HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 156/2019/NQ-HĐND |
Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 7 năm 2019 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN; CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG, MỨC KHOÁN CHI PHỤ CẤP ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ; MỨC BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM GIA CÔNG VIỆC CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Sau khi xem xét Tờ trình số 214/TTr-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Nghị quyết quy định số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; chức danh, số lượng, mức khoán chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố; báo cáo thẩm tra của các ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định về số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; chức danh, số lượng, mức khoán chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở cấp xã (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã).
2. Công chức cấp xã.
3. Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
4. Những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
5. Những người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.
6. Cơ quan quản lý nhà nước liên quan.
Điều 3. Quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã
1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:
a) Loại 1: tối đa 22 người;
b) Loại 2: tối đa 20 người;
c) Loại 3: tối đa 18 người.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng địa phương để bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều này. Đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này giảm 01 người.
3. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.
4. Đối với các đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp: Chậm nhất là 05 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ, công chức cấp xã ở đơn vị hành chính mới phải bảo đảm số lượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 4. Quy định chức danh, số lượng và mức khoán chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã
1. Chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã gồm:
a) Khối công tác Đảng gồm: Văn phòng - Tổ chức - Kiểm tra - Tuyên giáo - Dân vận.
b) Khối công tác Mặt trận, tổ chức đoàn thể, hội gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó các đoàn thể: Phụ nữ, Nông dân, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh; Chủ tịch Hội người cao tuổi; Chủ tịch Hội chữ thập đỏ.
c) Khối công tác chính quyền:
Đối với các xã, thị trấn, gồm: Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự; Phó Trưởng Công an; Công an viên thường trực; Phụ trách lâm, ngư, diêm nghiệp, thủy lợi, phụ trách chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông; Phụ trách trạm truyền thanh cơ sở; các chức danh khác thực hiện nhiệm vụ theo tính chất đặc thù của địa phương (nếu có). (Riêng Phó Trưởng Công an và Công an viên thường trực chỉ áp dụng đối với xã chưa bố trí công an chính quy).
Đối với các phường, gồm: Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự; Trưởng Ban bảo vệ dân phố; Phó Trưởng Ban bảo vệ dân phố; Phụ trách lâm, ngư, diêm nghiệp, thủy lợi, phụ trách chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông; Phụ trách trạm truyền thanh cơ sở; các chức danh khác thực hiện nhiệm vụ theo tính chất đặc thù của địa phương (nếu có).
2. Số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã:
a) Mỗi xã, phường, thị trấn bố trí không quá 08 người; trong trường hợp cụ thể, không thể bố trí kiêm nhiệm thì bố trí tối đa không quá 09 người;
b) Riêng đối với các đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp: Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở đơn vị hành chính mới để số lượng theo quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP. Chậm nhất là 05 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành thì số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở đơn vị hành chính mới phải bảo đảm số lượng quy định tại điểm a khoản này.
3. Mức khoán chi phụ cấp:
Thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả hỗ trợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn như sau: Loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 16,0 lần mức lương cơ sở; Loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 13,7 lần mức lương cơ sở; Loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 11,4 lần mức lương cơ sở. Mức khoán chi phụ cấp đối với 01 người hoạt động không chuyên trách cấp xã không được cao hơn 2,0 lần mức lương cơ sở/người/tháng (bố trí 08 người) và không được cao hơn 1,78 lần mức lương cơ sở/người/tháng (bố trí 09 người).
Điều 5. Quy định chức danh, số lượng và mức khoán chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố
1. Đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố:
a) Chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố gồm: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận.
b) Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố: Mỗi thôn, tổ dân phố bố trí không quá 02 người (khuyến khích bí thư kiêm thôn trưởng hoặc tổ trưởng tổ dân phố; nơi không đủ điều kiện thì bí thư kiêm trưởng ban công tác mặt trận).
c) Thực hiện khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố như sau: Thôn, tổ dân phố loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 3,6 lần mức lương cơ sở; Thôn, tổ dân phố loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 3,3 lần mức lương cơ sở; Thôn, tổ dân phố loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở.
2. Đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố:
Những người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố khi có nhu cầu công việc (ngoài 03 chức danh người hoạt động không chuyên trách quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) được hỗ trợ mức bồi dưỡng hàng năm cho thôn, tổ dân phố để trả mức bồi dưỡng theo nhiệm vụ công việc khi cần như sau: Thôn, tổ dân phố loại 1 được hỗ trợ 25 triệu đồng/thôn, tổ dân phố/năm; Thôn, tổ dân phố loại 2 được hỗ trợ 22 triệu đồng/thôn, tổ dân phố/năm; Thôn, tổ dân phố loại 3 được hỗ trợ 20 triệu đồng/thôn, tổ dân phố/năm.
Điều 6. Nguyên tắc, đối tượng, mức phụ cấp kiêm nhiệm
Thực hiện kiêm nhiệm để giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 3; khoản 2 Điều 4 và điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị quyết này thì được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm như sau:
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh cán bộ, công chức cấp xã: Ngoài việc được hưởng lương đối với cán bộ, công chức cấp xã còn được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm: 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm.
2. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách cấp xã: ngoài việc được hưởng lương đối với cán bộ, công chức cấp xã còn được hưởng mức khoán nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách cấp xã mà người đó kiêm nhiệm nhưng tổng phụ cấp kiêm nhiệm không được quá 2,0 lần mức lương cơ sở/người/tháng (nếu quy định 08 người hoạt động không chuyên trách cấp xã) và không được quá 1,78 lần mức lương cơ sở/người/tháng (nếu quy định 09 người hoạt động không chuyên trách cấp xã).
3. Cán bộ, công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách cấp xã kiêm nhiệm nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố: Ngoài việc được hưởng lương đối với cán bộ, công chức cấp xã hoặc được hưởng phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, còn được hưởng mức khoán nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố mà người đó kiêm nhiệm nhưng tổng phụ cấp kiêm nhiệm không được quá 1,8 lần mức lương cơ sở.
Điều 7. Nguồn kinh phí thực hiện
Thực hiện từ nguồn ngân sách trung ương theo quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và nguồn ngân sách cấp tỉnh.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết cách thức khoán chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và hướng dẫn các nội dung liên quan để tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 9. Điều khoản thi hành
1. Nghị quyết này bãi bỏ: Nghị quyết số 131/2010/NQ-HĐND ngày 13 tháng 10 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; số lượng, chức danh, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; Nghị quyết số 165/2015/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; Nghị quyết số 129/2018/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung nội dung về số lượng, mức khoán chi phụ cấp tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 165/2015/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
2. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XIV, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17 tháng 7 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2019./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 156/2019/NQ-HĐND quy định về số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; chức danh, số lượng, mức khoán chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Số hiệu: | 156/2019/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký: | Lê Đình Sơn |
Ngày ban hành: | 17/07/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 156/2019/NQ-HĐND quy định về số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; chức danh, số lượng, mức khoán chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Chưa có Video