HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2016/NQ-HĐND |
Thanh Hóa, ngày 08 tháng 12 năm 2016 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nội vụ Quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức;
Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Xét Tờ trình số 179/TTr-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định việc hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ công chức, viên chức được cử đi đào tạo và thưởng khi được công nhận, bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư; Báo cáo thẩm tra số 834/BC-HĐND ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định về việc hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo và thưởng khi được công nhận, bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, cụ thể như sau:
1. Đối tượng được hưởng kinh phí hỗ trợ và thưởng
a) Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thể, cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là các cơ quan, đơn vị) là cán bộ lãnh đạo, quản lý hoặc trong nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo trình độ: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp I, Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Dược sĩ chuyên khoa cấp II (sau đây gọi chung là đào tạo sau đại học) ở trong nước và ở nước ngoài (không kể những khóa học chuyển đổi bằng tương đương) hoặc đào tạo cử nhân chính trị, cao cấp lý luận chính trị.
b) Viên chức làm công tác nghiên cứu, hoạt động khoa học, hoạt động nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực: Y tế, khoa học công nghệ, nông nghiệp và các trường đại học, cao đẳng được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo trình độ sau đại học ở trong nước và ở nước ngoài (không kể những khóa học chuyển đổi bằng tương đương).
c) Cán bộ, công chức cấp xã công tác tại các xã miền núi, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, xã đảo (do cấp có thẩm quyền công nhận) được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo trình độ đại học, cao đẳng chuyên môn; trung cấp lý luận chính trị.
d) Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan của Đảng Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thể, cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư và được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
2. Điều kiện được cử đi đào tạo
a) Đào tạo sau đại học:
- Đối với cán bộ, công chức:
+ Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên và ít nhất có 02 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ;
+ Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; không quá 45 tuổi đối với nữ và 50 tuổi đối với nam tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần tiếp theo;
+ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị (hoặc các cơ quan đơn vị khác thuộc tỉnh quản lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền) sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo. Đối với trường hợp cử đi đào tạo lần tiếp theo, nếu thời gian công tác còn lại ít hơn 02 lần thời gian đào tạo thì cam kết thực hiện nhiệm vụ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định;
+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm, chức danh đang đảm nhiệm hoặc được quy hoạch;
+ Có năng lực và trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu sử dụng lâu dài trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
- Đối với viên chức:
+ Không trong thời gian tập sự; không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; không quá 45 tuổi đối với nữ và 50 tuổi đối với nam tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần tiếp theo;
+ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị (hoặc các cơ quan, đơn vị khác thuộc tỉnh quản lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền) sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo. Đối với trường hợp cử đi đào tạo lần tiếp theo, nếu thời gian công tác còn lại ít hơn 02 lần thời gian đào tạo thì cam kết thực hiện nhiệm vụ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định;
+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
+ Có năng lực và trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu sử dụng lâu dài, trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
b) Đào tạo cử nhân chính trị, cao cấp lý luận chính trị: Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và cơ sở đào tạo.
c) Đào tạo đại học, cao đẳng chuyên môn; trung cấp lý luận chính trị: Cán bộ, công chức xã được cử đi đào tạo trình độ đại học, cao đẳng chuyên môn; trung cấp lý luận chính trị trong trường hợp nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tiêu chuẩn chức danh đang đảm nhiệm và theo quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức của xã; có cam kết thực hiện nhiệm vụ tại địa phương hoặc các cơ quan, đơn vị, địa phương khác thuộc huyện quản lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
a) Hỗ trợ trong thời gian đào tạo sau đại học:
- Trình độ Tiến sĩ:
+ Đào tạo ngoài tỉnh: Hỗ trợ 20 (hai mươi) lần mức lương cơ sở hiện hành/người/khóa.
+ Đào tạo trong tỉnh: Hỗ trợ 18 (mười tám) lần mức lương cơ sở hiện hành/người/khóa.
- Trình độ Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Dược sĩ chuyên khoa cấp II:
+ Đào tạo ngoài tỉnh: Hỗ trợ 15 (mười lăm) lần mức lương cơ sở hiện hành/người/khóa.
+ Đào tạo trong tỉnh: Hỗ trợ 12 (mười hai) lần mức lương cơ sở hiện hành/người/khóa.
- Trình độ Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp I, Dược sĩ chuyên khoa cấp I:
+ Đào tạo ngoài tỉnh: Hỗ trợ 10 (mười) lần mức lương cơ sở hiện hành/người/khóa.
+ Đào tạo trong tỉnh: Hỗ trợ 8 (tám) lần mức lương cơ sở hiện hành/người/khóa.
b) Hỗ trợ trong thời gian đào tạo đại học, cao đẳng chuyên môn (cả trong và ngoài tỉnh): Hỗ trợ 8 (tám) lần mức lương cơ sở hiện hành/người/khóa.
c) Hỗ trợ trong thời gian đào tạo trình độ cử nhân chính trị, cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị:
- Đào tạo ngoài tỉnh: Thực hiện theo quy định hiện hành của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Đào tạo trong tỉnh: Hỗ trợ 6 (sáu) lần mức lương cơ sở hiện hành/người/khóa.
d) Hỗ trợ đặc thù trong thời gian đào tạo:
Hỗ trợ đặc thù áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức là nữ thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 1, Điều 1 của Nghị quyết này được cử đi đào tạo, ngoài mức hỗ trợ chung còn được hỗ trợ thêm 1 (một) lần mức lương cơ sở hiện hành/người/khóa; trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là nữ đang nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi được hỗ trợ thêm 1,5 (một phẩy năm) lần mức lương cơ sở hiện hành/người/khóa.
đ) Hỗ trợ một lần sau khi nhận văn bằng tốt nghiệp sau đại học:
- Trình độ Tiến sĩ, mức hỗ trợ bằng 25 (hai lăm) lần mức lương cơ sở hiện hành/người.
- Trình độ Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Dược sĩ chuyên khoa cấp II, mức hỗ trợ bằng 20 (hai mươi) lần mức lương cơ sở hiện hành/người.
- Trình độ Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp I, Dược sĩ chuyên khoa cấp I, mức hỗ trợ bằng 15 (mười lăm) lần mức lương cơ sở hiện hành/người.
e) Mức thưởng khi được công nhận, bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư:
- Chức danh Giáo sư được thưởng 50 (năm mươi) lần mức lương cơ sở hiện hành/người.
- Chức danh Phó Giáo sư được thưởng 35 (ba lăm) lần mức lương cơ sở hiện hành/người.
4. Nguồn kinh phí hỗ trợ và thưởng
Nguồn kinh phí hỗ trợ và thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức được cân đối trong dự toán ngân sách hàng năm.
Điều 2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 29/2005/NQ-HĐND ngày 28 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc Quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định hiện hành của pháp luật tổ chức triển khai thực hiện.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa Khóa XVII, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2016./.
|
CHỦ
TỊCH |
Nghị quyết 36/2016/NQ-HĐND về hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ, công, viên chức được cử đi đào tạo và thưởng khi được công nhận, bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Số hiệu: | 36/2016/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký: | Trịnh Văn Chiến |
Ngày ban hành: | 08/12/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 36/2016/NQ-HĐND về hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ, công, viên chức được cử đi đào tạo và thưởng khi được công nhận, bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Chưa có Video