CHÍNH PHỦ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 08/1999/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 1999 |
NGHỊ QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 08/1999/NQ-CP NGÀY 09 THÁNG 7 NĂM 1999 VỀ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 06 THÁNG CUỐI NĂM 1999
Trong 2 ngày 5 và 6 tháng 7 năm 1999, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6 năm 1999 đã quyết định một số biện pháp cần tập trung chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm 1999 như sau:
A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM
Trong 6 tháng đầu năm 1999, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo đồng bộ việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình công tác của Chính phủ: đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; tháo gỡ ách tắc trong sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện các giải pháp kích cầu và phát huy nội lực; tạo điều kiện tốt hơn cho đầu tư trực tiếp nước ngoài; thúc đẩy cải cách và thực hiện có hiệu quả công tác quản lý tài chính, tiền tệ; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại; thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo, tập trung vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở 1000 xã đặc biệt khó khăn; đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội, tiếp tục thực hiện đợt cao điểm phòng chống ma tuý...
Trong chỉ đạo điều hành, Chính phủ đã kịp thời đề ra những quyết sách đúng, tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, theo đúng chương trình công tác đã đề ra từ đầu năm, với quyết tâm cao nhất, phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 1999 tiếp tục ổn định; kinh tế vẫn tăng trưởng; lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước tiến bộ; an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; quan hệ quốc tế tiếp tục được mở rộng.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế-xã hội cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém, nổi lên là : tốc độ tăng GDP đạt thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước, sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm, lượng hàng hóa tồn kho tăng, thị trường trong nước kém sôi động; đầu tư xây dựng cơ bản chưa có chuyển biến tích cực, đầu tư của Nhà nước triển khai chậm, đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm mạnh, đầu tư của doanh nghiệp và của nhân dân vẫn trì trệ; số người không có hoặc thiếu việc làm tiếp tục tăng; một số tệ nạn xã hội, nhất là nạn ma tuý, mãi dâm, tiếp diễn phức tạp; tình trạng vi phạm trật tự, kỷ cương, pháp luật còn khá nặng trong đời sống xã hội.
B. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 1999
Trong 6 tháng cuối năm 1999, bên cạnh việc tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp đã đề ra, Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện 7 nhóm giải pháp lớn sau đây:
1. Tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp huy động và giải ngân các nguồn vốn để bảo đảm tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã đề ra đầu năm.
a) Ngay trong tháng 7 năm 1999, các Bộ, ngành, địa phương cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ tình hình triển khai thực hiện các công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách năm 1999; những công trình nào đã có khối lượng thực hiện thì khẩn trương hoàn thành các thủ tục để thanh toán và cấp phát tạm ứng khối lượng đã thực hiện theo quy định.
Bộ Tài chính thực hiện việc ứng trước 40 - 50% giá trị khối lượng còn lại của kế hoạch năm 1999 để đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
b) Đối với nợ khối lượng xây dựng cơ bản năm 1996 - 1997, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thanh toán và đã thông báo đến các Bộ, ngành, địa phương. Các Bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để thanh toán dứt điểm trong Quý III năm 1999.
c) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thực hiện các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trước hết, cần tập trung chỉ đạo sâu sát và kết hợp đồng bộ các biện pháp : kinh tế, hành chính, tuyên truyền, giáo dục để giải quyết tốt việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng. Trong tháng 7 năm 1999, Bộ Tài chính chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ đề án xử lý chính sách thuế đối với các dự án ODA.
d) Đối với tín dụng đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các đầu mối cho vay khẩn trương triển khai việc huy động 7.400 tỷ đồng để cho vay theo mục tiêu quy định tại Quyết định số 146/1999/QĐ-TTg ngày 1 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ, ngành, địa phương cần chỉ đạo chuẩn bị tốt các dự án vay vốn đầu tư; rà soát lại toàn bộ dự án vay vốn tín dụng đầu tư, những dự án nào có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn thì kịp thời thẩm định, phê duyệt dự án theo đúng quy định, chấm dứt tình trạng "vốn chờ dự án".
đ) Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại ưu tiên bố trí vốn cho vay đối với các thành phần kinh tế trong các lĩnh vực nuôi tôm xuất khẩu, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản với lãi suất hợp lý; cần đi sâu bám sát các đối tượng vay vốn để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn. Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu để sớm thực hiện việc mở rộng mức vốn cho vay đối với hộ nông dân phù hợp với nhu cầu vốn sản xuất theo từng ngành nghề, thay đổi quy định về thủ tục thế chấp vay vốn theo hướng: đối với hộ nông dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu có nhu cầu vay vốn thì cần có xác nhận của ủy ban nhân dân xã về diện tích đất hộ nông dân đang sử dụng, không có tranh chấp.
e) Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần chỉ đạo thực hiện tốt Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng với các Bộ, ngành liên quan theo dõi quá trình thực hiện và đề xuất biện pháp tiếp tục tháo gỡ vướng mắc trình Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đang thực hiện đầu tư và đang hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự giảm sút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong tháng 8 năm 1999, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ đề án về tiêu chí cho phép các doanh nghiệp liên doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và đầu tư mới theo phương thức này.
2. Huy động thêm 4000 tỷ đồng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước để bổ sung cho các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục; cho chương trình cung cấp nước sạch miền núi, vùng sâu, vùng xa; cho chương trình giải quyết việc làm, di dân tự do và phát triển kinh tế, xã hội các xã nghèo biên giới chưa được đầu tư trong diện 1000 xã nghèo.
Số vốn nêu trên được ưu tiên bố trí cho những công trình cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng để đưa vào sử dụng trong năm 1999 và năm 2000; bố trí đủ vốn đối ứng của các dự án có vốn ODA; các công trình cấp bách thuộc ngành giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục đã đủ thủ tục cần khởi công mới nhưng đầu năm chưa có vốn để bố trí.
3. Thực hiện các biện pháp kích cầu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
a) Trong tháng 7 năm 1999, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng trình Chính phủ kế hoạch kiên cố kênh mương với cơ chế huy động vốn : đối với việc kiên cố hoá kênh mương liên huyện, liên xã, nguồn vốn đầu tư được trích từ thuế sử dụng đất nông nghiệp và thu thuỷ lợi phí hàng năm, nếu thiếu sẽ được vay từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, ngân sách nhà nước sẽ bù chênh lệch lãi suất; đối với việc kiên cố hoá kênh mương liên thôn, nội đồng, thực hiện theo phương thức dân đóng góp lao động, Nhà nước hỗ trợ vật tư xây dựng. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện tốt ở tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Nghệ An, sau đó rút kinh nghiệm mở rộng ra các địa phương khác.
Trong tháng 7 năm 1999, Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương việc sử dụng các nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuỷ lợi phí và các nguồn thu khác để thực hiện kiên cố hoá kênh mương.
b) Trong tháng 8 năm 1999, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng trình Chính phủ kế hoạch nâng cấp mặt đường giao thông nông thôn. Việc nâng cấp mặt đường giao thông nông thôn được thực hiện theo phương thức huy động đóng góp của nhân dân, ngân sách hỗ trợ một phần kinh phí.
c) Nhà nước dành một khoản vốn tín dụng ưu đãi cho ngân sách cấp tỉnh, thành phố vay xây dựng các công trình kiên cố hoá kênh mương, nâng cấp mặt đường giao thông và điện khí hoá nông thôn thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, ngân sách cấp tỉnh, thành phố sẽ bố trí vốn trả trong một số năm sau. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước xác định nhu cầu vốn cần bố trí cho vay trong năm 1999 trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ để tiêu thụ sản phẩm, tăng sức mua của dân cư.
a) Các Bộ, ngành cần chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, có phương án hạ giá bán một số sản phẩm, nhất là các sản phẩm còn tồn đọng lớn hoặc các sản phẩm thiết yếu.
Đối với một số mặt hàng còn tồn đọng lớn như than, xi măng, thép xây dựng, có thể thực hiện phương thức bán hàng trả chậm cho các hộ tiêu dùng, Nhà nước sẽ cho dãn nợ vốn vay của Ngân hàng và kéo dài thời hạn nộp thuế tương ứng với giá trị hàng hoá bán trả chậm. Trong tháng 7 năm 1999, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế này.
Trong tháng 7 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế mua, bán hàng trả góp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ một số mặt hàng sản xuất trong nước.
b) Các bộ và địa phương chỉ đạo thực hiện tốt việc tiêu thụ nông sản cho nông dân, biện pháp quan trọng là đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, khuyến khích các thành phần tham gia xuất khẩu.
c) Mở rộng mô hình liên kết giữa cơ sở chế biến với cơ sở sản xuất nguyên liệu theo các hợp đồng kinh tế lâu dài. Các cơ sở chế biến tạo điều kiện ứng vốn, vật tư, giống và hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất nguyên liệu. Đối với các loại nông sản không qua chế biến thì tổ chức mua trực tiếp, hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ hết sản phẩm hàng hoá của mình. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện việc này.
II. CÁC GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU.
1. Trong tháng 7 năm 1999, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu hàng nông sản. Nguồn vốn hình thành Quỹ được trích một phần từ nguồn thu chênh lệch giá hàng xuất, nhập khẩu, phí cấp hạn ngạch xuất, nhập khẩu và phí cấp chứng nhận xuất xứ hàng xuất khẩu (C/O)... Trước mắt, chuyển toàn bộ số vốn còn lại của Quỹ bình ổn giá để làm vốn ban đầu của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
2. Bộ Thương mại cùng các ngành hữu quan đàm phán với các nước : Nga, I-Rắc, I-Ran... để tăng khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cao su, chè, thịt, rau quả...theo phương thức hàng đổi hàng hoặc bán trả chậm. Nhà nước có chính sách tài trợ hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này.
3. Bộ Thương mại chỉ đạo chặt chẽ các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu trong quá trình đàm phán với các chủ hàng hoặc các đối tác, cần kết hợp việc nhập khẩu máy móc thiết bị với việc xuất khẩu hàng hoá của ta, hạn chế nhập siêu.
III. CÁC GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ.
1. Trong tháng 7 năm 1999, Bộ Tài chính nghiên cứu để trình Chính phủ sửa đổi một số quy định về thuế giá trị gia tăng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; soát xét lại biểu giá tối thiểu tính thuế xuất, nhập khẩu cho phù hợp; xem xét điều chỉnh lại cơ chế hoàn thuế và chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.
2. Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, các địa phương tập trung chỉ đạo ngành thuế, hải quan bám sát tình hình sản xuất, kinh doanh để thu đúng, thu đủ các khoản thu phát sinh theo luật định; tăng cường kiểm tra, giám sát chống thất thu, tồn đọng, ẩn lậu tiền thuế; quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện tiết kiệm chi, sử dụng nguồn dự phòng ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách theo đúng quy định.
3. Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.
Trong tháng 7 năm 1999, trình Thủ tướng Chính phủ phương án bỏ lãi suất trần, chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản phù hợp với Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế cho vay, nâng cao năng lực thẩm định và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; chỉ đạo các ngân hàng thương mại đi sát cơ sở, nắm tình hình sản xuất, kinh doanh và nhu cầu vay vốn của các đối tượng vay vốn, bố trí đủ vốn để cho vay, đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất, kinh doanh trên cơ sở bảo đảm hiệu quả của vốn cho vay.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước để điều hành tỷ giá linh hoạt, bảo đảm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng giao dịch kiều hối qua ngân hàng, tăng dự trữ ngoại tệ.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương triển khai việc hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp, nhằm tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.
2. Tổng cục Địa chính phối hợp với các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện các biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn theo Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 1 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện kế hoạch cổ phần hoá và giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Khẩn trương ban hành Nghị định của Chính phủ về giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước; lập quỹ khuyến khích cổ phần hoá; đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh lại cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, bỏ quy định khống chế tỷ lệ mua cổ phần. Bộ Tài chính nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ phương án cơ cấu lại nợ của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá và giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp theo hướng : đối với phần nợ ngân sách đã xác định là không thu hồi được thì cho xoá nợ; nợ ngân hàng không thu hồi được thì cho khoanh nợ, hoặc xoá nợ, kèm theo biện pháp xử lý tài chính đối với ngân hàng.
4. Trong tháng 8 năm 1999, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình phương án thí điểm bán phần vốn góp của Nhà nước trong các liên doanh với nước ngoài cho các nhà đầu tư trong nước để tạo thêm kênh huy động vốn trong nước và góp phần tạo nguồn ngân sách nhà nước, bán lại cổ phần của Nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá không cần thiết có vốn nhà nước; phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm huy động vốn, công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường đầu tư phát triển doanh nghiệp.
V. TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO, HỖ TRỢ CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN.
1. Các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố chỉ đạo chặt chẽ, khẩn trương việc triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia về xoá đói, giảm nghèo. Các tỉnh, thành phố khẩn trương giúp các xã nghèo đặc biệt khó khăn xây dựng dự án và nhanh chóng hoàn thành các thủ tục cần thiết để giải ngân nhanh nguồn vốn này; đồng thời, cấp tạm ứng vốn để các xã triển khai thực hiện các dự án, công trình đã được duyệt; tăng cường việc kiểm tra, giám sát để bảo đảm vốn được đưa đến dân, chống thất thoát, lãng phí vốn.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện Chương trình này để kịp thời chỉ đạo và có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
2. Uỷ ban Dân tộc và Miền núi phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương xây dựng các giải pháp ngăn chặn di dân tự do; tập trung giải quyết ổn định đời sống của nhân dân vùng cao, các xã nghèo biên giới. Xây dựng các mô hình nông, lâm kết hợp trên đất dốc và hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật đến từng hộ gia đình nhằm khắc phục tình trạng di cư, du canh, du cư, chặt phá rừng làm nương rẫy, hoặc phá rừng trồng cây công nghiệp.
3. Bộ Y tế phối hợp với ủy ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hoá gia đình thực hiện chương trình phát triển y tế cơ sở ở các vùng nghèo, xã nghèo; phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính xây dựng phương án giải quyết khó khăn về bảo hiểm y tế cho 4 triệu người nghèo. Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chương trình phát triển giáo dục ở vùng nghèo, củng cố và xây dựng trường lớp, thu hút con em đồng bào dân tộc, đồng bào nghèo vào học tập, thực hiện chế độ miễn học phí và các chính sách ưu tiên đối với con em những gia đình nghèo.
1. Thực hiện các giải pháp đấu tranh và phòng ngừa nạn ma tuý trong thanh niên. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Công an và các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các thành phố lớn, tiếp tục thực hiện kế hoạch làm trong sạch môi trường và phòng, chống nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên, kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xoá bỏ về cơ bản nạn ma tuý trong học sinh, sinh viên.
2. Để giảm bớt tai nạn giao thông, cần tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông; đồng thời, tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị định số 36/CP của Chính phủ và có biện pháp kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm luật lệ giao thông.
3. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hoá, thể dục, thể thao, quốc phòng, an ninh...theo nhiệm vụ và chương trình đã đề ra.
4. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét để thực hiện việc trợ cấp một lần trong 6 tháng cuối năm 1999 đối với các đối tượng chính sách.
1. Các Bộ, ngành và địa phương cần xây dựng chương trình, kế hoạch và có biện pháp cụ thể để tiếp tục thực hiện mạnh mẽ và có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 1), Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ năm 1999, Chương trình công tác của Chính phủ năm 1999 và các giải pháp nêu trong Nghị quyết này.
2. Đề cao trách nhiệm và phát huy vai trò của các thành viên Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi và giúp đỡ địa phương; các thành viên Chính phủ cần có kế hoạch phối hợp với Chủ tịch tỉnh, thành phố để chỉ đạo thực hiện tốt công việc. Sau phiên họp này, các thành viên Chính phủ làm việc cụ thể với các tỉnh, thành phố được phân công theo dõi để thông báo nội dung và biện pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
3. Tăng cường công tác thông tin, báo cáo, công tác kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
a) Các Bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo Quy chế làm việc của Chính phủ, tạo nguồn thông tin thông suốt, kịp thời phát hiện những ách tắc, khó khăn và chủ động giải quyết trong phạm vi quyền hạn của mình; đề xuất các giải pháp cụ thể để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn... giúp Thủ tướng Chính phủ kịp thời xử lý, điều hành.
Thủ trưởng các Bộ, ngành, địa phương cần trực tiếp chỉ đạo công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện Chương trình làm việc, Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt tập trung vào một số lĩnh vực công tác trọng điểm; kịp thời báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý sai phạm...
c) Các Bộ, ngành cần thường xuyên tìm hiểu và phản ảnh ý kiến của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư đối với việc ban hành, tổ chức thực hiện và tính khả thi của các cơ chế, chính sách của Nhà nước.
d) Hàng tháng, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ tổ chức làm việc với các Bộ, ngành thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi để kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện trong tháng và đề ra các biện pháp tiếp tục chỉ đạo thực hiện, để tổng hợp vào báo cáo chung do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị.
4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.
a) Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan cần tập trung chỉ đạo việc soạn thảo các văn bản được phân công, phối hợp với các cơ quan chức năng làm đúng quy trình xây dựng và thẩm định theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 101/CP ngày 23 tháng 9 năm 1997; khắc phục tình trạng văn bản của cấp trên phải chờ văn bản của cấp dưới mới thi hành được.
b) Khắc phục tình trạng đùn đẩy công việc lên cấp trên và lên Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ, ngành cần rà soát, kiểm tra để phân loại công việc thuộc thẩm quyền của cấp Bộ, ngành phải xử lý; kiên quyết trả lại những việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới, đồng thời không trình Thủ tướng Chính phủ những việc thuộc thẩm quyền của mình.
c) Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là số cán bộ thực thi chính sách, cán bộ quản lý doanh nghiệp, kiên quyết thay thế những cán bộ có sai phạm, cán bộ kém phẩm chất và năng lực công tác, bằng những cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Chấn chỉnh lề lối và phong cách làm việc; tăng cường công tác phối hợp trong xử lý công việc.
5. Tiếp tục triển khai kiểm điểm theo kế hoạch 01 và 03 của Bộ Chính trị. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo địa phương cùng Ban Cán sự và cấp ủy tổ chức việc kiểm điểm ở Bộ, cơ quan mình nhằm đạt được các mục tiêu và yêu cầu mà Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) đã đề ra.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 08/1999/NQ-CP |
Hanoi,
July 9, 1999 |
ON MEASURES TO ADMINISTER THE IMPLEMENTATION OF THE TASKS IN THE SECOND HALF-YEAR OF 1999
On July 5 and 6, 1999 the Government at its June regular session decided on the following measures to concentrate its guidance on administering the implementation of the plan in the second half-year of 1999:
A. IMPLEMENTATION OF THE
TASKS IN THE FIRST HALF-YEAR PLAN
In the first six months of 1999 the Government has concentrated its homogeneous guidance on the realization of the key tasks in the working program of the Government: investing in the agriculture and rural areas sector; removing the hindrances in production and business, creating favorable conditions for the population and enterprises to invest in developing production and business; carrying out measures for demand pull and developing the internal resources; creating better conditions for direct foreign investment; promoting reforms and effectively performing financial and monetary management; stepping up relations with foreign countries; carrying out the program for hunger eradication and poverty alleviation, concentrating the infrastructure construction fund on the 1,000 communes still meeting with great difficulties; fighting to prevent and combat criminal offences and social vices, and continuing the high drive of prevention and combat against drug abuse...
In its guidance of the performance, the Government has put out in time correct decisions to concentrate guidance on key questions and areas according to the working program already set out at the beginning of the year with the highest determination to achieve the tasks set in the socio-economic development plan. Thanks to this, in the context of many difficulties and trials, the socio-economic situation in the first six months of 1999 continued to stabilize, the economy continued to grow; in the cultural and social fields, progress has also been recorded; political security and public order and safety have been firmly maintained; international relations continued to expand.
However, many weaknesses have emerged in the socio-economic situation of which the most prominent are the lower GDP growth rate compared with the same period of many previous years, the slow increase of industrial production, the rising volume of goods in stock, the less buoyant domestic market; the lack of positive changes in investment in capital construction, the slow deployment of State investments, the sharp fall of foreign direct investments, the continued slack of investment from enterprises and the population; the continued rise of unemployment and under-employment; the continued and complicated development of a number of social vices especially drug abuse and prostitution; the quite serious violation of order, discipline and law in social life.
B. MEASURES TO ADMINISTER THE
IMPLEMENTATION OF THE TASKS IN THE SECOND HALF-YEAR OF 1999
...
...
...
a/ Right in July 1999, the ministries, branches and localities should revise and revaluate the whole of the deployment of capital construction projects with budget capital in 1999; for those projects which are under way, procedures must be urgently completed for payment and advance provisional allocations for the volume that has been achieved as prescribed.
The Ministry of Finance shall make advance payment for 40-50% of the value of the remaining volume of the 1999 plan in order to speed up the tempo of construction.
b/ For the shortfall in the payment for the volume of capital construction in 1996-1997, the Prime Minister has issued the decision on payment and has notified the ministries, branches and localities thereof. The ministries, branches and localities should urgently complete the dossiers in order to make the final payment in the third quarter of 1999.
c/ For the projects using the Official Development Assistance (ODA) sources the ministries, branches and localities must concentrate efforts on unraveling difficulties and sticking points and take measures to promote the tempo of disbursement as planned. First of all, it is necessary to concentrate close guidance and synchronize various measures, economic, administrative, popularization and education in order to settle well the question of compensation for the construction land space. In July 1999 the Ministry of Finance shall assume the main responsibility and submit to the Prime Minister the project of handling the tax policy with regard to the ODA projects.
d/ With regard to investment credits, the Ministry of Finance and the State Bank shall direct the lending organizations to urgently mobilize 7,400 billion VND for lending according to the targets stipulated in Decision No. 146/1999/QD-TTg of July 1, 1999 of the Prime Minister. The ministries, branches and localities should exert good guidance for the projects of borrowing investment fund and revise all the projects of borrowing investment credits. Those projects which have proved effective and are capable of capital retrieval should be promptly examined and ratified on schedule, and an end must be put to the situation where "capital is waiting for project."
e/ The State Bank shall direct the commercial banks to set priorities of lending to the economic sectors in the domains of raising shrimp for export, planting industrial trees and fruit trees, afforestation, processing agricultural, forestry and aquatic products, at reasonable interest rates. It is necessary to closely monitor the borrowers in order to promptly remove intricacies in procedures and create favorable conditions for the borrowing. The State Bank should study in order to expand soon the loans to the peasant households according to the need in production capital for each trade and branch, change the regulations on procedures of borrowing with mortgages on the following principle: a farmer household that has not yet been issued with the certificate of land use right and that now needs to borrow must be certified by the commune People’s Committee that the land area which is being used by that household is not subject to any dispute.
f/ With regard to foreign direct investment, it is necessary to direct the good implementation of Decision No. 53/1999/QD-TTg of March 26, 1999 of the Prime Minister on a number of measures to promote foreign direct investment. The Ministry of Planning and Investment shall assume the main responsibility and together with the related ministries and branches monitor the implementation and propose measures to continue removing the hindrances and submit them to the Prime Minister, thus creating favorable conditions for the on-going projects which are operating in production and business, with a view to limiting to the minimum the fall in foreign direct investments. In August 1999 the Ministry of Planning and Investment shall submit to the Prime Minister the project on the norms allowing the joint venture enterprises to be transformed into 100% foreign-invested enterprises and undertake new investments along this mode.
...
...
...
The above capital shall be allocated first to the projects which need to be accelerated so that they can be put to use in 1999 and in the year 2000; at the same time to allocate enough matching fund for the projects financed by ODA, for those projects which need to be completed urgently in communication, water conservancy, health and education and the projects which have filled all the procedures and need to start construction but had no capital at the beginning of the year.
3. To take measures for demand pull in the infrastructure construction in the rural areas.
a/ In July 1999 the Ministry of Agriculture and Rural Development shall preside over the drawing up and submission to the Government of the plan to harden the canals with the following method of capital mobilization: For the hardening of the inter-district and inter-communal canals, investment shall derive from the tax on use of agricultural land and the yearly water conservancy fees; any shortfall shall be made up by the loans from preferential credits and the State budget shall make up for the difference in interest rates; the hardening of inter-hamlet and inter-field canals shall be carried out by the contribution in labor of the population; the State shall provide assistance in construction materials. In the immediate future, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct the good implementation in Thanh Hoa and Nghe An provinces then shall draw experiences before expanding it to other localities.
In July 1999, the Ministry of Finance shall guide the localities in the use of incomes from the taxes on agricultural land use, irrigation fees and other incomes to carry out the hardening of irrigation canals.
b/ In August 1999, the Ministry of Communications and Transport shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in working out the plan of upgrading the road surface in rural areas and submitting it to the Government. This is to be performed by mobilizing the contributions of the population with the State budget providing part of the funding.
c/ The State shall earmark a preferential credit fund for the provincial and city budget for the building of hardened canals, upgrading the surface of roads and electrification of the countryside covered by the investment program of the budget in order to accelerate the implementation; the provincial/municipal budget shall repay for it within a number of years. The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Industry, the Ministry of Finance and the State Bank to determine the demand in capital for lending in 1999 and shall submit it to the Prime Minister for decision.
a/ The ministries and branches should direct and guide the enterprises to carry out synchronized measures to raise the quality and lower the production cost of products, and adopt plans to lower the selling prices of a number of products, especially products still in large stock and essential products.
With regard to a number of goods still in large stocks like pit coal, cement, construction steel, they may be sold by installment to the consumers households. The State shall delay payment of debts for loans from the Bank and expand the term of tax payment corresponding with the value of the delayed payment goods. The State Bank and the Ministry of Finance shall guide the implementation of this mechanism in July 1999.
...
...
...
b/ The ministries and localities shall direct the good implementation of the consumption of agricultural products for the farmers, of which the important measure is to promote the search for outlet, and encourage all economic sectors to take part in export.
c/ To broaden the model of link- up between the establishments processing and those producing raw materials according to long-term economic contracts. The processing establishments shall create conditions such as advancing capital, materials, strains, and technical assistance to the establishments producing raw materials. The farm products which do not go through processing may be bought directly to help the farmers sell all their merchandises. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct this work.
II. MEASURES TO ENCOURAGE EXPORT
1. In July 1999 the Ministry of Finance shall work out the plan and submit to the Prime Minister for decision to found the Export Support Fund in order to assist and encourage the exportation of farm products. The source to found the Fund shall partly come from the difference between the prices of exported and imported goods, from the charge on the granting of export and import quotas, and the charge on the issue of certificates of origin of exports (C/O). In the immediate future, all the remaining fund of the Price Stabilization Fund shall be converted into start-up capital of the Export Support Fund.
2. The Ministry of Trade shall conduct negotiations with Russia, Iraq, Iran... to increase the volume of exports of farm products such as rubber, tea, meat, fruits and vegetables... according to the mode of bartering or sale on delayed payment. The State shall adopt policies to provide support for the export of farm products into these markets.
3. The Ministry of Trade shall closely guide the export and import enterprises in the process of negotiations with the goods owners or partners and should combine the import of machinery and equipment with the export of our goods and limit the trade deficit.
4. The Ministry of Finance shall study and submit to the Prime Minister in August 1999 the regime of paying commissions in transaction in order to promote export.
III. FINANCIAL AND MONETARY MEASURES
1. In July 1999 the Ministry of Finance shall study and submit to the Government the plan to amend a number of regulations on value added tax aimed at removing the hindrances to the enterprises, revise the minimum price index for the calculation of appropriate import and export tax rates, revise the mechanism of tax reimbursement and closely direct the implementation in order to create favorable conditions for the enterprises to promote export.
...
...
...
3. The State Bank should urgently complete the documents guiding the implementation of the Law on Vietnam State Bank and the Law on Credit Institutions.
In July 1999 the project to abolish the ceiling interest rate and the change to administering according to the basic interest rate in conformity with the Vietnam State Bank Law shall be submitted to the Prime Minister.
To continue completing the lending mechanism, to raise the capacity of evaluation and the responsibility of the credit organizations; to direct the commercial banks to get closer to the grassroots, to monitor the situation of production and business and the need in capital of the borrowers, to get enough capital for lending and meet in time the need of production and business on the basis of ensuring the efficiency of the loans.
To closely monitor the evolution of the market in the country and abroad in order to flexibly handle the exchange rates and ensure the encouragement to export and control of imports. To increase transactions with overseas Vietnamese through the banks and increase the foreign currency reserve.
1. The Ministry of Planning and Investment shall urgently deploy the guidance for the implementation of the Enterprise Law in order to create a steady and equal environment for business among all the forms of enterprise.
2. The General Land Administration shall coordinate with the provinces and cities in guiding the implementation of measures to promote the completion of the issue of agricultural, forest and rural land use right certificates according to Directive No. 18/1999/CT-TTg of July 1, 1999 of the Prime Minister.
3. The ministries, branches and localities should continue directing the carrying out of the plan of equitization and to assign, sell, allocate and hire State enterprises. To urgently issue the Decree of the Government on the assignment, sale, allocation and hire of State enterprises; to set up the equitization promotion fund and at the same time to study to readjust the mechanism of determining the value of the equitized enterprises, to abolish the decision to control the rate of buying shares. The Ministry of Finance shall study and submit to the Prime Minister the plan to restructure the debts of the enterprises undergoing equitization and conduct the sale, assignment, allocation and hire of enterprises according to the direction: the debts to the budget which are judged unrecoverable shall be allowed to be written off; the unrecoverable debts to the bank shall be allowed to be suspended or written off along with measures of financial handling with the bank.
4. In August 1999 the Ministry of Planning and Investment shall submit the experimental plan of selling the capital of the State in the joint ventures with foreign partners to domestic investors in order to increase the mobilization of capital in the country and help create funding sources for the State budget, and resell the stocks of the State in the State enterprises which have been equitized and in which State capital is not necessary; to coordinate with the Ministry of Finance and the related ministries and branches in guiding the implementation of the Decision of the Prime Minister concerning the sale of stocks to foreign investors aimed at mobilizing capital and technologies, raising the efficiency of production and business, and expanding the investment market for development of the enterprises.
...
...
...
1. The concerned ministries and branches and the provinces and cities shall closely guide and take urgent steps in deploying the national program on eradication of hunger and alleviation of poverty. The provinces and cities should urgently help the communes with exceptional difficulties work out their projects and speedily complete the necessary procedures for the disbursement of this fund; at the same time advance fund for these communes to deploy the approved projects and works; enhance the inspection and supervision in order to ensure that the fund reach the population, to combat capital losses and waste.
To carry out the regime of periodically reporting each month on the implementation of this Program in order to guide in time and take measures to remove difficulties and hindrances in the process of implementation.
2. The Commission for Ethnic Minorities and Mountain Regions shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the localities in working out measures to prevent free migration and concentrate on stabilizing the life of the population in the highlands and the poor border communes. To build models of combined agriculture and forestry on steep lands and guide the transfer of technology to each household aimed at checking migration, migrant farming and habitation and indiscriminate felling of forests for hilly cultivation or destroying forests for the planting of industrial trees.
3. The Ministry of Health shall coordinate with the National Commission for Population and Family Planning to carry out the program of developing grassroots health care in the poor regions and communes; coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance in working out the plan to solve difficulties in medical insurance for 4 million poor people. The Ministry of Education and Training shall carry out the educational program in the poor regions, consolidate and build schools and classes to make education accessible to more children of ethnic minorities and poor people, carry out the regime of exemption of school fees and preferential policies toward children of poor families.
1. To take measures to fight and prevent drug addiction among the youth. The Ministry of Education and Training shall coordinate with the Ministry of Public Security and the local authorities at various levels, especially in the major cities, to continue carrying out the plan of cleaning the environment and to prevent and fight against drug addiction among pupils and students, to check in time, repulse and eventually to basically eradicate drug addiction among pupils and students.
2. In order to reduce traffic accidents, it is necessary to increase popularization and education of the sense of observing traffic rules, and at the same time to continue guiding the implementation of Decree No. 36/CP of the Government and take measures to inspect and severely punish the violations of traffic rules.
3. To continue guiding the implementation of policies in the domains of public health, education, training, science, technology, culture, physical culture, sports, national defense and security according to the set tasks and programs.
4. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Planning and Investment in examining and carrying out the policy of granting lump-sum allowances in the latter half of 1999 to the beneficiaries of social welfare.
...
...
...
1. The ministries, branches and localities should work out their programs and plans and take concrete measures to continue to vigorously and effectively carry out the program of action of the Government aimed at implementing the Resolution of the Central Committee of the Party at its 6th Plenum (1st session), the Resolution of the Political Bureau on developing agriculture and the countryside, and the Resolution of the National Assembly on the tasks in 1999, the working program of the Government in 1999, and the measures set out in this Resolution.
2. To heighten the sense of responsibility and bring into play the role of the cabinet members in the realization of the task of monitoring and helping the localities; the cabinet members should work out plans to coordinate with the presidents of the provinces and cities in order to direct the good carrying out of the work. After this session, the cabinet members should discuss concrete matters with the provinces and cities which they are assigned to monitor in order to inform them of the contents and the measures for the carrying out of this Resolution.
3. To increase the information, reporting and inspection of the implementation of the Resolutions of the Government and the Decisions of the Prime Minister.
a/ The ministries, branches and localities should seriously carry out the regime of information and reporting according to the working statute of the Government, create an untrammeled channel to detect in time the hindrances and difficulties and take the initiative in solving within their powers and propose concrete measures to quickly remove the difficulties... and help the Prime Minister handle and administer in time.
The ministers and the heads of branches and localities should personally guide the inspection and promote the carrying out of the resolutions of the Government and the Decisions of the Prime Minister.
b/ The Office of the Government shall regularly monitor and urge the ministries, branches and localities in carrying out the working program, the Resolution of the Government and the decision of the Prime Minister, focussing especially on a number of key domains of work, and report in time and propose to the Prime Minister measures to correct and handle deviations and mistakes.
c/ The ministries and branches should regularly inquire into and report the opinions of the enterprises and investors with regard to the issue and organization of implementation and the feasibilities of the State’s mechanisms and policies.
d/ Every month, the Prime Minister and Deputy Prime Ministers shall work with the ministries and branches in the domains they are assigned to monitor in order to review and evaluate the situation in the implementation in the month and propose measures to continue directing the implementation and to integrate them into a common report to be prepared by the Minister of Planning and Investment.
4. To step up the administrative reforms and renew the mode and raise the quality of the building of the institutions, organizational apparatus and the personnel work.
...
...
...
b/ To overcome the practice of passing the buck to the higher level and to the Prime Minister. The ministers and branches should revise and inspect their work in order to classify what belong to the handling competence of the ministries and branches, resolutely hand back those affairs that belong to the competence of the lower level, at the same time should not submit to the Prime Minister those affairs which come under their competence.
c/ The ministries, branches and localities shall continue to revise and rearrange the contingents of their managerial cadres, especially those for the enactment of the policies and those for the management of enterprises, resolutely replace those cadres with faults, those who lack in quality and capacity with those capable and ethically good in order to raise the efficiency of the activities of the managerial apparatus and the efficiency of production and business of the State enterprises. To redress the method and style of work, to enhance coordination in handling work.
5. To continue the review according to plans 01 and 03 of the Political Bureau. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the local leaders and the Caucus Commissions and Party Committees shall have to organize the review of work at their ministries and agencies aimed at achieving the targets and demands already laid down by the Resolution of the 6th plenum of the Party Central Committee (2nd session).
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị quyết số 08/1999/NQ-CP về giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1999 do Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 08/1999/NQ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 09/07/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết số 08/1999/NQ-CP về giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1999 do Chính phủ ban hành
Chưa có Video