Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2006/NQ-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2006 

 

NGHỊ QUYẾT

PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 4 NĂM 2006

Trong cácngày 26, 27 và 28 tháng 4 năm 2006, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4, bàn và quyết nghị các vấn đề sau đây:

1. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 được xác định là: đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được chuyển biến quan trọng về nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển; tăng tích luỹ, tạo nền tảng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; giữ vững ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia; nâng cao vị thế nước ta trong khu vực và trên trường quốc tế.

Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 được xây dựng trên cơ sở tiếp tục phát huy những thuận lợi rất cơ bản và những bài học rút ra từ những thành tựu của 20 năm đổi mới đất nước, nhất là những bài học về giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, huy độngmọi tiềm năng, nguồn lực của đất nước, kết hợp với đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, giữ vững ổn định về chính trị và tận dụng thời cơ, xu thế hoà bình, hợp tác phát triển của thế giới và khu vực; quan tâm giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, đẩy mạnh giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, trong đó đặc biệt quan tâm đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng lao động, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội Kế hoạch trên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, trình Chính phủ tại phiên họp tháng 6 năm 2006, sau khi Kế hoạch này được Quốc hội thông qua.

Căn cứ vào Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 được Quốc hội thông qua, các Bộ, ngành và địa phương cụ thể hoá thành kế hoạch 5 năm của ngành và địa phương phù hợp với mục tiêu và định hướng của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.

2. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010.

Trong giai đoạn 5 năm 2001 - 2005, nước ta đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu về kế hoạch sử dụng đất đã được Quốc hội thông qua. Chuyển sang giai đoạn 2006 - 2010, trước yêu cầu về công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, việc khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai ngày càng có vai trò quan trọng. Trong khi đó, hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của nước ta vẫn chưa hoàn chỉnh, chất lượng quy hoạch thấp; phương án quy hoạch chưa bám sát tính hiệu quả về kinh tế, xã hội và tác động môi trường; công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa phương còn tuỳ tiện.

Để thực hiện có hiệu quả việc huy động nguồn lực đất đai cho yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 phải được tăng cường chỉ đạo chặt chẽ trên phạm vi cả nước và từng cấpđịa phương. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 phải quán triệt quan điểm tiết kiệm và hiệu quả; có chính sách hạn chế việc sử dụng diện tích đất trồng lúa nước đã hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi ở vùng đồng bằng cho việc xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị; dành quỹ đất phù hợp cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, công trình văn hoá, thể thao; khuyến khích và hỗ trợ việc đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất ngập nước, đất hoang hoá vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của từng cấp địa phương và của cả nước; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy hoạch sử dụng đất, gắn với công tác giáo dục pháp luật về đất đai; tiếp tục đổi mới chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư để bảo đảm tiến độ thu hồi đất phục vụ quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế; có chính sách bảo vệ lợi ích chính đáng, ổn định đời sống, việc làm của người bị thu hồi đất.

Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội Kế hoạch này.

3. Chính phủ nghe Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Đề án chính sách tín dụng đối với khu vực 2, khu vực 3 miền núi, hải đảo, vùng đồng bào Khơ me sinh sống tập trung, thương nhân miền núi và các xã thuộc Chương trình 135 (gọi chung là vùng khó khăn).

Chủ trương hỗ trợ đối với vùng khó khăn là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Giai đoạn 2006 - 2010, chính sách hỗ trợ cần phải tiếp tục cả về các lĩnh vực xã hội, phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy các vùng này phát triển.

Để tiếp tục tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nhà nước chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, Chính phủ nhất trí chuyển nhiệm vụ cho vay ưu đãi đối với các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc vùng khó khăn từ các ngân hàng thương mại nhà nước sang để Quỹ Hỗ trợ phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện (không bàn giao dư nợ cũ).

Giao Bộ Tài chính chủ trì xem xét, bổ sung các chương trình, dự án, ngành nghề của các tổ chức kinh tế cần ưu đãi tại vùng khó khăn vào danh mục các dự án quy định trong Nghị định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển; đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế cho vay đối với các hộ sản xuất, kinh doanh (không thuộc hộ nghèo) tại các vùng khó khăn để Ngân hàng Chính sách xã hội có cơ sở thực hiện.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí nguồn vốn để Quỹ Hỗ trợ phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với các vùng khó khăn.

4. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Đề án tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu và việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Giao Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến tại phiên họp; tham khảo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Đoàn đàm phán của Chính phủ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cơ quan liên quan khác về Danh mục các dự án, mặt hàng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của nhà nước; bảo đảm cụ thể, công khai minh bạch, dễ thực hiện, phù hợp với các quy định của WTO và cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế; dự thảo Nghị định về tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu, trình Thủ tướng Chính phủ.

Đồng ý thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện cả hai nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. Các nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về huy động vốn, thanh toán, quản lý và xử lý nợ xấu, rủi ro tín dụng,... cũng như tổ chức, bộ máy cần được quy định phù hợp với yêu cầu và phạm vi hoạt động của ngân hàng.

5. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Báo cáo về công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước.

Giai đoạn 2001 - 2005, nhờ đổi mới cơ chế chính sách và hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nền kinh tế nước ta đã huy động được nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội đã đề ra. Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường để thu hút nguồn vốn của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội hoá, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước đang tồn tại nhiều yếu kém. Công tác lập quy hoạch, phê duyệt kế hoạch, thẩm định đầu tư, kiểm tra, quản lý vốn ngân sách, vốn hỗ trợ phát triển (ODA), cơ chế đấu thầu... thiếu đồng bộ, không rõ trách nhiệm và thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, thậm chí còn bị buông lỏng dẫn đến tình trạng đầu tư kém hiệu quả, lãng phí và thất thoát.

Nhằm sớm khắc phục những tồn tại về quản lý và sử dụng vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, cần tăng cường công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành; ban hành các chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư và xây dựng; tiếp tục cải cách hành chính trong đầu tư xây dựng và đấu thầu, chống hiện tượng "khép kín" trong đầu tư xây dựng; đồng thời, tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý và sử dụng vốn.

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh Báo cáo về công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, trình Chính phủ ban hành Nghị định về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện các biện pháp cần thiết để chấn chỉnh tồn tại, quản lý hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước gắn với Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng.

6. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trình Báo cáo về di dân, tái định cư thuỷ điện Tuyên Quang.

Công trình thuỷ điện Tuyên Quang hoàn thành sẽ mang lại lợi ích quan trọng,cùng với các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Thác Bà điều hoà nguồn nước khu vực Tuyên Quang, đồng bằng Sông Hồng vào mùa lũ cũng như mùa kiệt và bổ sung nguồn điện lớn cho nền kinh tế. Thuỷ điện Tuyên Quang thuộc công trình trọng điểm quốc gia, có số dân di chuyển tái định cư lớn, cần phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua về chủ trương trước khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể về di dân tái định cư.

Giao Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh Báo cáo về di dân, tái định cư thuỷ điện Tuyên Quang, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

7. Chính phủ nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Đề án về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, tiếp tục hoàn chỉnh Đề án này; gửi phiếu lấy ý kiến Thành viên Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Bộ Chính trị cho ý kiến và trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về vấn đề này.

8. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình dự thảo Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên.

Cùng với Luật Nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý để tổ chức thực hiện nhiệm vụ động viên. Qua mười năm triển khai thực hiện, công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên góp phần tăng cường lực lượng quốc phòng vững mạnh. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của đất nước, Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên đã bộc lộ những hạn chế cần phải sửa đổi cho phù hợp.

Việc bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh phải quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm sự thống nhất với Luật Nghĩa vụ quân sự và các luật, pháp lệnh hiện hành có liên quan; tạo cơ sở pháp lý cho việc khắc phục những khó khăn vướng mắc, nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dự bị động viên, cùng với quân đội chính quy đáp ứng yêu cầu củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc công cuộc xây dựng đất nước trong giai đoạn mới.

Giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên hợp, hoàn chỉnh Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

9. Chính phủ xem xét đề nghị của Bộ Quốc phòng và nhất trí cho phép Binh đoàn 16 (Bộ Quốc phòng) được vay đủ 100% vốn tín dụng ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện Dự án Khu kinh tế quốc phòng EaSúp (Đắk Lắk). Giao Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện, giúp Binh đoàn sớm khắc phục khó khăn; Bộ Quốc phòng kiểm tra, hướng dẫn Binh đoàn 16 thực hiện việc sử dụng và quản lý vốn vay theo đúng quy định của pháp luật.

10. Chính phủ đã xem xét vấn đề xử lý vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khi bán nhà thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định số 61/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 7 năm 1994, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình.

Thực hiện Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ, đến nay nhiều địa phương đã cơ bản hoàn thành việc bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua được đại đa số nhân dân đồng tình. Tuy nhiên, tại một số địa phương có quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước lớn, tình hình quản lý phức tạp, việc triển khai bán nhà ở còn chậm, thủ tục cấp giấy chứng nhận còn vướng mắc...Chính phủ nhất trí chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ và tiến tới dứt điểm công tác bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê trong năm 2006.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua nhà thuộc sở hữu nhà nước tiếp tục được áp dụng theo mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến khi có quy định mới của Chính phủ.

11. Về dự thảo Nghị định chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập: Chính phủ nhất trí chưa quy định việc phân biệt các cơ sở cung ứng dịch vụ vì mục đích lợi nhuận với không vì mục đích lợi nhuận trong Nghị định này. Giao Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu các tiêu chí phân loại, nội dung ưu đãi cụ thể đối với các cơ sở hoạt động cung ứng dịch vụ không vì mục đích lợi nhuận.

Giao Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

12. Về việc thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước năm 2006: Hiện nay, trước yêu cầu đẩy nhanh tiến độ sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ nhất trí từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước như quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ.

13. Về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình; dự thảo Nghị định hướng dẫn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình: Giao các Bộ chủ trì tiếp tục hoàn chỉnh các dự thảo Nghị định trên, gửi phiếu lấy ý kiến Thành viên Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

14. Chính phủ đã xem xét Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, báo cáo về kết quả giao ban sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2006 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình; Báo cáo tình hình thương mại tháng 4 năm 2006 do Bộ Thương mại trình; Báo cáo về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo quý I/2006 do Tổng Thanh tra Chính phủ trình.

Trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2006, kinh tế nước ta tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực: giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, dịch cúm gia cầm được khống chế có hiệu quả; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng so với cùng kỳ năm trước; lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng; thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu ngân sách nhà nước tăng, bảo đảm các nhu cầu chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển, chi thanh toán các nghĩa vụ, nợ đến hạn; giá cả thị trường tiếp tục ổn định. Các hoạt động văn hoá xã hội, giữ gìn an ninh trật tự tiếp tục được duy trì tốt.

Bên cạnh kết quả tích cực đã đạt được trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2006, nền kinh tế nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, một số sản phẩm công nghiệp khả năng cạnh tranh thấp, giá cả nhiều mặt hàng chịu tác động của giá thị trường thế giới, thời tiết diễn biến bất thường gây ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân, tình hình trật tự an toàn giao thông tuy đã có tiến bộ nhưng số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng còn nhiều, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, tham nhũng lãng phí, tệ nạn xã hội... vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả.

Để hoàn thành tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006, thiết thực chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, điạ phương bám sát các diễn biến tình hình thực tế, chỉ đạo nghiêm túc, triệt để việc thực hiện Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006; đẩy mạnh sản xuất, thực hiện các biện pháp tiết kiệm, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ; đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát giá cả thị trường, kiềm chế tăng giá; chấn chỉnh quản lý đầu tư, sử dụng ngân sách. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư, bảo đảm yêu cầu về tiến độ và chất lượng thực hiện. Tổ chức tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; không để xảy ra tình trạng khiếu kiện phức tạp, kéo dài, vượt cấp.

Các Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Bộ, ngành và địa phương mình./.


Nơi nhận
:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng;
- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC, các Vụ, Cục,
đơn vị trực thuộc, Công báo, Website Chính phủ,
Người Phát ngôn của TTg CP;
- Lưu: VT, TH (4).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
 



Phan Văn Khải

 

GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 06/2006/NQ-CP

Hanoi, May 04, 2006

 

RESOLUTION

THE GOVERNMENT’S REGULAR MEETING - APRIL 2006

On April 26, 27 and 28, 2006, the Government held its regular meeting to discuss and decide on the following issues:

1. The Government listened to the Minister of Planning and Investment presenting the plan of socio-economic development during the period 2006-2010.

The overall target of the five year plan 2006–2010 is to boost the rate of economic growth, improve the quality, efficiency and stability of the development; increase the accumulation, which lay the foundation for the country’s industrialization and modernization; improve the standards of materialistic and spiritual life of the people; eradicate the country’s image as an underdeveloped country and make the country an industrial and modernization-oriented country in 2020; ensure the stability of the political state, social order and safety, preserve the independence, the sovereignty, the territorial integrity and the national security; improve the country’s status regionally and internationally.

The five-year plan during 2006-2010 was established with the following targets: continue to make use of the inherent advantages and the lessons drawn from the achievements gained during the 20 years of restoration and development, remarkably the lessons of liberate and promote the productive forces, take advantage of all national potentials, attract foreign investment, complete the structure of market economy, keep the stability of political state, take advantage of the chances, the tendency towards peace and cooperation in the region and the world; take interest in solving social issues, improving education and training, science and technology, especially training the people in order to increase the productivity, the quality of labor force and maintain the stable and high growth rate.

The Ministry of Planning and Investment was entrusted to receive the suggestions in the meeting to complete the draft plan of socio-economic development of the five year period 2006-2010; the Minister of Planning and Investment, on a proxy of the Prime Minister and on the behalf of the Government to submit the Assembly the draft plan.

The MPI directed and coordinated with other ministries and relevant agencies to draft the Resolution of the Government issuing the Government’s Action Program to implement the Resolution of the 10th Party’s General Assembly and the Five-year Plan 2006-2010, and submitted the plan to the Government in the session of June 2006 after the plan had been passed by the National Assembly.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Government listened to the Minister of Resources and Environment presenting the Five-year Plan of Land Use during 2006-2010.

During the period 2001-2005, our country basically achieved the targets of the Plan of Land Use passed by the National Assembly. During the period of 2006-2010, with the demand for enhancing the country’s industrialization and modernization, the effective use and exploitation of land play a more important role. However, the project and plan of using land has not been completed, the result of the project is poor. The project makers have not examined thoroughly the influences on the economy, the society and the environment; the project was carried out carelessly in some localities.

In order to take full advantage of land resource for the sake of the country’s stable development, the project and plan of using land during the five years 2006-2010 need concrete guidance on both local and national scales. The Plan of Land Use during the five years 2006-2010 must seriously consider the thriftiness and effectiveness of the implementation; the policy should restrict the exploitation of land for wet rice cultivation while developing a good irrigation system for industrial and urban areas; reserve land for essential infrastructures such as schools, hospitals and buildings of culture and sport; encourage and support the exploitation of wild lands, treeless hills, flooding lands and fallows for socio-economic development on local and national scale; improve the communication and dissemination of the planning of using land and increase the people's knowledge of the law on land using; develop the policy of compensation; clear the ground and speed up resettlement to ensure the process of reclaiming land for the purpose of national security and socio-economic development; adopt the policy to protect the legitimate rights, stabilize the life and employment of the people resettling.

The Ministry of Resources and Environment was assigned to receive the suggestions in the meeting to complete the Draft Plan of using land during the five years 2006-2010; the Minister of Resources and Environment, as a proxy for the Prime Minister, submit the Draft Plan to the National Assembly.

3. The Government listened to the Governor of the State Bank of Vietnam presenting the project of credit policy applying to Zones 2 and 3, mountainous areas, islands, Khmer minorities, businessmen of highlands and hamlets belonging to Program 135, which are generally called needy areas.

The policy supporting the needy areas is the Party and State's consistent approach. During the period 2006-2010, the supportive policy emphasizes on improving social areas, developing production and infrastructure for the purpose of comprehensive development of the areas.

In order to detach policy credit from commercial credit for the sake of State-owned commercial banks doing their business in the market economy, the Government unanimously transferred the mission of offering preferential loans to economic organizations and households in needy areas from the national commercial banks to the Development Assistance Support and Bank of Social Policy without transferring the former loans.

The Ministry of Commerce (MoC) was entrusted to consider and add the programs, projects and occupations of economic organization in needy areas in the list of projects proclaimed in the Government's Resolution on investment credit for development; and submitted to the Prime Minister the mechanism for loaning business households (not including poor ones) in the needy areas so that the Bank of Social Policy could work effectively.

The Ministry of Planning and Investment (MPI) and the MoC arranged the capital so that the Development Assistance Fund and the Bank of Social Policy could adopt the policy of preferential credit for needy areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The MoC was entrusted to receive the suggestions in the meeting, consult the MPI, MoC, State Bank of Vietnam and the State Panel of Negotiators for Vietnam's entry into the World Trade Organization (WTO) and the other relevant offices to decide on the list of projects, commodities needing the capital from investment credit for development, State export credit; ensure the concreteness, openness, explicitness, practicality and the conformity of the projects with the WTO's regulations and Vietnam's commitments in the international treaties; draft the Resolution of investment credit for development and export credit and then submitting it to the Prime Minister.

The Government decided to establish the Vietnamese Development Bank on the basis that the Development Assistance Fund was rearranged to support the projects of investment credit for development and export credit. The Vietnamese Development Bank's missions of raising capital, repaying, managing and dealing with risky loans and credits as well as the organization and the staff should follow the regulations in conformity with the demand and scale of activities of the Bank.

5. The Government listened to the Minister of Planning and Investment presenting the Report of managing and using the capital of the State Budget.

During the period 2001-2005, thanks to the policy reform and the improvement in the investment environment, many resources of capital inside and outside the country were invested in the country's development, which made a crucial contribution to the achievement of socio-economic targets set in the plan. The capital generated from the State Budget played an essential role in developing socio-economic infrastructure, which created good conditions for attracting the capital from the other sectors of economy for investment and development, and gradually bringing about changes in the economy structure so that it operated towards industrialization and modernization orientation to achieve the targets of social engagement, poverty reduction and improvement in the people's life.

However, there have been problems in the management and use of the capital from the State Budget. The planning, plan approval, investment assessment, supervision, management of budget capital, ODA capital, mechanism of bid have not been integrated, the concrete responsibilities of individuals have not been defined, the relevant offices have not properly cooperated and worked irresponsibly, which resulted in ineffective investment, prodigality and loss.

In order to overcome the problems of managing and using capital from the State Budget, the planning and management of projects for socio-economic development and branch development should be improved, powerful sanctions should be issued to increase the responsibilities of the involved; reform of administration in construction investment and bid should be boosted, the "closed situation" of construction investment should be prevented; examination, supervision and strict punishment of infringement in the law of managing and using capital should be enhanced.

The Ministry of Planning and Investment was entrusted to receive the suggestions of the meeting to complete the report of managing and using the investment capital of the State Budget; direct and coordinate with the ministries, branches, and localities and submit it to the Government to issue the Resolution of planning socio-economic development; instruct the ministries, branches and localities to perform their functions with necessary methods to overcome the difficulties and effectively manage the use of capital from the State Budget according to the Program of Actions for thrift practice and corruption prevention.

6. The Government listened to the Minister of Industry presenting the Report of emigration and resettlement related to the project of Tuyên Quang hydroelectricity.

The project of Tuyên Quang hydroelectricity will bring about significant benefits. Together with the hydroelectric plants Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, the Tuyên Quang hydroelectric plant will regulate the source of water in Tuyên Quang, the Red River Delta in flood and drought seasons and increase the power supply for the economy. The Tuyên Quang hydroelectric plant is a central national project which requires the movement of a large population. Therefore, the Standing Committee of the National Assembly should be reported to pass the policy before the Government ratifies the overall project of emigration and resettlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. The Government listened to the Minister, Chair of Government Office presenting the Project of organizing, defining missions, authority and mechanism of operation of the Central Steering Committee in relation with preventing and fighting against corruption.

The Government Office was entrusted to direct and coordinate with the relevant offices to receive the suggestions of the meeting to complete the Project; consult Government members, submit to the Prime Minister for examination before submitting to the Politburo for consideration and the Standing Committee of the National Assembly for issuance.

8. The Government listened to the Minister of National Defense presenting the Draft Ordinance of changes and addition related to some terms in the Ordinance of the reserve force.

Together with the Law of Military Services, the Ordinance of reserve forces and legal documents instructing the implementation have established the legal corridor to carry out the missions of reserve forces. During the ten years of implementation, the establishment and mobilization of reserve forces made contributions to the strength of national defense. However, the Ordinance of reserve forces needs to be adjusted to fulfill the mission of defending the country in the new context.

The modification and addition of the Ordinance have to closely follow the Resolution of the 10th Party Congress of forming the People's Armed Forces to carry out the strategy of defending the country; ensure its integration with the Law of Military Services, and the related laws and ordinances; provide the legal basis for solving the problems, enhance the capacity of the reserve forces which can work with the regular army to meet the requirement of reinforcing the national defense, and protecting the accomplishments of the country in the new phase.

The Ministry of National Defense was entrusted to direct and coordinate with the Ministry of Justice, the Government Office and the relevant offices to receive the suggestions of the meeting to complete the Modification Ordinance adding some terms related to the reserve forces, and submit it to the Prime Minister for decision on the issue before submitting to the Standing Committee of the National Assembly.

9. The Government considered the proposal of the Ministry of National Defense and unanimously allowed Army Corps 16 belonging to the Ministry of National Defense to borow 100% of the preferential credit capital from the Development Assistance Fund to implement the Project of Economic-Defense Zone EaSup in Dak Lak. The Fund was assigned to help the Corps surmount the difficulties; the Ministry of Defense examined and instructed Corps 16 to use and manage the capital legally.

10. The Government considered the solutions to the problems arising in issuing the certificate of house ownership and right of land use when selling State-owned houses according to Resolution 61/ND-CP of the Government on July 5, 1994 submitted by the Minister, Chair of the Government Office.

In implementing Government Resolution 61/ND-CP dated July 5, 1994, many localities have basically finished selling Sate-owned houses to the tenants. The issuance of certificate of house ownership and right of land use to the buyers is widely supported by the public. However, in some localities where there are much State-owned land, the situation of management is complicated, the process of selling houses is slow, the procedure of issuing certificates is problematic. The Government unanimously directs the localities to make progress in their work and quickly finish the task of selling State-owned houses to the renters in 2006.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. With regard to the Draft Resolution of the policy supporting the development of non-State service supply agencies, the Government unanimously decided not to make any changes in the Draft Resolution to differentiate the service supply agencies with and without commercial purposes. The Ministry of Interior and the Ministry of Finance were entrusted to continue to study different criteria and concrete preferential matters for non-profit service supply agencies.

The Government Office was entrusted to receive the suggestions in the meeting to complete the Draft Resolution of the policy of supporting the development of non-State service supply agencies, then submitting to the Prime Minister for issuance.

12. In connection with implementing the policy for the redundant laborers due to the rearrangement of the State-owned companies in 2006, the Government unanimously decided to continue applying the policy supporting the redundant laborers due to the rearrangement of the State-owned companies, stated in Resolution 41/2002/ND-CP on April 11, 2002 and modified in Resolution 155/2004/ND-CP on August 10, 2004, from January 1, 2006.

13. With regard to the Draft Resolution with detailed regulations and instructions of implementing some terms in the Law of Education submitted by the Minister of Education and Training; the Draft Resolution instructing the Vietnamese companies to invest overseas submitted by the Minister of Planning and Investment: the Ministries were entrusted to complete the Draft Resolutions, consult the Government members and submit it to the Prime Minister for consideration and issuance.

14. The Government considered the Report of socio-economic situation, the Report of production, business, services and investment in April and the first four months in 2006 submitted by the Minister of Planning and Investment; the Report of commercial situation in April 2006 submitted by the MoC; the Report of inspection and solution of complaints and denouncements of the first quarter in 2006 submitted by the Government's Chief Inspector.

In April and the first four months in 2006, the economy continued to keep growing well: there was a considerable increase in the value of industrial production, the agricultural production stably developed, the epidemic of bird flu was effectively controlled; the total income from goods retailing and the turnover of services increased compared to the same period the previous year; the number of foreign visitors to Vietnam increased, the export turn-over, especially the foreign investment continued to increase, which ensured the regular expenditure on development investment, certain missions and due loans; the market prices remained stable. Cultural and social activities were satisfactorily managed and the public order and safety, maintained.

Besides the positive results achieved in April and the first four months in 2006, the economy had to face many challenges: the competitiveness of some industrial products was low, the prices of many goods were influenced by the changes of the international market, the unusual phenomena of the weather negatively influenced the production and the people's life; though there was progress in traffic management, there still existed many serious traffic accidents; smuggling, commercial fraud, corruption, prodigality, and social devils were not effectively prevented and limited.

In order to finish the plan of socio-economic development in 2006 and practically celebrate the success of the 10th Party's Congress, the Government required the Ministries, Branches and localities to closely watch the socio-economic situation, seriously and strictly direct the implementation of Resolution 01/2006/NQ-CP on January 16, 2006 of the primary measurements of carrying out the plan of socio-economic development and the State Budget in 2006; boost the production, adopt the measures of thrift practices, reduce production cost, enhance the competitiveness of goods and services; increase export, control the market prices, restrict the rise in prices, regulate the investment management and budget use; reinforce the inspection, examination and supervision of implementing investment projects to meet the schedule and quality of implementation; organize the talks to the people and solve the complaints and denouncements satisfactorily, avoid the complicated, prolonged and multi-level complaints.

The Ministries, Branches and localities took initiative in establishing the concrete program of actions to implement the Resolution of the 10th Party's Congress aiming at the Ministries, Branches and localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

;

Nghị quyết số 06/2006/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2006 do Chính phủ ban hành

Số hiệu: 06/2006/NQ-CP
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 04/05/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị quyết số 06/2006/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2006 do Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…