CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2016 |
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 2. Mục tiêu, nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
1. Mục tiêu
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trên cơ sở thực hiện phân cấp hợp lý, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ, phát huy tính chủ động, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo của chính quyền địa phương.
2. Nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước
a) Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ; đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân;
b) Tuân thủ nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ; phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành và của chính quyền cấp tỉnh;
c) Phân cấp phải rõ nhiệm vụ, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm, gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp; đảm bảo tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình;
d) Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn, đặc thù của ngành, lĩnh vực, Điều kiện và khả năng phát triển của từng khu vực, vùng lãnh thổ, loại hình đô thị, nông thôn;
đ) Phù hợp khả năng quản lý, Điều hành của từng cấp và Điều kiện, khả năng cân đối các nguồn lực cần thiết để thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các ngành, lĩnh vực;
e) Tăng cường trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra của Bộ, ngành Trung ương đối với việc thực hiện phân cấp và xử lý trách nhiệm; chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; đồng thời phát huy dân chủ rộng rãi để Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
Điều 3. Các lĩnh vực cần tập trung phân cấp quản lý nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2020
1. Quản lý ngân sách nhà nước: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước gắn với đổi mới phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và phù hợp với Hiến pháp năm 2013, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, tính chủ động của ngân sách địa phương và phù hợp với trình độ quản lý của mỗi cấp.
2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
a) Xác định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo nguyên tắc gắn trách nhiệm với thẩm quyền của cấp ra quyết định;
b) Tăng cường trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện Mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, nhiệm vụ được giao, kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Quản lý đầu tư (đối với đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ): Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư công trên cơ sở bảo đảm quản lý tập trung và thống nhất về quy hoạch, cơ chế, chính sách và cân đối nguồn lực một cách chủ động, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công theo đúng Mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; chống thất thoát, lãng phí; bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công.
4. Quản lý công vụ, cán bộ, công chức, viên chức: Hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức gắn với phân cấp đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức phù hợp với cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng ngành, lĩnh vực.
5, Quản lý đất đai: Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước cấp Trung ương về đất đai, trong đó tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá và thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai của Trung ương đối với cơ quan quản lý đất đai địa phương.
Điều 4. Giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Các giải pháp chủ yếu
a) Tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về ngành, lĩnh vực theo các nội dung sau:
- Rà soát chức năng, nhiệm vụ hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, loại bỏ chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm một việc chỉ do một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính, phù hợp với nội dung đã phân cấp.
- Giảm hợp lý các loại giấy phép và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động cấp phép; thường xuyên rà soát, giám sát, đánh giá quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh, xử lý nghiêm việc soạn thảo và ban hành trái thẩm quyền các quy định về Điều kiện kinh doanh; rà soát, cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính và chỉnh sửa quy trình giải quyết công việc với người dân, với doanh nghiệp còn chưa phù hợp.
- Ban hành các tiêu chí, Điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức thay cho việc cấp phép (hoặc xin phép và cho phép) trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. Hạn chế quản lý nhà nước bằng hình thức ban hành văn bản chấp thuận hoặc cho ý kiến đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, Điều kiện, quy trình và đã được phân cấp quản lý. Chỉ thực hiện thẩm tra, thẩm định để kiểm soát, bảo đảm tính thống nhất về chất lượng, hiệu quả trong quản lý và tránh thất thoát lãng phí.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, đúng thời hạn trong hoạt động công vụ; đặc biệt đối với các quy trình thủ tục phục vụ, giải quyết các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.
- Quy định trách nhiệm báo cáo, giải trình, xử lý các vi phạm theo chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm được phân cấp.
b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ, hoạt động quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công;
c) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thực hiện sự Điều phối cần thiết của Chính phủ, các Bộ, ngành đối với các địa phương sau phân cấp.
2. Tổ chức thực hiện
a) Đối với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực:
- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về nội dung phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm về nội dung phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm về nội dung hoàn thiện cơ chế gắn với phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về nội dung phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách: Trong năm 2016, rà soát các văn bản và đề xuất hoặc ban hành văn bản theo thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với các nội dung phân cấp cho địa phương kết hợp với phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan trong từng cấp thuộc hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.
- Công khai, minh bạch hóa các hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt là rà soát, công khai, thực hiện các biện pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để bố trí phù hợp với vị trí việc làm theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; tạo Điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Định kỳ hàng năm kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các nội dung đã thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực để có biện pháp kịp thời sửa đổi, bổ sung, Điều chỉnh cho phù hợp với khả năng và Điều kiện thực hiện phân cấp của từng vùng, miền, địa phương trong từng giai đoạn.
c) Bộ Nội vụ theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết; tổng hợp tình hình thực hiện phân cấp quản lý của các Bộ, ngành và địa phương để Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế công chức cho phù hợp với quá trình thực hiện phân cấp quản lý nhà nước từng ngành, lĩnh vực.
d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước cơ quan phân cấp đối với những việc được phân cấp quản lý nhà nước; kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ quản lý ngành các nội dung cần phân cấp quản lý phù hợp với Điều kiện, khả năng, thế mạnh của địa phương; tiếp tục phân cấp quản lý nhà nước cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo Mục tiêu, quan Điểm, nguyên tắc tại Nghị quyết này.
Điều 5. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 21/NQ-CP |
Hanoi, March 21, 2016 |
RESOLUTION
ON DECENTRALIZATION OF STATE MANAGEMENT BETWEEN THE GOVERNMENT AND PEOPLE’S COMMITTEES OF PROVINCES AND CENTRALLY RUN CITIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of Local Administrations;
At the proposal of the Minister of Home Affairs,
RESOLVES:
Article 1. To provide decentralization of state management between the Government and People’s Committees of provinces and centrally run cities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Objectives
To raise effectiveness and efficiency of state management of sectors and fields on the basis of reasonable and clear decentralization of tasks, powers and responsibilities among the Government, the Prime Minister, ministries, ministerial-level agencies and People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees), ensuring the unified management of the Government and promoting the initiative, responsibility and creativity of local administrations.
2. Principles of decentralization of state management
a/ Ensuring the unified management by the Government while promoting the initiative and responsibility of provincial-level administrations in performing state management tasks and serving the people;
b/ Abiding by the principle of close combination of sector-based management and territory- based management; clearly determining state management tasks of the Government, the Prime Minister, ministries, sectors and provincial-level administrations;
c/ Clearly decentralizing tasks, competence and responsibilities associated with functions, tasks of each level, ensuring increased publicity, transparency and accountability;
d/ Conforming with the level of socio-economic development of each locality in each period, the particularities of each sector or field, and the development conditions and capacity of each region, territorial area and type of rural or urban area;
dd/ Conforming with the management and administration capacity of each level and conditions and capacity of balancing necessary resources for implementation; ensuring the synchronicity and consistency of legal documents on management of sectors and fields;
e/ Enhancing responsibilities of ministries and central sectors for monitoring, guiding, examining and inspecting the decentralization and handling of responsibility; observing administrative discipline and rules while promoting broad democracy for public participation in the state management.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. State budget management: The state budget management shall be decentralized in association with renewal of decentralization of socio-economic management in conformity with the 2013 Constitution and the 2015 Law on the State Budget, ensuring the leading role of the central budget and the initiative of local budgets and conformity with the management capacity of each level.
2. Exercise of rights and performance of obligations of the state owner toward state enterprises and state capital invested in enterprises
a/ To clearly determine rights, responsibilities and obligations of agencies, organizations and individuals in the exercise of rights and performance of obligations of the state owner toward state enterprises and state capital invested in enterprises on the principle of attachment of responsibility to competence of decision-making authorities;
b/ To raise responsibilities of sector- or field-managing ministries and provincial-level People’s Committees for supervising, examining and inspecting the observance of law; assessing the implementation of objectives, strategies, plans, tasks and results and efficiency of production and business, and managing, using, preserving and developing state capital in enterprises.
3. Investment management (for investment from the state budget and government bonds): To improve the decentralization of public investment management on the basis of ensuring the centralized and unified management of master plans, mechanisms and policies and proactive balance of resources, putting an end to thinned-out and scattered investment in order to raise effectiveness and efficiency of public investment management and use according to the objectives and orientations of national socio-economic development strategies and plans; to prevent loss and waste; to ensure publicity and transparency in public investment management.
4. Management of official duties, cadres, civil servants and public employees: To improve the mechanism of cadre and civil servant management associated with decentralization to meet requirements of administrative reform and official duty and civil servant reform; to recruit, employ and manage public employees in conformity with the autonomy mechanism applicable to public non-business units in each sector or field.
5. Land administration: To ensure the unified land administration at the central level, intensifying inspection, examination, supervision, monitoring, assessment and appraisal by central state land administration agencies of local ones.
Article 4. Solutions and organization of implementation
1. Major solutions
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Reviewing the functions and tasks of state management agencies from the central to local level, removing their overlaps and ensuring that a task must be under the charge of a single agency in conformity with its decentralized work;
- Reasonably reducing licenses and simplifying administrative procedures for licensing; regularly reviewing, supervising and assessing regulations on business investment conditions, strictly handling the drafting and issuance of regulations on business conditions ultra vires; reviewing and slashing administrative procedures and modifying inappropriate processes of settlement of affairs for people and enterprises;
- Establishing criteria, conditions, standards, regulations and norms in replacement of licensing (or ask-give mechanism) in the performance of state management of sectors and fields. Restricting the state management through issuing written approvals or giving opinions for matters already regulated by criteria, standards, conditions and processes and decentralized management. Only carrying out examination and appraisal for control to ensure unified quality and effective management and prevent waste;
- Ensuring publicity, transparency, proper competence and time limit in the performance of official duties, especially with regard to processes and procedures for serving and settling requirements of people and enterprises;
- Defining the accountability and handling of violations according to decentralized functions and competence and assigned responsibilities.
b/ To speed up application of information technology to official duties, state management and provision of public services;
c/ To intensify inspection, examination, control, supervision and implement necessary coordination by the Government, ministries and sectors with regard to localities after decentralization.
2. Organization of implementation
a/ Sector- or field-managing ministries
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- The Ministry of Planning and Investment shall take responsibility for the contents of decentralization of the state management of public investment under the Law on Public Investment; assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, performing the contents of decentralization in the exercise of rights and performance of obligations of the state owner toward state enterprises and state capital invested in enterprises;
- The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, improving mechanisms associated with the decentralization of cadre and civil servant and public employee management;
- The Ministry of Natural Resources and Environment shall take responsibility for the contents of decentralization of the state administration of land.
b/ Ministries and ministerial-level agencies shall:
- Further improve institutions and policies: In 2016, review legal documents and propose or promulgate appropriate amending, supplementing or replacing legal documents according to their competence in conformity with the contents decentralized to localities in combination with clear determination of functions, tasks and powers of each agency at each level in the state administration system;
- Make public and transparent state management activities, especially review, publicize and simplify administrative procedures in sectors and fields under their respective management; raise the quality of cadres and civil servants suitable to their working positions to meet requirements of state management tasks; create conditions for organizations, enterprises and people to supervise operations of state administrative agencies;
- Annually inspect, supervise and assess the implementation of the contents of state management decentralized to their sectors and fields so as to make prompt amendment, supplementation and adjustment suitable to the capacity and conditions of each area or locality for the implementation of decentralization in each period.
c/ The Ministry of Home Affairs shall monitor and press for the implementation of this Resolution; summarize the implementation of management decentralization of ministries, sectors and localities for adjusting functions, tasks, powers and organizational apparatuses and payrolls of civil servants in conformity with the process of decentralization of state management of each sector or field;
d/ Provincial-level People’s Committees shall take responsibility before decentralizing agencies for decentralized tasks; propose to the Government, the Prime Minister and sector- or field-managing ministries contents to be decentralized in conformity with the conditions, capacity and advantages of their localities; further decentralize the state management to district- and commune-level People’s Committees under the objectives, viewpoints and principles set out in this Resolution.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 6. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees, and related agencies, organizations and individuals shall implement this Resolution.-
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 21/NQ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/03/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chính phủ ban hành
Chưa có Video