HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2006/NQ-HĐND |
Quy Nhơn, ngày 26 tháng 7 năm 2006 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN KIỆN TOÀN TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI THÚ Y CƠ SỞ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của HĐND;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Sau khi xem xét Tờ trình số 54/TTr-UBND ngày 28/6/2006 của UBND tỉnh về việc thông qua Đề án Kiện toàn tổ chức mạng lưới thú y cơ sở; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án Kiện toàn tổ chức mạng lưới thú y cơ sở với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Chỉ tiêu:
1.1. Phấn đấu đến năm 2010, toàn bộ các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) và thôn, làng trong tỉnh có chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi tập trung và các trang trại đều phải có cán bộ thú y cơ sở.
1.2. Từng bước nâng cao trình độ của cán bộ thú y ở cơ sở: năm 2007, có 30% cán bộ thú y cơ sở có trình độ đại học, 50% trung cấp, 20% sơ cấp chăn nuôi - thú y. Phấn đấu đến năm 2010 có 40% cán bộ thú y cơ sở có trình độ đại học, 60% trung cấp (không còn cán bộ thú y cơ sở có trình độ sơ cấp).
1.3. Thiết lập hệ thống giám sát, kịp thời phát hiện, báo cáo dịch bệnh và tổ chức phòng, chống dịch bệnh từ cơ sở, bảo đảm chủ động về các trang thiết bị, thuốc vacxin và huy động lực lượng phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả ở cơ sở.
2. Tổ chức mạng lưới thú y cơ sở:
2.1. Ở tất cả các xã, phường, thị trấn có chăn nuôi (trừ các phường nội thành của TP. Quy Nhơn) đều có 01 cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về chăn nuôi - thú y do UBND xã, phường, thị trấn hợp đồng; trực tiếp giao nhiệm vụ và quản lý; đồng thời cán bộ chăn nuôi thú y còn chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trạm Thú y huyện, thành phố.
2.2. Ở tất cả các thôn, làng có chăn nuôi phải có thú y viên cơ sở do UBND xã hợp đồng bán chuyên trách và trực tiếp quản lý, đồng thời cán bộ thú y này chịu sự hướng dẫn về chuyên môn của cán bộ chuyên trách chăn nuôi – thú y xã.
2.3. Ở tất cả các khu chăn nuôi tập trung và các trang trại đều phải có cán bộ kỹ thuật về chăn nuôi – thú y, trực tiếp quản lý về chăn nuôi thú y tại các cơ sở này và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trạm Thú y huyện, TP và Chi cục Thú y tỉnh.
2.4. Đội ngũ thú y tư nhân và các cơ sở dịch vụ thú y được khuyến khích hoạt động theo hướng xã hội hóa, đồng thời phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật, phải có đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề thú y, có đăng ký hoạt động và chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng về thú y từ cơ sở đến tỉnh.
3. Chế độ phụ cấp cho cán bộ thú y cơ sở:
3.1. Mức phụ cấp cho cán bộ thú y cấp xã là 400.000 đồng/người/ tháng;
3.2. Mức phụ cấp cho cán bộ thú y thôn (kể cả làng) tối đa bằng 50% mức phụ cấp cán bộ thú y cấp xã.
4. Nguồn ngân sách chi trả:
4.1. Ngân sách tỉnh đầu tư hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho cán bộ thú y xã, trang thiết bị thú y, vacxin, thuốc thú y dự phòng phục vụ cho phòng, chống dịch trong toàn tỉnh và trả phụ cấp 100% lương đối với cán bộ thú y cơ sở (xã, thị trấn, thôn, làng) ở các huyện miền núi (Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh) và hỗ trợ 50% mức phụ cấp lương cho cán bộ thú y cơ sở của huyện Hoài Ân.
4.2. Ngân sách huyện, thành phố (trừ 03 huyện miền núi) chi đào tạo, tập huấn thú y thôn và chi trả phụ cấp lương 100% cho thú y xã, phường, thị trấn; đồng thời hỗ trợ trả phụ cấp cho thú y thôn đối với các xã có khó khăn về ngân sách.
4.3. Ngân sách xã chi trả phụ cấp lương cho cán bộ thú y thôn. Riêng các xã khó khăn về ngân sách thì ngân sách huyện hỗ trợ chi trả.
Ngoài ra, khi có dịch bệnh xảy ra, ngân sách huyện, TP và ngân sách xã, phường, thị trấn phải có trách nhiệm chi cho công tác phòng, chống dịch và trả tiền công cho đội ngũ thú y viên tư nhân được huy động phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.
Điều 2. UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.
Điều 3. Thường trực HĐND, các ban của HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua ./.
|
CHỦ
TỊCH |
Nghị quyết 04/2006/NQ-HĐND thông qua Đề án Kiện toàn tổ chức mạng lưới thú y cơ sở do tỉnh Bình Định ban hành
Số hiệu: | 04/2006/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định |
Người ký: | Nguyễn Xuân Dương |
Ngày ban hành: | 26/07/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 04/2006/NQ-HĐND thông qua Đề án Kiện toàn tổ chức mạng lưới thú y cơ sở do tỉnh Bình Định ban hành
Chưa có Video