CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38-CP |
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 1994 |
NGHỊ QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 38-CP NGÀY 4-5-1994VỀ CẢI CÁCH MỘT BƯỚC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA CÔNG DÂN VÀ TỔ CHỨC .
Hiện nay, thủ tục hành chính, trước hết là thủ tục tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân và tổ chức do nhiều ngành, nhiều cấp qui định, vừa thiếu tính đồng bộ, vừa rườm rà phức tạp, thường xuất phát từ yêu cầu thuận tiện của cơ quan có trách nhiệm giải quyết công việc mà chưa quan tâm đầy đủ đến nguyện vọng và sự thuận tiện cho dân.
Nhiều cơ quan Nhà nước chưa chấp hành đúng các quy định về việc tiếp nhận và giải quyết công việc của dân hoặc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết công ciệc giữa các cơ quan, cuối cùng công việc không ai giải quyết; thậm chí tự đặt ra các thủ tục, các khoản phí, lệ phí không đúng thẩm quyền hoặc thu phí và lệ phí quá mức qui định; không niêm yết công khai cho nhân dân biết các qui định về thủ tục hành chính của Nhà nước; không bố trí cán bộ đủ trình độ và phẩm chất làm công việc tiếp nhận và giải quyết công việc.
Không ít công chức Nhà nước khi tiếp và giải quyết công việc của dân có thái độ thiếu tôn trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn, thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ. Tình hình giải quyết công việc như vậy không những làm mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của các cơ quan, đơn vị, của nhân dân, mà là nguyên nhân chính làm tệ tham nhũng phát triển, gây bất bình và làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính là một đòi hỏi bức xúc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân dân. Đây cũng là một nội dung quan trọng của cải cách một bước nền hành chính quốc gia.
Yêu cầu đặt ra là phải đạt được bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan Nhà nước và các cơ quan, đơn vị khác; giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc.
Chính phủ quyết định tiến hành ngay từ quý II năm 1994 một số công việc sau đây:
1. Trước hết, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương phải tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-TTg ngày 29-10-1992 của Thủ tướng Chính phủ qui định một số điểm trong quan hệ làm việc giữa các đồng chí phụ trách bộ máy hành chính các cấp, với các nội dung chính sau đây:
a) Luật Tổ chức Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ đã xác định các Phó thủ tướng là người giúp Thủ tướng, nhân danh Thủ tướng chỉ đạo, điều hành, chịu trách nhiệm trực tiếp giải quyết công việc thuộc lĩnh vực công tác được phân công, xem đó là được uỷ nhiệm của Thủ tướng. Các Bộ trưởng quan hệ thường xuyên với Thủ tướng, trực tiếp gặp và làm việc với Thủ tướng khi có công việc cần thiết, nhưng khi làm việc với Phó Thủ tướng thì phải chấp hành ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng và coi đó là ý kiến thay mặt Thủ tướng.
Tinh thần nói trên cũng cần được thể hiện trong quan hệ làm việc giữa Bộ trưởng với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giữa các đồng chí phụ trách các cấp hành chính trong tỉnh (thành phố) nhằm tăng cường trách nhiệm cá nhân, bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, khắc phục tệ quan liêu, phiền hà, trì trệ.
b) Trong quan hệ làm việc giữa Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ trưởng phải trực tiếp làm việc với các Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch được chủ tịch uỷ nhiệm) Uỷ ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương để giải quyết công việc trực tiếp, nhanh và đủ trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng trong thời gian ngắn nhất, chấm dứt tình trạng Bộ trưởng, Thứ trưởng buộc Chủ tịch (Phó Chủ tịch) Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố phải làm việc trước với từng Vụ, Cục thuộc Bộ, sau đó Bộ trưởng mới giải quyết công việc. Trường hợp đề nghị của tỉnh và thành phố có liên quan đến nhiều Bộ, thì Bộ chuyên ngành phải làm đầu mối bàn với các Bộ liên quan khác, Không nên để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải đi đến từng Bộ để xin ý kiến giải quyết của Bộ trưởng sau đó mới đến bộ trưởng chuyên ngành giải quyết.
c) Đối với những việc vượt quá thẩm quyền của Bộ trưởng thì Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm việc với Thủ tướng (hoặc phó Thủ tướng). Trong trường hợp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đứng ra tổ chức để Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng làm việc trực tiếp với Chủ tịch (hoặc phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.
Những quy định nói ở điểm b và c nói trên cũng được thực hiện đối với Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ.
d) Trong quan hệ làm việc giữa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) với giám đốc các Sở, các Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện (quận) cũng phải xử lý công việc theo tinh thần nói trên.
e) Trong quan hệ làm việc giữa Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện (quận) với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường) cũng phải quán triệt tinh thần nói trên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện (quận) phải dành phần lớn thời gian đi sát các xã (phường) để giải quyết công việc tại chỗ, giảm đến mức thấp nhất việc giải quyết công việc thông qua hội nghị.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một đợt soát xét lại toàn bộ các quy định hiện hành về thủ tục hành chính, về phí và lệ phí thuộc lĩnh vực mình phụ trách, kể cả những quy định do cấp dưới ban hành nhằm bãi bỏ ngay những quy định thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền và bổ sung, sửa đổi những thủ tục không phù hợp với thực tế, đã và đang trở ngại cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị khác và gây phiền hà cho nhân dân.
Nếu có những quy định do cấp trên ban hành xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thì báo cáo, kiến nghị để cơ quan đã ban hành xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Công việc này phải được tiến hành trong tất cả các khâu và các lĩnh vực mà trọng tâm là thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cấp đất; đăng ký kinh doanh, hành nghề; sở hữu và sử dụng phương tiện giao thông; hộ khẩu; xuất cảnh, nhập cảnh; trước bạ mua bán chuyển nhượng các loại tài sản; cho vay vốn; công chứng; thanh tra doanh nghiệp.
Đối với những thủ tục đã quy định trước, nay còn phù hợp nhưng được quy định phân tán ở nhiều văn bản, nay cần được hệ thống hoá lại bằng một văn bản thống nhất theo thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ để thuận tiện cho việc thi hành và kiểm tra, giám sát. Những thủ tục liên quan đến nhiều Bộ, ngành thì Bộ có chức năng quản lý Nhà nước chính có trách nhiệm phối hợp để ban hành quy định liên Bộ.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo triển khai công việc này ngay từ quý II năm 1994, coi đây là một trong những công tác trọng tâm của Bộ, ngành và địa phương từ nay đến cuối năm 1994.
Sau khi các thủ tục hành chính được soát xét lại, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi quản lý của mình, phải công bố công khai hệ thống các văn bản qui định thủ tục mới bằng nhiều hình thức để mọi cơ quan, đơn vị, mọi người dân được biết và thực hiện. Hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung loại thủ tục nào thì kịp thời công bố ngay loại thủ tục đó, nhưng chậm nhất công việc này phải xong trong năm 1994. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, soát xét các thủ tục hành chính của ngành mà kiện toàn ngay các bộ phận tiếp nhận, giải quyết công việc của các cơ quan, đơn vị khác, của công dân, kiên quyết xử lý và đưa những cán bộ vi phạm hoặc không đủ tiêu chuẩn ra khỏi vị trí công tác đó.
3. Ngoài luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, chỉ có Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ mới có thẩm quyền quy định các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các qui định đó. Việc quy định mới hoặc bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính đã có phải được thể hiện bằng văn bản, bảo đảm tính đồng bộ; chính xác, không được trái với luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ. Các quy định về thủ tục hành chính phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và phải được công bố công khai để mọi cơ quan, đơn vị và nhân dân biết.
Đối với một số quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành Trung ương, nhưng cần phải có quy định riêng để phù hợp với đặc điểm của một số địa phương thì các Bộ, ngành Trung ương có văn bản uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy định. Các quy định này của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải có sự thống nhất của Bộ, ngành quản lý về lĩnh vực đó và phải được công bố công khai như quy định thủ tục hành chính của Bộ, ngành.
4. Các Bộ, các ngành và các địa phương có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số 276-CT ngày 28-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thống nhất quy định, quản lý các loại phí, lệ phí trong cả nước. Nghiêm cấm các cơ quan và công chức Nhà nước tự đặt ra các khoản phí, lệ phí ngoài những quy định trong Quyết định này.
Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan thống nhất hướng dẫn chế độ quản lý đối với từng khoản thu phí, lệ phí.
5. Tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, đơn thư và giải quyết công việc của dân phải niêm yết công khai các quy định, thủ tục giải quyết từng loại công việc (sau khi đã được các Bộ, ngành soát xét, sửa đổi, bổ sung theo tinh thần trên đây). Phải xác định rõ từng loại việc do cơ quan nào là đầu mối giải quyết công việc đến cùng. Nếu có quy định về phí, lệ phí thì cũng phải được niêm yết công khai.
Những công chức được giao nhiệm vụ tiếp xúc, nhận hồ sơ và giải quyết việc của dân phải là những người có chuyên môn, liêm khiết, có tác phong thái độ nghiêm chỉnh, đeo thẻ có ảnh ghi rõ họ tên, chức danh công tác và chỉ được giải quyết công việc tại công sở.
Khi nhận hồ sơ yêu cầu giải quyết công việc của dân, phải có phiếu hẹn thời gian trả lời. Những công việc đã có đủ hồ sơ, thủ tục, thì cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật, không được trì hoãn dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trường hợp không giải quyết được cũng phải nói rõ lý do để dân biết. Nếu hồ sơ thủ tục chưa đầy đủ, thì phải hướng dẫn cụ thể để đương sự không phải đi lại nhiều lần. Những công việc liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ quan thì Thủ trưởng cơ quan phải đề ra quy chế phối hợp giải quyết trong nội bộ cơ quan để công dân, tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc chỉ phải làm việc với một công chức được giao nhiệm vụ làm đầu mối tiếp xúc, nhận hồ sơ và giải quyết công việc.
6. Người yêu cầu giải quyết công việc có quyền khiếu nại, tố cáo với Thủ trưởng phụ trách trực tiếp, với thủ trưởng cơ quan cấp trên hoặc kiện trước toà án những việc làm sai trái, gây phiền hà của công chức Nhà nước như không theo đúng thủ tục, có thái độ cửa quyền, hống hách hoặc vòi vĩnh khi giải quyết công việc. Người đứng đầu tổ chức được giao nhiệm vụ giải quyết công việc và cá nhân công chức trực tiếp giải quyết công việc nếu vi phạm đều phải bị xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh; trước mắt, không để cán bộ có vi phạm các quy định trên làm công tác đó; mặt khác, cần xử lý theo pháp luật những người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để làm rối trật tự, kỷ cương, vu cáo làm mất uy tín người thi hành công vụ và cơ quan Nhà nước.
7. Để việc soát xét lại hệ thống thủ tục hành chính hiện hành cũng như quy định mới hoặc bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ thủ tục hành chính được nhanh chóng, giao Văn phòng Chính phủ chủ trì phối hợp với các ngành tổ chức tiếp thu ý kiến các cơ quan, đoàn thể về những thủ tục hành chính đã lỗi thời hoặc trái với luật pháp, gây phiền hà cho các cơ quan, đơn vị, cho nhân dân và tạo kẽ hở cho những người xấu lợi dụng. Thư góp ý của các cơ quan, đơn vị và của nhân dân về những thủ tục hành chính cần sửa đổi, bãi bỏ gửi về Văn phòng Chính phủ không phải trả cước phí bưu điện. Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm tổng hợp, phân loại ý kiến đóng góp và thông báo cho các Bộ, ngành liên quan xử lý.
Đề nghị các cơ quan Trung ương của các đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp tuyên truyền sâu rộng các chủ trương trên đây nhằm thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Nghị quyết này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 38-CP |
Hanoi, May 04, 1994 |
RESOLUTION
CONCERNING INITIAL REFORM OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES FOR THE SOLUTION OF CITIZEN AND ORGANIZATIONAL AFFAIRS
At present, administrative procedures, primarily the procedure of receiving and settling citizen and organizational affairs, are stipulated by different branches and levels, each for its own convenience without regard for the people's aspiration and convenience. Therefore, administrative procedures have been usually complicated and have lacked uniformity.
Many State agencies have not yet strictly complied with stipulations on the reception and settlement of citizen affairs, or have usually referred the responsibility to other State agencies, thereby leaving many citizen affairs unsettled; some have even made their jurisdiction or collected higher fees than stipulated; they fail to make public the State's stipulations on administrative procedure and to assign qualified cadres to receive and settle citizen affairs.
Not a few State employees while receiving and settling citizen affairs have shown no respect for the people, behaved arbitrarily and condescendingly, and even pressured them to tender bribes. Such a deplorable situation has not only caused a loss of time, energy and money to public offices, organizations and the people, but also has engendered corruption, thereby creating indignation among the people and reducing their confidence in the State. Therefore, reforming administrative procedures is an urgent requirement, which responds to the people's legitimate aspiration. This is also an important part of the process for further reform of the national administrative system.
The aim of this reform is to basically improve the relationship and procedure of settling affairs among State agencies, between State agencies and other units and organizations, and between State agencies and the people in receiving and settling affairs.
The Government has decided to implement the following measures right from the second quarter of 1994:
1. First of all, the cabinet members, directors of government agencies, and the Chairmen of the People's Committees of provinces and cities directly attached to the Central Government must continue to fulfill Instruction No. 40-TTg issued by the Prime Minister on October 29, 1992, which stipulated a number of points in the work-style of the chiefs of administrative apparatuses at various levels, focusing on the following main points:
...
...
...
This spirit must also be observed by ministers in their working relations with the Chairmen of the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government, and in the relations among the heads of administrative levels of a province (or city), this with a view to emphasizing personal responsibility, ensuring a centralized and unified guidance, and doing away with bureaucracy, harassment and sluggishness.
b/ In the working relations between the ministers and the Chairmen of the People's Committee of provinces and cities directly under the Central Government, the ministers must work directly with the Chairmen (or Vice-Chairmen empowered by the Chairmen) of the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government to settle directly and in a responsible manner the affairs within their authority in the shortest possible time. The ministers and vice-ministers should not compel the Chairmen (or Vice-Chairmen) of the People's Committees of provinces and cities to work first with each department of their ministry before settling an affair. In case the proposal of a province or city concerns several ministries, the directly concerned ministry must discuss it with other ministries concerned, and should not make the Chairman of the People's Committee of a province or city go to each ministry to consult each minister before consulting the directly concerned minister.
c/ With regard to the settlement of affairs beyond the ministers' authority, the Chairmen (or Vice-Chairmen) of the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government should work with the Prime Minister (or a Deputy Prime Minister). In this case, the Minister-Director of the Office of the Government is obliged to arrange a direct working session between the Prime Minister or a Deputy Prime Minister and the Chairman of the People's Committee of a province or city directly under the Central Government.
The stipulations in b) and c) apply to the directors of Government offices.
d/ In the working relations between the Chairmen of the People's Committees of provinces (or cities) and directors of public offices and the Chairmen of the People's Committees of districts (or precincts), they must also settle affairs in the same spirit.
e/ In their working relations, the Chairmen of the People's Committees of districts (or precincts) and the Chairmen of the People's Committees of communes (or wards) must also observe that spirit. The Chairmen of the People's Committees of districts (or precincts) must spend most of their time going to communes (or wards) to settle affairs on the spot, thus reducing to a minimum the settlement of affairs at conferences.
2. The ministers, the directors of State agencies at the ministerial level, the directors of Government agencies, the Chairmen of the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government must revise all the current stipulations on administrative procedures and fees in their sectors, including the stipulations made by lower levels, in order to eliminate unauthorized stipulations on administrative procedure, and to supplement or amend unrealistic procedures which have been hampering the activities of public offices as well as other units and which have been causing inconvenience to the people.
If they find it necessary to modify, supplement or cancel any stipulations made by a higher level, they should report it to the appropriate State agency for consideration and make suggestions to that effect. This must be done at all domains and in all sectors, first of all in the procedures governing the granting of import-export permits, in investment, housing construction and repair, and land allotment; the granting of business and trade licenses; ownership and use of transport means; residence registration; entry and exit visas; registration of the buying, selling and transferring of property; the granting of loans; notary public work; and the inspection of businesses.
With regard to stipulated procedures which are still applicable but are recorded in different documents, they should be systematized into a single document under the authority of a minister, a director of a State agency at the ministerial level, or a director of a Government agency, for easy application, inspection and supervision. As for those procedures which concern several ministries or economic branches, the ministry with the main function of State management shall co-ordinate actions to issue inter-ministerial regulations.
...
...
...
After the administrative procedures are revised, the ministers, directors of State agencies at the ministerial level, and directors of Government offices, within the scope of their management must publicize the system of documents stipulating new procedures in various forms, for every office, unit and person to know and implement it. After completing the amendment or supplementation of any procedure, they must promptly make it public, and this work must be completed by the end of 1994 at the latest. At the same time, through revising and examining their administrative procedures, they must perfect those sections which receive and settle affairs of State agencies and other units and of citizens, and resolutely discipline or dismiss those cadres who have violated the procedures or who are unqualified.
3. Apart from the laws, ordinances and statutory documents of the Government or the Prime Minister, only the ministers, the directors of State agencies at the ministerial level, and the directors of government offices are authorized to stipulate administrative procedures within their scope of management and are responsible to the Government for those regulations. The making of new regulations, supplementation, amendment or cancellation of existing regulations on administrative procedure must be done in writing in a uniform and accurate manner and must in no way contradict the laws, ordinances and statutory documents of the Government or the Prime Minister. The regulations on administrative procedure must be simple, easy to understand and easy to follow, and must be publicized for every office, unit and person to know.
With regard to a number of regulations on administrative procedure made by ministries and branches at the central level which need separate specifications to suit the conditions of the localities, the concerned ministries and branches at the central level shall empower in writing the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government to issue their own regulations. These regulations of the People's Committees of provinces and cities must be approved by the ministries and branches concerned and must be publicly announced like the regulations on administrative procedure of ministries and branches at the central level.
4. The ministries, branches and localities must scrupulously carry out Decision No 276-CT issued on July 28, 1992 by the Chairman of the Council of Ministers (now the Prime Minister) on the systematization of regulations and the management of fees in the whole country. State agencies and public employees are strictly forbidden to set fees other than those stipulated in this Decision.
The Ministry of Finance must collaborate with the public offices concerned in providing uniform guidance for the management of each type of fee.
5. Stipulations on the procedure for settling each type of affair (after being revised, examined and supplemented by the ministries and branches in the above-mentioned spirit) must be posted wherever records, papers, and applications are filed or public matters are handled. It must be made clear which public office is primarily responsible for settling which type of questions. If there are any stipulations on the collection of fees, they must also be posted in a public place.
Those public employees who are assigned to contact citizens, receive their documents and settle their affairs must be qualified, honest, serious, and must wear his/her name card with photo and position, as well as settle affairs at the office only.
When they receive a citizen's file for settling an affair, they must issue an appointment for reply. The authorized office must settle promptly, and in accordance with law, any affair set forth in the file which has gone through proper procedure, must not delay it for any reason, and must inform the citizen concerned why his/her affairs cannot be settled. If his/her file is inadequate, they must tell him/her clearly what to do so as not to waste his/her time. With regard to those affairs, the settlement of which concern several sections of the office, the director of the office must issue a statute on joint settlement so that the citizen or organization concerned need only go before the chief public relations officer assigned to receive dossiers and settle such affairs.
6. Citizen may lodge a complaint or denunciation with the director of the office, the director of a higher office, or bring legal action against wrongdoing of State employees, such as their failure to observe a procedure, their arbitrariness, their arrogance, or their demand for a bribe in settling affairs. The head of the organization assigned to settle citizen affairs and the public employee directly involved must be disciplined promptly and properly if they commit such misdeeds; as an immediate step, they must be dismissed from their post; however, those who abuse the right to lodge a complaint or denunciation to cause public disorder and slander public employees and State offices must be penalized in accordance with law.
...
...
...
8. The Minister-Director of the Office of the Government shall cooperate with the Minister-Director of the Government Commission on Organization and Personnel, the Minister of Justice, and the General Inspector of the State in helping the Prime Minister guide the branches and localities in implementing this resolution.
The central organs of mass organizations and the mass media should closely cooperate with the ministries and branches at the central level and the People's Committees at different levels in widely popularizing the above-mentioned points with a view to a scrupulous and effective implementation of this resolution.
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Vo Van Kiet
;
Nghị quyết số 38-CP về việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức do Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 38-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 04/05/1994 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết số 38-CP về việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức do Chính phủ ban hành
Chưa có Video