HỘI ĐỒNG BẦU CỬ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 04/2020/HĐBCQG |
Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2020 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA
HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 118/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng bầu cử quốc gia.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
TM. HỘI ĐỒNG BẦU
CỬ QUỐC GIA |
CỦA
HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2020/HĐBCQG ngày 16 tháng 9 năm 2020 của
Hội đồng bầu cử quốc gia)
Quy chế này quy định nguyên tắc, hình thức làm việc, chế độ báo cáo, cách thức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia.
Điều 2. Nguyên tắc và hình thức làm việc của Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Hội đồng bầu cử quốc gia làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Các hình thức làm việc của Hội đồng bầu cử quốc gia bao gồm: phiên họp toàn thể, cuộc họp và cho ý kiến bằng văn bản.
1. Phiên toàn thể của Hội đồng bầu cử quốc gia được tổ chức công khai, định kỳ hai tháng một lần.
Phiên họp bất thường được tổ chức theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Hội đồng bầu cử quốc gia có thể họp nội bộ do Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định.
2. Phiên họp toàn thể của Hội đồng bầu cử quốc gia được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự. Các thành viên không tham dự được phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
3. Căn cứ nội dung phiên họp, Hội đồng bầu cử quốc gia mời đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan dự họp và được phát biểu ý kiến về vấn đề có liên quan khi được yêu cầu.
4. Tài liệu phục vụ phiên họp được gửi đến thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia chậm nhất là hai ngày trước ngày họp, trừ phiên họp bất thường.
5. Nội dung phiên họp được ghi biên bản, có kết luận hoặc ban hành nghị quyết khi cần thiết.
6. Nghị quyết của Hội đồng bầu cử quốc gia được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên tán thành. Hình thức biểu quyết do Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định.
7. Sau mỗi phiên họp, Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia giúp Hội đồng bầu cử quốc gia dự thảo các văn bản của Hội đồng bầu cử quốc gia; giúp Tiểu ban văn bản pháp luật và thông tin, tuyên truyền làm thông cáo báo chí về phiên họp của Hội đồng bầu cử quốc gia. Thông cáo báo chí được đăng trên trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 4. Các cuộc họp của Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức cuộc họp với các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, các Ủy viên được phân công phụ trách nội dung liên quan để xử lý các công việc đột xuất trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia.
2. Tùy nội dung công việc, các Phó Chủ tịch, các Trưởng Tiểu ban, các Ủy viên của Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức cuộc họp với các cơ quan, tổ chức hữu quan để triển khai nhiệm vụ được giao. Nội dung và kết quả cuộc họp được báo cáo với Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Điều 5. Xin ý kiến bằng văn bản
1. Tùy nội dung, yêu cầu và tính chất công việc, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định việc xin ý kiến của các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia bằng hình thức gửi văn bản.
2. Các thành viên khi nhận được văn bản xin ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời và gửi lại theo thời gian yêu cầu.
1. Hội đồng bầu cử quốc gia báo cáo về hoạt động của mình trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề thuộc trách nhiệm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
3. Hội đồng bầu cử quốc gia thường xuyên báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình, kết quả tổ chức bầu cử.
4. Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV, Hội đồng bầu cử quốc gia báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động từ khi thành lập và công tác chuẩn bị bầu cử trong cả nước.
5. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Hội đồng bầu cử quốc gia trình Quốc hội Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước và Báo cáo xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội.
Điều 7. Chỉ đạo, điều hòa hoạt động của các Tiểu ban
1. Hội đồng bầu cử quốc gia thành lập Tiểu ban nhân sự; Tiểu ban giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tiểu ban văn bản pháp luật và thông tin, tuyên truyền; Tiểu ban an ninh, trật tự và Y tế để giúp Hội đồng bầu cử quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo, điều hòa hoạt động của các Tiểu ban.
3. Các Tiểu ban xây dựng Quy chế hoạt động. Các Tiểu ban thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hai tuần một lần với Hội đồng bầu cử quốc gia và báo cáo đột xuất hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia, các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia, Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Nghị quyết 04/2020/HĐBCQG về Quy chế làm việc của Hội đồng bầu cử quốc gia
Số hiệu: | 04/2020/HĐBCQG |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Hội đồng bầu cử quốc gia |
Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 16/09/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 04/2020/HĐBCQG về Quy chế làm việc của Hội đồng bầu cử quốc gia
Chưa có Video