UỶ
BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 417/2003/NQ-UBTVQH11 |
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2003 |
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ vào Luật tổ chức Quốc
hội;
Căn cứ vào Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quy chế hoạt động
của Hội đồng dân tộc, Quy chế hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội, Quy chế hoạt
động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội và các Nghị quyết số 368,
369, 370 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về thành lập
Ban công tác đại biểu, Ban công tác lập pháp, Ban dân nguyện;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Chức năng của Văn phòng Quốc hội
Văn phòng Quốc hội là cơ quan giúp việc của Quốc hội, có chức năng nghiên cứu, tham mưu tổng hợp và tổ chức phục vụ các hoạt động của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội; các hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Điều 2. Nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội
1. Phục vụ Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật; phối hợp phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
2. Phục vụ Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản và ban hành những nghị quyết, quyết định về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, công trình quan trọng quốc gia, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, về tổ chức và nhân sự nhà nước thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
3. Phục vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phục vụ hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội.
4. Phối hợp phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
5. Phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội; công bố việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
6. Phục vụ công tác đối ngoại của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
7. Phối hợp thực hiện việc tiếp dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và đề đạt nguyện vọng của công dân; phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội.
9. Phục vụ hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc điều hành công việc chung của Quốc hội, bảo đảm việc thực hiện Nội quy kỳ họp Quốc hội, các Quy chế hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội.
10. Đề xuất cải tiến chế độ làm việc của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và của đại biểu Quốc hội chuyên trách theo sự chỉ đạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
11. Phối hợp phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế và quy định chính sách, chế độ đối với Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Văn phòng Quốc hội.
12. Xây dựng dự kiến chương trình và tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các cuộc làm việc khác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các cuộc họp của Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các cuộc làm việc của đại biểu Quốc hội chuyên trách; dự kiến và giúp tổ chức thực hiện chương trình công tác của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội và các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
13. Chuẩn bị các dự án, đề án, báo cáo do Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội giao; chuẩn bị các báo cáo công tác của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
14. Đôn đốc việc chuẩn bị và bảo đảm thủ tục trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các dự án, đề án, báo cáo, tờ trình của các cơ quan và tổ chức hữu quan.
16. Giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc giữ mối quan hệ với Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
17. Phục vụ Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo và tổ chức thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội. Tổ chức và quản lý công tác đảm bảo cơ sở vật chất-kỹ thuật của Quốc hội, quản lý tài sản của Quốc hội; tổ chức công tác hành chính, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo vệ và lễ tân của cơ quan.
Điều 3. Thành lập, bãi bỏ các vụ, đơn vị
Văn phòng Quốc hội được tổ chức các vụ, các đơn vị tương đương cấp vụ; các phòng trực thuộc Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và phòng trực thuộc vụ hoặc đơn vị tương đương cấp vụ.
Việc thành lập hoặc bãi bỏ các vụ và đơn vị tương đương cấp vụ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Việc thành lập hoặc bãi bỏ các phòng trực thuộc Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, các phòng ở các vụ, đơn vị phục vụ chung do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định. Việc thành lập hoặc bãi bỏ các phòng trực thuộc vụ trực tiếp giúp việc Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban và Trưởng các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ra quyết định.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội
Văn phòng Quốc hội gồm có các vụ, đơn vị tương đương cấp vụ sau:
- Các vụ trực tiếp giúp việc Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội:
- Vụ dân tộc;
- Vụ pháp luật;
- Vụ kinh tế và ngân sách;
- Vụ quốc phòng và an ninh;
- Vụ văn hoá, giáo dục, thanh nhiên, thiếu niên và nhi đồng;
- Vụ các vấn đề xã hội;
- Vụ khoa học, công nghệ và môi trường;
- Vụ đối ngoại;
- Các vụ trực tiếp giúp việc 3 Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
- Vụ công tác đại biểu;
- Vụ công tác lập pháp;
- Vụ dân nguyện;
- Các vụ, đơn vị phục vụ chung:
- Vụ tổng hợp;
- Vụ hành chính;
- Vụ tổ chức - cán bộ;
- Vụ kế hoạch - tài chính;
- Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học;
- Trung tâm tin học;
- Cục quản trị;
- Vụ công tác phía Nam;
- Báo người đại biểu nhân dân;
- Tạp chí nghiên cứu lập pháp.
Điều 5. Công tác chỉ đạo điều hành
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác của Văn phòng Quốc hội. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban của Quốc hội và Trưởng các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác của Văn phòng Quốc hội đối với những vấn đề có liên quan. Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giúp Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Vụ trưởng, thủ trưởng đơn vị tương đương cấp vụ điều hành công việc của vụ hoặc của đơn vị mình. Giúp vụ trưởng, thủ trưởng đơn vị tương đương cấp vụ có thể có một hoặc nhiều phó vụ trưởng hoặc phó thủ trưởng đơn vị tương đương cấp vụ.
Trưởng phòng điều hành công việc của phòng, giúp trưởng phòng có thể có một hoặc hai phó trưởng phòng.
Biên chế của Văn phòng Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Hàng năm Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban của Quốc hội và Trưởng các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến biên chế vụ trực tiếp giúp việc của mình; Văn phòng Quốc hội tổng hợp dự kiến biên chế chung trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Điều 7. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác của các vụ, đơn vị
1. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban của Quốc hội, Trưởng các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quy định chức năng, nhiệm vụ của các vụ trực tiếp giúp việc Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban và các Ban.
Đối với các vụ trực tiếp giúp việc Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban của Quốc hội và Trưởng các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trực tiếp chỉ đạo các mặt công tác.
2. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quy định chức năng, nhiệm vụ và chỉ đạo mọi mặt công tác của các vụ, đơn vị phục vụ chung.
Điều 8. Công tác tổ chức, cán bộ
1. Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Việc tuyển chọn cán bộ, công chức, bổ nhiệm, cách chức vụ trưởng, phó vụ trưởng và các chức vụ tương đương; trưởng phòng, phó trưởng phòng và các chức vụ tương đương đối với các vụ trực tiếp giúp việc Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban và Trưởng các ban phối hợp với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ra quyết định. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban và Trưởng các Ban phối hợp với Chủ nhiệm
Văn phòng Quốc hội trong công tác quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc các vụ trực tiếp giúp việc Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban và các Ban.
3. Việc tuyển chọn, quản lý, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm vụ trưởng, phó vụ trưởng và các chức vụ tương đương, trưởng phòng, phó trưởng phòng và các chức vụ tương đương thuộc các vụ, đơn vị phục vụ chung do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định.
Điều 9. Quản lý việc thực hiện kinh phí
1. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội trong việc tổ chức thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội.
2. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban của Quốc hội và Trưởng các Ban của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc sử dụng kinh phí được phân bổ của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban và các Ban.
3. Văn phòng Quốc hội thực hiện nghiệp vụ theo quy định về chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và hướng dẫn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
1. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 02-NQ/UBTVQH9 ngày 17/10/1992 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá IX; các quy định trái với Nghị quyết này đều bãi bỏ.
2. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban, Trưởng các Ban và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Số hiệu: | 417/2003/NQ-UBTVQH11 |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 01/10/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Chưa có Video