính sách BHYT. Ngày 19/5/2022, Sở Y tế đã tổ chức cuộc họp với lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh và đại diện Sở Tài chính, Sở Tư pháp; theo đó, thống nhất tham mưu văn bản của Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện và văn bản của UBND tỉnh kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ BHYT cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số; tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan, lực lượng vũ trang và Mặt trận và các đoàn thể được phân công giao lưu kết nghĩa với các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số tích cực phối hợp tuyên truyền, vận động các nguồn lực để hỗ trợ mua BHYT cho các đối tượng thật sự khó khăn tại các địa phương.
Riêng chính sách vay vốn ngân hàng thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1 (2021-2025) ngay sau khi Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư hướng dẫn và Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tích cực phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tham mưu UBND tỉnh triển khai các chính sách cho vay theo quy định.
VII. Bảo hiểm xã hội tỉnh: 02 nội dung
1. Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã thuộc khu vực I, khu vực II, khu vực III của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, thì Nhân dân xã Phan Dũng không còn được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế như trước đây, trong khi hiện nay đời sống của người dân xã Phan Dũng rất khó khăn, không đủ khả năng để tự mua bảo hiểm y tế. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người dân. (cử tri xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong)
Trong thời gian qua, BHXH tỉnh đã khẩn trương chỉ đạo BHXH các huyện chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, rà soát cấp thẻ BHYT cho người dân theo diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và các chính sách cấp thẻ BHYT miễn phí khác, đồng thời vận động người dân không thuộc diện chính sách tham gia BHYT theo hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình. Đến thời điểm ngày 31/8/2022 toàn xã Phan Dũng có 915 khẩu là dân tộc ít người, đã tham gia BHYT theo diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và các chính sách khác là 431 người, vận động tham gia BHYT theo hộ gia đình 15 người, học sinh 72 người, còn 395 người chưa tham gia BHYT. Trong tháng 9/2022, Ban Dân vận TP.HCM đã vận động Tu viện Kim Cang tại TP. HCM đã hỗ trợ mua thẻ BHYT cho 395 người chưa tham gia thuộc xã Phan Dũng.
2. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ bảo hiểm y tế cho đối tượng Cựu Thanh niên xung phong sau 30/4/1975, vì những đối tượng này đã có công trong thực hiện nghĩa vụ làm kinh tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau ngày thống nhất đất nước (cử tri xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam)
Về đối tượng thanh niên xung phong do ngân sách nhà nước đóng BHYT, được quy định như sau:
- Tại điểm d khoản 5 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ; quy định: “Thanh niên xung phong đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ BHYT và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến và Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975”.
- Tại khoản 1 Điều 6 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc; Điều 4 Thông tư số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC của liên Bộ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, quy định như sau: “Thanh niên xung phong tập trung sau ngày 30/4/1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng nếu chưa được hưởng chế độ BHYT thì được hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT”.
Hiện nay, những trường hợp thanh niên xung phong sau ngày 30/4/1975 làm nhiệm vụ khai hoang phục hóa, khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng kinh tế mới, đã hoàn thành nhiệm vụ, được xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, nhưng không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hằng tháng, chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về chính sách hỗ trợ BHYT đối với những đối tượng này.
- UBND tỉnh tiếp thu kiến nghị của cử tri xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam; đồng thời BHXH tỉnh tổng hợp báo cáo các kiến nghị này cho BHXH Việt Nam và UBND tỉnh để tham gia, góp ý vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật BHYT khi được cơ quan có thẩm quyền đề nghị./.
09 KIẾN NGHỊ THUỘC THẨM QUYỀN CỦA TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân
dân tỉnh)
1. Hiện nay, tỉnh đã dự kiến quy hoạch đường dây điện dự án 220kV giai đoạn 2021 - 2030 đi qua khu dân cư xã Tân Hà. Cử tri kiến nghị tỉnh xem xét quy hoạch dây diện xa khu dân cư vì lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe (cử tri xã Tân Hà, huyện Hàm Tân)
Hiện nay, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 có xét đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) đang được Bộ Công Thương dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Do vậy, các tuyến đường dây 220 kV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chưa triển khai các nội dung công việc về khảo sát thiết kế hướng tuyến và thủ tục đầu tư xây dựng nên chưa thể xác định đường dây 220 kV quy hoạch đi ngang khu dân cư xã Tân Hà như ý kiến của cử tri.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc chủ đầu tư công trình đường dây 220 kV) sẽ tiến hành khảo sát hướng tuyến đường dây cụ thể theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định (bao gồm cả khoảng cách đối với các khu dân cư), trình Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xem xét, thỏa thuận. Trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư công trình đường dây 220 kV phải thực hiện việc thiết kế, đầu tư, xây dựng công trình theo đúng các quy định hiện hành.
Thẩm quyền giải quyết: Thủ tướng Chính phủ
Trong điều kiện ngân sách tỉnh còn khó khăn, ngày 16/11/2021, UBND tỉnh đã có Công văn số 4366/UBND - ĐTQH gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bố trí vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 -2025 để đầu tư dự án Đường trục ven biển đoạn Phan Rí Cửa - Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (dự án tuyến đường đại lộ Đông - Tây) với chiều dài khoảng 16,5km, mặt cắt ngang đường rộng 50m, 04 làn xe, dự phòng quỹ đất ở dải phân cách giữa để mở rộng mặt đường trong tương lai, với tổng mức đầu tư là 1.200 tỷ đồng. Đây là dự án kết nối, tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững giai đoạn 2021 -2025; phù hợp với Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2248/QĐ-UBND ngày 27/8/2015. Tuy nhiên, đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa bố trí vốn để thực hiện dự án này.
Thẩm quyền giải quyết: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
* Kiến nghị của cử tri xã Mương Mán:
Ngày 22/7/2022, UBND huyện Hàm Thuận Nam đã tổ chức kiểm tra và có Báo cáo số 48/BC-KTHT ngày 03/8/2022, theo đó:
- Khu đất của hộ dân Nguyễn Duy Hân và khoảng 22 hộ dân thôn Văn Phong, xã Mương Mán dọc theo bên phải đường cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đoạn tuyến Km229+500 - Km230+170 đã được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận bổ sung đường gom (Công văn số 7311/BGTVT-CQLXD ngày 23/7/2021) để phục vụ việc đi lại của các hộ dân. Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện đang hoàn thiện bản đồ đo đạc địa chính để trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Hiện nay, đơn vị thi công đã đắp nền đường cao tốc (cao khoảng 3m) các hộ dân không có đường tiếp cận để vào khu đất sản xuất thanh long của các hộ dân. Để việc đi lại của người dân được thuận lợi, đề nghị UBND huyện Hàm Thuận Nam chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện khẩn trương thực hiện các thủ tục thu hồi đất bàn giao cho Nhà thầu thi công đường gom.
- Khu đất hộ ông Lương Vĩnh Quý nằm ở khu vực Km230+425 bên phải tuyến đường bộ cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Qua kiểm tra, đường cao tốc qua khu vực trên là nền đường đào (cao độ mặt đường cao tốc hoàn thiện thấp hơn cao độ tự nhiên khoảng 5m), khu đất của hộ dân Lương Vĩnh Quý và các hộ dân lân cận không có đường tiếp cận để vào khu đất của các hộ dân. Đồng thời, theo hồ sơ thiết kế được duyệt không có đường gom dân sinh qua khu đất của hộ dân. Sau khi cao tốc hoàn thành thì các hộ dân không có đường để vào khu đất của các hộ dân. UBND huyện Hàm Thuận Nam đã có Công văn số 1760/UBND-KTHT ngày 09/8/2022 đề nghị bổ sung mới đường gom đoạn Km229+170 - Km230+660 bên phải tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Ngày 22/9/2022, UBND tỉnh ban hành Công văn số 3172/UBND-ĐTQH đề nghị Bộ Giao thông vận tải bổ sung đường gom, cầu vượt, tuy nen kỹ thuật, cống thoát nước, kênh mương thủy lợi, … vào Dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh Bình Thuận. Sau khi Bộ Giao thông vận tải chấp thuận và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng, yêu cầu UBND huyện Hàm Thuận Nam chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, UBND xã Mương Mán khẩn trương thực hiện các thủ tục thu hồi đất để bàn giao cho Nhà thầu thi công làm đường gom.
*Kiến nghị của cử tri xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam:
Ngày 24/6/2022, UBND huyện Hàm Thuận Nam đã tổ chức kiểm tra hiện trường theo nội dung kiến nghị của các hộ dân thôn Tà Mon, xã Tân Lập. Kết quả: các hộ dân đề nghị bổ sung đoạn đường gom dân sinh các đoạn Km20+250 - Km20+900 và Km21+080 - Km21+300 bên phải tuyến đường cao tốc Phan Thiết
- Dầu Giây để đảm bảo cho việc đi lại, vận chuyển nông nghiệp nhằm giúp các hộ dân ổn định cuộc sống. Ngày 22/9/2022, UBND tỉnh ban hành Công văn số 3172/UBND-ĐTQH đề nghị Bộ Giao thông vận tải bổ sung đường gom, cầu vượt, tuy nen kỹ thuật, cống thoát nước, kênh mương thủy lợi, … vào Dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh Bình Thuận
Thẩm quyền giải quyết: Bộ Giao thông vận tải
Ngày 02/02/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT[1], Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT[2], Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT[3] và Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT[4]; ngày 26/10/2021, Sở Nội vụ có Công văn số 2191/SNV-TCCC về việc hướng dẫn một số nội dung về bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập; theo đó, các địa phương tiến hành rà soát, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập theo quy định tại các Thông tư trên.
Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc[5] trong thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và chuyển xếp lương theo hướng dẫn tại các Thông tư 02, 03 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từ chức danh nghề nghiệp hạng II (cũ) sang chức danh nghề nghiệp hạng II (mới) sẽ rất bất cập do (1) Không bảo đảm cơ cấu vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập do tất cả viên chức của đơn vị đều được xếp hạng II; (2) Không bảo đảm tương quan tiền lương giữa các đối tượng giáo viên các cấp học do giáo viên mầm non, THPT có trình độ đại học, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 đến 4,98, nhưng giáo viên tiểu học, THCS có trình độ đại học lại được chuyển xếp vào hạng II, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38; (3) Chính sách tiền lương không đồng bộ, thống nhất với các đối tượng công chức, viên chức khác; (4) Việc chuyển xếp lương theo hướng dẫn tại các Thông tư 02, 03 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm phát sinh thêm khoản kinh phí lớn chi thường xuyên để chi trả lương hàng tháng cho giáo viên do chênh lệch giữa các hạng khi bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp.
Từ các nội dung bất cập nêu trên, Sở Nội vụ đã có Văn bản số 2716/SNV- TCCC ngày 14/12/2021 báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh một số nội dung liên quan việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên; đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 3047/SGDĐT- TCCCB&QLCLGD ngày 29/12/2021 đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, ban hành các Thông tư sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập để phù hợp với các quy định mới của pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của ngành Giáo dục địa phương.
Ngày 30/12/2021, Chủ tịch UBND tỉnh có Văn bản số 4986/UBND- NCKSTTHC chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chưa thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với các trường hợp vướng mắc, Sở Nội vụ đã có Văn bản số 53/SNV-TCCC ngày 10/01/2022 về việc các trường hợp chưa bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên, theo đó, tạm thời chưa thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28), giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) cho đến khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 01, 02, 03 và 04 (theo tinh thần Công văn số 74/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 26/01/2022 của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ GDĐT về việc lấy ý kiến giáo viên về một số nội dung liên quan đến tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp). Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 01, 02, 03 và 04, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên phù hợp với quy định hiện hành.
Thẩm quyền giải quyết: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ Điều 84 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định đối tượng điều dưỡng phục hồi sức khỏe và nguyên tắc hưởng: “1. Người có công quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k khoản 1 Điều 3, khoản 1, khoản 2 Điều 38 và thân nhân liệt sĩ quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh.” Theo đó, khoản 1, khoản 2 Điều 38 quy định:
1. Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
2. Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến;”
Đối chiếu quy định trên, người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huân chương kháng chiến thuộc đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe; trường hợp đối tượng có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huy chương kháng chiến và đối tượng tham gia hoạt động kháng chiến được tặng Huân, Huy chương kháng chiến hoặc Huân, Huy chương chiến thắng thì không thuộc đối tượng điều dưỡng phục hồi sức khỏe theo quy định.
Nội dung cử tri đề nghị, UBND tỉnh xin tiếp thu và sẽ có văn bản đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét báo cáo Chính phủ bổ sung đối tượng có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huy chương kháng chiến và đối tượng tham gia hoạt động kháng chiến được tặng Huân, Huy chương kháng chiến hoặc Huân, Huy chương chiến thắng được hưởng chế độ điều dưỡng.
Thẩm quyền giải quyết: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Ngày 18/8/2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 1863/SLĐTBXH-NCC gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc kiến nghị bổ sung đối tượng tham gia điều dưỡng và nâng mức trợ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng; theo đó, kiến nghị bổ sung chế độ điều dưỡng và tăng thêm mức trợ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng theo kiến nghị của cư trỉ về hai nội dung trên.
Thẩm quyền giải quyết: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
7. Đối tượng chính sách được hỗ trợ sửa chữa, xây nhà với mức sửa chữa là 20 triệu đồng, xây mới là 40 triệu đồng. Cử tri mong muốn tỉnh kiến nghị Quốc hội sửa đổi chính sách cho phù hợp với tình hình giá cả thị trường hiện nay, để đối tượng chính sách có mái ấm tương đối khang trang (cử tri phường Tân Thiện, thị xã La Gi)
Ngày 06 tháng 5 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công văn số 1349/UBND-KGVXNV gửi Bộ Xây dựng về việc hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ giai đoạn 2021- 2025; trong đó đã đề xuất mức hỗ trợ bằng tiền đối với việc xây mới, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng chính sách gồm: Trường hợp hỗ trợ xây dựng mới là 80 triệu đồng/hộ, trường hợp hỗ trợ sửa chữa, cải tạo là 40 triệu đồng/hộ.
Thẩm quyền giải quyết: Bộ Xây dựng.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Danh mục quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết các nội dung được giao trong luật được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10 tại Quyết định số 1166/QĐ- UBND ngày 14/5/2021, trong đó giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính; các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện tham mưu Quyết định quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tuy nhiên, đến nay việc triển khai vẫn chưa thể thực hiện do Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết một số nội dung được giao theo khoản 5 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường, bao gồm: quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này. Do đó, sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ chỉ đạo thực hiện xây dựng, tham mưu, ban hành quyết định thay thế Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND ngày 26/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh cho phù hợp.
Thẩm quyền giải quyết: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
9. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm tiếp tục giải quyết một số vấn đề kiến nghị nhiều lần: Tăng thêm chế độ cho đối tượng tham gia chiến trường K (chế độ theo Quyết định số 62/QĐ-CP) (cử tri huyện Bắc Bình)
Căn cứ quy định tại Điều 5, Điều 6 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc; quy định về các chế độ được hưởng gồm:
Điều 5. Chế độ trợ cấp
1. Chế độ trợ cấp hàng tháng.
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định này có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác được tính hưởng theo quy định tại Điều 4 Quyết định này (bao gồm cả số đối tượng đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng khi tính nối thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu với thời gian công tác ở xã mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định) được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo số năm công tác.
Mức trợ cấp là 925.000 đồng/tháng, nếu đủ 15 năm; sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5% của mức trợ cấp nêu trên.
Khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thì mức trợ cấp được điều chỉnh tương ứng.
b) Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng trợ cấp từ tháng tiếp theo; thân nhân của đối tượng từ trần được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của đối tượng từ trần.
2. Chế độ trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định này có dưới 15 năm công tác được tính hưởng theo quy định tại Điều 4 Quyết định này (bao gồm cả đối tượng đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đối tượng có dưới 20 năm công tác trong quân đội, công an, cơ yếu sau đó tham gia công tác ở xã đã nghỉ việc hiện đang hưởng chế độ hưu trí nhưng khi thôi công tác ở xã, thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu không được cộng nối với thời gian công tác ở xã để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội) được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian công tác.
Mức trợ cấp bằng 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm công tác thực tế trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.
b) Đối tượng quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 Quyết định này được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Mức trợ cấp bằng 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.
c) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này đã từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (bao gồm cả số từ trần khi đang tại ngũ hoặc đang công tác) thì một trong những thân nhân sau đây của đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng: Vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.
Điều 6. Chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi từ trần người lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
Căn cứ quy định trên, nếu đối tượng đủ điện kiện hưởng thì liên hệ cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã nơi cư trú để được hướng dẫn giải quyết theo quy định.
Thẩm quyền giải quyết: Thủ tướng Chính phủ./.
24 KIẾN NGHỊ UBND TỈNH ĐÃ PHÂN CÔNG CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG
GIẢI QUYẾT
(Kèm theo Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân
dân tỉnh)
I. UBND huyện Hàm Thuận Nam: 04 nội dung
1. Trước khi có dự án đầu tư trồng mía đường (18 ha) của Công ty TNHH Kim Sơn. Từ năm 2000 đến nay, dự án trồng mía đường không còn sản xuất. Một số hộ dân có đất canh tác sản xuất nằm trong dự án này đến nay chưa được cấp quyền sử dụng đất (khoảng 04 đến 05 ha). Cử tri kiến nghị tỉnh khảo sát, xem xét tạo điều kiện thuận lợi cấp quyền sử dụng đất cho người dân có đất sản xuất (cử tri xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam).
Căn cứ quy định tại Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ: “Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất”, UBND huyện đã tổ chức kiểm tra, rà soát vị trí thửa đất, lập danh sách các hộ có đất đang sử dụng tại khu vực này; qua đó, đã thông báo cho các hộ gia đình đang sử dụng đất thực hiện đăng ký đo đạc.
Đến nay, đã có 66 hộ, gia đình thực hiện đăng ký, đồng thời đang tổng hợp danh sách để yêu cầu Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hàm Thuận Nam thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính làm căn cứ thực hiện các thủ tục xét tính pháp lý về đất đai đang sử dụng.
2. Việc áp dụng Quyết định số 3224/QĐ-UBND ngày 13/12/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Ngã Hai - Hàm Mỹ cho đến nay dự án chưa được triển khai gây khó khăn cho bà con về các vấn đề về đất đai. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh sớm triển khai thực hiện (Cử tri xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam)
- Quy hoạch chung xây dựng đô thị Ngã Hai - Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3224/QĐ-UBND ngày 13/12/2006, với phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 720 ha (gồm khu công nghiệp Hàm Kiệm, 2 Khu dịch vụ - Thương mại - Dân cư phục vụ khu công nghiệp Hàm Kiệm và khu vực thị tứ Ngã Hai hiện hữu).
- Về triển khai quy hoạch:
+ Đối với phần diện tích thuộc Khu công nghiệp Hàm Kiệm đã cơ bản đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và đã thu hút đầu tư.
+ Đối với Khu Dân cư - Dịch vụ - Thương mại phục vụ Khu công nghiệp Hàm Kiệm (giai đoạn 1, 2 và 3): UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao UBND huyện Hàm Thuận Nam triển khai rà soát, cập nhật, điều chỉnh theo phân công, phân cấp thẩm quyền quy định. Hiện nay, UBND huyện đã và đang chỉ đạo, tổ chức rà soát Quy hoạch Khu dân cư - Dịch vụ - Thương mại Khu công nghiệp Hàm Kiệm để tiến hành các thủ tục điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng (đã có Báo cáo số 241/BC-UBND ngày 09/8/2022 gửi Sở Xây dựng tổng hợp, hướng dẫn thực hiện các bước tiếp theo).
3. Cử tri kiến nghị tỉnh sớm có kế hoạch thi công tuyến đường vào khu sản xuất Suối Tà Bui, để bà con thuận lợi trong sản xuất và vận chuyển nông sản.
Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 của huyện Hàm Thuận Nam, đã đưa vào kiên cố hóa 03 tuyến đường vào các khu sản xuất (gồm: Kiên cố hóa đường vào khu sản xuất 30 ha, núi Rùa, xã Mỹ Thạnh; Kiên cố hóa đường vào khu sản xuất 20 ha - Kho đạn cũ, xã Mỹ Thạnh; Kiên cố hóa đường vào khu sản xuất 41 ha, xã Mỹ Thạnh) và công trình đường vào các khu sản xuất còn lại, xã Mỹ Thạnh (trong công trình này có tuyến đường vào khu sản xuất Suối Tà Bui).
Hiện nay, huyện đang hoàn thiện việc phân khai chi tiết nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; trong đó, có phân khai kế hoạch vốn năm 2022 cho công trình Đường vào các khu sản xuất còn lại, xã Mỹ Thạnh (trong công trình này có tuyến đường vào khu sản xuất Suối Tà Bui). Khi có kế hoạch vốn phân khai cho công trình này, UBND huyện Hàm Thuận Nam khẩn trương chỉ đạo các ban ngành chức năng, địa phương tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường.
4. Cử tri đề nghị xây dựng Cầu Hiệp Tân và đường đi từ ĐT.719 vào Suối Tràm; sửa chữa tuyến đường Suối Thị giáp xã Mương Mán (cử tri huyện Hàm Thuận Nam)
* Đầu tư xây dựng Cầu Hiệp Tân và đường đi từ ĐT.719 vào Suối Tràm.
Cầu Hiệp Tân và tuyến đường đi từ ĐT.719 vào Suối Tràm do UBND huyện Hàm Thuận Nam quản lý. Do đó, UBND tỉnh giao UBND huyện Hàm Thuận Nam tổ chức kiểm tra, rà soát, xây dựng danh mục dự án báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, giải quyết theo thẩm quyền quy định.
* Sửa chữa tuyến đường Suối Thị giáp xã Mương Mán.
Theo báo cáo của UBND huyện Hàm Thuận Nam, tuyến đường Suối Thị giáp xã Mương Mán thuộc dự án Kiên cố hóa đường liên thôn xã Hàm Thạnh đã được UBND huyện Hàm Thuận Nam phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng tại Quyết định số 1670/QĐ-UBND ngày 28/10/2020. Hiện nay, UBND xã Hàm Thạnh đang tổ chức lập hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Do đó, UBND huyện Hàm Thuận Nam chỉ đạo các ngành chức năng của huyện khẩn trương triển khai thực hiện.
II. UBND huyện Hàm Thuận Bắc: 06 nội dung
1. Sau khi nâng cấp tuyến đường ĐT.718, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư đã tổ chức xây dựng 01 tuyến mương thoát nước thải dọc khu vực chợ “Ga Phú Hội” thuộc xóm 3, thôn Đại Thiện. Thời gian sử dụng nhất là vào mùa mưa tuyến nước thải này không thoát nước được, gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của Nhân dân. Cử tri tiếp tục mong muốn UBND tỉnh sớm quan tâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm tình trạng trên (Cử tri xã Hàm Hiệp - huyện Hàm Thuận Bắc)
Qua khảo sát thực tế, tuyến mương thoát nước thải tại khu vực chợ “Ga Phú Hội” thuộc xóm 3, thôn Đại Thiện, xã Hàm Hiệp được thi công và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 2000 - 2002 khi nâng cấp tuyến đường ĐT 718; tuyến mương có kết cấu bằng bê tông xi măng (có nắp đậy) dài khoảng 150m, điểm đầu từ khu vực chợ “Ga Phú Hội” đi vào tuyến đường hẻm thoát ra khu vực trũng thấp tại vị trí đất canh tác của dân. Do thời gian sử dụng đã lâu, nhưng không được nạo vét thường xuyên nên nửa đoạn cuối bị cỏ dại mọc phủ lấp mặt mương, kết hợp với rác thải gây ra tình trạng ứ đọng nước, có mùi hôi làm ảnh hưởng đến môi trường.
Để xử lý dứt điểm tình trạng trên, trước mắt UBND huyện Hàm Thuận Bắc chỉ đạo UBND xã Hàm Hiệp vận động nhân dân tổ chức phát dọn cỏ dại, nạo vét bùn đất và rác thải ứ đọng trong mương, khơi thông dòng chảy để thoát nước thải. Về lâu dài, giao UBND huyện Hàm Thuận Bắc chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với UBND xã Hàm Hiệp rà soát, bổ sung tuyến mương thoát nước thải bằng bê tông xi măng nối dài sau tuyến mương hiện hữu để nước thải chảy ra hồ Lỡ, dài khoảng 350m vào Kế hoạch đầu tư hệ thống thoát nước trong khu dân cư trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025.
2. Trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc lượng rác thải tại các cụm dân cư số lượng rất lớn gây ô nhiễm môi trường nhưng hệ thống xe thu gom, xử lý rác thải của huyện thiếu, chưa đảm bảo cho việc thu gom, xử lý rác. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ thêm xe thu gom rác (cử tri xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc)
Căn cứ theo Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 25/3/2022 của HĐND huyện Hàm Thuận Bắc về việc thông qua phân khai nguồn vượt thu ngân sách và tiền sử dụng đất (đợt 2) năm 2021. Trong đó, thống nhất sử dụng phần vượt thu ngân sách để thanh toán nợ các công trình xây dựng cơ bản bức xúc; chi phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai; phòng chống dịch bệnh và chi các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách đột xuất phát sinh với tổng số tiền là 14.299 triệu đồng. Do đó, hiện nay huyện chưa cân đối được nguồn kinh phí để trang bị thêm xe vận chuyển rác phục vụ vệ sinh môi trường cho Ban quản lý công trình công cộng huyện nhằm đáp ứng nhu cầu thu, gom, vận chuyển rác thải ngày càng cao trên địa bàn huyện.
Thực hiện Công văn số 2996/UBND-TH ngày 09/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023 - 2025. UBND huyện Hàm Thuận Bắc đã chỉ đạo phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Ban quản lý Công trình công cộng huyện lập dự toán năm 2023 để trang bị 02 xe vận chuyển rác phục vụ vệ sinh môi trường với tổng số tiền khoảng 3.620 triệu đồng, đồng thời đã có Công văn số 2447/UBND-KT ngày 28/9/2022 gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh cân đối dự toán trong năm 2023. Khi được giao dự toán kinh phí trong năm 2023, giao UBND huyện Hàm Thuận Bắc thực hiện các thủ tục mua sắm đúng quy định hiện hành.
3. Tuyến kênh mương thoát lũ Chùm Bầu thuộc thôn Đại Thiện 2, xã Hàm Hiệp có chiều dài 2,5 km đã bị sạt lở, bồi lắp; chính quyền địa phương đã tổ chức phát dọn, khai thông dòng chảy nhưng khi đập Cà Giang xả lũ thì gây ngập úng hoa màu của người dân. Cử tri kiến nghị Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh có kế hoạch nạo vét, tránh ngập úng (cử tri xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc)
Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, UBND xã Hàm Hiệp đã vận động nhân dân trực tiếp sản xuất dọc 2 bên tuyến mương Chùm Bầu thực hiện hoàn thành việc phát dọn các cây cỏ, bụi rậm, lục bình dọc tuyến mương thuộc phạm vi đất của hộ gia đình quản lý để đảm bảo việc tiêu thoát lũ, hạn chế việc gây hư hại hoa màu và thanh long của nhân dân khi có mưa lớn kết hợp với Hồ Cà Giang xả lũ.
Để đảm bảo cho việc tiêu thoát lũ lâu dài cho tuyến mương Chùm Bầu, UBND xã Hàm Hiệp đã đăng ký với UBND huyện trong nguồn vốn nạo vét phát dọn kênh mương, sông suối tự nhiên trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021 - 2025; đồng thời, sẽ tiếp tục chỉ đạo Ban điều hành thôn Đại Thiện 2 vận động các hộ dân dọc 2 bên tuyến mương đồng ý hiến đất, cây trái, hoa màu dọc 2 bên tuyến mương đã trồng trước đây để thuận tiện cho việc phát dọn, nạo vét.
4. Cử tri mong muốn tỉnh xem xét thực hiện bê tông hóa 02 đoạn đường dân sinh của 02 thôn Đại Thiện 1 và Đại Thiện 2 nằm trên tuyến mương tiếp nước từ Cà Giang về Nhà máy nước Phan Thiết (cử tri huyện Hàm Thuận Bắc).
Để giải quyết kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh giao UBND huyện Hàm Thuận Bắc làm việc với Công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi Bình Thuận để thống nhất kế hoạch đầu tư, nâng cấp tuyến mương, kết hợp làm đường trên tuyến mương tiếp nước từ đập Cà Giang đến Nhà máy nước Phan Thiết.
Theo ý kiến của Công ty TNHH MTV KTCT Thủy lợi Bình Thuận cho biết, tuyến ống bê tông dẫn nước thô Cà Giang - Phú Tài (từ đập Cà Giang đến Nhà máy nước Phan Thiết) có đường kính 800mm, nằm bên dưới mặt đường khoảng từ 0 - 0,5m, được xây dựng từ năm 1995 - 1996 trước khi có đường dân sinh hiện hữu. Hiện nay, có một số vị trí xuống cấp, chịu lực kém, gây sụp lún, Công ty thường xuyên kiểm tra, xử lý để kịp thời cung cấp nước thô cho Nhà máy nước Phan Thiết. Việc đầu tư làm đường bê tông xi măng 02 đoạn đường này trước khi đầu tư nâng cấp tuyến ống dẫn nước sẽ gây khó khăn cho Công ty trong việc kiểm tra, xử lý sự cố sụp, lún…, hơn nữa khi được cấp vốn đầu tư nâng cấp công trình, thì khi thi công phải phá bỏ lớp bê tông xi măng của đường, như vậy sẽ gây lãng phí. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do khó khăn về nguồn kinh phí, nên Công ty chưa có kế hoạch để thi công nâng cấp tuyến ống nêu trên. Trong thời gian đến, khi được cấp kinh phí, Công ty sẽ phối hợp với UBND huyện Hàm Thuận Bắc, UBND xã Hàm Hiệp thống nhất kế hoạch thi công nâng cấp tuyến ống dẫn nước trước khi làm đường bằng bê tông xi măng 02 đoạn đường nêu trên của địa phương nhằm đảm đảm bảo chất lượng của 02 công trình.
5. Cử tri huyện Hàm Thuận Bắc kiến nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư hệ thống nước sinh hoạt trên địa bàn huyện (thôn Ninh Thuận, xã Hàm Chính; tổ 2, tổ 3 - thôn Liêm Hòa, xã Hồng Liêm; tổ 8, 9, 10 thôn 5, xã Hàm Đức; tổ 6, tổ 7 thôn Phú Điền, xã Hàm Phú; tổ 6 - khu phố Lâm Hòa; tổ 7, tổ 8 khu phố 3; tổ 8 - khu phố Lâm Giáo; tổ 1, tổ 2 - Khu phố I thị trấn Ma Lâm; thôn 2 và khu vực Lò Thổi - thôn 5, xã Hàm Liêm).
Qua kiểm tra tình hình thực tế các khu vực trên, như sau:
- Khu vực tổ 8, 9, 10 - thôn 5, xã Hàm Đưc: Dự kiến cần lắp đặt thủy kế cho 250 hộ dân, từ tuyến ống chính kéo vào khoảng 1,7km.
- Khu vực tổ 6, tổ 7 - thôn Phú Điền, xã Hàm Phú: Khu vực tổ 6 dự kiến cần lắp đặt thủy kế cho 75 hộ dân, từ tuyến ống chính kéo vào khoảng 1 km. Khu vực tổ 7 dự kiến cần lắp đặt thủy kế cho 80 hộ dân, từ tuyến ống chính kéo vào khoảng 1,5 km.
- Khu vực tổ 6- khu phố Lâm Hòa; tổ 7, tổ 8 - khu phố 3; tổ 8 - khu phố Lâm Giáo; tổ 1, tổ 2 - Khu phố I, thị trấn Ma Lâm: Khu vực tổ 6 - khu phố Lâm Hòa: Dự kiến cần lắp đặt thủy kế cho 49 hộ dân, từ tuyến ống chính kéo vào khoảng 3 km. Khu vực tổ 7, tổ 8 khu phố 3: Dự kiến cần lắp đặt thủy kế cho hơn 90 hộ dân, từ tuyến ống chính kéo vào khoảng 2 km. Khu vực tổ 8, khu phố Lâm Giáo: Dự kiến cần lắp đặt thủy kế cho hơn 40 hộ dân, từ tuyến ống chính kéo vào khoảng 2,5 km. Khu vực tổ 1, tổ 2 - Khu phố I, thị trấn Ma Lâm, dự kiến cần lắp đặt thủy kế cho hơn 30 hộ dân, từ tuyến ống chính kéo vào khoảng 1,5 km.
- Khu vực thôn 2 và khu vực Lò Thổi - thôn 5, xã Hàm Liêm: Thôn 2, Hàm Liêm: Dự kiến cần lắp đặt thủy kế cho hơn 300 hộ dân, từ tuyến ống chính kéo vào khoảng 1 km. Khu vực Lò Thổi - thôn 5, xã Hàm Liêm: Dự kiến cần lắp đặt thủy kế cho hơn 350 hộ dân, từ tuyến ống chính kéo vào khoảng 2 km.
- Khu vực thôn Ninh Thuận, xã Hàm Chính: Dự kiến cần lắp đặt thủy kế cho hơn 500 hộ dân, từ tuyến ống chính kéo vào khoảng 1 km.
- Các thôn của xã Thuận Hòa: Hiện có khoảng 200 hộ đã được bắt nước sạch, các hộ còn lại đều chưa có nước sạch để sinh hoạt.
- Khu vực tổ 2, tổ 3 - thôn Liêm Hòa, xã Hồng Liêm: Dự kiến cần lắp đặt thủy kế cho 230 hộ dân, từ tuyến ống chính kéo vào khoảng 1,5 km.
Từ thực tế trên, UBND huyện Hàm Thuận Bắc sẽ xem xét, hàng năm cân đối từ nguồn ngân sách của huyện, vốn trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để cho chủ trương đầu tư lần lượt các tuyến nước sinh hoạt tại các khu vực trên sau khi Dự án hợp phần hệ thống cấp nước sạch huyện Hàm Thuận Bắc thuộc Dự án lĩnh vực nước tỉnh Bình Thuận đầu tư đưa vào sử dụng.
6. Cử tri mong muốn tỉnh xem xét xây dựng các đoạn đường còn lại trên tuyến đường ĐT 714 (từ Km9+200 đến Km19+500) (cử tri huyện Hàm Thuận Bắc)
Dự án Nâng cấp, mở rộng đoạn còn lại của tuyến đường ĐT.714 (đoạn Km9+200 - Km19+500, khoảng 10,3km) đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương giao UBND huyện Hàm Thuận Bắc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án tại Công văn số 3014/UBND-ĐTQH ngày 19/9/2022, thời gian thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2025 và chuyển sang giai đoạn 2026 - 2030 đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh. Hiện nay, UBND huyện Hàm Thuận Bắc đang lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
Để đảm bảo an toàn giao thông, Sở GTVT đã triển khai Sửa chữa hư hỏng cục bộ nền, mặt đường đoạn Km9+200 - Km19+548 và sửa chữa hư hỏng rãnh thoát nước đoạn Km17+500 - Km17+800, sửa chữa hệ thống an toàn giao thông tuyến ĐT.714 với kinh phí 1,99 tỷ đồng. Công trình sửa chữa đã thi công hoàn thành trong tháng 9/2022.
III. UBND huyện Bắc Bình: 05 nội dung
1. Khu vực núi Gộp, xã Hòa Thắng hiện nay người dân lấn chiếm, rào đất, xây nhà trái phép nhưng ngành chức năng chưa xử lý. Cử tri kiến nghị tỉnh sớm rà soát, khảo sát, có biện pháp xử lý và trả lời cho bà con được biết (cử tri xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình)
Qua kiểm tra tại Khu vực núi Gộp, xã Hòa Thắng có 01 trường hợp lấn, chiếm, xây dựng nhà trái phép; UBND xã Hòa Thắng đã lập biên bản kiểm tra vào ngày 27/5/2020 và lập biên bản vi phạm hành chính ngày 03/7/2020 đối với bà Trần Quế Thy với hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng do UBND xã quản lý.
Ngày 28/12/2021, UBND huyện có Công văn số 3451/UBND-NC về việc báo cáo vụ việc chiếm đất của bà Trần Quế Thy tại xã Hòa Thắng gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu UBND tỉnh xử lý theo quy định.
Ngày 28/3/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 1209/STNMT-TTr về việc báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát hồ sơ xử lý vi phạm hành chính đối với bà Trần Quế Thy. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công văn số 1012/UBND-NCKSTTHC ngày 07/4/2022 giao Chủ tịch UBND huyện Bắc Bình đạo cơ quan chức năng tiến hành rà soát, củng cố hồ sơ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với bà Trần Quế Thy (ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với bà Trần Quế Thy theo thẩm quyền và quy định pháp luật).
Ngày 08/7/2022, UBND huyện Bắc Bình đã ban hành Quyết định số 112/QĐKPHQ buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với bà Trần Quế Thy. Quá trình theo dõi việc thực hiện Quyết định, ngày 22/8/2022, bà Trần Quế Thy có đơn khiếu nại Quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả số 112/QĐKPHQ ngày 08/7/2022 do UBND huyện ban hành; Căn cứ Luật Khiếu nại, UBND huyện đang tiếp tục thụ lý và giải quyết theo quy định.
2. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm tiếp tục giải quyết một số vấn đề kiến nghị nhiều lần: Đưa ra khỏi 3 loại rừng thuộc khu vực đất động cát trắng (20 ha) và đất núi láng Cà Thi (60 ha) thuộc rừng phòng hộ Phan Điền (cử tri huyện Bắc Bình)
UBND huyện đã làm việc với các ngành và địa phương xã Phan Hòa theo các nội dung đã chỉ đạo của UBND tỉnh về giải quyết một số vấn đề kiến nghị nhiều lần của cử tri xã Phan Hòa đề nghị đưa ra khỏi 3 loại rừng thuôc khu vực đất động cát trắng (20 ha) và đất núi láng Cà Thi (60 ha) thuộc rừng phòng hộ Phan Điền. Kết quả đến nay:
- Đối với diện tích 20 ha thuộc tiểu khu 128A thuộc BQL rừng phòng hộ Sông Mao mặc dù được dự kiến đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số 3656/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 của UBND tỉnh nhưng hiện nay chưa được đánh giá hiện trạng rừng. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đang dự thảo thủ tục để thực hiện đánh giá hiện trạng đối với diện tích dự kiến đưa ra ngoài 3 loại rừng.
Tuy nhiên, diện tích trên qua xác định của BQL rừng phòng hộ Sông Mao là rừng trồng được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Theo Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14, ngày 15/11/2017 có hiệu lực ngày 01/01/2019, không có quy định chuyển rừng sang mục đích khác để bố trí đất sản xuất cho dân. Mặt khác theo kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt tại Quyết định số 1693/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Bắc Bình, khu vực này thể hiện là đất rừng phòng hộ. Vì vậy việc đề nghị đưa ra quy hoạch khỏi 3 loại rừng để cấp đất ở cho nhân dân xã Phan Hòa là chưa phù hợp. UBND huyện giao UBND xã Phan Hòa thông tin cho cử tri được biết về nội dung trên, đồng thời phối hợp với các ngành liên quan rà soát, đề xuất bố trí diện tích khác để cấp đất ở cho hộ dân chưa có đất sản xuất phù hợp với quy định pháp luật.
- Đối với khu vực 62,88 ha thuộc tiểu khu 126B và tiểu khu 127 tục danh thường gọi la Láng Cà Thi thuộc BQL rừng phòng hộ Phan Điền được cập nhật dự kiến đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số 3656/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 của UBND tỉnh. Hiện nay, chưa được đánh giá hiện trạng rừng và theo kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt tại Quyết định số 1693/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Bắc Bình, khu vực này thể hiện là đất cây lâu năm.
Thời gian đến, UBND huyện tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá hiện trạng khu vực trên để xây dựng phương án sử dụng đất đối với diện tích nay, nếu đủ điều kiện theo quy định trình UBND tỉnh ban hành quyết định chuyển mục đích, thu hồi giao cho địa phương quản lý để xây dựng phương án giao đất sản xuất cho dân theo đúng quy định của pháp luật.
3. Hiện nay, tiến độ thi công công trình thoát nước khu dân cư của 5 thôn Cảnh Diễn, Tịnh Mỹ, Thanh Kiết, Châu Hanh và Thanh Bình rất chậm, có một số tuyến thì không phù hợp với hiện trạng đường của địa phương. Cử tri kiến nghị tỉnh có ý kiến với đơn vị thi công khảo sát sớm hoàn thành công trình (Cử tri xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình)
UBND huyện đã chỉ đạo Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện đôn đốc Đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công, bố trí thêm đội nhân công, máy thi công, hoàn thành các hạng mục hệ thống thoát nước nhằm thoát nước trong khu dân cư vào mùa mưa. Hiện nay, tuyến thoát nước các thôn đã hoàn thành và đang hoàn thiện mặt đường, đạt 87% khối lượng so với hợp đồng.
4. Năm 2020, tỉnh đã đầu tư đường giao thông nội đồng đoạn từ Trạm y tế xã đến mương tưới Phan Rí - Phan Thiết. Cử tri kiến nghị tỉnh xem xét tiếp tục đầu tư đoạn còn lại từ mương Phan Rí - Phan Thiết đến Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Mao để thuận lợi cho bà con vận chuyển nông sản (cử tri xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình)
Tuyến đường từ Trạm y tế xã Phan Hòa đến Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Mao dài 2,88km, đã được bê tông hóa dài 1,575m; đoạn còn lại 1,305km chưa được bê tông hóa, mặt đường hư hỏng xuống cấp trầm trọng; trước nhu cầu bức xúc của cử tri, ngày 09/10/2019 UBND huyện Bắc Bình đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, dặm vá tại Quyết định số 6684/QĐ-UBND, với chiều dài 1,305 km, với kết cấu sỏi đỏ, sử dụng từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đảm bảo nhu cầu vận chuyển, sản xuất của người dân. Công trình đã thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 02/2021; qua kiểm tra thực tế hiện nay đoạn tuyến trên tiếp tục có một vài vị trí bị hư hỏng, ứ đọng nước tuy nhiên kết cấu mặt đường cơ bản ổn định. UBND huyện Bắc Bình đã tổ chức duy tu, sửa chữa đoạn tuyến trên để đảm bảo giao thông cho người dân được thuận lợi.
Hiện nay, tuyến đường trên được UBND xã Phan Hoa đã đăng ký danh mục công trình vào kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 sử dụng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng (tuyến đường với chiều dài khoảng 1,3km); các cơ quan chuyên môn của huyện đang tổng hợp và tham mưu UBND huyện xem xét đưa vào kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
5. Bà con là người dân tộc thiểu số tại xã Phan Hòa nhiều lần kiến nghị về việc nâng cấp, cải tạo Trạm bơm nước Phan Hòa - Phan Rí Thành, hiện tại thường xuyên thiếu nước và nước chưa đảm bảo chất lượng. Cử tri đề nghị tỉnh khảo sát sớm khắc phục tình trạng trên, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt đạt chất lượng (cử tri xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình)
Hệ thống nước Phan Hòa- Phan Rí Thành do Ban quản lý Công trình công cộng huyện Bắc Bình quản lý. Ngày 22/11/2021, UBND huyên Bắc Bình đa co Công văn số 3170/UBND-SX gửi UBND tinh xin chủ trương chuyển giao nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt cho xã Phan Hòa và thôn Bình Lễ, Bình Thủy - xã Phan Rí Thành từ Ban quản lý Công trình công cộng huyện sang Công ty Cấp thoát nước Bình Thuận. Ngày 16/8/2022, UBND tỉnh có Công văn số 2685/UBND-ĐTQH về việc tham mưu chuyển giao hệ thống nước xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, gửi các Sở ban ngành lấy ý kiến.
Trước mắt, trong thời gian chờ ý kiến của UBND tỉnh, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành và địa phương khảo sát, tận dụng các nguồn nước và tăng cương nâng công suất bơm trong những giờ cao điểm nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, đến nay tình hình nước sinh hoạt tại xã Phan Hòa đã đảm bảo phục vụ cho nhân dân sinh hoạt.
IV. UBND huyện Đức Linh: 02 nội dung
1. Tuyến đường ĐT.766 do nhiều năm chưa khơi thông, nắp đậy bị hư hỏng, mỗi khi có mưa thì nước không thoát được tràn ra đường, gây ô nhiễm môi trường; các nắp cống bị hư vỡ rất dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra xử lý (cử tri xã Đông Hà, huyện Đức Linh)
Vấn đề này, hiện nay Ban quản lý bảo trì đường bộ thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh có Công văn 725/BQLBTĐB-GSTK ngày 16/9/2022 để phối hợp với địa phương và các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật tại các vị trí hư hỏng để tổ chức vận động dân di dời các vật kiến trúc, cây cối, hệ thống cáp ngầm, hệ thống cáp viễn thông, đường ống cấp nước máy để có mặt bằng triển khai thi công công trình sửa chữa hư hỏng cục bộ một số vị trí trên tuyền đường.
UBND huyện Đức Linh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử phạt việc xây dựng các công trình trái phép trong hành lang an toàn đường bộ tuyến ĐT.766, đồng thời ngăn chặn các hành vi sử dụng kết cấu công trình giao thông không đúng quy định, làm ảnh hưởng đến sự an toàn, tuổi thọ khai thác của hệ thống thoát nước.
2. Theo kế hoạch giải ngân vốn trung hạn của HĐND tỉnh đã phân khai làm đường giao thông tại thị trấn Võ Xu giai đoạn 2021 - 2025, đến nay đã giữa năm 2022 nhưng UBND tỉnh vẫn chưa triển khai thực hiện 05 tuyến đường đã được ghi vốn. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh quan tâm sớm thực hiện (cử tri thị trấn Võ Xu, huyện Đức Linh)
Hiện nay, UBND huyện đang rà soát, điều chỉnh quy hoạch tim các tuyến đường giao thông đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 575/QĐ- UBND ngày 02/3/2016 cho phù hợp với tim đường hiện trạng và yêu cầu đơn vị tư vấn chỉnh sửa hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi để trình Sở Xây dựng thẩm định. UBND huyện Đức Linh tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ dự án và các thủ tục tiếp theo để tổ chức đầu tư xây dựng theo kế hoạch đề ra.
V. UBND thị xã La Gi: 01 nội dung
1. Hiện nay, tình trạng các xe dịch vụ vận tải hành khách trong tỉnh thu phí vận chuyển quá cao, mức giá không đồng đều. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý Nhà nước, có biện pháp kiểm tra, quản lý giá đối với các loại hình xe vận tải hành khách (cử tri thị xã La Gi)
Qua khảo sát thực tế tại một số cơ sở, thị xã ghi nhận mức giá thực tế:
Bình quân mức các nhà xe trước dịch Covid-19 từ 100.000 đến 150.000 đồng/Giá chênh lệch các nhà xe trước dịch Covid-19 từ 150.000 đến 200.000 đồng (cùng thời điểm giá xăng tăng cao).
- Nhà xe Lê Mai: Trước dịch Covid-19 có giá 150.000 đồng/sau dịch Covid-19 và hiện nay có giá từ 180.000 đồng đến 200.000 đồng (tùy vào địa chỉ gần, xa của thành phố).
- Nhà xe Phúc An: Trước dịch Covid-19 có giá 150.000 đồng/sau dịch Covid-19 và hiện nay có giá 180.000 đồng.
- Nhà xe Anh Quốc: Trước dịch Covid-19 có giá 150.000 đồng/sau dịch Covid-19 và hiện nay có giá 180.000 đồng.
- Nhà xe Toàn Tâm: Trước dịch Covid-19 có giá từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng/Sau dịch Covid-19 và hiện nay có giá từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng.
- Nhà xe Duy Dương: Trước dịch Covid-19 có giá từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/ Sau dịch Covid-19 và hiện nay có giá 150.000 đồng.
Trong khi đó, Bến xe La Gi và Hợp tác xã vận tải dịch vụ La Gi - Hàm Tân chuyên vận tải hành khách tuyến cố định, xe hợp đồng với 15 phương tiện hoạt động với tổng số 90 chuyến/tháng tuyến từ Bến xe La Gi đi Bến xe Miền Đông và ngược lại, với giá vé là 78.000 đồng/hành khách, không thay đổi so với giá vé đã kê khai ngày 28/01/2021.
Đối với xe hợp đồng thực hiện thuê bao trọn gói theo giá đã kê khai, Hợp tác xã vận tải dịch vụ La Gi - Hàm Tân không tăng giá cước theo quy định. Ngoài ra, Doanh nghiệp tư nhân vận tải Vinh Hoa chuyên hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, theo báo cáo của Doanh nghiệp tư nhân vận tải Vinh Hoa thì đơn vị này mới hoạt động lại từ ngày 07/3/2022 và chỉ thực hiện vận chuyển hành khách với giá thuê bao trọn gói như bảng kê khai giá gửi Sở Giao thông vận tải ngày 05/8/2017, không tăng giá cước trái quy định. Thực tế hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn thị xã (ngoài các đơn vị vận tải do Hợp tác xã và Bến xe tổ chức theo giờ, tuyến cố định), các đơn vị vận tải và người sử dụng dịch vụ vận tải tự thoả thuận lộ trình và mức giá hợp đồng nên không có sự đồng nhất về giá giữa các đơn vị vận tải, thậm chí ngay cả từng chuyến hợp đồng vận chuyển cũng có nhiều mức giá chênh lệch tùy theo lộ trình, giờ giấc vận chuyển, nơi đến và vị trí đưa đón theo nhu cầu của mỗi khách hàng nên không thống nhất được mặt bằng giá chung như xe bến.
Tuy nhiên, do nhu cầu vận tải hành khách tuyến La Gi - TP. Hồ Chí Minh lớn, được sử dụng dịch vụ vận tải có mức giá hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng giảm áp lực về mặt kinh tế, tạo môi trường phục vụ tốt hơn rất cần thiết để ổn định hoạt động tại địa phương, nhưng do cơ chế vận tải phụ thuộc lớn vào giá nhiên liệu thường xuyên biến động và nhu cầu đa dạng của khách hàng nên thị xã không có cơ sở để đề xuất, xây dựng đơn giá chung cho các phương tiện vận tải hợp đồng.
Qua các buổi làm việc trực tiếp với các cơ sở hoạt động dịch vụ vận tải và nắm bắt thông tin tại cơ sở, thị xã sẽ vận động các Chủ cơ sở thường xuyên rà soát, điều chỉnh mức giá phù hợp với tình hình thực tế, nhất là ngay sau biến động giảm giá nhiên liệu để điều chỉnh giảm giá cước vận chuyển tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng.
VI. UBND huyện Phú Quý: 03 nội dung
1. Cử tri xã Tam Thanh, huyện Phú Quý: Hiện nay, nhu cầu sử dụng nước ngọt ở huyện Phú Quý ngày càng tăng, nguy cơ nguồn nước ngọt nhiễm mặn rất cao, nhân dân toàn huyện tham gia hưởng ứng phong trào trồng cây xanh, lắp đặt hố ga để thẩm thấu nước mưa để bảo vệ nguồn nước ngầm. Cử tri mong muốn UBND tỉnh xem xét đầu tư nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt bổ sung nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân và phục vụ phát triển, nhất là phát triển du lịch của huyện
Trong Báo cáo số 141/BC-UBND ngày 07/7/2022 của UBND tỉnh có giao UBND huyện Phú Quý đề xuất danh mục kêu gọi đầu tư các dự án lọc nước biển thành nước ngọt gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để thông báo kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư nhà máy cung cấp nước trên huyện Phú Quý, trong đó có kêu gọi đầu tư nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt.
Việc đề xuất danh mục kêu gọi đầu tư các dự án lọc nước biển thành nước ngọt gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để thông báo kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư nhà máy cung cấp nước trên huyện Phú Quý, trong đó có kêu gọi đầu tư nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt: Hiện nay, UBND huyện chưa đề xuất vì Quy hoạch chung đô thị Phú Quý chưa được phê duyệt nên chưa có cơ sở đề xuất Sở Kế hoạch và Đầu tư để thông báo kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư nhà máy cung cấp nước trên huyện Phú Quý, trong đó có kêu gọi đầu tư nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt.
2. Cử tri mong muốn tỉnh sớm thực hiện việc thu hồi và giao đất cho địa phương đối với các diện tích đất đã có Quyết định của UBND tỉnh đưa ra khỏi 3 loại rừng, để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân (cử tri huyện Phú Quý)
Thực hiện nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Báo cáo số 141/BC-UBND ngày 07/7/2022, UBND huyện Phú Quý đã thực hiện các nội dung sau:
- Về đăng ký danh mục chuyển mục đích từ đất rừng sang đất khác trong kỳ Quy hoạch sử dụng đất 2021 - 2030 và danh mục sử dụng đất trong kỳ Kế hoạch sử dụng đất năm 2022: Việc này đã thực hiện đăng ký danh mục công trình trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1695/QĐ-UBND ngày 10/8/2022. Riêng đăng ký danh mục công trình trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã thực hiện và được Hội đồng thẩm định cấp tỉnh thông qua tại Thông báo số 712/TB-HĐTĐ ngày 18/4/2022, đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Về thực hiện nội dung xác định rõ và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với vị trí, bản đồ, quy mô diện tích người dân canh tác sản xuất ổn định (trong đó phải nêu rõ thời điểm canh tác từ khi nào, có phải là đất lấn chiếm trái phép hay không cũng như hiện trạng trên đất tại thời điểm hiện nay là đất không có cây rừng) để tránh tình trạng hợp thức hóa đất lấn chiếm trái phép:
+ Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1055/UBND-KT ngày 24/3/2020 và theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 3150/STNMT-CCQLĐĐ ngày 08/7/2020 về việc thực hiện các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh về phê duyệt phương án sử dụng đất đã được đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng. UBND huyện Phú Quý đã chỉ đạo UBND các xã lập và UBND huyện đã phê duyệt phương án bố trí sử dụng diện tích diện tích 44,8 ha (Xã Tam Thanh: 15,19 ha, xã Ngũ Phụng: 9,91 ha và xã Long Hải: 19,7 ha) đất đã được phê duyệt điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016 - 2025 theo Quyết định số 3656/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh.
+ Phương án bố trí sử dụng diện tích đất đã được đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016 - 2025 trên địa bàn huyện Phú Quý cũng đã được Chi cục Kiểm lâm thẩm tra, có ý kiến thống nhất tại Công văn số 1905/CCKL-SDPTR ngày 25/11/2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã rà soát, tổ chức kiểm tra thực địa và có ý kiến thống nhất tại Công văn số 1534/SNN-VP ngày 31/5/2021.
+ Trong phương án bố trí sử dụng diện tích 44,8 ha nói trên đa phần đã có bản đồ thể hiện số thửa, diện tích cụ thể mà hộ gia đình, cá nhân đang canh tác sản xuất ổn định từ trước ngày 15/10/1993 đến nay, không phải là đất lấn chiếm trái phép; hiện trạng trên đất tại thời điểm hiện nay là đất không có cây rừng. Riêng địa bàn xã Ngũ Phụng có 03 thửa đất với tổng diện tích 16.321 m2 (cụ thể: Thửa số 32, tờ bản đồ số 01, diện tích 5.777,2 m2; thửa số 437, tờ bản đồ số 03, diện tích 2.969,8 m2; thửa số 49, tờ bản đồ số 04, diện tích 7.574,0 m2) là đất mà người dân đang canh tác sản xuất ổn định từ trước ngày 15/10/1993 đến nay, có ranh rào rõ ràng, trên đất không có cây rừng nhưng bản đồ không có số thửa theo ranh rào đất của từng hộ gia đình, cá nhân đang canh tác.
+ Thực hiện Công văn số 3511/STNMT-BQLDA ngày 25/8/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc rà soát sơ bộ khối lượng cần đo đạc bổ sung diện tích đất đưa ra ngoài quy hoạch 03 loại rừng, UBND huyện cũng đã có Công văn số 1002/UBND ngày 14/9/2022 đề nghị xem xét đo đạc đối với 3 thửa đất này.
Thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Phú Quý khẩn trương phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường để hoàn thiện thủ tục chuyển mục đích từ đất rừng sang đất khác và thu hồi giao đất về cho địa phương bố trí cho dân theo đúng quy định của pháp luật.
3. Để thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế - xã hội. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh sớm phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị huyện Phú Quý (Cử tri huyện Phú Quý).
Hiện nay, đồ án Quy hoạch chung đô thị huyện Phú Quý đã được Hội đồng thẩm định Quy hoạch xây dựng tỉnh thẩm định và đề nghị bổ sung tại Thông báo số 826/TB-HĐTĐ ngày 31/3/2022; UBND huyện Phú Quý đã chỉ đạo, tổ chức rà soát, bổ sung các nội dung theo Thông báo của Hội đồng thẩm định và đang hoàn chỉnh hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.
VII. UBND thành phố Phan Thiết: 03 nội dung
1. Khu chế biến bột cá, nước mắm và Nhà máy xử lý nước thải Phú Hài, thành phố Phan Thiết làm ảnh hưởng đến môi trường của nhân dân thôn Ung Chiếm và thôn Thắng Lợi, xã Hàm Thắng. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh sớm di dời Cụm công nghiệp này để đảm bảo môi trường sống của nhân dân (cử tri xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc)
Hiện nay, UBND thành phố đang tiếp tục rà soát thông tin về quy hoạch, bản đồ hiện trạng, các điều kiện về hạ tầng để phối hợp cùng các Sở, ngành, UBND huyện Hàm Thuận Bắc, tiến hành khảo sát khu vực được UBND huyện Hàm Thuận Bắc giới thiệu, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét cho ý kiến trong tháng 11 năm 2022.
2. Hiện nay, trên địa bàn khu phố 9, phường Mũi Né có quỹ đất khoảng 10.000 m2 của Xí nghiệp Thủy sản Mũi Né, trước đây tỉnh cho Công ty Lương thực miền Nam thuê, nay đã hết hạn. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm xem xét bố trí cho địa phương xây dựng cơ sở giáo dục (cử tri phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết).
Khu đất mà UBND tỉnh trước đây cho Công ty Lương thực miền Nam thuê đất tại quyết định số 1113/QĐ-CT.UBBT ngày 27/4/2001, thì thuộc thửa đất số 81, tờ bản đồ số 31 (Bản đồ 920), đến nay hết thời hạn cho thuê đất. Đối chiếu với Bản đồ Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Phan Thiết được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3129/QĐ-UBND ngày 05/12/2019 thì khu đất trên thuộc quy hoạch đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp và dự thảo Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050 của thành phố Phan Thiết được UBND thành phố Phan Thiết trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định theo Tờ trình số 130/TTR-TNMT ngày 29/4/2022 thì khu đất trên được cập nhật quy hoạch là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Qua rà soát, hiện nay trên địa bàn phường Mũi Né đã có 01 trường Trung học phổ thông, 01 trường Trung học cơ sở, 04 trường Tiểu học, 01 trường Mẫu giáo và trong giai đoạn đến sẽ xây thêm 01 trường Mầm non trên địa bàn phường, dự án này đã được UBND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 6729/QĐ-UBND ngày 11/12/2020; Với số trường hiện có trên địa bàn đủ điều kiện đáp ứng và phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tập cho học sinh các cấp học tại địa phương trong những năm tiếp theo. Vì vậy, thành phố xét thấy không cần thiết phải sử dụng diện tích 10.000 m2 để xây thêm trường mới.
Hiện nay, UBND thành phố đang nghiên cứu đề nghị Sở Tài chính, tổng hợp tham mưu UBND tỉnh giao cho đơn vị khác có nhu cầu sử dụng hoặc tổ chức bán đấu giá theo quy định.
3. Hiện nay, luồng từ cửa biển Thanh Hải - Phú Hài cho đến khu vực cầu Ké các cây bần (sú) mọc dọc ven sông gây cản trở cho việc neo đậu tàu thuyền. Cử tri kiến nghị tỉnh khảo sát, có kế hoạch phát quang, tạo thuận lợi cho việc neo đậu tàu, thuyền của ngư dân trú bão (cử tri phường Thanh Hải, thành phố Phan Thiết)
Khu vực tuyến luồng tàu cá từ cửa biển Thanh Hải - Phú Hài đến khu vực cầu Ké (thuộc đoạn sông Bình Lợi, phường Thanh Hải, Phú Hài) có các cây bần (sú) mọc tự nhiên dọc ven sông; các cây này phát triển qua thời gian, tại một số đoạn mọc um tùm, gây ảnh hưởng đến việc neo đậu tàu thuyền của ngư dân. Để giải quyết vấn đề trên, UBND thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các phường: Thanh Hải, Phú Hài khảo sát cụ thể các đoạn sông để tổ chức phát quang trong thời gian đến./.
[1] Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
[2] Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập.
[3] Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập.
[4] Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập.
[5] Công văn số 53/SNV-TCCC ngày 10/01/2022 của Sở Nội vụ về việc các trường hợp chưa bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Nghị quyết 47/NQ-HĐND về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2021 và trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI
Số hiệu: | 47/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký: | Nguyễn Hoài Anh |
Ngày ban hành: | 09/12/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 47/NQ-HĐND về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2021 và trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 - Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI
Chưa có Video