QUỐC
HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2008/QH12 |
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2008 |
VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2009
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Trên cơ sở xem xét các Báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm
sát Nhân dân tối cao, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan và ý kiến
của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, chủ động ngăn ngừa suy giảm, bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
a) Các chỉ tiêu kinh tế:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5%.
Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm ngư nghiệp tăng 2,8%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,4%, khu vực dịch vụ tăng 7,3%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%.
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 39,5% GDP.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 15%.
b) Các chỉ tiêu xã hội:
Nâng số địa phương đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở lên 55 tỉnh.
Tuyển mới đại học, cao đẳng tăng 11,4%; trung học chuyên nghiệp tăng 15,6%; cao đẳng nghề và trung cấp nghề tăng 18%.
Mức giảm tỷ lệ sinh là 0,2%o.
Tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu lao động, trong đó đưa 9 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12%.
Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 19%.
Số giường bệnh trên 1 vạn dân: 26,85 giường.
Diện tích nhà ở đô thị bình quân đầu người: 12,2 m2.
c) Các chỉ tiêu môi trường:
Cung cấp nước hợp vệ sinh cho 79% dân số nông thôn.
Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch: 85%.
Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý: 65%.
Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom: 82%.
Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý: 65%.
Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý: 75%.
Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là: 65%.
Tỷ lệ che phủ rừng: 39,8%.
Quốc hội cơ bản tán thành các nhóm nhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao trình, kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội trong các báo cáo thẩm tra, báo cáo giám sát chuyên đề, đồng thời nhấn mạnh những nhiệm vụ chính dưới đây:
1. Theo dõi chặt chẽ, nâng cao chất lượng phân tích và dự báo tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt là những biến động về tình hình kinh tế, tài chính thế giới, chủ động xây dựng các phương án ứng phó, hạn chế tác động bất lợi của khủng hoảng từ bên ngoài đến hệ thống tài chính, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát nhưng linh hoạt trong điều hành lãi suất và tỷ giá, chủ động kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng và cơ cấu tín dụng phù hợp để tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh. Tăng khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại và bảo đảm an toàn hệ thống tài chính quốc gia. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Các tổ chức tín dụng điều hành lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật và được phép cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với một số dự án sản xuất - kinh doanh có hiệu quả cao.
Kiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả chi tiêu công ngay từ việc duyệt kế hoạch đầu tư năm 2009, triệt để tiết kiệm chi; công khai danh sách các công trình dự án trọng điểm sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trong đó tập trung vốn cho các công trình dự án giao thông, thủy lợi, điện và công trình phục vụ an sinh xã hội cần hoàn thành trong năm 2009 và quý I năm 2010. Có kế hoạch cụ thể, phát hành phù hợp với khả năng giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn.
2. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ở các làng nghề, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trực tiếp đời sống nhân dân, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ưu tiên các giải pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản tạo điều kiện thuận lợi để nông dân có tích lũy từ sản xuất nông nghiệp. Giao Chính phủ xây dựng phương án cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các chính sách tài chính, thuế phù hợp với những cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nghiên cứu việc thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và để đối phó với khủng hoảng tài chính trong trường hợp cần thiết.
Huy động mọi nguồn vốn để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, bảo đảm bình đẳng, công khai minh bạch và có tính cạnh tranh cao. Có chính sách khuyến khích đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh để tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Ðánh giá toàn diện hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2009; hoàn thiện khung pháp luật để chấn chỉnh, tăng cường quản lý hoạt động của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, nhất là hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Áp dụng chính sách, biện pháp quản lý phù hợp với vị trí vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
3. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 36/2004/QH11 của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về xây dựng, đấu thầu, đất đai, ngân sách nhà nước; ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, không trùng chéo, mâu thuẫn; quy định chế tài xử lý đủ mạnh, nghiêm minh.
Coi trọng và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, rà soát để hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch khác, gắn quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản với các quy hoạch có liên quan. Tổng kết, đánh giá toàn diện việc phân cấp quản lý đầu tư, mô hình tổ chức quản lý đầu tư xây dựng cơ bản để có sửa đổi cho phù hợp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để kịp thời ngăn ngừa các sai phạm. Nâng cao hiệu quả đầu tư và tỷ lệ giải ngân nguồn vốn nhà nước, nhất là vốn trái phiếu Chính phủ. Khắc phục tình trạng đầu tư kém hiệu quả, dàn trải, thất thoát, lãng phí ngay từ khâu quy hoạch, kế hoạch và quyết định chủ trương đầu tư. Trong năm 2009 và đến cuối năm 2010 phải xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước năm 2008.
Kết hợp nguồn vốn đầu tư từ nhà nước và thu hút các nguồn vốn khác để tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tăng ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản cho các tỉnh nghèo, miền núi, những địa phương khó có điều kiện thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng bằng các nguồn vốn khác.
Chú trọng công tác kiểm tra, hướng dẫn thu hút đầu tư nước ngoài theo quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của cả nước. Ban hành cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến gắn với các dự án đầu tư lớn từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
4. Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu đặc biệt là nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu; giảm tối đa nhập siêu; phát triển, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chú trọng thị trường truyền thống và thị trường mới có nhiều tiềm năng, khuyến khích sản xuất và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu một số loại tài nguyên, khoáng sản.
Coi trọng thị trường trong nước, đẩy mạnh công tác kiểm soát giá cả, chống gian lận thương mại, đầu cơ, buôn lậu, nâng giá, kiếm lời bất chính. Thực hiện chính sách giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo lộ trình gắn với mục tiêu kiềm chế lạm phát; đồng thời, có sự hỗ trợ hợp lý, trực tiếp cho người nghèo, người có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều khi Nhà nước điều chỉnh tăng giá.
5. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách đã ban hành về hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và người dân các vùng khó khăn, vùng bị thiên tai, dịch bệnh, người hưởng lương có thu nhập thấp, người về hưu. Nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình giảm nghèo; minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục trợ cấp để người dân nhận được kịp thời; ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển đối với 61 huyện nghèo nhất. Ban hành và áp dụng mức chuẩn nghèo mới.
6. Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học, đặc biệt là chương trình giảng dạy và chất lượng giáo viên ở cấp tiểu học và bậc đại học; tổng kết toàn diện việc nâng cấp các trường cao đẳng lên đại học và thành lập mới các trường đại học, bảo đảm sự tương xứng với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và chuẩn bị đội ngũ giảng viên. Thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh là con em ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, con em thuộc đối tượng chính sách xã hội; đánh giá toàn diện để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay ưu đãi đối với sinh viên, học sinh các trường đào tạo nghề. Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục ở phổ thông để báo cáo Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2009. Ðánh giá việc thực hiện Luật Xuất bản, cụ thể hóa những quy định của Luật theo hướng tăng cường trách nhiệm của các nhà xuất bản và cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản, xử lý nghiêm đối với các trường hợp phát hành những ấn phẩm có nội dung không lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Xây dựng cơ chế, chính sách huy động mạnh mẽ mọi nguồn vốn trong xã hội để nâng cao chất lượng điều trị, phục vụ tại các cơ sở y tế công lập; kiểm tra quản lý và sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho y tế tuyến huyện; đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho y tế bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và đạo đức nghề nghiệp; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng và giá thuốc.
7. Hoàn thiện cơ chế, củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và chất thải tại các bệnh viện, bảo đảm sức khỏe cộng đồng. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự để xử lý nghiêm tội phạm về môi trường, nâng mức xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ra, tăng tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa.
8. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính tạo ra bước tiến mới về chất, trọng tâm là thủ tục hành chính và trách nhiệm công vụ, đề cao trách nhiệm cá nhân. Chú trọng công tác chỉ đạo, điều hành vĩ mô; thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, hợp lý, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương.
Tạo chuyển biến rõ nét trong công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, trước hết là trong các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ, việc vi phạm. Ðề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.
9. Bảo đảm tiến độ cải cách tư pháp, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh đối với hành vi vi phạm pháp luật, nhất là các loại tội phạm mới, tội phạm có tổ chức.
10. Nâng cao chất lượng xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong tình hình mới; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, chú trọng trang bị và các điều kiện bảo đảm khác. Ðánh giá, nhận định đúng, kịp thời tình hình để chủ động xử lý hiệu quả các tình huống, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm số vụ tai nạn, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông. Xử lý có hiệu quả vấn đề ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn.
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, công tác thông tin tuyên truyền; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thông tin, tuyên truyền với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao theo chức năng của mình tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao Nghị quyết của Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ðoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác giám sát và động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội.
Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, tạo tiền đề hoàn thành toàn diện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 06 tháng 11 năm 2008./.
|
CHỦ
TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
|
Resolution No. 23/2008/QH12 |
Hanoi, November 6, 2008 |
RESOLUTION
SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN
THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Pursuant to the 1992
Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and
supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
Considering the reports of the Government, the Supreme Peoples Court, the
Supreme Peoples Procuracy, National Assembly agencies
and concerned agencies, and opinions of National Assembly deputies;
RESOLVES:
I. MAJOR OBJECTIVES AND TARGETS
1. General objectives
To continue controlling inflation, stabilize the macro economy, maintain a reasonable and sustainable growth rate, proactively prevent economic decline and assure social security; to step up international economic cooperation and integration in a proactive and effective manner: to firmly preserve political stability, ensure defense, security and social order and safety; to create conditions for the successful implementation of the 2006-2010 socio-economic development plan.
...
...
...
a/ Economic targets:
Total gross domestic product (GDP) will increase about 6.5%.
The added value of the agricultural, forestry and fishery sector will increase 2.8%, the industrial and construction sector 7.4%, and the service sector 7.3%.
Total export value will rise 13%.
Total development investment capital from the entire society will account for 39.5% of GDP.
The consumer price index will increase under 15%.
b/ Social targets:
The number of provinces reaching lower-secondary education universalization standards will increase to 55.
Newly enrolled university and college students will increase 11.4%; newly enrolled professional secondary school students, 15.6%; and newly enrolled collegial and intermediate-level vocational training school students, 18%.
...
...
...
Employment will be created for about 1.7 million laborers, including 90,000 overseas guest workers.
The poor household rate will drop to 12%.
The malnutrition rate among under-5 children will fall to below 19%.
The number of patient beds per 10,000 persons will be 26.85.
The area of urban dwelling houses per capita will be 12.2 m2.
c/ Environmental targets:
79% of rural population will have access to hygienic water.
85% of urban population will be supplied with clean water.
65% of seriously polluting establishments will be treated.
...
...
...
65% of hazardous waste will be treated.
75% of medical waste will be treated.
65% of operating industrial parks and export processing zones will have systems treating wastewater up to environmental sanitation.
The forest coverage rate will be 39.8%.
II. MAJOR TASKS
The National Assembly basically approves the groups of tasks and solutions proposed by the Government, the Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy and the recommendations made by the National Assembly Standing Committee, the Committee for Economic Issues, the Nationalities Council and other Committees of the National Assembly in verification reports and issue-based oversight reports, while emphasizing the following major tasks:
1. To closely follow, and increase the quality of analyses of and forecasts about, the domestic and international situations, especially world economic and financial developments, proactively prepare plans to cope with and limit negative impacts of world crises on the countrys financial and banking system and the economy as a whole.
To continue implementing a tightened monetary policy to curb inflation while flexibly administering interest and exchange rates, proactively control the increase in total payment instruments, outstanding credit debts and a proper credit structure in order to facilitate production and business development. To increase the liquidity of commercial banks and assure safety of the national financial system. To scrutinize legal documents concerning the financial, monetary and banking domains for appropriate amendment and supplementation. Credit institutions shall administer lending interest rates on the basis of the State Bank-prescribed prime interest rate in accordance with law and may grant loans at agreed interest rates to a number of highly effective production and business projects.
To closely control and increase the effectiveness of public spendings.immediately from the approval of the 2009 investment plan, thoroughly practice thrift in spending; make public the list of key works and projects funded with the state budget and government bonds, channeling funds for transport, irrigation, power and social welfare works which need to be completed in 2009 and the first quarter of 2010. To issue specific plans on the issuance of government bonds and issue them according to the disbursement capability, ensuring the effective use of funds raised from government bonds.
...
...
...
To mobilize all resources for production and business investment and development and improvement of product and goods quality and competitiveness. To continue improving the invest-ment and business environment, ensuring equality, publicity transparency and high competitiveness. To adopt policies to encourage investment in and application of science and technology to production and business to create added value for products and protect the environment.
To conduct a comprehensive evaluation of the operation of state enterprises, especially economic groups and state corporations, for reporting to the National Assembly at the 2009 year-end session; to complete the legal framework aiming to reorganize and enhance the management of the operation of economic groups and state corporations, especially their state-funded investments. To apply management policies and measures appropriate to the position and role of state enterprises in the countrys socialist-oriented market economy.
3. To further implement the National Assemblys Resolution No. 36/2004/QH11 on capital construction investment using state capital, review, amend, supplement and complete legal provisions on construction, bidding, land and state budget; to timely promulgate guiding documents, ensuring uniformity, consistency, non-overlap and non-contradiction; to prescribe sufficiently harsh and strict handling measures.
To attach importance to and raise the planning quality, review and improve the master plan on socio-economic development and other plannings, aligning the capital construction investment planning with related plannings. To comprehensively review and evaluate the decentralization of investment management and organizational models of management of capital construction investment so as to make appropriate modifications; to promote inspection, examination and audit in order to prevent in time wrongdoing and violations. To raise investment effectiveness and the rate of state capital disbursement, especially for government bond capital. To end ineffective and thinned-out investments, losses and waste immediately at the stages of planning and decision on investment policy. In 2009 and before the end of 2010, to thoroughly handle capital construction debts incurred before 2008.
To combine state funds with capital of other sources for increasing investments in agriculture and rural areas under the Resolution of the 7th plenum of the Party Central Committee (Xth Congress) on agriculture, fanners and rural areas, promoting economic restructuring. To restructure sources of capital construction funds, increasing capital construction budget for poor provinces, mountainous areas and localities where it is difficult to attract capital of other sources for infrastructure investment.
To emphasize the examination and guidance on the attraction of foreign investment in line with sectorial and regional development plannings. To promulgate mechanisms and policies for mobilizing social resources for the development of auxiliary industries and processing industries associated with large foreign-invested projects.
4. To closely control import, particularly the import of non-essential consumer goods, to minimize trade deficit; to develop, expand and diversify export markets, attach importance to traditional and new potential markets, encourage export production and diversify exports, especially those of high added value, and restrict the export of several natural resources and minerals.
To attach importance to domestic markets, intensify control of prices, combat of trade fraud, speculation, smuggling and price increase for making illicit profits. To implement price policies on schedule according to a state-managed market mechanism associated with inflation control: at the same time, to provide direct and reasonable supports for the poor and low-income earners who are most affected by state-initiated price increases.
5. To timely and fully implement policies already adopted to support ethnic minority people, policy beneficiaries, poor households, nearly poor households and inhabitants in difficulty-hit and disaster- and epidemic-stricken areas, low-salaried persons and pensioners. To increase the effectiveness of the implementation of poverty reduction programs; to make transparent and simplify procedures so as to provide in time allowances for people; to promulgate and implement development assistance policies for 61 poorest districts. To promulgate and apply a new poverty line.
...
...
...
To assess the implementation of the Publication Law, detail its provisions towards increasing the responsibility of publishing houses and state management agencies in charge of publication and strictly handling the distribution of works with unhealthy contents running counter to the nations fine customs and habits.
To develop mechanisms and policies to vigorously mobilize capital of all sources in society so as to increase the quality of treatment and services at public medical establishments; to examine the management and use of government bond funds invested in district-level hospitals; to invest in developing human resources in the health service to meet the requirement of raising the medical examination and treatment quality and professional ethics; to intensify the examination and control of medicine quality and prices.
7. To perfect mechanisms, strengthen the organizational apparatus, increase the examination, inspection and investigation in order to promptly discover, prevent and strictly handle violations of the laws on environmental protection, food safety and hygiene and hospital wastes, ensuring community health. To perfect the system of legal documents on environmental protection, amend and supplement the Penal Code with a view to stringently punishing environmental offenses, increasing the levels of administrative sanctions and damage compensation for remedying consequences, increasing their deterrent, educational and preventive nature.
8. To further accelerate administrative reform so as to make a new substantial step forward, focusing on administrative procedures and public-duty responsibilities and heightening of personal responsibility. To attach importance to macro direction and administration; to clearly and reasonably divide and decentralize responsibilities and powers, promote close coordination among ministries, branches and localities.
To create a marked improvement in the combat and prevention of red tape, corruption and wastefulness, first of all in land management, capital construction investment and state capital and asset management. To raise personal responsibilities of leading officials of all levels and branches from central to local levels in the combat and prevention of red tape, corruption and wastefulness and the practice of thrift.
To raise the quality of the settlement of citizen complaints and denunciations; to concentrate on thoroughly settling complicated and prolonged complaints. To intensify the examination and urging of the enforcement of effective decisions on settlement of complaints and denunciations.
9. To ensure the progress of judicial reform, increase material foundations and working equipment for, and raise the quality of, investigation, prosecution, trial and judgment enforcement. To continue the effective implementation of the national program against crimes; to resolutely fight and strictly handle law-breaking acts, especially new crimes and organized crimes.
10. To increase the quality of the building of all-people defense and peoples security in a new situation; to build the peoples armed forces comprehensively strong, attaching importance to their equipment and other assurance conditions. To correctly and timely evaluate and judge the situation so as to help proactively handle any circumstances, ensuring national security and social order and safety; to firmly protect the countrys independence, sovereignty and territorial integrity.
To ensure traffic order and safety, reduce traffic accidents and casualties. To effectively solve traffic jams in big cities.
...
...
...
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
The Government, the Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy shall, based on their respective functions, organize the implementation of the National Assemblys Resolution with high effectiveness.
The National Assembly Standing Committee, the Nationalities Council, the Committees of the National Assembly, National Assembly deputies delegations and National Assembly deputies shall oversee the implementation of this Resolution.
The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, its member organizations and other social organizations shall oversee and mobilize people of all strata to properly implement the National Assemblys Resolution.
The National Assembly appeals compatriots and soldiers all over the country and overseas compatriots to heighten the spirit of patriotic emulation, solidarity, strive their best, seize opportunities and surmount difficulties and challenges to successfully implement the 2009 socio-economic development plan, creating a precondition for comprehensively accomplishing the 2006-2010 socio-economic development plan.
This Resolution was passed on November 6, 2008, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 4th session.
CHAIRMAN
OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Phu Trong
;
Nghị quyết số 23/2008/QH12 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 do Quốc hội ban hành
Số hiệu: | 23/2008/QH12 |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Quốc hội |
Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 06/11/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết số 23/2008/QH12 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 do Quốc hội ban hành
Chưa có Video