HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 186/NQ-HĐND |
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 7 năm 2019 |
VỀ CHỦ TRƯƠNG SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ, TỈNH THANH HÓA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
Căn cứ Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021;
Xét Tờ trình số 104/TTr-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Thanh Hóa; Báo cáo thẩm tra số 258/BC-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2019 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành chủ trương sắp xếp 143 xã, phường, thị trấn và điều chỉnh địa giới hành chính 03 xã thành 67 xã, phường, thị trấn, giảm 76 đơn vị (11,9%); thành lập 01 thị trấn mới trên cơ sở nguyên trạng xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa; cụ thể như sau:
1.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Đông Hưng (3,99 km2, 4.615 người) vào phường An Hoạch (2,55 km2, 8.194 người) và đổi tên phường An Hoạch thành phường An Hưng. Sau khi sắp xếp phường An Hưng có diện tích tự nhiên 6,54 km2, dân số 12.809 người.
Địa giới hành chính phường An Hưng: Đông giáp các phường Tân Sơn, Đông Vệ, Quảng Thắng; Tây giáp xã Đông Tân và huyện Đông Sơn; Nam giáp xã Đông Vinh và huyện Đông Sơn; Bắc giáp phường Phú Sơn và xã Đông Tân.
1.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hoằng Lý (2,90 km2, 3.020 người) vào phường Tào Xuyên (2,76 km2, 6.913 người). Sau khi sắp xếp phường Tào Xuyên có diện tích tự nhiên 5,66 km2, dân số 9.933 người.
Địa giới hành chính phường Tào Xuyên: Đông giáp xã Long Anh; Tây giáp phường Hàm Rồng và xã Thiệu Dương; Nam giáp xã Long Anh; Bắc giáp huyện Hoằng Hóa.
1.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hoằng Long (2,29 km2, 3.463 người), xã Hoằng Anh (3,50 km2, 4.544 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Long Anh. Sau khi sắp xếp xã Long Anh có diện tích tự nhiên 5,79 km2, dân số 8.007 người.
Địa giới hành chính xã Long Anh: Đông giáp xã Hoằng Quang và huyện Hoằng Hóa; Tây giáp các phường Tào Xuyên và Nam Ngạn; Nam giáp xã Hoằng Quang; Bắc giáp huyện Hoằng Hóa.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hà Lan (6,20 km2, 3.572 người) vào phường Đông Sơn (14,81 km2, 9.062 người). Sau khi sắp xếp, phường Đông Sơn có diện tích tự nhiên 21,01 km2, dân số 12.634 người.
Địa giới hành chính phường Đông Sơn: Đông giáp huyện Hà Trung; Tây giáp các phường Bắc Sơn, Lam Sơn, Ba Đình và xã Quang Trung; Nam giáp huyện Hà Trung; Bắc giáp tỉnh Ninh Bình.
3.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Nga Lĩnh (5,05 km2, 3.785 người), xã Nga Nhân (3,49 km2, 3.885 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Nga Phượng. Sau khi sắp xếp xã Nga Phượng có diện tích tự nhiên 8,54 km2, dân số 7.670 người.
Địa giới hành chính xã Nga Phượng: Đông giáp các xã Nga Trung, Nga Bạch; Tây giáp huyện Hà Trung; Nam giáp xã Nga Thạch và huyện Hậu Lộc; Bắc giáp các xã Nga Thắng, Nga Văn và thị trấn Nga Sơn.
3.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Nga Mỹ (3,66 km2, 4.686 người), xã Nga Hưng (2,31 km2, 3.474 người) vào thị trấn Nga Sơn (1,11 km2, 4.040 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Nga Sơn có diện tích tự nhiên 7,08 km2, dân số 12.200 người.
Địa giới hành chính thị trấn Nga Sơn: Đông giáp các xã Nga Yên, Nga Thanh, Nga Thủy; Tây giáp xã Nga Văn; Nam giáp xã Nga Phượng; Bắc giáp các xã Nga Trường, Nga Yên.
4.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hà Phong (3,08 km2, 2.631 người) vào thị trấn Hà Trung (2,03 km2, 6.565 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Hà Trung có diện tích tự nhiên 5,11 km2, dân số 9.196 người.
Địa giới hành chính thị trấn Hà Trung: Đông giáp các xã Yến Sơn, Hà Lai; Tây giáp các xã Hà Ngọc, Hà Đông, Hà Bình; Nam giáp huyện Hậu Lộc; Bắc giáp các xã Hà Bình, Hà Lai.
4.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hà Lâm (6,32 km2, 3.759 người), xã Hà Ninh (6,51 km2, 4.218 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Yến Sơn. Sau khi sắp xếp xã Yến Sơn có diện tích tự nhiên 12,83 km2, dân số 7.977 người.
Địa giới hành chính xã Yến Sơn: Đông giáp các xã Lĩnh Toại, Hà Thái; Tây giáp các xã Hà Đông, Hà Bình và thị trấn Hà Trung; Nam giáp huyện Hậu Lộc; Bắc giáp các xã Hà Bình, Hà Lai và thị trấn Hà Trung.
4.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hà Toại (2,93 km2, 1.560 người), xã Hà Phú (3,09 km2, 2.685 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Lĩnh Toại. Sau khi sắp xếp xã Lĩnh Toại có diện tích tự nhiên 6,02 km2, dân số 4.245 người.
Địa giới hành chính xã Lĩnh Toại: Đông giáp huyện Nga Sơn; Tây giáp các xã Yến Sơn, Hà Thái; Nam giáp huyện Hậu Lộc; Bắc giáp các xã Hà Thái, Hà Hải.
4.4. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hà Thanh (4,99 km2, 2.655 người), xã Hà Vân (6,80 km2, 3.874 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Hoạt Giang. Sau khi sắp xếp xã Hoạt Giang có diện tích tự nhiên 11,79 km2, dân số 6.529 người.
Địa giới hành chính xã Hoạt Giang: Đông giáp huyện Nga Sơn và thị xã Bỉm Sơn; Tây giáp các xã Yên Dương, Hà Bình; Nam giáp các xã Hà Lai, Hà Châu; Bắc giáp thị xã Bỉm Sơn.
4.5. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hà Yên (3,45 km2, 3.328 người), xã Hà Dương (4,89 km2, 3.187 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Yên Dương. Sau khi sắp xếp xã Yên Dương có diện tích tự nhiên 8,34 km2, dân số 6.515 người.
Địa giới hành chính Yên Dương: Đông giáp xã Hoạt Giang; Tây giáp xã Hà Tân; Nam giáp xã Hà Bình; Bắc giáp xã Hà Bắc và thị xã Bỉm Sơn.
5.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Châu Lộc (6,73 km2, 3.130 người), xã Triệu Lộc (9,18 km2, 5.062 người) để thành lập xã Triệu Lộc mới. Sau khi sắp xếp xã Triệu Lộc có diện tích tự nhiên 15,91 km2, dân số 8.192 người.
Địa giới hành chính xã Triệu Lộc: Đông giáp các xã Tiến Lộc, Đại Lộc; Tây giáp huyện Hoằng Hóa; Nam giáp huyện Hoằng Hóa; Bắc giáp huyện Hà Trung.
5.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Văn Lộc (3,22 km2, 3.982 người), xã Thuần Lộc (3,31 km2, 3.839 người) để thành lập xã Thuần Lộc mới. Sau khi sắp xếp xã Thuần Lộc có diện tích tự nhiên 6,53 km2, dân số 7.821 người.
Địa giới hành chính xã Thuần Lộc: Đông giáp xã Xuân Lộc và thị trấn Hậu Lộc; Tây giáp huyện Hoằng Hóa; Nam giáp huyện Hoằng Hóa; Bắc giáp xã Mỹ Lộc.
5.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Thịnh Lộc (2,54 km2, 2.351 người), xã Lộc Tân (4,72 km2, 4.640 người) vào thị trấn Hậu Lộc (2,63 km2, 4.583 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Hậu Lộc có diện tích tự nhiên 9,89 km2, dân số 11.574 người.
Địa giới hành chính thị trấn Hậu Lộc: Đông giáp các xã Hoa Lộc, Phú Lộc; Tây giáp các xã Lộc Sơn, Mỹ Lộc, Thuần Lộc; Nam giáp xã Xuân Lộc; Bắc giáp các xã Tuy Lộc, Cầu Lộc.
6.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hoằng Xuân (4,14 km2, 3.495 người), xã Hoằng Khánh (9,31 km2, 4.207 người) để thành lập xã Hoằng Xuân mới. Sau khi sắp xếp xã Hoằng Xuân có diện tích tự nhiên 13,45 km2, dân số 7.702 người.
Địa giới hành chính xã Hoằng Xuân: Đông giáp các xã Hoằng Trung, Hoằng Kim và huyện Hậu Lộc; Tây giáp huyện Thiệu Hóa; Nam giáp xã Hoằng Phượng; Bắc giáp huyện Hà Trung.
6.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hoằng Sơn (3,33 km2, 3.343 người), xã Hoằng Lương (2,40 km2, 3.212 người) để thành lập xã Hoằng Sơn mới. Sau khi sắp xếp xã Hoằng Sơn có diện tích tự nhiên 5,73 km2, dân số 6.555 người.
Địa giới hành chính xã Hoằng Sơn: Đông giáp huyện Hậu Lộc; Tây giáp xã Hoằng Trinh; Nam giáp xã Hoằng Xuyên và huyện Hậu Lộc; Bắc giáp huyện Hậu Lộc.
6.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hoằng Xuyên (3,21 km2, 2.934 người), xã Hoằng Khê (2,82 km2, 2.962 người) để thành lập xã Hoằng Xuyên mới. Sau khi sắp xếp xã Hoằng Xuyên có diện tích tự nhiên 6,03 km2, dân số 5.896 người.
Địa giới hành chính xã Hoằng Xuyên: Đông giáp xã Hoằng Đạt; Tây giáp các xã Hoằng Quý, Hoằng Quỳ; Nam giáp các xã Hoằng Đức, Hoằng Cát và thị trấn Bút Sơn; Bắc giáp Hoằng Sơn và huyện Hậu Lộc.
6.4. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hoằng Minh (3,73 km2, 3.892 người), xã Hoằng Đức (3,75 km2, 2.684 người) để thành lập xã Hoằng Đức mới. Sau khi sắp xếp xã Hoằng Đức có diện tích tự nhiên 7,48 km2, dân số 6.576 người.
Địa giới hành chính xã Hoằng Đức: Đông giáp các xã Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh và thị trấn Bút Sơn; Tây giáp thành phố Thanh Hóa; Nam giáp các xã Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh, thị trấn Bút Sơn và thành phố Thanh Hóa; Bắc giáp các xã Hoằng Cát, Hoằng Xuyên.
6.5. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hoằng Phúc (3,04 km2, 2.945 người), xã Hoằng Vinh (2,79 km2, 3.867 người) vào thị trấn Bút Sơn (1,89 km2, 5.277 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Bút Sơn có diện tích tự nhiên 7,72 km2, dân số 12.089 người.
Địa giới hành chính thị trấn Bút Sơn: Đông giáp các xã Hoằng Đạo, Hoằng Thắng, Hoằng Đạt; Tây giáp xã Hoằng Đức; Nam giáp xã Hoằng Đồng; Bắc giáp xã Hoằng Xuyên.
7.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Quảng Phúc (4,84 km2, 2.781 người), xã Quảng Vọng (6,94 km2, 4.603 người) để thành lập xã Quảng Phúc mới. Sau khi sắp xếp xã Quảng Phúc có diện tích tự nhiên 11,78 km2, dân số 7.384 người.
Địa giới hành chính xã Quảng Phúc: Đông giáp các xã Quảng Ngọc, Quảng Trường, Quảng Khê; Tây giáp huyện Nông Cống; Nam giáp huyện Nông Cống; Bắc giáp xã Quảng Ngọc và huyện Nông Cống.
7.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Quảng Lợi (5,31 km2, 7.154 người), xã Quảng Lĩnh (5,00 km2, 4.124 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Tiên Trang. Sau khi sắp xếp xã Tiên Trang có diện tích tự nhiên 10,31 km2, dân số 11.278 người.
Địa giới hành chính xã Tiên Trang: Đông giáp Biển Đông; Tây giáp các xã Quảng Trường, Quảng Khê; Nam giáp xã Quảng Thạch; Bắc giáp các xã Quảng Bình, Quảng Lộc, Quảng Thái.
7.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Quảng Phong (7,42 km2, 7.290 người), xã Quảng Tân (6,06 km2, 9.979 người) vào thị trấn Quảng Xương (1,15 km2, 3.334 người) và đổi tên thị trấn Quảng Xương thành thị trấn Tân Phong. Sau khi sắp xếp thị trấn Tân Phong có diện tích tự nhiên 14,63 km2, dân số 20.603 người.
Địa giới hành chính thị trấn Tân Phong: Đông giáp các xã Quảng Định, Quảng Đức; Tây giáp các xã Quảng Trạch, Quảng Hòa; Nam giáp các xã Quảng Ninh, Quảng Hợp; Bắc giáp thành phố Thanh Hóa.
8.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Trung Ý (2,85 km2, 2.207 người), xã Trung Chính (5,25 km2, 4.704 người) để thành lập xã Trung Chính mới. Sau khi sắp xếp xã Trung Chính có diện tích tự nhiên 8,10 km2, dân số 6.911 người.
Địa giới hành chính xã Trung Chính: Đông giáp xã Tế Nông; Tây giáp xã Trung Thành; Nam giáp xã Tế Thắng; Bắc giáp các xã Tân Khang, Tân Phúc, Hoàng Sơn.
8.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Tế Tân (5,72 km2, 3.066 người), xã Tế Nông (6,86 km2, 5.481 người) để thành lập xã Tế Nông mới. Sau khi sắp xếp xã Tế Nông có diện tích tự nhiên 12,58 km2, dân số 8.547 người.
Địa giới hành chính xã Tế Nông: Đông giáp huyện Quảng Xương; Tây giáp các xã Trung Chính, Tế Thắng, Tế Lợi, Minh Nghĩa; Nam giáp xã Minh Khôi; Bắc giáp các xã Hoàng Giang, xã Hoàng Sơn.
8.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Yên Mỹ (10,90 km2, 2.899 người), xã Công Bình (13,34 km2, 4.917 người) để thành lập xã Yên Mỹ mới. Sau khi sắp xếp xã Yên Mỹ có diện tích tự nhiên 24,24 km2, dân số 7.816 người.
Địa giới hành chính xã Yên Mỹ: Đông giáp huyện Tĩnh Gia; Tây giáp huyện Như Thanh; Nam giáp huyện Như Thanh; Bắc giáp xã Công Chính.
9.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Triêu Dương (4,00 km2, 3.278 người), xã Hải Ninh (6,14 km2, 11.740 người) để thành lập xã Hải Ninh mới. Sau khi sắp xếp xã Hải Ninh có diện tích tự nhiên 10,14 km2, dân số 15.018 người.
Địa giới hành chính xã Hải Ninh: Đông giáp Biển Đông; Tây giáp các xã Thanh Sơn, Ngọc Lĩnh; Nam giáp xã Hải An; Bắc giáp các xã Hải Châu, Thanh Thủy.
9.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hùng Sơn (12,17 km2, 3.562 người), xã Các Sơn (23,93 km2, 7.764 người) để thành lập xã Các Sơn mới. Sau khi sắp xếp xã Các Sơn có diện tích tự nhiên 36,1 km2, dân số 11.326 người.
Địa giới hành chính xã Các Sơn: Đông giáp các xã Tân Dân, Ngọc Lĩnh; Tây giáp huyện Nông Cống; Nam giáp các xã Định Hải, Phú Sơn; Bắc giáp xã Anh Sơn và huyện Nông Cống.
9.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hải Hòa (6,38 km2, 7.552 người) vào thị trấn Tĩnh Gia (1,25 km2, 5.475 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Tĩnh Gia có diện tích tự nhiên 7,63 km2, dân số 13.027 người.
Địa giới hành chính thị trấn Tĩnh Gia: Đông giáp biển Đông; Tây giáp các xã Nguyên Bình, Hải Nhân; Nam giáp xã Bình Minh; Bắc giáp các xã Ninh Hải, Hải Nhân.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Đông Khê (3,75 km2, 3.005 người), xã Đông Anh (2,76 km2, 3.579 người) để thành lập xã Đông Khê mới. Sau khi sắp xếp xã Đông Khê có diện tích tự nhiên 6,51 km2, dân số 6.584 người.
Địa giới hành chính xã Đông Khê: Đông giáp xã Đông Thịnh và thị trấn Rừng Thông; Tây giáp các xã Đông Hoàng, Đông Ninh; Nam giáp các xã Đông Ninh, Đông Minh, Đông Thịnh; Bắc giáp các xã Đông Tiến, Đông Thanh, thị trấn Rừng Thông và huyện Thiệu Hóa.
11.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Thiệu Minh (4,01 km2, 2.827 người), xã Thiệu Tâm (6,40 km2, 7.556 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Minh Tâm. Sau khi sắp xếp xã Minh Tâm có diện tích tự nhiên 10,41 km2, dân số 10.383 người.
Địa giới hành chính xã Minh Tâm: Đông giáp các xã Thiệu Vận, Thiệu Viên; Tây giáp các xã Thiệu Toán, Thiệu Chính; Nam giáp xã Thiệu Hòa và huyện Triệu Sơn; Bắc giáp các xã Thiệu Tiến, Thiệu Vũ, Thiệu Phúc.
11.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Thiệu Tân (4,07 km2, 2.811 người), xã Thiệu Châu (3,34 km2, 3.346 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Tân Châu. Sau khi sắp xếp xã Tân Châu có diện tích tự nhiên 7,41 km2, dân số 6.157 người.
Địa giới hành chính xã Tân Châu: Đông giáp thành phố Thanh Hóa; Tây giáp thị trấn Vạn Hà; Nam giáp xã Thiệu Giao và huyện Đông Sơn; Bắc giáp các xã Thiệu Nguyên, Thiệu Duy, Thiệu Hợp.
11.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Thiệu Đô (5,16 km2, 8.122 người) vào thị trấn Vạn Hà (5,52 km2, 8.828 người) và đổi tên thị trấn Vạn Hà thành thị trấn Thiệu Hóa. Sau khi sắp xếp thị trấn Thiệu Hóa có diện tích tự nhiên 10,68 km2, dân số 16.950 người.
Địa giới hành chính thị trấn Thiệu Hóa: Đông giáp các xã Thiệu Nguyên, Thiệu Duy, Tân Châu; Tây giáp các xã Thiệu Vận, Thiệu Phúc; Nam giáp xã Thiệu Trung; Bắc giáp xã Thiệu Phú.
12.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Yên Giang (10,48 km2, 3.716 người), xã Yên Phú (6,00 km2, 4.102 người) để thành lập xã Yên Phú mới. Sau khi sắp xếp xã Yên Phú có diện tích tự nhiên 16,48 km2, dân số 7.818 người.
Địa giới hành chính xã Yên Phú: Đông giáp các xã Yên Trường, Yên Hùng; Tây giáp thị trấn Thống Nhất; Nam giáp xã Yên Thịnh và huyện Thọ Xuân; Bắc giáp các xã Yên Tâm, Yên Trung.
12.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Yên Bái (5,07 km2, 3.650 người), xã Yên Trường (3,62 km2, 4.012 người) để thành lập xã Yên Trường mới. Sau khi sắp xếp xã Yên Trường có diện tích tự nhiên 8,69 km2, dân số 7.662 người.
Địa giới hành chính xã Yên Trường: Đông giáp các xã Yên Phong, Yên Hùng; Tây giáp các xã Yên Trung, Yên Thọ; Nam giáp các xã Yên Phú, Yên Hùng; Bắc giáp huyện Vĩnh Lộc.
12.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Định Tường (6,76 km2, 7.368 người) vào thị trấn Quán Lào (1,48 km2, 4.361 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Quán Lào có diện tích tự nhiên 8,24 km2, dân số 11.729 người.
Địa giới hành chính thị trấn Quán Lào: Đông giáp các xã Định Hưng, Định Bình; Tây giáp xã Định Tăng; Nam giáp xã Định Bình; Bắc giáp xã Định Long.
13.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Vĩnh Khang (4,24 km2, 3.110 người), xã Vĩnh Ninh (6,86 km2, 5.625 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Ninh Khang. Sau khi sắp xếp xã Ninh Khang có diện tích tự nhiên 11,10 km2, dân số 8.735 người.
Địa giới hành chính xã Ninh Khang: Đông giáp xã Vĩnh Hòa; Tây giáp huyện Yên Định; Nam giáp huyện Yên Định; Bắc giáp thị trấn Vĩnh Lộc và huyện Yên Định.
13.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Vĩnh Minh (6,84 km2, 4.912 người), xã Vĩnh Tân (6,74 km2, 3.027 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Minh Tân. Sau khi sắp xếp xã Minh Tân có diện tích tự nhiên 13,58 km2, dân số 7.939 người.
Địa giới hành chính xã Minh Tân: Đông giáp xã Vĩnh Thịnh và huyện Hà Trung; Tây giáp xã Vĩnh Hùng; Nam giáp xã Vĩnh An và huyện Yên Định; Bắc giáp huyện Thạch Thành.
13.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Vĩnh Thành (4,61 km2, 4.955 người) vào thị trấn Vĩnh Lộc (0,82 km2, 2.642 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Vĩnh Lộc có diện tích tự nhiên 5,43 km2, dân số 7.597 người.
Địa giới hành chính thị trấn Vĩnh Lộc: Đông giáp xã Vĩnh Phúc; Tây giáp huyện Yên Định; Nam giáp xã Ninh Khang; Bắc giáp các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long.
14.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Minh Dân (3,21 km2, 3.491 người), xã Minh Châu (3,49 km2, 4.567 người) vào thị trấn Triệu Sơn (1,80 km2, 6.880 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Triệu Sơn có diện tích tự nhiên 8,50 km2, dân số 14.938 người.
Địa giới hành chính thị trấn Triệu Sơn: Đông giáp xã Dân Lý; Tây giáp xã Minh Sơn; Nam giáp các xã Nông Trường, An Nông; Bắc giáp các xã Dân Quyền, Dân Lực, Minh Sơn.
14.2. Thành lập thị trấn Nưa trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Tân Ninh (21,20 km2, 9.638 người). Sau khi thành lập thị trấn Nưa có diện tích tự nhiên 21,20 km2, dân số 9.638 người.
Địa giới hành chính thị trấn Nưa: Đông giáp huyện Nông cống; Tây giáp huyện Như Thanh; Nam giáp huyện Như Thanh; Bắc giáp các xã Thái Hòa, Đồng Lợi, Khuyến Nông.
15.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Xuân Lam (5,08 km2, 3.256 người) vào thị trấn Lam Sơn (3,83 km2, 7.634 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Lam Sơn có diện tích tự nhiên 8,91 km2, dân số 10.890 người.
Địa giới hành chính thị trấn Lam Sơn: Đông giáp các xã Thọ Xương, Thọ Lâm; Tây giáp xã Thọ Xương; Nam giáp xã Thọ Xương; Bắc giáp xã Xuân Thiên và huyện Ngọc Lặc.
15.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Xuân Thắng (16,14 km2, 6.284 người) vào thị trấn Sao Vàng (2,55 km2, 3.113 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Sao Vàng có diện tích tự nhiên 18,69 km2, dân số 9.397 người.
Địa giới hành chính thị trấn Sao Vàng: Đông giáp xã Xuân Sinh và huyện Triệu Sơn; Tây giáp các xã Thọ Lâm, Xuân Phú; Nam giáp huyện Triệu Sơn; Bắc giáp các xã Thọ Lâm, Xuân Hưng.
15.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Xuân Sơn (13,56 km2, 7.075 người), xã Xuân Quang (3,81 km2, 3.557 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Xuân Sinh. Sau khi sắp xếp xã Xuân Sinh có diện tích tự nhiên 17,37 km2, dân số 10.632 người.
Địa giới hành chính xã Xuân Sinh: Đông giáp các xã Tây Hồ, Nam Giang, Thọ Lộc; Tây giáp thị trấn Sao Vàng; Nam giáp thị trấn Sao Vàng và huyện Triệu Sơn; Bắc giáp các xã Xuân Giang, Tây Hồ.
15.4. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hạnh Phúc (3,26 km2, 2.251 người) vào thị trấn Thọ Xuân (1,52 km2, 5.851 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Thọ Xuân có diện tích tự nhiên 4,78 km2, dân số 8.102 người.
Địa giới hành chính thị trấn Thọ Xuân: Đông giáp xã Xuân Hồng; Tây giáp xã Xuân Trường; Nam giáp các xã Tây Hồ, Bắc Lương; Bắc giáp các xã Phú Xuân, Xuân Lai.
15.5. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Xuân Khánh (3,52 km2, 2.941 người), xã Thọ Nguyên (4,97 km2, 3.812 người), xã Xuân Thành (3,85 km2, 3.119 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Xuân Hồng. Sau khi sắp xếp xã Xuân Hồng có diện tích tự nhiên 12,34 km2, dân số 9.872 người.
Địa giới hành chính xã Xuân Hồng: Đông giáp xã Trường Xuân và huyện Thiệu Hóa; Tây giáp thị trấn Thọ Xuân; Nam giáp các xã Bắc Lương, Nam Giang, Xuân Phong; Bắc giáp các xã Xuân Lai, Trường Xuân.
15.6. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Xuân Tân (3,69 km2, 3.241 người), xã Xuân vinh (5,95 km2, 4.732 người), xã Thọ Trường (4,10 km2, 2.919 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Trường Xuân. Sau khi sắp xếp xã Trường Xuân có diện tích tự nhiên 13,74 km2, dân số 10.892 người.
Địa giới hành chính xã Trường Xuân; Đông giáp huyện Thiệu Hóa; Tây giáp các xã Xuân Hồng, Xuân Lai; Nam giáp xã Xuân Hồng; Bắc giáp xã Xuân Minh và huyện Yên Định.
15.7. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Thọ Thắng (2,90 km2, 1.751 người), xã Xuân Lập (6,23 km2, 6.309 người) để thành lập xã Xuân Lập mới. Sau khi sắp xếp xã Xuân Lập có diện tích tự nhiên 9,13 km2, dân số 8.060 người.
Địa giới hành chính xã Xuân Lập: Đông giáp xã Xuân Minh; Tây giáp các xã Xuân Tín, Phú Xuân; Nam giáp các xã Phú Xuân, Xuân Lai; Bắc giáp xã Quảng Phú và huyện Yên Định.
15.8. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Xuân Yên (3,14 km2, 3.594 người), xã Phú Yên (4,30 km2, 4.481 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Phú Xuân. Sau khi sắp xếp xã Phú Xuân có diện tích tự nhiên 7,44 km2, dân số 8.075 người.
Địa giới hành chính xã Phú Xuân: Đông giáp xã Xuân Lai; Tây giáp các xã Xuân Tín, Xuân Hòa; Nam giáp các xã Xuân Trường, Xuân Hòa và thị trấn Thọ Xuân; Bắc giáp xã Xuân Lập.
15.9. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Thọ Minh (5,31 km2, 3.375 người), xã Xuân Châu (13,31 km2, 4.659 người) để thành lập xã mới, lấy tên là xã Thuận Minh. Sau khi sắp xếp xã Thuận Minh có diện tích tự nhiên 18,62 km2, dân số 8.034 người.
Địa giới hành chính xã Thuận Minh: Đông giáp xã Thọ Lập; Tây giáp huyện Ngọc Lặc; Nam giáp các xã Xuân Thiên, Thọ Hải; Bắc giáp huyện Ngọc Lặc.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Tén Tằn (120,12 km2, 4.194 người) vào thị trấn Mường Lát (9,54 km2, 2.890 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Mường Lát có diện tích tự nhiên 129,66 km2, dân số 7.084 người.
Địa giới hành chính thị trấn Mường Lát: Đông giáp các xã Nhi Sơn, Tam Chung; Tây giáp xã Quang Chiểu và nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; Nam giáp các xã Pù Nhi, Quang Chiểu; Bắc giáp xã Tam Chung và nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
17.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Xuân Phú (24,46 km2, 1.420 người), xã Phú Nghiêm (19,97 km2, 1.153 người) để thành lập xã Phú Nghiêm mới. Sau khi sắp xếp xã Phú Nghiêm có diện tích tự nhiên 44,43 km2, dân số 2.573 người.
Địa giới hành chính xã Phú Nghiêm: Đông giáp huyện Bá Thước; Tây giáp thị trấn Hồi Xuân và huyện Quan Sơn; Nam giáp huyện Bá Thước; Bắc giáp huyện Bá Thước.
17.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hồi Xuân (68,89 km2, 3.456 người) vào thị trấn Quan Hóa (3,92 km2, 3.758 người) và đổi tên thị trấn Quan Hóa thành thị trấn Hồi Xuân. Sau khi sắp xếp thị trấn Hồi Xuân có diện tích tự nhiên 72,81 km2, dân số 7.214 người.
Địa giới hành chính thị trấn Hồi Xuân: Đông giáp xã Phú Nghiêm và huyện Bá Thước; Tây giáp các xã Phú Xuân, Nam Xuân; Nam giáp các xã Nam Xuân, Phú Nghiêm và huyện Quan Sơn; Bắc giáp xã Phú Xuân và huyện Bá Thước.
17.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Phú Xuân (24,30 km2, 1.886 người), xã Thanh Xuân (78,06 km2, 2.953 người) để thành lập xã Phú Xuân mới. Sau khi sắp xếp xã Phú Xuân có diện tích tự nhiên 102,36 km2, dân số 4.839 người.
Địa giới hành chính xã Phú Xuân: Đông giáp thị trấn Hồi Xuân và huyện Bá Thước; Tây giáp các xã Phú Sơn, Nam Tiến; Nam giáp các xã Nam Tiến, Nam Xuân và thị trấn Hồi Xuân; Bắc giáp các xã Phú Sơn, Phú Lệ.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Sơn Lư (45,57 km2, 2.768 người) vào thị trấn Quan Sơn (8,44 km2, 2.598 người) và đổi tên thị trấn Quan Sơn thành thị trấn Sơn Lư. Sau khi sắp xếp thị trấn Sơn Lư có diện tích tự nhiên 54,01 km2, dân số 5.366 người.
Địa giới hành chính thị trấn Sơn Lư: Đông giáp xã Trung Thượng; Tây giáp xã Sơn Điện; Nam giáp xã Sơn Hà, Tam Lư, Tam Thanh; Bắc giáp xã Sơn Điện và huyện Quan Hóa.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Quang Hiến (24,61 km2, 4.393 người) vào thị trấn Lang Chánh (2,21 km2, 5.086 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Lang Chánh có diện tích tự nhiên 26,82 km2, dân số 9.479 người.
Địa giới hành chính thị trấn Lang Chánh: Đông giáp xã Đồng Lương và huyện Ngọc Lặc; Tây giáp xã Trí Nang; Nam giáp xã Giao An; Bắc giáp các xã Đồng Lương, Tân Phúc.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Tân Lập (13,23 km2, 2.513 người), xã Lâm Xa (11,16 km2, 3.647 người) vào thị trấn Cành Nàng (0,83 km2, 3.437 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Cành Nàng có diện tích tự nhiên 25,22 km2, dân số 9.597 người.
Địa giới hành chính thị trấn Cành Nàng: Đông giáp các xã Hạ Trung, Ái Thượng; Tây giáp xã Ban Công; Nam giáp xã Thiết Ống; Bắc giáp xã Ban Công.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Ngọc Khê (30,80 km2, 10.545 người), một phần diện tích tự nhiên, dân số của xã Thúy Sơn (0,86 km2, 2.110 người của các thôn Xuân Sơn, Ngọc Sơn), xã Quang Trung (1,74 km2, 1.386 người của các thôn Phố 1, Quang Hưng) vào thị trấn Ngọc Lặc (1,73 km2, 8.323 người). Sau khi sắp xếp:
- Thị trấn Ngọc Lặc có diện tích tự nhiên 35,13 km2, dân số 22.364 người. Địa giới hành chính thị trấn Ngọc Lặc: Đông giáp các xã Ngọc Sơn, Ngọc Liên; Tây giáp các xã Cao Ngọc, Mỹ Tân; Nam giáp các xã Cao Ngọc, Minh Sơn; Bắc giáp các xã Thúy Sơn, Quang Trung.
- Xã Thúy Sơn có diện tích tự nhiên 30,28 km2, dân số 6.669 người.
Địa giới hành chính xã Thúy Sơn: Đông giáp các xã Quang Trung, Ngọc Khê; Tây giáp huyện Lang Chánh; Nam giáp các xã Ngọc Khê, Mỹ Tân; Bắc giáp các xã Quang Trung, Thạch Lập.
- Xã Quang Trung có diện tích tự nhiên 23,20 km2, dân số 6.046 người. Địa giới hành chính xã Quang Trung: Đông giáp xã Đồng Thịnh; Tây giáp các xã Thạch Lập, Thúy Sơn; Nam giáp các xã Ngọc Khê, Ngọc Liên; Bắc giáp huyện Cẩm Thủy.
22.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Cẩm Sơn (22,78 km2, 5.488 người), xã Cẩm Phong (7,93 km2, 7.011 người) vào thị trấn Cẩm Thủy (3,71 km2, 6.341 người) và đổi tên thị trấn Cẩm Thủy thành thị trấn Phong Sơn. Sau khi sắp xếp thị trấn Phong Sơn có diện tích tự nhiên 34,42 km2, dân số 18.840 người.
Địa giới hành chính thị trấn Phong Sơn: Đông giáp các xã Cẩm Ngọc, Cẩm Yên; Tây giáp các xã Cẩm Châu, Cẩm Bình; Nam giáp các xã Cẩm Châu, Cẩm Yên; Bắc giáp các xã Cẩm Giang, Cẩm Tú.
22.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Cẩm Tân (6,98 km2, 3.563 người), xã Phúc Do (5,61km2, 1.434 người), một phần diện tích tự nhiên, dân số xã Cẩm Vân (2,43 km2, 994 người của thôn Phác Lê) để thành lập xã Cẩm Tân mới. Sau khi sắp xếp:
- Xã Cẩm Tân có diện tích tự nhiên 15,02 km2, dân số 5.991 người.
Địa giới hành chính xã Cẩm Tân: Đông giáp xã Cẩm Phú; Tây giáp các xã Cẩm Vân, Cẩm Yên; Nam giáp xã Cẩm Vân và huyện Vĩnh Lộc, Bắc giáp xã Cẩm Ngọc.
- Xã Cẩm Vân có diện tích tự nhiên 14,96 km2, dân số 6.740 người.
Địa giới hành chính xã Cẩm Vân: Đông giáp huyện Vĩnh Lộc; Tây giáp các xã Cẩm Yên, Cẩm Tâm; Nam giáp huyện Yên Định; Bắc giáp xã Cẩm Tân.
23.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Thành Vân (40,27 km2, 6.237 người) vào thị trấn Vân Du (4,25 km2, 2.925 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Vân Du có diện tích tự nhiên 44,52 km2, dân số 9.162 người.
Địa giới hành chính thị trấn Vân Du: Đông giáp các xã Thành Tâm, Thành An; Tây giáp xã Thành Tân; Nam giáp xã Thành Thọ; Bắc giáp tỉnh Ninh Bình.
23.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Thạch Tân (5,11 km2,1.913 người), xã Thạch Bình (15,30 km2, 5.844 người) để thành lập xã Thạch Bình mới. Sau khi sắp xếp xã Thạch Bình có diện tích tự nhiên 20,41 km2, dân số 7.757 người.
Địa giới hành chính xã Thạch Bình: Đông giáp xã Thành Trực; Tây giáp xã Thạch Đồng và huyện Cẩm Thủy; Nam giáp xã Thạch Định; Bắc giáp xã Thạch Sơn.
23.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Thành Kim (9,27 km2, 6.573 người) vào thị trấn Kim Tân (1,49 km2, 4.050 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Kim Tân có diện tích tự nhiên 10,76 km2, dân số 10.623 người.
Địa giới hành chính thị trấn Kim Tân: Đông giáp xã Thành Thọ; Tây giáp xã Thành Hưng; Nam giáp xã Thành Tiến; Bắc giáp các xã Thạch Định và Thành Tân.
24.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hải Vân (17,12 km2, 3.700 người) vào thị trấn Bến Sung (4,80 km2, 6.551 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Bến Sung có diện tích tự nhiên 21,92 km2, dân số 10.251 người.
Địa giới hành chính thị trấn Bến Sung: Đông giáp các xã Phú Nhuận, Yên Thọ và huyện Nông cống; Tây giáp các xã Hải Long, Xuân Thái; Nam giáp các xã Yên Thọ, Xuân Phúc; Bắc giáp các xã Phú Nhuận, Hải Long.
24.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Phúc Đường (17,44 km2, 2.230 người), xã Xuân Phúc (25,06 km2, 3.705 người) để thành lập xã Xuân Phúc mới. Sau khi sắp xếp xã Xuân Phúc có diện tích tự nhiên 42,5 km2, dân số 5.935 người.
Địa giới hành chính xã Xuân Phúc: Đông giáp các xã Yên Lạc, Yên Thọ; Tây giáp xã Xuân Thái; Nam giáp xã Thanh Tân; Bắc giáp xã Yên Thọ và thị trấn Bến Sung.
24.3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Xuân Thọ (18,91 km2, 2.271 người), xã Cán Khê (20,38 km2, 5.673 người) để thành lập xã Cán Khê mới. Sau khi sắp xếp xã Cán Khê có diện tích tự nhiên 39,29 km2, dân số 7.944 người.
Địa giới hành chính xã Cán Khê: Đông giáp huyện Triệu Sơn; Tây giáp các huyện Như Xuân, Thường Xuân; Nam giáp các xã Phượng Nghi, Xuân Du; Bắc giáp huyện Triệu Sơn.
25.1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Yên Lễ (26,58 km2, 4.691 người) vào thị trấn Yên Cát (4,69 km2, 3.836 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Yên Cát có diện tích tự nhiên 31,27 km2, dân số 8.527 người.
Địa giới hành chính thị trấn Yên Cát: Đông giáp xã Tân Bình và huyện Như Thanh; Tây giáp các xã Cát Tân, Hoá Quỳ; Nam giáp các xã Bình Lương; Bắc giáp xã Thượng Ninh.
25.2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Xuân Quỳ (18,27 km2, 2.037 người), xã Hóa Quỳ (26,55 km2, 5.152 người) để thành lập xã Hóa Quỳ mới. Sau khi sắp xếp xã Hóa Quỳ có diện tích tự nhiên 44,82 km2, dân số 7.189 người.
Địa giới hành chính xã Hóa Quỳ: Đông giáp xã Bình Lương; Tây giáp xã Thanh Lâm, Thanh Hòa; Nam giáp xã Xuân Hòa; Bắc giáp các xã Cát Vân, Cát Tân và thị trấn Yên Cát.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Xuân Cẩm (46,76 km2, 3.667 người) vào thị trấn Thường Xuân (2,77 km2, 5.663 người). Sau khi sắp xếp thị trấn Thường Xuân có diện tích tự nhiên 49,53 km2, dân số 9.330 người.
Địa giới hành chính thị trấn Thường Xuân: Đông giáp xã Xuân Dương; Tây giáp xã Vạn Xuân; Nam giáp các xã Thọ Thanh, Xuân Cao; Bắc giáp xã Ngọc Phụng.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và quy định của pháp luật hiện hành, hoàn chỉnh hồ sơ đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVII, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 186/NQ-HĐND năm 2019 về chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu: | 186/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký: | Trịnh Văn Chiến |
Ngày ban hành: | 10/07/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 186/NQ-HĐND năm 2019 về chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Thanh Hóa
Chưa có Video