HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2017/NQ-HĐND |
Vĩnh Phúc, ngày 17 tháng 7 năm 2017 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 173/TTr-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Nghị quyết HĐND tỉnh quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo số 178/BC-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2017 của UBND tỉnh giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm tra đối với dự thảo Đề án, Nghị quyết thông qua đề nghị điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và dự thảo Nghị quyết quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Ở cấp xã
a) Số lượng: 8 người.
b) Chức danh và mức phụ cấp
Trưởng các ban: Tổ chức, Tuyên giáo, Dân vận Đảng ủy cấp xã; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cấp xã được hưởng mức phụ cấp: 1,2 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 1; 1,1 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 2; 1,0 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 3.
Phó trưởng Công an xã, thị trấn có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (đào tạo chính quy) phù hợp với chức danh công tác được hưởng mức phụ cấp: 2,34 mức lương cơ sở nếu có bằng đại học; 2,1 mức lương cơ sở nếu có bằng cao đẳng; 1,86 mức lương cơ sở nếu có bằng trung cấp.
Phó trưởng Công an xã, thị trấn chưa qua đào tạo hoặc có trình độ sơ cấp được hưởng mức phụ cấp: 1,2 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 1; 1,1 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 2; 1,0 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 3.
Công an viên được hưởng mức phụ cấp: 1,1 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 1; 1,0 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 2; 0,9 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 3.
Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cấp xã có từ 300 đảng viên trở lên được hưởng mức phụ cấp: 1,0 mức lương cơ sở.
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Trưởng Ban Bảo vệ dân phố được hưởng mức phụ cấp: 1,0 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 1; 0,9 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 2; 0,8 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 3.
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Văn phòng Đảng ủy được hưởng mức phụ cấp: 1,1 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 1 và loại 2; 1,0 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 3.
Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Phó trưởng Ban Bảo vệ dân phố được hưởng mức phụ cấp: 0,8 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 1; 0,7 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 2; 0,6 mức lương cơ sở đối với cấp xã loại 3.
Các chức danh: Đào tạo nghề và việc làm, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Môi trường được hưởng mức phụ cấp: 0,8 mức lương cơ sở.
Trưởng Ban Thanh tra Nhân dân, Cộng tác viên phòng chống tệ nạn xã hội, Cộng tác viên thể dục thể thao, Quản lý nhà văn hóa, Phụ trách đài truyền thanh, Dân tộc - Tôn giáo - Thi đua khen thưởng, Thủ quỹ - Văn thư - Lưu trữ được hưởng mức phụ cấp: 0,6 mức lương cơ sở.
Chức danh khuyến công được hưởng mức phụ cấp: 0,5 mức lương cơ sở.
2. Ở thôn, tổ dân phố
a) Số lượng:
Thôn, tổ dân phố loại 1: 7 người.
Thôn, tổ dân phố loại 2 và loại 3: 5 người.
b) Chức danh và mức phụ cấp:
Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố được hưởng mức phụ cấp: 1,0 mức lương cơ sở.
Công an viên được hưởng mức phụ cấp: 0,9 mức lương cơ sở.
Thôn đội trưởng được hưởng mức phụ cấp: 0,8 mức lương cơ sở.
Trưởng Ban Công tác Mặt trận, Phó Bí thư chi bộ; Phó trưởng thôn, Tổ phó Tổ dân phố loại 1 được hưởng mức phụ cấp: 0,6 mức lương cơ sở.
Ủy viên Ban bảo vệ dân phố được hưởng mức phụ cấp: 0,4 mức lương cơ sở.
Chi hội trưởng các Chi hội: Người cao tuổi, Cựu chiến binh, Phụ nữ, Nông dân, Chữ thập đỏ; Bí thư Chi đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Quản lý nhà văn hóa được hưởng mức phụ cấp: 0,3 mức lương cơ sở.
Điều 2. Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Người được bố trí kiêm nhiệm thực hiện các chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức phụ cấp của chức danh đó.
Điều 3. Khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
1. Ở cấp xã
a) Đơn vị hành chính cấp xã loại 1: 4,4 mức lương cơ sở/tháng.
b) Đơn vị hành chính cấp xã loại 2: 4,1 mức lương cơ sở/tháng.
c) Đơn vị hành chính cấp xã loại 3: 4,0 mức lương cơ sở/tháng.
2. Ở thôn, tổ dân phố
a) Thôn, tổ dân phố loại 1: 1,8 mức lương cơ sở/tháng.
b) Thôn, tổ dân phố loại 2, loại 3: 1,2 mức lương cơ sở/tháng.
1. Công an viên ở thôn, tổ dân phố được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nếu có tổng mức phụ cấp hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở thì được hỗ trợ kinh phí để đóng bảo hiểm xã hội bằng mức đóng trên mức lương cơ sở.
Từ nguồn ngân sách tỉnh.
1. UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND ngày 03 tháng 8 năm 2011 về chức danh, số lượng, mức phụ cấp và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và Nghị quyết số 139/2014/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2014 bổ sung vào điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND ngày 03 tháng 8 năm 2011 của HĐND tỉnh.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 5, thông qua ngày 08 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 7 năm 2017./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 22/2017/NQ-HĐND về quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp và chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Số hiệu: | 22/2017/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký: | Trần Văn Vĩnh |
Ngày ban hành: | 17/07/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 22/2017/NQ-HĐND về quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp và chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Chưa có Video