Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/2016/NQ-HĐND

Hải Dương, ngày 09 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA XVI, NHIỆM KỲ 2016 - 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ BA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11năm 2015;

Trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh ghi nhận những biện pháp chỉ đạo, thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác tham mưu giải quyết của thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, tổ chức... đối với các ý kiến, kiến nghị của cử tri, các nội dung chất vấn mà các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đã yêu cầu. Đồng thời, tại kỳ họp này, Ủy ban nhân dân tỉnh và thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục giải trình, làm rõ các nội dung chất vấn tại Hội trường.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc một số vấn đề sau:

1. Về chỉ đạo tổ chức thực hiện chấm dứt hoạt động sản xuất gạch thủ công

Hoạt động sản xuất gạch thủ công trong giai đoạn qua đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy vậy, hầu hết các lò gạch đều sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất, an toàn hệ thống đê điều, gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân. Vì vậy việc chấm dứt hoạt động sản xuất gạch thủ công trên địa bàn tỉnh là cần thiết. Chủ trương chấm dứt hoạt động sản xuất gạch thủ công đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo nhất quán, có lộ trình, thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương.

Tuy nhiên, việc triển khai của UBND cấp huyện chưa đồng bộ, bên cạnh những huyện thực hiện tốt vẫn còn nhiều huyện, thành phố thực hiện chưa nghiêm túc, quyết liệt.

HĐND tỉnh yêu cầu, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tập trung chỉ đạo chấm dứt ngay hoạt động sản xuất gạch thủ công trên địa bàn tỉnh. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân có liên quan, đồng thời xem xét, tạo điều kiện cho các chủ lò gạch đủ điều kiện chuyển đổi công nghệ, mô hình sản xuất.

- Tuyên truyền, vận động các chủ lò gạch phá dỡ các lò gạch thủ công xong trước ngày 31 tháng 01 năm 2017.

2. Về vấn đề thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn; đảm bảo chất lượng nguồn nước và cung ứng nước sạch cho nhân dân

a) Về vấn đề thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn

Việc bảo vệ môi trường khu vực nông thôn đã có nhiều cố gắng song chưa triệt để, đặc biệt là việc thu gom, xử lý rác thải còn thô sơ chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Trên địa bàn tỉnh hiện còn 16/227 xã và 162 thôn chưa có đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai nhiều biện pháp để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn; tuy vậy những kết quả đạt được còn ở mức độ khiêm tốn, tình trạng ô nhiễm mỗi trường khu vực nông thôn chưa có chiều hướng giảm.

HĐND tỉnh yêu cầu UBND tỉnh, các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và người dân về công tác bảo vệ môi trường.

- Tập trung chỉ đạo để từng bước thực hiện thu gom, xử lý trên 75% rác thải sinh hoạt phát sinh ở khu vực nông thôn; hỗ trợ kinh phí xây dựng bổ sung các bãi chôn lấp hợp vệ sinh; tiến hành phân loại rác tại nguồn và thu gom, vận chuyển kịp thời.

- Đề xuất phương án hỗ trợ chi phí vận chuyển tới nhà máy xử lý, hỗ trợ chi phí đốt rác tại các Nhà máy xử lý tập trung và phương án xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung theo cụm huyện.

b) Trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguồn nước

HĐND tỉnh đánh giá tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp. Qua kiểm tra thực tế trên toàn bộ hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh vượt quy chuẩn cho phép. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm chưa thường xuyên, chưa kiên quyết; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

HĐND tỉnh giao UBND tỉnh, chỉ đạo sở Tài nguyên môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Kịp thời chấn chỉnh những tồn tại hạn chế nêu trên địa bàn tỉnh. Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố thuộc hệ thống sông Bắc Hưng Hải, các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu và Bộ Tài nguyên và Môi trường để quản lý và xử lý môi trường đối với khu vực giáp ranh và cập nhật sử dụng các dữ liệu phục vụ quản lý phòng chống rủi ro khắc phục sự cố về môi trường chung nhằm bảo vệ chất lượng các con sông thuộc các lưu vực.

- Tập trung rà soát, thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nhằm kiểm soát, giảm thiểu nguồn ô nhiễm chất lượng nước sông.

c) Về quản lý chất lượng cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh

HĐND tỉnh ghi nhận những kết quả mà UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện trong thời gian qua. HĐND tỉnh yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành:

- Hướng dẫn các doanh nghiệp cấp nước đang khai thác nước sông nội đồng sang sử dụng nước sông lớn đảm bảo tiến độ và Quy hoạch tổng thể mạng lưới cấp nước của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

- Hướng dẫn các đơn vị cấp nước thay đổi, nâng cấp công nghệ xử lý tiên tiến phù hợp trước biến động chất lượng nguồn nước thô đảm bảo kiểm soát ổn định chất lượng nước cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ;

- Hướng dẫn xây dựng, chuyển đổi mô hình quản lý công trình theo Thông tư số 54/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính nhằm mục tiêu quản lý khai thác bền vững các công trình cấp nước nông thôn;

- Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát chất lượng nước định kỳ và đột xuất theo quy chuẩn của Bộ Y tế; xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân xả thải gây ô nhiễm nguồn nước.

3. Về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng chống tệ nạn xã hội

Mặc dù đã có sự triển khai thực hiện khá quyết liệt của các cấp, các ngành trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội nhưng tình hình trật tự an toàn giao thông, tệ nạn xã hội còn diễn biến khá phức tạp. Số người chết, bị thương do tai nạn giao thông tăng cao; số vụ cờ bạc, cá độ bóng đá, cho vay nặng lãi với số lượng lớn và việc đòi nợ thuê, bạo lực xã hội có chiều hướng gia tăng gây mất trật tự an toàn xã hội.

HĐND tỉnh yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tăng cường lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đảm bảo công tác tuần tra, kiểm soát lưu động, hướng dẫn giao thông. Tập trung nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.

- Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội nhất là trên các địa bàn trọng điểm, nơi tập trung đông người tham gia giao thông, nơi dễ phát sinh các tệ nạn xã hội.

- Về đảm bảo trật tự xã hội: lực lượng công an là nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, kịp thời nắm bắt tình hình từ cơ sở, xử lý ngay các tụ điểm có nguy cơ cao; tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là nâng cao năng lực đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao. Rà soát, xác định, lên danh sách xử lý các ổ nhóm hoạt động tệ nạn cờ bạc, xã hội đen; phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra xét xử công khai một số vụ án điểm để tuyên truyền, răn đe tội phạm, nâng cao nhận thức và lòng tin của nhân dân.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết.

- Báo cáo kết quả việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chấm dứt hoạt động sản xuất gạch thủ công tại kỳ họp thứ tư HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

- Báo cáo kết quả việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn; đảm bảo chất lượng nguồn nước và cung ứng nước sạch cho nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng chống tệ nạn xã hội tại kỳ họp thứ năm HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVI, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành nghị quyết./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Hiển

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 37/2016/NQ-HĐND về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021

Số hiệu: 37/2016/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
Người ký: Nguyễn Mạnh Hiển
Ngày ban hành: 09/12/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 37/2016/NQ-HĐND về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…