HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2023/NQ-HĐND |
Phú Thọ, ngày 14 tháng 7 năm 2023 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ SÁU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 2453/TTr-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này quy định định mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, kế hoạch liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng; nội dung hỗ trợ dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá trị; mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục, tiêu chí lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục, tiêu chí lựa chọn dự án, phương án sản xuất cộng đồng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Điều 3. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
1. Nội dung hỗ trợ dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá trị
a) Đào tạo kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường.
b) Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
c) Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.
d) Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
đ) Hỗ trợ chi phí để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
e) Xây dựng, quản lý dự án.
2. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước
a) Hỗ trợ không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia. Mức hỗ trợ tối đa cho 01 dự án/kế hoạch liên kết không quá 05 tỷ đồng.
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, kế hoạch liên kết thông qua đơn vị chủ trì liên kết.
3. Hồ sơ dự án, kế hoạch liên kết trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
a) Đơn đề nghị hỗ trợ dự án, kế hoạch liên kết (Mẫu số 01 tại Phụ lục I kèm theo Nghị quyết).
b) Nội dung dự án, kế hoạch liên kết (Mẫu số 02 tại Phụ lục I kèm theo Nghị quyết).
c) Bản thỏa thuận cử đơn vị làm chủ trì liên kết (Mẫu số 03 tại Phụ lục I kèm theo Nghị quyết).
d) Bản sao (được công chứng hoặc chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập; văn bản chứng minh năng lực của đơn vị chủ trì liên kết.
đ) Bản sao (được công chứng hoặc chứng thực) giấy chứng nhận hoặc cam kết về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; hợp đồng liên kết; văn bản khác (nếu có) theo quy định của bộ, cơ quan trung ương.
4. Trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
a) Bước 1: Cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện dự án, kế hoạch liên kết thông báo rộng rãi kế hoạch thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên các phương tiện truyền thông hoặc trên trang điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở của cơ quan, đơn vị.
b) Bước 2: Khảo sát, xây dựng dự án, kế hoạch liên kết
- Đơn vị chủ trì liên kết phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến triển khai dự án, kế hoạch để xây dựng dự án, kế hoạch liên kết.
- Trên cơ sở kết quả khảo sát và ý kiến thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đơn vị chủ trì liên kết lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án, kế hoạch liên kết. Thành phần thủ tục, hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết này.
c) Bước 3: Thẩm định dự án, kế hoạch liên kết
- Đối với dự án, kế hoạch liên kết do các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh được giao vốn để triển khai thực hiện; các dự án, kế hoạch liên kết có quy mô liên huyện (phạm vi thực hiện trên địa bàn từ 02 đơn vị cấp huyện trở lên):
+ Đơn vị chủ trì liên kết nộp 10 bộ hồ sơ đề xuất đến cơ quan chủ trì của các Chương trình mục tiêu quốc gia (nộp trực tiếp hoặc qua hình thức bưu chính), cụ thể như sau:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Đối với dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Ban Dân tộc tỉnh: Đối với dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đối với dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định dự án, kế hoạch liên kết. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia; thành viên Hội đồng thẩm định là lãnh đạo các sở, ngành liên quan, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện có dự án liên kết và các thành phần khác (nếu cần thiết). Trường hợp dự án, kế hoạch liên kết có lồng ghép các nguồn vốn, thì Chủ tịch Hội đồng sẽ là Thủ trưởng cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia có nguồn vốn hỗ trợ lớn nhất. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết.
- Đối với dự án, kế hoạch liên kết do cấp huyện triển khai thực hiện:
+ Đơn vị chủ trì liên kết nộp (nộp trực tiếp hoặc qua hình thức bưu chính) 10 bộ hồ sơ đề xuất đến Ủy ban nhân dân cấp huyện qua cơ quan được giao chủ trì của Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện (Dự án, kế hoạch liên kết thuộc chương trình nào thì gửi cơ quan thường trực chương trình đó).
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định dự án, kế hoạch liên kết. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, lãnh đạo các phòng ban chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia, lãnh đạo các phòng ban có liên quan; lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã nơi có dự án, kế hoạch liên kết và các thành phần khác (nếu cần thiết). Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Hội đồng thẩm định cùng cấp có tờ trình trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan chủ trì tương ứng của Hội đồng thẩm định cùng cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đơn vị chủ trì liên kết được biết.
- Nội dung thẩm định phải làm rõ việc đáp ứng về hồ sơ, thủ tục và các điều kiện hỗ trợ sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; sự cần thiết thực hiện dự án, kế hoạch liên kết; phương án mua sắm và đầu mối thực hiện mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi đề xuất hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước (nếu có); các rủi ro, phương án tài chính xử lý rủi ro (nếu có).
d) Bước 4: Phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết
- Đối với dự án, kế hoạch do các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh được giao vốn để triển khai thực hiện; các dự án, kế hoạch liên kết có quy mô liên huyện (thực hiện trên địa bàn từ 02 huyện trở lên): Căn cứ đề nghị của Hội đồng thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết.
- Đối với dự án, kế hoạch do cấp huyện triển khai thực hiện: Căn cứ đề nghị của Hội đồng thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết.
- Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được tờ trình của Hội đồng thẩm định cùng cấp, cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án; trường hợp dự án không đủ điều kiện theo quy định, cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Nội dung quyết định dự án, kế hoạch liên kết phải bao gồm: Tên dự án, kế hoạch; tên đơn vị chủ trì liên kết, các bên liên kết; thời gian triển khai; địa bàn thực hiện; tổng chi phí, cơ cấu từng nguồn vốn (ngân sách nhà nước, vốn của đơn vị chủ trì liên kết, vốn tham gia của bên liên kết, vốn tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện các chính sách); nội dung, hoạt động và trách nhiệm thực hiện của các bên theo từng nội dung, hoạt động; mức hỗ trợ, tiến độ cấp phát, thanh toán từ ngân sách nhà nước và dự toán chi tiết theo từng nội dung, hoạt động được hỗ trợ; dự kiến kết quả thực hiện theo năm ngân sách và đến thời điểm kết thúc dự án, kế hoạch liên kết; phương án mua sắm và đầu mối thực hiện mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi đề xuất hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước (nếu có); nội dung và chi phí hỗ trợ cho hộ gia đình hoặc người dân thuộc đối tượng hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia; tổ chức quản lý tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có); phương án tài chính xử lý các rủi ro (nếu có); chế tài xử lý và cơ chế thu hồi vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong trường hợp đơn vị chủ trì liên kết vi phạm cam kết và nội dung khác có liên quan (nếu có).
Điều 4. Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
1. Nội dung hỗ trợ
a) Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ.
b) Vật tư, nguyên liệu, công cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.
c) Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
d) Tập huấn kỹ thuật theo nhu cầu của các thành viên tổ nhóm, nâng cao năng lực quản lý và vận hành tổ nhóm.
đ) Hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình hướng dẫn thực hiện dự án cho đến khi có kết quả.
e) Tổ chức đi thực tế học tập các dự án có hiệu quả giữa các địa phương do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi dự toán được giao.
g) Xây dựng, quản lý dự án.
2. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước
a) Hỗ trợ không quá 95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án, phương án trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia. Mức hỗ trợ tối đa cho 01 dự án/phương án không quá 03 tỷ đồng.
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, phương án sản xuất thông qua người đại diện do cộng đồng lựa chọn.
3. Hồ sơ dự án, phương án sản xuất, dịch vụ
a) Đơn đề nghị hỗ trợ phát triển sản xuất của cộng đồng (Mẫu số 04 tại Phụ lục II kèm theo Nghị quyết).
b) Biên bản họp cộng đồng (Mẫu số 05 tại Phụ lục II kèm theo Nghị quyết).
c) Dự án/phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng (Mẫu số 06 tại Phụ lục II kèm theo Nghị quyết).
d) Bản cam kết của hộ gia đình (Mẫu số 07 tại Phụ lục II kèm theo Nghị quyết).
đ) Bản photo hợp đồng tiêu thụ (nếu có).
4. Trình tự, thủ tục xây dựng dự án, phương án sản xuất, dịch vụ
a) Bước 1: Cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thông báo rộng rãi kế hoạch thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên các phương tiện truyền thông hoặc trên trang điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị.
b) Bước 2: Xây dựng dự án, phương án sản xuất, dịch vụ
Cộng đồng dân cư xây dựng hồ sơ đề nghị dự án, phương án sản xuất, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết này gửi cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản.
c) Bước 3: Thẩm định dự án, phương án sản xuất, dịch vụ
- Cộng đồng dân cư nộp 10 bộ hồ sơ đề xuất dự án, phương án sản xuất, dịch vụ đến cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất (nộp trực tiếp hoặc qua hình thức bưu chính) để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Tổ thẩm định hồ sơ đề xuất dự án, phương án sản xuất và quyết định đơn vị, bộ phận giúp việc cho Tổ thẩm định. Thành phần Tổ thẩm định bao gồm: Tổ trưởng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện; thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có dự án, phương án sản xuất của cộng đồng; lãnh đạo phòng, ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất do cộng đồng bình chọn (nếu có). Tổ thẩm định có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án, phương án sản xuất.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, Tổ thẩm định tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Tổ thẩm định có tờ trình trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét phê duyệt. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi thẩm định, Tổ thẩm định phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho cộng đồng dân cư đề xuất dự án, phương án sản xuất.
- Nội dung thẩm định phải làm rõ các điều kiện hỗ trợ dự án, phương án sản xuất, dịch vụ cộng đồng; sự cần thiết thực hiện dự án, phương án sản xuất, dịch vụ; phương án mua sắm và đầu mối thực hiện mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi đề xuất hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước (nếu có).
d) Bước 4: Phê duyệt dự án, phương án sản xuất, dịch vụ
- Trong thời gian 2 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ đề nghị của Tổ thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất do cộng đồng dân cư đề xuất. Trường hợp dự án không đủ điều kiện phê duyệt theo quy định phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Nội dung quyết định dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ phải bao gồm: Tên dự án, phương án; đại diện cộng đồng và danh sách cộng đồng tham gia dự án; thời gian triển khai; địa bàn thực hiện; đối tượng tham gia dự án; các hoạt động của dự án; dự toán kinh phí chi tiết; nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ, vay vốn tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia (nếu có)); nội dung, hoạt động và trách nhiệm thực hiện của các bên theo từng hoạt động; mức hỗ trợ, tiến độ cấp phát, thanh toán từ ngân sách nhà nước và dự toán chi tiết theo từng nội dung, hoạt động được hỗ trợ; dự kiến hiệu quả, kết quả đầu ra của dự án, phương án; phương án mua sắm và đầu mối thực hiện mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi đề xuất hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước (nếu có); tổ chức quản lý tài sản sau hình thành (nếu có); phương án tài chính xử lý các rủi ro (nếu có); hình thức, mức quay vòng (nếu có); giải pháp tài chính xử lý các rủi ro (nếu có); chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm cam kết (nếu có).
Điều 5. Hội đồng nhân dân tỉnh giao
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết đảm bảo đúng các quy định của pháp luật.
2. Trên cơ sở hướng dẫn của các bộ, ngành và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng tiêu chí lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá trị trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tiêu chí lựa chọn dự án, phương án sản xuất, dịch vụ của cộng đồng, báo cáo HĐND tỉnh.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Khóa XIX, Kỳ họp thứ Sáu thông qua ngày 11 tháng 7 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày 24 tháng 7 năm 2023./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND quy định về mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục, tiêu chí lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Số hiệu: | 10/2023/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Thọ |
Người ký: | Bùi Minh Châu |
Ngày ban hành: | 14/07/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND quy định về mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục, tiêu chí lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chưa có Video