HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2004/NQ-HĐ |
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2004 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ QUYẾT SỐ 107/1999/NQ-HĐ NGÀY 19/7/1999 CỦA HĐND THÀNH PHỐ BAN HÀNH QUY CHẾ HỘI THẨM NHÂN DÂN THÀNH PHỐ, QUẬN, HUYỆN.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHOÁ XIII
(Kỳ họp thứ hai, từ ngày 28 đến ngày 30/7/2004)
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
- Căn cứ Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân;
- Căn cứ Tờ trình số 116/TTr-HĐ ngày 26/7/2004 của Thường trực HĐND Thành phố
về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế Hội thẩm nhân dân Thành phố và quận, huyện ban
hành kèm theo Nghị quyết số 107/1999/NQ-HĐ ngày 19/7/1999 của HĐND Thành phố
khoá XI;
- Căn cứ ý kiến thuyết trình của Ban pháp chế, ý kiến thảo luận của các đại
biểu HĐND Thành phố,
QUYẾT NGHỊ
1. Thông qua Quy chế Hội thẩm nhân dân thành phố và quận, huyện được sửa đổi, bổ sung theo Tờ trình số 116/TTr-HĐ ngày 26/7/2004 của Thường trực HĐND Thành phố.
2. Giao Thường trực HĐND Thành phố tổ chức thực hiện Quy chế này./.
|
TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI |
QUY CHẾ
VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VÀ QUẬN, HUYỆN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2004/NQ-HĐ ngày 30/7/2004 của HĐND Thành phố - Khoá XIII kỳ họp thứ hai)
Điều 1: Hội thẩm nhân dân
Chế độ Hội thẩm nhân dân thể hiện quyền làm chủ nhân dân tham gia vào Hội đồng xét xử tại Toà án nhân dân các cấp. Hội thẩm nhân dân là người thay mặt cho nhân dân để thực hiện quyền làm chủ trong hoạt động xét xử; đồng thời thực hiện việc giám sát pháp luật thông qua hoạt động xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Hội thẩm nhân dân là người có đủ tiêu chuẩn về năng lực, tư cách và phẩm chất đạo đức theo quy định của pháp luật; có uy tín với nhân dân nơi mình cư trú, công tác; kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân.
Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân thực hiện nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; ngang quyền với Thẩm phán.
Điều 2: Chế độ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Hội thẩm nhân dân
Hội thẩm nhân dân do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp giới thiệu; do Hội đồng nhân dân các cấp quản lý, phân công xét xử và bồi dưỡng về nghiệp vụ. Hàng năm, Toà án nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân và báo cáo với Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân
Hội thẩm nhân dân được học tập nâng cao nghiệp vụ, chính sách pháp luật, sinh hoạt thời sự theo kế hoạch bồi dưỡng cán bộ.
Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm rèn luyện phẩm chất, giữ vững đạo đức trong sạch, liêm khiết, chí công, vô tư.
Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm thực hiện sự phân công của Toà án các cấp, tham gia Hội đồng xét xử tại các phiên toà theo trình tự sơ thẩm.
Điều 4: Hoạt động nghiệp vụ xét xử
1- Căn cứ vào kế hoạch được phân công xét xử, Hội thẩm nhân dân sắp xếp thời gian đén Toà án thực hiện nhiệm vụ; Nghiên cứu hồ sơ, tham gia Hội đồng xét xử đúng thời gian quy định; trường hợp có công việc đột xuất, phải kịp thời báo cáo với chánh án để điều chỉnh, bố trí người thay thế.
2- Hội thẩm nhân dân nhất thiết phải bố trí thời gian nghiên cứu hồ sơ trước khi đưa vụ án ra xét xử; khi nghiên cứu hồ sơ có ghi chép tư liệu, tóm tắt nội dung vụ án, đặc điểm, thời gian, hoàn cảnh, điều kiện, mục đích, động cơ, nguyên nhân phạm tội của bị cáo; những chứng cứ buộc tội, gỡ tội, (đối với hình sự); thẩm tra chứng cứ do đương sự xuất trình (đối với dân sự…) để làm căn cứ khi ra Toà án xét xử.
3- Khi xét xử vụ án: Hội thẩm nhân dân phải mặc trang phục chỉnh tề, tác phong nghiêm túc, tôn trọng sự điều khiển của Chủ toạ phiên toà; tập trung, lắng nghe thẩm vấn, trả lời của các bị cáo và đương sự, trực tiếp đặt câu hỏi về các điểm còn chưa rõ theo trình tự tố tụng; chú ý phần tranh luận để có căn cứ đánh giá đúng chứng cứ làm cơ sở cho việc định tội và lượng hình khi nghị án.
4- Khi nghị án, Hội thẩm nhân dân độc lập, tuân theo pháp luật trong việc đánh giá vai trò bị cáo, định tội, lượng hình (với án hình sự); đưa ra chính kiến, trình bày quan điểm của mình về xử lý vụ kiện (với án dân sự…) nhằm mục đích xét xử đúng người, đúng tội, đúng việc, đúng pháp luật. Trong trưởng hợp có ý kiến đánh giá khác nhau thì Hội đồng xét xử biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
5- Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử cùng chịu trách nhiệm về bản án đã tuyên, ký vào bản án, biên bản nghị án; sau phiên toà phổ biến về kết quả vụ án đã xét xử và lắng nghe ý kiến của nhân dân để phản ánh cho toà án.
6-Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tham gia công tác hoà giải ở cơ sở.
Điều 5: Trách nhiệm của cơ quan quản lý Hội thẩm nhân dân.
Chánh án Toà án nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý và phân công Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử đúng quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức có người được bầu làm Hội thẩm nhân dân phải bố trí thời gian để Hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ xét xử khi được Chánh án Toà án nhân dân phân công.
Điều 6: Kinh phí hoạt động của Hội thẩm nhân dân.
Ngoài chế độ chung, Hội thẩm nhân dân thành phố và Hội thẩm nhân dân quận, huyện hỗ trợ kinh phí đảm bảo các chế độ với Hội thẩm nhân dân thành phố và quận, huyện như sau:
1- Đối với chế độ học tập: Hội thẩm nhân dân được học tập nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn về: đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các văn bản hướng dẫn đường lối xét xử…
2- Chế độ thù lao:
- Đối với Hội thẩm nhân dân thành phố, ngân sách thành phố hỗ trợ để đảm bảo mức thù lao là 50.000 đồng/ ngày xét xử và ngày nghiên cứu tài liệu.
- Đối với Hội thẩm nhân dân các quận, huyện, ngân sách quận, huyện hỗ trợ để đảm bảo mức thù lao là 40.000 đồng/ ngày xét xử và ngày nghiên cứu tài liệu.
3- Hội thẩm nhân dân khi ốm đau phải điều trị tại bệnh viện thì chế độ thăm hỏi là 100.000 đồng / lần/ người; Khi qua đời được phúng viếng theo quy định hiện hành.
4- Trong nhiệm kỳ được đi học tập, trao đổi kinh nghiệm ở một số địa phương để nâng cao trình độ.
5- Được cấp phát các văn phòng phẩm phục vụ công tác.
Điều 7: Khen thưởng, kỷ luật:
1- Hội thẩm nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc Chánh án Toà án nhân dân Thành phố khen thưởng.
2- Hội thẩm nhân dân có thể bị Hội đồng nhân dân bãi miễn nhiệm nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm pháp luật theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp, sau khi đã thống nhất ý kiến với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp./.
|
TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI |
Nghị quyết số 06/2004/NQ-HĐ về việc quy chế Hội thẩm nhân dân thành phố, quận, huyện do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành để sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 107/1999/NQ-HĐ ngày 19/7/1999 của Hội đồng nhân dân thành phố ban hành quy chế Hội thẩm nhân dân thành phố, quận, huyện.
Số hiệu: | 06/2004/NQ-HĐ |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Phùng Hữu Phú |
Ngày ban hành: | 30/07/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết số 06/2004/NQ-HĐ về việc quy chế Hội thẩm nhân dân thành phố, quận, huyện do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành để sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 107/1999/NQ-HĐ ngày 19/7/1999 của Hội đồng nhân dân thành phố ban hành quy chế Hội thẩm nhân dân thành phố, quận, huyện.
Chưa có Video