CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2010 |
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 8 NĂM 2010
Trong hai ngày 30, 31 tháng 8 năm 2010, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2010, thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau:
a) Chính phủ thống nhất nhận định, tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực. Các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát đang được thực hiện có kết quả. Tăng trưởng GDP quý III có khả năng đạt trên 7%. Thu ngân sách nhà nước đạt cao so với cùng kỳ năm trước, bảo đảm được kế hoạch chi và có thể giảm bội chi; đầu tư phát triển được đẩy mạnh, huy động và giải ngân các nguồn vốn đầu tư phát triển có tiến bộ; xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, nhập siêu tiếp tục xu hướng giảm; giá cả thị trường về cơ bản được giữ ổn định, lạm phát kiềm chế trong tầm kiểm soát. An sinh xã hội được bảo đảm và tiếp tục tăng cường; các lĩnh vực xã hội được quan tâm và phát triển. Cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo được chú trọng và có mặt tiến bộ. Công tác đối ngoại đạt kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Trên cơ sở kết quả đạt được của 8 tháng đầu năm, dự báo khả năng đạt được mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của cả năm 2010 là hiện thực, làm tiền đề thuận lợi để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, năm đầu tiên của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội từ nay đến cuối năm vẫn còn nhiều khó khăn: giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng tăng, gây áp lực lên mặt bằng giá cả trong nước; lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn còn ở mức khá cao; thiên tai, dịch bệnh diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục bám sát mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010, Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 và Nghị quyết các phiên họp Chính phủ thường kỳ; tập trung kiểm soát cung cầu hàng hóa, bình ổn giá cả thị trường; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thành tốt những nhiệm vụ của năm 2010.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát lại quy hoạch các ngành, nghiên cứu, khẩn trương đề xuất đổi mới, chấn chỉnh việc phân cấp quản lý đầu tư, tăng cường quản lý nhà nước theo quy hoạch thống nhất, đặc biệt là đối với các lĩnh vực như sản xuất thép, xi măng, khoáng sản, điện, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức sơ kết, đánh giá việc triển khai thực hiện chủ trương xã hội hoá các lĩnh vực dịch vụ công, đề xuất giải pháp khắc phục những mặt hạn chế trong công tác này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường lúa gạo trong nước và thế giới, điều tiết việc chủ động xuất khẩu gạo, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan xem xét, đánh giá tác động xã hội của hiện tượng phụ nữ lấy chồng người nước ngoài, nhất là ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, đề xuất các giải pháp quản lý, hạn chế những tác động tiêu cực của hiện tượng này, bảo vệ nhân phẩm phụ nữ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị chuyên đề đánh giá về chỉ số giáo dục ở các khu vực Tây Nam bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc và đề xuất các giải pháp khắc phục, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2010; chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Dân tộc, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các địa phương liên quan tiến hành khảo sát, đánh giá mô hình tổ chức, hoạt động của các trường bán trú dân nuôi, đề xuất việc hỗ trợ cho học sinh các trường này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong đầu Quý IV năm 2010.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đề xuất kế hoạch, giải pháp tăng cường công tác này một cách có hiệu quả.
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ tố cáo, khiếu nại tại các địa phương, không để kéo dài tình trạng tố cáo, khiếu nại vượt cấp.
b) Bước vào năm 2011, nền kinh tế nước ta có nền tảng là những thành tựu to lớn của 25 năm đổi mới; cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành và ngày càng hoàn thiện; năng lực của nền kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng được tăng cường; nền kinh tế phục hồi và đang dần lấy lại đà tăng trưởng cao sau thời gian suy giảm do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; các cân đối kinh tế vĩ mô được giữ ổn định theo chiều hướng tích cực; lạm phát được kiềm chế; vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng nâng cao trên trường quốc tế... Đó là những điều kiện rất quan trọng để tạo xu thế phát triển mới, tạo đà tăng trưởng cao hơn và bền vững trong năm 2011 và các năm tiếp theo.
Chính phủ xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 là: Tiếp tục tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, nỗ lực phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2010 gắn với thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. Bảo đảm quốc phòng, an ninh và tăng cường ổn định chính trị, xã hội.
Theo đó, định hướng bước đầu một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2011 là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 10%; nhập siêu dưới 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 7%.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011; Báo cáo đánh giá thực hiện ngân sách nhà nước năm 2010 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội.
Trên cơ sở kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và dự báo triển vọng tình hình kinh tế thế giới, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 cần bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, đề ra quan điểm phát triển, mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, có tính khả thi và phản ánh được tiêu chí chất lượng của nền kinh tế. Trong đó, cần làm rõ các khâu đột phá, tính toán các cân đối lớn bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô và đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện của giai đoạn 2011- 2015. Các bộ, ngành khẩn trương tham gia ý kiến cụ thể về các nội dung liên quan để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trong báo cáo.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và Báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách 5 năm 2006 - 2011 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2011 - 2015; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Bộ Chính trị trước khi báo cáo Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội.
Giao Bộ Tư pháp tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Báo cáo này; Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Những kết quả đạt được trong việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 - 2010 đã góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm thực hiện tốt hơn các mục tiêu thiên niên kỷ đã được Chính phủ cam kết với quốc tế. Từ thực tiễn công tác quản lý, điều hành triển khai thực hiện các Chương trình này, Chính phủ nhất trí Danh mục 15 Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2011 - 2015 trình Quốc hội xem xét, thông qua, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin cơ sở về miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, rà soát các dự án thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách, liên ngành theo tiêu chí quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trình Quốc hội.
Thực tiễn thi hành Luật Doanh nghiệp gần 5 năm qua và quá trình thực hiện Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ đã xuất hiện một số trở ngại đối với việc thực hiện nhất quán một số nội dung của Luật mà Nghị định số 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chưa đủ rõ, cụ thể và chưa phù hợp với thực tiễn hoặc chưa được đề cập đến trong Nghị định. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung đối với Nghị định 139/2007/NĐ-CP là cần thiết.
Trong khi chưa ban hành đủ các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương:
a) Về tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước:
- Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty nhà nước chưa chuyển đổi áp dụng các quy định có liên quan quy định tại Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
- Các tổng công ty 91 áp dụng các quy định tại Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước; Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ; Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ.
- Các tập đoàn kinh tế nhà nước áp dụng quy định tại Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước.
Đồng thời, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1568/CT-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2010 về việc triển khai thực hiện Kết luận số 78-KL/TW ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ Chính trị.
b) Về cơ chế quản lý tài chính: Các công ty nhà nước chưa chuyển đổi áp dụng quy định tại Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ và Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
c) Về cơ chế tiền lương: Các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời gian chưa xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương theo quy định tại Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ, các công ty nhà nước chưa chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các tổ chức, đơn vị hiện đang áp dụng chế độ tiền lương như công ty nhà nước được tiếp tục áp dụng chế độ tiền lương quy định tại các Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, số 206/2004/NĐ-CP, số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 và Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ cho đến khi có quy định mới.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo Nghị định về tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; Bộ Tài chính dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 109/2007/NĐ - CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự thảo Nghị định về cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trình Chính phủ xem xét, ban hành trong quý IV năm 2010.
a) Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Pháp lệnh này.
b) Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hợp tác xã; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật này./.
|
TM.
CHÍNH PHỦ |
Nghị quyết 33/NQ-CP năm 2010 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 do Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 33/NQ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/09/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 33/NQ-CP năm 2010 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 do Chính phủ ban hành
Chưa có Video