CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2006 |
Năm 2006 là năm đầu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010. Trong năm 2006, phải phát huy mạnh mẽ những nhân tố tích cực của năm 2005 và của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, hạn chế và khắc phục có hiệu quả những mặt yếu, kém trong chỉ đạo điều hành để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo chuyển biến mới về chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tăng cường khả năng bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; từ đó tạo ra những yếu tố và điều kiện cần thiết cho việc phấn đấu thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.
Bên cạnh việc chỉ đạo điều hành thực hiện toàn diện nhiệm vụ của năm 2006, Chính phủ sẽ tập trung vào một số trọng tâm sau đây:
A. Đẩy mạnh việc xây dựng thể chế, hoàn thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế, xã hội
1. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006 của Quốc hội, Chương trình công tác của Chính phủ, các Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc đã nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Cải tiến mạnh mẽ phương thức xây dựng và ban hành các văn bản, bảo đảm trong 6 tháng đầu năm 2006 ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua trong năm 2005.
Trong các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình năm 2006 phải quy định rõ những điều khoản nào phải có văn bản hướng dẫn của Chính phủ và phải trình các dự thảo văn bản này cùng một lúc với các dự án luật và pháp lệnh để Chính phủ xem xét, quyết định. Văn phòng Chính phủ được quyền trả lại các dự án luật và pháp lệnh không đủ các dự thảo văn bản hướng dẫn kèm theo và được quyền yêu cầu các cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật và pháp lệnh cũng như các văn bản hướng dẫn của Chính phủ thực hiện nghiêm chỉnh quy định này.
2. Ngay từ đầu năm 2006, các Bộ, chính quyền các cấp phải rà soát các văn bản do cấp mình ban hành để huỷ bỏ ngay những văn bản, những quy định trái với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc không đúng thẩm quyền; sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp, gây khó khăn, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của dân và doanh nghiệp.
3. Người đứng đầu các cơ quan phải chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở đơn vị mình.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách; kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc để có các giải pháp khắc phục.
B. Xây dựng và phát triển đồng bộ các loại thị trường
1. Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách đồng bộ nhằm tạo các điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường bất động sản.
2. Đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần và các tổ chức tín dụng khác; đồng thời tổ chức tốt hoạt động của các thị trường tín dụng, thị trường tiền tệ.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ để bảo đảm hiệu lực thực thi của Luật Sở hữu trí tuệ; xây dựng và phát triển các trung tâm giao dịch công nghệ tại các vùng kinh tế lớn, trước hết là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng>, tiến tới hình thành Trung tâm giao dịch công nghệ quốc gia; đẩy mạnh việc triển khai thực hiện đề án phát triển thị trường công nghệ gắn với thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
C. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chất lượng phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế
1. Thực hiện các chính sách và giải pháp nhằm tăng cường năng lực và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; công khai các quy trình, thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp; thực hiện lộ trình áp dụng cơ chế một giá; tiếp tục mở rộng các lĩnh vực đầu tư và đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài phù hợp với Luật Đầu tư và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Hoàn thiện chính sách tài chính doanh nghiệp theo hướng bình đẳng, ổn định, minh bạch đối với mọi loại hình doanh nghiệp; khắc phục tình trạng biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp; tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách tài chính, tín dụng, đất đai... để doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
3. Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo phương án tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Có cơ chế quản lý thích hợp đối với các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu. Giới hạn thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh vực quan trọng và có đủ điều kiện do Tổng công ty nhà nước làm nòng cốt, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư của nước ngoài để sơ kết, đánh giá có kết luận về mô hình này.
D. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
1. Tập trung triển khai có hiệu quả chương trình giống cây trồng, vật nuôi thời kỳ 2006 - 2010 nhằm nghiên cứu, lai tạo, tuyển chọn và nhân nhanh các giống mới có năng suất, chất lượng cao. Trước hết, tập trung vào các sản phẩm có thị trường, có lợi thế cạnh tranh, có khă năng chuyển đổi mùa vụ cho các vùng kinh tế, đặc biệt là những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai và vùng khó khăn.
2. Tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đến tận cơ sở. Thực hiện chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật, khoa học, công nghệ đến người sản xuất.
3. Thực hiện đồng bộ các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch cúm gia cầm, phấn đấu để năm 2006 không tái phát dịch. Quy hoạch, tổ chức lại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung gắn với kiểm soát chặt chẽ thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Quy hoạch lại các loại rừng theo hướng giảm diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng, tăng diện tích rừng sản xuất, phát triển trồng rừng sản xuất đáp ứng nhu cầu gỗ cho chế biến, xuất khẩu và tiêu dựng.
5. Rà soát lại quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản gắn với việc xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh. Tiếp tục xây dựng đồng bộ hạ tầng các vùng nuôi trồng thuỷ sản bảo đảm phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn nước. Bộ Thuỷ sản phối hợp với các địa phương hướng dẫn cho dân công nghệ mới, nhất là công nghệ nuôi sạch và sử dụng chất thay thế kháng sinh bị cấm sử dụng. Chủ động đối phó với các rào cản thương mại do các nước đặt ra đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu.
6. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và thực hiện tốt các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng công tác dự báo thị trường, giá cả; đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản. Tiếp tục triển khai chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng nhằm liên kết nông dân với các doanh nghiệp, nhà khoa học và các tổ chức tín dụng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
7. Tăng cường hơn nữa hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai, dịch bệnh; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho nông dân tại những vùng thường bị thiên tai.
Đ. Phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và quản lý đô thị
1. Các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát lại các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, phân ngành công nghiệp đã có để bổ sung, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của thị trường, nhất là quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ.
2. Công bố Danh mục các ngành công nghiệp có khả năng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước, ngành công nghiệp mũi nhọn để có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thu hút đầu tư thích hợp. Tăng cường áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, công nghệ và quản lý để hạ giá thành, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
3. Các địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện các định hướng phát triển đô thị đến năm 2020; đồng thời, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về xây dựng, mở rộng phân cấp, sắp xếp lại hệ thống đô thị trên địa bàn cả nước, phục vụ chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đẩy nhanh việc phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.
E. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ
1. Xác định cơ chế kiểm soát những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, phục vụ sản xuất trong nước phù hợp các quy định của pháp luật hiện hành và thông lệ quốc tế.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đơn giản các thủ tục xuất nhập cảnh đối với khách du lịch. Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển du lịch, dịch vụ, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch. Kết hợp tốt việc lồng ghép các chương trình đầu tư phát triển du lịch với đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, môi trường, cảnh quan trong các khu, các điểm du lịch.
3. Thực hiện các giải pháp để phát triển mạnh cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông, đa dạng hóa các loại dịch vụ và chuẩn bị các điều kiện để mở cửa mạnh và có hiệu quả thị trường bưu chính, viễn thông.
4. Khẩn trương chuyển một số hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sang cơ chế cung ứng dịch vụ phù hợp với kinh tế thị trường; khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ.
5. Thực hiện các chính sách khuyến khích phổ biến và cung cấp rộng rãi loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng; khuyến khích phát triển dịch vụ bảo hiểm trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội.
II. HUY ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ, CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
A. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển
1. Thực hiện các giải pháp tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế dân doanh và thu hút đầu tư nước ngoài, tăng dần tỷ trọng của hai khu vực này trong tổng đầu tư toàn xã hội.
2. Phát triển và vận hành tốt các công trình hạ tầng đã đầu tư; thực hiện ngay các biện pháp đơn giản hoá, công khai, minh bạch thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực: đất đai, hải quan, thuế vụ, cảnh sát giao thông, quản lý thị trường. Giải quyết tốt các vướng mắc trong khâu thiết kế, dự toán, đấu thầu, đền bù giải phóng mặt bằng, ... để đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các công trình, đặc biệt là công trình sử dụng vốn ODA.
3. Đẩy mạnh hơn nữa việc huy động vốn cho đầu tư phát triển thông qua phát hành nguồn vốn Công trái giáo dục, Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu đầu tư; đồng thời, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này; nghiên cứu xây dựng cơ chế thống nhất để hình thành các loại quỹ đầu tư phát triển địa phương và các loại hình quỹ đầu tư khác.
4. Các Bộ, cơ quan, địa phương phải bố trí tập trung vốn đầu tư trong kế koạch năm 2006 cho các công trình, dự án quan trọng, đặc biệt là các công trình thủy lợi, các công trình đa mục tiêu (cắt lũ, phát điện và cấp nước tưới tại các vùng khó khăn); các bệnh viện đầu ngành, bệnh viện vùng, trung tâm y tế chuyên sâu, các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và các công trình, dự án thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, dạy nghề, khoa học và công nghệ, trong đó tập trung đầu tư cho các viện nghiên cứu đầu ngành, các khu công nghệ cao, công nghệ phần mềm, các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, các chương trình ươm tạo công nghệ, các chương trình kỹ thuật - kinh tế, các phòng thí nghiệm trọng điểm, các trung tâm phân tích, thử nghiệm của quốc gia.
B. Nâng cao hiệu quả và chấn chỉnh, đổi mới công tác quản lý đầu tư phát triển
1. Chấm dứt tình trạng đầu tư không đồng bộ, không tính kỹ hiệu quả, gây lãng phí lớn; khắc phục tình trạng “khép kín” trong đầu tư xây dựng. Quy định cụ thể và tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân và cộng đồng dân cư tham gia giám sát thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn.
2. Đẩy mạnh công tác rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch tổng thể các vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, các hành lang kinh tế, các đặc khu kinh tế, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố. Có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhóm A, các dự án trọng điểm đang triển khai chậm.
3. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Đất đai; quản lý chặt chẽ và chỉ đạo thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hạn chế tối đa việc chuyển đất sản xuất lúa hai vụ đã được đầu tư thuỷ lợi, hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh sang mục đích phi nông nghiệp; tập trung giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng trong các khu công nghiệp, khu đô thị; giải quyết nhanh chóng, thuận lợi các thủ tục về giao đất, cho thuê đất và các giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
4. Thực hiện nghiêm Quy chế quản lý đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Nâng cao trách nhiệm của người ra quyết định và thẩm định các dự án đầu tư. Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng, công tác giám sát và đánh giá đầu tư của các Bộ chủ quản và địa phương từ khâu lập, phê duyệt quy hoạch, chuẩn bị đầu tư đến quyết định đầu tư, thực hiện đầu tư. Từ năm 2006, tất cả các dự án đầu tư đã hoàn thành phải được kiểm toán trước khi quyết toán công trình.
III. ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
1. Các Bộ, cơ quan và địa phương khẩn trương phân giao nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 cho các đơn vị cơ sở để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm. Công bố công khai dự toán ngân sách năm 2006 theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tăng cường chỉ đạo công tác thu ngân sách, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế, kiểm tra và thu triệt để các khoản nợ đọng ngân sách; xử lý kiên quyết, nghiêm minh các vi phạm pháp luật về thuế; phấn đấu tăng thu ngân sách tối thiểu 3% so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2005.
3. Các Bộ, cơ quan và địa phương chủ động bố trí nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2006 theo Nghị quyết của Quốc hội; đồng thời bố trí vốn đầu tư tập trung cho các dự án chuyển tiếp, có hiệu quả, thanh toán nợ tồn đọng và phải bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo công tác quản lý đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tổ chức thực hiện miễn thuế ở khâu đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến và giảm thuế cho những cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
5. Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng thận trọng, linh hoạt. Đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phấn đấu giữ tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2006 thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
6. Tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt, tiến tới mở rộng biên độ tỷ giá phù hợp với mức độ mở cửa thị trường tài chính, hỗ trợ phát triển kinh tế, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.
7. Khẩn trương xây dựng và thực hiện Đề án phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá hoạt động ngân hàng.
8. Đổi mới toàn diện công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, nâng cao hiệu quả và chất lượng thanh tra, giám sát bảo đảm sự an toàn của hệ thống. Chấn chỉnh, củng cố công tác kiểm toán và kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tín dụng. Áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát tăng trưởng tài sản có rủi ro nhằm ngăn chặn tình trạng gia tăng nợ xấu của các tổ chức tín dụng; phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động tín dụng, tiền tệ.
9. Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đổi mới tín dụng xuất khẩu, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phục vụ chuyển đổi cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, khuyến khích xuất khẩu; hình thức và mức độ hỗ trợ phải phù hợp với các cam kết quốc tế. Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Chính sách Xã hội để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo theo tiêu chí mới.
IV. TÍCH CỰC VÀ CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Tiếp tục đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đáp ứng lợi ích trước mắt và lâu dài của đất nước. Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng cho các cơ quan nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là thực hiện các cam kết AFTA, WTO; tích cực và chủ động triển khai các biện pháp tốt nhất để tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức và hạn chế tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa.
2. Lựa chọn và áp dụng phương án đầu tư với công nghệ cao đối với những sản phẩm, dịch vụ có lợi thế so sánh, có sức cạnh tranh; phát triển các ngành kinh tế có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao.
3. Phát triển kinh tế tư nhân, bao gồm cả doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ với cách làm mới, năng động, mạnh dạn, sáng tạo, có hiệu quả kinh tế, xã hội cao để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
4. Triển khai mạnh mẽ các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, hàng đã qua chế biến để nâng cao giá trị hàng hoá xuất khẩu; áp dụng các biện pháp cụ thể để tiếp tục khuyến khích xuất khẩu, nhất là đối với các mặt hàng có mức tăng trưởng cao và giá trị gia tăng lớn. Thực hiện các biện pháp tổ chức lại sản xuất theo lộ trình cắt giảm bảo hộ và trợ cấp.
5. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chú trọng các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và các thị trường có tiềm năng khác; nâng cao chất lượng hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện các giải pháp mở rộng thị trường, dự báo giá cả thị trường.
6. Tổ chức tốt việc thực hiện các biện pháp phòng vệ chính đáng đối với hàng hoá sản xuất trong nước, phù hợp với các quy định của WTO và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Chủ động có các biện pháp điều tiết vĩ mô để đối phó với những biến động của thị trường quốc tế (về giá, cung - cầu...).
V. ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ CÁC LĨNH VỰC VĂN HOÁ, XÃ HỘI
Các Bộ, cơ quan và địa phương khẩn trương có biện pháp, kế hoạch, chương trình thực hiện triệt để Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, trong đó cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Chuyển từ cơ chế Nhà nước hỗ trợ cho các đơn vị cung ứng các dịch vụ nói trên sang hỗ trợ trực tiếp cho người thụ hưởng ở những lĩnh vực, nhiệm vụ thích hợp.
2. Công bố công khai, minh bạch mức thu phí dịch vụ tại các cơ sở dịch vụ công lập và ngoài công lập; tất cả các tổ chức, cá nhân không được quy định thêm bất kỳ khoản thu nào ngoài các khoản thu đã được công bố.
3. Điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo theo bậc đào tạo, theo ngành và lãnh thổ, chú trọng các vùng: Tây Nguyên, Tây Bắc, đồng bằng sông Cửu Long; tăng quy mô đào tạo gắn với củng cố chất lượng đào tạo, ưu tiên những ngành nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao tỷ lệ học sinh nữ ở các cấp học cao, gắn đào tạo với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ chức triển khai Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.
4. Nghiên cứu và có giải pháp, lộ trình về chế độ học phí phù hợp với chủ trương xã hội hoá giáo dục. Có cơ chế và biện pháp cụ thể giải quyết chỗ ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, nhất là chỗ ở cho sinh viên các trường sư phạm, trường trọng điểm và trường ở khu vực kinh tế - xã hội khó khăn.
Nghiên cứu và có giải pháp, lộ trình thực hiện chế độ viện phí phù hợp với chủ trương xã hội hóa và đẩy nhanh phát triển bảo hiểm y tế.
5. Rà soát lại chương trình, nội dung nghiên cứu khoa học của các Bộ, ngành, địa phương, đổi mới công tác nghiên cứu khoa học theo hướng:
a) Tập trung nghiên cứu các đề tài gắn với ứng dụng vào thực tiễn đời sống, các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản.
b) Đổi mới phương pháp xây dựng nhiệm vụ khoa học trọng điểm quốc gia theo hướng phát huy tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ trong nước, gắn kết chặt chẽ với xu thế phát triển khoa học và công nghệ thế giới phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.
c) Nghiên cứu, xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, trọng dụng nhân tài. Xây dựng đề án hình thành và phát triển các tập thể khoa học và công nghệ mạnh với đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề có trình độ khu vực và quốc tế, đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia, gắn với chiến lược hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, sớm rút ngắn khoảng cách về khoa học và công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.
VI. CHẤN CHỈNH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH, PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
Tăng cường các biện pháp chấn chỉnh bộ máy hành chính, phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có ý nghĩa quan trọng về chính trị, nâng cao lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, tạo động lực thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2006.
1. Các Bộ, cơ quan và địa phương phải xây dựng Chương trình hành động cụ thể thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Tổ chức để cán bộ, công chức trong tất cả các ngành, các cấp quán triệt đầy đủ Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động ở mọi cấp, mọi ngành và toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Xúc tiến việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và bộ phận thường trực hoạt động chuyên trách giúp việc cho Ban Chỉ đạo theo đúng quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
4. Các cấp, các ngành, các địa phương phải kiên quyết, triệt để đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trước hết là tham nhũng trong quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước, quản lý doanh nghiệp nhà nước, lãng phí trong sử dụng tài sản công, tiếp khách, hội nghị, hội thảo, mít tinh, kỷ niệm, đón nhận các danh hiệu thi đua, đi công tác, khảo sát, học tập ở trong và ngoài nước, mua sắm sử dụng ô tô công, lãng phí thời gian, lao động...
5. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương phải đề cao trách nhiệm cá nhân, gương mẫu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí ở cơ quan, đơn vị mình; nâng cao chất lượng công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức; phải tổ chức tăng cường công tác kiểm tra việc thực thi chức trách công vụ của công chức trong phạm vi quản lý; xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân và doanh nghiệp; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất, tham nhũng, tiêu cực.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xem cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng và triển khai kế hoạch cải cách hành chính của cơ quan và địa phương mình.
1. Căn cứ Nghị quyết này và các nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục kèm theo, các Bộ, cơ quan và địa phương khẩn trương xây dựng thành Chương trình công tác năm 2006 của mình, xác định rõ các trọng tâm để có biện pháp chỉ đạo, điều hành thích hợp, đạt hiệu quả cao.
2. Các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp cần phát động phong trào thi đua sôi nổi, kịp thời tuyên dương các điển hình tiên tiến để lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2006, trước hết là chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) ngay từ năm đầu.
3. Chính phủ sẽ tổ chức các hội nghị chuyên đề với địa phương bàn về các công tác cơ bản lâu dài cũng như để xử lý các vấn đề bức xúc phát sinh trong diện rộng; đồng thời, duy trì giao ban hàng tháng để kiểm điểm tình hình và đề ra các biện pháp đẩy mạnh thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước.
4. Định kỳ 6 tháng, các Bộ, cơ quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Nghị quyết này, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, đánh giá mức độ hoàn thành của từng Bộ, cơ quan và địa phương, báo cáo Chính phủ tại phiên họp Chính phủ tháng 6 và tháng 12 năm 2006./.
|
TM.
CHÍNH PHỦ |
CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ CHỈ ĐẠO ĐIỀU
HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2006
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006
của Chính phủ)
TT |
Nhiệm vụ theo yêu cầu của Nghị quyết 01/2006 |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian trình CP, TTCP |
Hình thức văn bản |
I |
TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, KINH DOANH, DUY TRÌ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CAO, ĐỒNG THỜI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ |
|
|
|
|
A |
Đẩy nhanh việc xây dựng thể chế, hoàn thiện môi trường phỏp lý cho cỏc hoạt động kinh tế - xó hội |
|
|
|
|
(1) |
Ban hành các nghị định và văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện các luật đã được Quốc hội thông qua |
|
|
|
|
01 |
Nghị định về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, vùng, liên vùng |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
|
Quý II |
Nghị định |
02 |
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Các công cụ chuyển nhượng |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
|
Quý II |
Nghị định |
03 |
Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử |
Bộ Bưu chính, Viễn thông |
|
Quý I |
Nghị định |
04 |
Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình. |
Bộ Xây dựng |
|
Quý I |
Nghị định |
05 |
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thương mại (sửa đổi) |
Bộ Thương mại |
|
Quý I |
Nghị định |
06 |
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Công an nhân dân |
Bộ Công an |
|
Quý II |
Nghị định |
(2) |
Sửa đổi, xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định theo cơ chế kinh tế thị trường phục vụ lộ trình hội nhập, nhất là gia nhập WTO |
|
|
|
|
07 |
Luật Thuế tài sản, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) phù hợp với Chiến lược và Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 |
Bộ Tài chính |
|
Quý IV |
Đề án |
08 |
Luật Đăng ký bất động sản |
Bộ Tư pháp |
|
Quý I |
Dự án Luật |
B. |
Xây dựng và phát triển đồng bộ các loại thị trường |
|
|
|
|
09 |
Các cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung đất canh tác, phát triển các trang trại có quy mô lớn và vừa trong một số vùng có điều kiện
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
Quý II |
Đề án |
10 |
Hoàn thiện hệ thống thể chế thị trường lao động theo hướng đảm bảo quyền lựa chọn chỗ làm việc của người lao động, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ việc làm và xuất khẩu lao động.
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
|
Quý III |
Đề án |
11 |
Cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm mất việc làm; giải quyết thoả đáng quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động |
Bộ Tài chính |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Quý III |
Đề án |
C |
Tiếp tục cải thiện mụi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chất lượng phỏt triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế |
|
|
|
|
12 |
Danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định tại Điều 1 khoản 5 Nghị định số 152/2004/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
|
Quý II |
Danh mục |
13 |
Rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền bãi bỏ các thủ tục, quy định không cần thiết, đơn giản, công khai hoá các quy trình, thủ tục hành chính, đồng thời giải quyết kịp thời các vướng mắc liên quan đến việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp (triển khai áp dụng cơ chế một cửa, đăng ký kinh doanh, thủ tục khắc dấu và đăng ký sử dụng dấu; đăng ký mã thuế, thuê đất làm mặt bằng kinh doanh, điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tín dụng). Định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện nhiệm vụ này. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
|
Trong cả năm 2006 |
Báo cáo |
14 |
Sửa đổi các quy định hiện hành để tiếp tục mở rộng việc cho phép doanh nghiệp các thành phần kinh tế được cung cấp những dịch vụ công thông qua đấu thầu và ký kết hợp đồng, tiếp tục thu hẹp những khu vực độc quyền của kinh tế nhà nước. Tiếp tục khắc phục tình trạng biến độc quyền nhà nước thành độc quyền của doanh nghiệp. |
Bộ Tài chính |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Quý II |
Đề án |
15 |
Tiếp tục mở rộng các lĩnh vực đầu tư và đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Quý II |
Đề án |
16 |
Hoàn thiện chính sách tài chính doanh nghiệp. Tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc về chính sách tài chính để phát triển mạnh và có hiệu quả doanh nghiệp tư nhân, chú trọng trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh |
Bộ Tài chính |
|
Quý II |
Đề án |
D |
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn |
|
|
|
|
17 |
Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới, khai thác được lợi thế tự nhiên, kinh tế của từng vùng sinh thái, nâng cao khả năng cạnh tranh của những loại nông sản, ngành hàng sản xuất mà ta có thế mạnh |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các địa phương |
Quý II |
Đề án |
18 |
Quy hoạch lại 3 loại rừng theo hướng giảm diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng, tăng diện tích trồng rừng sản xuất. Tập trung nguồn lực phát triển trồng rừng sản xuất phục vụ nhu cầu về gỗ cho cho toàn nền kinh tế nói chung và cho chế biến xuất khẩu nói riêng. Tiếp tục trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng theo dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các địa phương |
Quý III |
Đề án |
19 |
Hoàn thiện quy hoạch thuỷ lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó đặc biệt chú ý thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Thuỷ sản |
Quý III |
Đề án |
20 |
Rà soát lại quy hoạch phát triển ngành, tiếp tục xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, gắn với thế mạng của từng vùng. Hướng dẫn các địa phương đầu tư phát triển thuỷ sản theo quy hoạch. Tiếp tục xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thuỷ sản bảo đảm phát triển bền vững, tránh gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn nước. |
Bộ Thuỷ sản |
Các địa phương |
Quý II |
Đề án |
21 |
Các giải pháp để thực hiện Hiệp định đánh cá chung trong vùng Vịnh Bắc Bộ một cách có hiệu quả và chủ động. |
Bộ Thuỷ sản |
|
Quý II |
Đề án |
22 |
Xây dựng, thực hiện các giải pháp chủ động, hiệu quả để đối phó với những vấn đề phát sinh sau các vụ kiện bán phá giá tôm, cá ba sa và các rào cản thương mại do các nước đặt ra đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu, nhất là bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. |
Bộ Thuỷ sản |
Các địa phương |
Quý II |
Đề án |
Đ |
Phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và quản lý đô thị |
|
|
|
|
23 |
Rà soát lại tất cả các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, phân ngành công nghiệp đã có để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với cơ chế thị trường. Tiếp tục nghiên cứu lập quy hoạch một số ngành, sản phẩm chưa có quy hoạch, quy hoạch phát triển công nghiệp một số vùng - liên vùng và quy hoạch công nghiệp các địa phương, quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ. |
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
|
Trong quý I và quý II |
Đề án |
24 |
Xây dựng danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn với các chính sách khuyến khích rõ ràng và nhất quán. |
Bộ Công nghiệp |
|
Quý II |
Đề án |
25 |
Tổng kết việc thực hiện các chương trình kỹ thuật - kinh tế về tự động hoá và công nghệ vật liệu trong kế hoạch 2001-2005 và xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể về công nghệ tự động hoá và vật liệu mới cho giai đoạn 2006-2010. |
Bộ Công nghiệp |
|
Quý II |
Đề án |
E |
Phát triển mạnh các ngành dịch vụ |
|
|
|
|
26 |
Đề án khai thác tiềm năng và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc trên cơ sở Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và đề án hai hành lang, một vành đai giữa Trung Quốc và Việt Nam để tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này. |
Bộ Thương mại |
|
Quý IV |
Đề án |
27 |
Đề án khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm quốc gia. |
Tổng cục Du lịch |
|
Quý II |
Đề án |
28 |
Các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào các điểm, khu du lịch có qui mô vừa và nhỏ. |
Tổng cục Du lịch |
|
Quý IV |
Đề án |
29 |
Đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh; mở thêm diện miễn visa và tiếp tục nới lỏng các quy chế xuất - nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ các thị trường trọng điểm.` |
Bộ Công an |
Tổng cục Du lịch và các Bộ, ngành liên quan |
Quý II |
Quyết định của TTCP |
30 |
Tổ chức nghiên cứu xây dựng các cảng trung chuyển quốc tế. Nghiên cứu khai thác các nguồn vốn để đầu tư hiện đại đội tầu, cảng biển và đường cao tốc như vốn vay ODA, góp cổ phần, phát hành trái phiếu công trình, trái phiếu quốc tế... |
Bộ Giao thông vận tải |
|
Quý II |
Đề án |
31 |
Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Hàng hải, vận tải đa phương thức, quản lý cơ sở hạ tầng cảng biển, tiêu chuẩn an toàn hàng hải... |
Bộ Giao thông vận tải |
|
Quý III |
Đề án |
32 |
Nghị định về quản lý cơ sở cảng biển |
Bộ Giao thông vận tải |
|
Quý III |
Nghị định |
33 |
Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế quản lý giá cước theo hướng Nhà nước chỉ quản lý trực tiếp cước của các dịch vụ còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố độc quyền theo nguyên tắc cước dựa trên giá thành và có tương quan hợp lý với giá cước trong khu vực. |
Bộ Bưu chính, Viễn thông |
|
Quý II |
Đề án |
34 |
Nghiên cứu, thực hiện các chính sách khuyến khích phổ biến và cung cấp rộng rãi loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm trong dân cư; khuyến khích phát triển dịch vụ bảo hiểm hướng tới mục tiêu phổ cập trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. |
Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
|
Quý II |
Đề án |
35 |
Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê về dịch vụ (gồm các loại hình dịch vụ trong nước và dịch vụ xuất nhập khẩu) theo tiêu chuẩn CPC của WTO phù hợp với điều kiện Việt Nam. |
Tổng cục Thống kê |
|
Quý II |
Đề án |
II |
HUY ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ, CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN |
|
|
|
|
A |
Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phỏt triển |
|
|
|
|
36 |
Nghiên cứu, xây dựng để trình Chính phủ ban hành Nghị định về các loại hình quỹ đầu tư phát triển địa phương và các loại hình quỹ đầu tư khác. |
Bộ Tài chính |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Quý II |
Đề án |
37 |
Các cơ chế, chính sách tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là thu hút vốn từ các tập đoàn xuyên quốc gia, từ các nước phát triển, kịp thời đón bắt các cơ hội đầu tư mới. Mở rộng danh mục được đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực thương mại, vận tải, tín dụng, bảo hiểm, viễn thông, quảng cáo, đào tạo nguồn nhân lực... phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng, công bố rộng rãi Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
|
Quý II |
Đề án |
38 |
Đề án quy hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cho thời kỳ 2006 - 2010 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
|
Quý I |
Đề án |
39 |
Quy chế tổ chức hoạt động của các Ban quản lý ODA đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
|
Quý II |
Quy chế |
40 |
Nghị định sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý và sử dụng ODA, trước hết là Nghị định số 17/2001/NĐ-CP của Chính phủ. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
|
Quý I |
Nghị định |
41 |
Trình Thủ tướng Chính phủ chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược vay và trả nợ nước ngoài đến năm 2010. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Quý I |
Chương trình hành động |
42 |
Đề án huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình bưu chính viễn thông cấp bách giai đoạn 2006-2010 |
Bộ Bưu chính viễn thông |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính |
Quý II |
Đề án |
B |
Nâng cao hiệu quả và chấn chỉnh, đổi mới công tác quản lý đầu tư phát triển |
|
|
|
|
43 |
Rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch tổng thể các vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, các hành lang kinh tế, các lãnh thổ đặc biệt (các khu kinh tế, vùng Hà Nội...). |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Các Bộ, ngành, địa phương |
Quý II |
Đề án |
44 |
Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số ngành quan trọng, một số sản phẩm chủ yếu. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương. |
Các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố |
|
Quý I |
Báo cáo |
III |
ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ |
|
|
|
|
45 |
Tiếp tục thực hiện lộ trình hội nhập về chính sách tài chính và thuế theo hiệp định đã ký kết. Chủ động nghiên cứu để điều chỉnh các chính sách tài chính áp dụng một cách có hiệu quả sau khi gia nhập WTO. |
Bộ Tài chính |
Các Bộ, ngành liên quan |
Quý I |
Đề án |
46 |
Đánh giá việc thực hiện ổn định ngân sách địa phương giai đoạn 2004-2006, kết quả thực hiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách theo Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ |
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Các Bộ, ngành liên quan |
Quý II |
Báo cáo |
47 |
Phát hành cổ phiếu và trái phiếu dài hạn để tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại theo đúng chuẩn mực quốc tế. Thực hiện cổ phần hoá ngân hàng thương mại nhà nước, trước mắt là Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển thị trường vốn đi đôi với tăng cường cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. |
Bộ Tài chính |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Trong cả năm 2006 |
Đề án |
IV |
TÍCH CỰC VÀ CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ |
|
|
|
|
48 |
Cơ chế phối hợp và điều phối liên bộ ngành, giữa trung ương và địa phương trong việc thực hiện các cam kết quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý II năm 2006. |
Bộ Thương mại |
Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế |
Quý II |
Đề án |
49 |
Biện pháp phòng vệ chính đáng đối với hàng hoá sản xuất trong nước phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết như đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia, các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, cơ chế kiểm soát thu nhập... |
Bộ Thương mại |
Bộ Tài chính |
Quý II |
Đề án |
50 |
Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu phù hợp với các quy định của WTO; triển khai thực hiện một số công cụ quản lý nhập khẩu mới như xây dựng hệ thống các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm... đối với hàng nhập khẩu trong diện được giảm thuế theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
Bộ Thương mại và các Bộ, ngành liên quan |
Quý III |
Đề án |
51 |
Quy chế về thương mại điện tử phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. |
Bộ Thương mại |
|
Quý II |
Đề án |
52 |
Quỹ xúc tiến đầu tư để hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Bộ Tài chính và các địa phương |
Quý II |
Đề án |
53 |
Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản cần thiết đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO. |
Bộ Tư pháp |
Các Bộ, ngành liên quan |
Quý I và quý II |
|
V |
ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ CÁC LĨNH VỰC VĂN HOÁ, XÃ HỘI |
|
|
|
|
54 |
Đề án triển khai thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
|
Quý II |
Đề án |
55 |
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các trường đại học cao đẳng, khuyến khích mở rộng các cơ sở đào tạo ngoài công lập |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
|
Quý II |
Đề án |
56 |
Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, trọng dụng nhân tài. Xây dựng đề án hình thành và phát triển các tập thể khoa học và công nghệ mạnh với đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề có trình độ khu vực và quốc tế, đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia. |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
|
Quý IV |
Đề án |
57 |
Chiến lược hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ nhằm sớm rút ngắn khoảng cách về khoa học và công nghệ giữa nước ta với khu vực và thế giới. |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
|
Quý IV |
Đề án |
58 |
Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường, đồng thời tiếp tục tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên và môi trường. |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
|
Trong cả năm 2006 |
Đề án |
59 |
Kế hoạch sử dụng đất cả nước và bộ số kiểm tra kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010. Kiểm kê tài nguyên nước quốc gia; điều tra hiện trạng đánh giá nguyên nhân suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm các nguồn nước ở những vùng trọng điểm; điều tra tai biến địa chất, môi trường địa chất và địa chất đô thị; điều tra tiềm năng khoáng sản. Tiếp tục khai thác và phát huy tiềm năng công nghệ, kỹ thuật hiện có để theo dõi, giám sát mọi diễn biến của thời tiết, khí hậu, thuỷ văn, môi trường. Tiếp tục điều tra cơ bản về môi trường đất, nước, không khí và điều tra hiện trạng môi trường khu vực đô thị. Đẩy mạnh công tác đo đạc bản đồ phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
|
Trong cả năm 2006 |
Báo cáo |
60 |
Chỉ đạo công tác quản lý đất đai, đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trình Chính phủ các biện pháp thúc đẩy hoạt động và phát triển thị trường bất động sản, tăng cường công tác quản lý nhà nước và tạo nguồn thu cho NSNN. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lýýýý và sử dụng tài sản công, chống vụ lợi cá nhân, bảo đảm hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính |
Quý I |
Đề án |
61 |
Các văn bản hướng dẫn thực hiện Định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam, xây dựng các cơ chế, chính sách, chương trình hành động, các giải pháp thực hiện Chương trình nghị sự 21 quốc gia và của các ngành, địa phương. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và đưa vào thực hiện 20 chương trình phát triển bền vững của ngành và địa phương. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, |
|
Quý II |
Đề án |
62 |
Sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tài chính về quản lý và bảo vệ môi trường ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành. |
Bộ Tài chính |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Quý II |
Đề án |
63 |
Quy hoạch các Trung tâm giới thiệu việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động. Triển khai thực hiện dự án xây dựng 3 Trung tâm giới thiệu việc làm ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. Thí điểm việc nối mạng thông tin thị trường lao động giữa các Trung tâm giới thiệu việc làm. |
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội |
|
Quý II |
Đề án |
64 |
Hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá từ trung ương đến địa phương, tới tận cơ sở; đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác về số liệu xoá đói, giảm nghèo của từng địa phương và vùng. |
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội |
|
Quý III |
Đề án |
65 |
Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006-2010 |
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội |
|
Quý I |
Chương trình hành động |
66 |
Sửa đổi cơ chế, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Ngân hàng Chính sách xã hội và các cơ quan liên quan |
Quý II |
Đề án |
67 |
Luật Bảo vệ và Chăm sóc sức khoẻ nhân dân (sửa đổi). |
Bộ Y tế |
|
Quý IV |
Dự án Luật |
68 |
Quy hoạch phát triển ngành văn hóa thông tin |
Bộ Văn hoá - Thông tin |
|
Quý III |
Đề án |
69 |
Cơ chế quản lý, khuyến khích hoạt động của các hãng phim tư nhân, rạp chiếu phim tư nhân, rạp biểu diễn nghệ thuật tư nhân hoạt động đa dạng; cơ chế quản lý, khuyến khích sưu tập tư nhân, các câu lạc bộ bảo tồn bảo tàng, góp phần bảo vệ các di tích, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Chuyển phần lớn các cơ sở công lập cung cấp dịch vụ (như: nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tồn bảo tàng, thư viện, mỹ thuật...) hoạt động theo cơ chế tài chính áp dụng cho cơ sở dịch vụ công ích hoặc doanh nghiệp. |
Bộ Văn hoá - Thông tin |
|
Quý III |
Đề án |
70 |
Cơ chế quản lý hoạt động xuất bản, in, phát hành ngoài quốc doanh để mở rộng hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết và huy động các thành phần kinh tế xây dựng và phát triển ngành Xuất bản, Báo chí. |
Bộ Văn hoá Thông tin |
|
Trong cả năm 2006 |
Đề án |
71 |
Tăng cường sản xuất các trang thiết bị thể thao phục vụ tốt nhu cầu của thị trường trong nước, giảm dần nhập khẩu. |
Ủy ban Thể dục thể thao |
|
Quý II |
Đề án |
72 |
Chuyển phần lớn các đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao thành đơn vị có thu, hoặc cổ phần hóa; từng bước chuyển giao hoạt động thể dục thể thao và tổ chức thi đấu cho các tổ chức xã hội và các cơ sở ngoài công lập thực hiện. Nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí cho các nhiệm vụ được nhà nước giao hoặc kinh phí tổ chức các giải thể thao quốc tế lớn. |
Bộ Tài chính |
Ủy ban Thể dục thể thao |
Quý II |
Đề án |
VI |
CHẤN CHỈNH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH, PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ |
|
|
|
|
73 |
Đề án thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước và đề án hoàn thiện Chính phủ điện tử ở Việt Nam đến năm 2010 |
Bộ Bưu chính, Viễn thông |
Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ |
|
Đề án |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness |
No: 01/2006/NQ-CP |
Ha Noi, January 16th 2006 |
2006 is the first year of the 5-year socio-economic development plan (2006-2010). In 2006, positive factors of the year 2005 and the 5-year plan (2001-2005) will have to be brought into full play; at the same time, shortcomings in direction and management will have to be efficiently restricted and overcome in order to maintain high economic growth rate, to create new changes in the quality of growth and competitiveness of the economy, to enhance the capacity to maintain big balances of the economy. These will help create necessary factors and conditions for realizing the objectives and tasks of the 5-year plan (2006 2010).
In addition to guiding and managing the comprehensive implementation of 2006 tasks, the Government will focus on some focal tasks as follows:
1. To speed up the progress and improve the quality of developing normative legal documents; to maintain the completion progress of the Program to develop laws, ordinances 2006 of the National Assembly, the Working agenda of the Government, Action plans of the Government to implement the Law on the fight against corruption, the Law on thrift practising and anti-profligacy and things mentioned at the appendix attached to this resolution.
To vigorously improve the modality to develop and issue legal documents; to ensure that all necessary documents guiding the detailed implementation of laws, ordinances approved by the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly in 2005 will be issued in the first six months of 2006.
...
...
...
2. Right in the beginning of 2006, Ministries, local authorities at all levels have to review all documents issued by them to immediately abolish documents and stipulations that are contrary to guidelines, policies of the Party and State or that are not issued in accordance with their mandate; to revise stipulations that are no longer applicable and cause difficulties and hinder business operation and production of the people and enterprises.
3. Heads of agencies have to be mainly accountable for the development and organization of the implementation of normative legal documents and socio-economic development policies of the State at their units.
4. The examination and control of the implementation of normative legal documents, guidelines, and policies will be intensified; shortcomings and obstacles will be opportunely identified to have remedial solutions.
B. To build up and develop all kinds of markets synchronously
1. To study the revision and issuance of new and synchronous mechanisms, policies to create more favorable conditions for the development of capital, labor and real estate markets.
2. To speed up restructuring state commercial banks, joint-stock commercial banks and other credit organizations; to successfully arrange the operation of credit and monetary markets.
3. To improve the effectiveness and efficiency of the operation of state management agencies in charge of intellectual property in order to ensure the implementation effectiveness of the Law on intellectual property; to build up and develop technological transaction centers in big economic zones, Ha Noi, Ho Chi Minh and Da Nang first and then move forward to establish the National Technological Transaction Center; to speed up the implementation of the project to develop the technological market together with the implementation of autonomy and accountability mechanisms of public scientific and technological organizations.
1. To implement policies and measures in order to improve capacity and competitiveness of enterprises, assistance to small and medium enterprises; to publish administrative processes, procedures to opportunely treating obstacles of enterprises; to realize the roadmap to apply one-price mechanism; to continue to expand investment fields and diversify foreign investment forms in line with the Investment Law and the process of international economic integration.
...
...
...
3. To speed up the arrangement, renovation, equitization of state enterprises in accordance with the overall scheme approved by the Prime Minister. There will be appropriate post-equitization management mechanism for enterprises. Rights and responsibilities of proprietors will be correctly realized. The pilot of economic group will be limited in some important and eligible fields. Economic groups will be piloted with state General corporations acting as key forces and with large participation of all domestic economic sectors and foreign investment in order to be reviewed and evaluated for conclusion.
D. To promote the development of agriculture and rural economy
1. To focus on efficiently implementing the program of crop plants and domestic animals (2006-2010) in order to research, create new varieties by cross-breeding, select and multiply new breeds with high yield and quality. Firstly, efforts will be focused on products that have markets and competitive advantage and the ability to change crops in different economic zones, especially areas frequently stricken by natural calamities and difficulties.
2. To enhance the system of agricultural, forestal and fishery extension from central to grassroots level. Technical, scientific and technological advances will be rapidly transferred to producers.
3. To synchronously implement urgent measures on the prevention and fight against the chicken-flue epidemic in order to avoid a relapse of this epidemic. Livestock and domestic fowl breeding, slaughter and processing institutions will be replanned and reorganized and concentrated with close control on veterinary and foodstuff safety and sanitation.
4. Different kinds of forests will be replanned towards a decrease in the area of protective and special forests, an increase in the area of production forest in order to cater for demand of wood for processing, exports and consumption.
5. To review the planning of developing the aquaculture combined with development and revision of the planning of mainstay and competitive advantage products. To continue to synchronously develop the infrastructure for aquaculture areas in order to maintain sustainable development, minimize environmental pollution and avoid exhausting water sources. The Ministry of Aquaculture will coordinate with localities to provide the people with guidance on new technologies, especially the technologies of clean aqua-farming and using substances replacing forbidden antibiotics. Trade barriers set up by other countries against our aqua-exports will be proactively dealt with.
6. To enhance examination, control and implementation of measures to manage the quality of products, foodstuff safety and sanitation; to improve the quality of market and price forecast; to enhance trade promotion for agricultural, forestal and aqua- products. Efforts will be take to continue to implement the policy encouraging the contract-based consumption of agricultural products in order to create a link between farmers with enterprises, scientists and credit organizations in producing and consuming products.
7. To further reinforce forecast systems of natural calamities and epidemic; support policies for farmers at areas frequently stricken by natural calamities will be successfully realized.
...
...
...
1. Ministries, central agencies, provincial peoples committees will continue to review development strategies and planning of existing industry and sub-industry, particularly auxiliary industries, for supplementation and revision in line with the requirements of the market.
2. To publish the list of industries capable of increasing the competitiveness of domestic products and key industries in order to have appropriate policies encouraging, supporting and attracting investment. Measures to improve techniques, technology and management will be applied in order to reduce cost price and to raise productivity and the quality of products.
3. Localities will continue to arrange the implementation of urban development orientations till 2020; At the same time, efforts will be taken to enhance the effectiveness of state management over the construction, decentralization and rearrangement of the urban system nationwide in order to contribute to the cause of industrialization and modernization. Civilized, modern urban development and infrastructure construction will be accelerated.
E. To vigorously develop service industries
1. To identify control mechanisms on product items that have big imports turn-over and support domestic production in line with current legal stipulations and international practices.
2. To speed up tourism advocacy, advertising and promotion; to train and develop tourism human resources. Immigration procedures for foreign tourists will be simplified. Socialisation of tourism, service will be stepped up. All resources will be attracted to invest in developing tourism. The protection, embellishment of relics, environment and scenery in tourism spots will be integrated into tourism development programs.
3. Measures will be realized to develop the infrastructure of post, telecommunications and to diversify services and to prepare for the vigorous and efficient opening of the post and telecommunications market.
4. Some scientific and technological service delivery activities will be transferred to service delivery mechanisms in line with the market economy; individuals, organizations of all economic sectors will be encouraged and facilitated to provide scientific and technological services.
5. Incentive policies to widely provide and disseminate financial and banking services will be implemented; insurance services will be encouraged in all socio-economic fields.
...
...
...
A. To mobilize and efficiently use the sources of investment for development
1. Measures will be realized to create a favorable environment for private economic development and foreign investment attraction in order to gradually increase the percentage of these two sectors in the total investment of the society.
2. Invested infrastructure works will be successfully developed and operated; measures to introduce simplicity, publicity and transparency in administrative procedures in such fields as land, customs, taxation, transport police, market management...will be realized immediately. Obstacles in design, estimate, tender and compensation for site clearance will be successfully dealt with... in order to accelerate the implementation and delivery progress for works, especially those using Official Development Aid (ODA).
3. Capital mobilization for development investment will be further enhanced through releasing education, government and investment bonds; at the same time, these capital sources will be efficiently managed and used; efforts will be taken to study the development of a uniform mechanism in order to set up local funds for investment and development and other investment funds.
4. Ministries, agencies and localities will have to concentrate investment capital of the 2006 plan for important works and projects, especially irrigation works, multi-purpose works (flood control, generating electricity, irrigation for areas with difficulties); leading and regional hospitals, medial clinics, provincial, district hospitals and projects, works relevant to education, training, vocational training, science and technology. Focus will be given to investing in leading research institutes, high-tech zones, software technology zones, important scientific and technological programs at state level, programs to germinate technologies, technical-economic programs, focal laboratories, national centers for analysis and testing.
B. To improve the efficiency and correct and renovate the management of investment for development
1. The situation in which investment is asynchronous, investment efficiency is not carefully calculated and big waste is brought about will be stopped; the compartmentalization in investment for construction will be overcome. There will be concrete stipulations to create conditions for the Peoples Councils and community to participate in monitoring the implementation of infrastructure works at their localities.
2. Efforts will be taken to enhance the review, revision of overall planning of economic zones, focal economic zones, economic corridors, special economic zones, overall socio-economic planning of provinces, cities. There will be measures to solve difficulties of projects group A and important projects that are being slowly implemented.
3. The Land law will be efficiently implemented; efforts will be taken to closely manage and guide the successful implementation of land use planning and plans that have been approved by competent levels; the transformation of 2-crop rice-producing land that already has complete irrigation works and infrastructure into non-agricultural land will be limited to the minimum; efforts will be focused on site clearance and development of infrastructure in industrial zones and urban areas; procedures relevant to land assignment, rent and other transactions as to land use rights and assets tied to land will be rapidly and advantageously treated.
...
...
...
III. MANAGEMENT OF FINANCE-MONETARY POLICIES
1. Ministries, agencies and localities will be in a hurry to assign specific tasks of 2006 plan to grassroots units in order to start the implementation process right in the beginning of the year. Budget estimate of 2006 will be made public in accordance with legal stipulations.
2. Guidance will be enhanced on revenue collection for state budget, anti-smuggling, tax evasion and budget debt collection ; tax violations will be resolutely, strictly and clearly treated; efforts will be taken to increase budget revenues by 3% compared to the estimate assigned by the Prime Minister at Decision No. 1194/QĐ-TTg dated November 9th 2005.
3. Ministries, agencies and localities will proactively allocate budgets to implement 2006 salary reform in accordance with resolutions of the National Assembly; investment capital will be focused on efficient projects in transition. Existing debts will be settled and counter-funding capital will be sufficiently allocated for Official development aid projects.
4. Peoples committees of centrally-affiliated province, cities will focus on guiding the management of land, the issuance of land use right certificates ; tax will be exempted for sea product catching, salt production without being processed and tax will be reduced for business and production units that employ ethnic minority labourers.
5. The monetary and credit policy will be adjusted carefully and flexibly. The management efficiency of the monetary policy of the State Bank of Viet Nam will be renovated and improved. Efforts will be taken to keep the consumer price index of 2006 lower than the economic growth.
6. Flexible exchange rate policy will continue to be implemented. The exchange rate amplitude will be expanded in accordance with the extent to which the financial market is opened in order to facilitate economic development, to encourage exports, control imports and increase foreign currency reserves of the State.
7. The project to develop payment without cash (2006 2010) and vision to 2020 will be rapidly developed and implemented. The progress of modernizing banking activities will be accelerated.
8. Banking inspection and supervision will be renovated comprehensively. The efficiency and quality of banking inspection, supervision will be improved in order to maintain the safety of the whole system. Audit and internal control in credit organizations will be corrected and consolidated. Measures will be applied to improve the quality of credit and control the growth of risk assets in order to prevent the increase in bad debts of credit organizations and to opportunely identify and treat wrongdoings in credit and monetary affairs.
...
...
...
IV. TO BE PROACTIVE AND ACTIVE IN INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION
1. Negotiation will be continued for the admission into the World Trade Organization (WTO) to satisfy intermediate and long-term interests of the country. International economic integration, especially the compliance with AFTA and WTO commitment will be briefed thoroughly to state agencies, enterprise community and the entire people; best measures will be proactively and actively implemented to make use of opportunities, rise to challenges and minimize negative impacts of international economic integration and globalization.
2. Schemes of investing in high technology for products, services that have competitive advantage and competitiveness will be selected and applied; economic branches that have high substance of intellect and technology will be developed.
3. Private economic sector will be developed, including both big and small, medium enterprises, with new, dynamic and creative approaches and high socio-economic efficiency in order to improve the efficiency and competitiveness of the economy.
4. Measures to expand the market will be vigorously implemented; exports will be raised towards an increase in the proportion of industrial and processed products in order to improve the values of exports products; concrete measures will be applied to encourage exports, especially of products with high growth rate and value-added. Measures to reorganize production in accordance with the roadmap of reduction in protection and subsidy will be realized.
5. Trade promotion will be stepped up with special attention to big markets such as those of the European Union, the United States, Japan and China and other potential markets; the quality of assistance and guidance for enterprises to implement measures to expand the markets and forecast market prices will be improved.
6. Preparation will be made to realize legitimate protective measures for domestic goods in line with stipulations of the World Trade Organization and international commitments signed by Viet Nam. Macro-level regulatory measures will be proactively worked out to cope with fluctuations in the international market (as to prices, supply-demand).
V. TO SPEED UP SOCIALIZATION OF SOCIAL AND CULTURAL ACTIVITIES
Ministries, agencies and localities will urgently work out measures, plans, programs to radically implement Resolution No. 05/2005/NQ-CP dated April 18th 2005 of the Government on speeding up socialization of education, public health care, culture, gymnastics and sports. Attention should be paid to some following issues:
...
...
...
2. Charges and rates of services will be published at public and private service delivery units; no agencies or individuals can stipulate any rates other than those published.
3. Training structure will be rearranged according to training ranks, specialization and locality. Special attention will be given to Central Highlands, North-west areas, Mekong Delta; training scale will be expanded together with the consolidation of training quality; priorities will be given to industries serving the socio-economic development. The proportion of female pupils at high level of training will be raised; training will be linked with socio-economic development needs.
Resolution No. 14/2005/NQ-CP dated November 2nd 2005 of the Government on fundamentally and comprehensively renovating graduate training of Viet Nam 2006 - 2020.
4. Measures, roadmaps on studying fee regimes will be researched and worked out in line with the guidelines of education socialization. There will be concrete mechanisms and measures on accommodation for students of universities, colleges, especially pedagogic schools, focal schools and schools in areas with socio-economic difficulties.
Measures and roadmaps on hospital fee regimes will be researched and worked out in line with the guidelines of socialization and development of health insurance.
5. Scientific research programs and contents of Ministries, central agencies and localities will be reviewed; scientific research will be reformed with focus on:
a) Projects that link with application in practical lives; basic scientific research projects.
b) renovation of the methodology to develop national focal scientific tasks towards bringing into full play domestic scientific and technological potential and linking with international scientific and technological development trends in line with international economic integration process.
c) The strategy of training and developing the human resources for science and technology and employing the talented will be researched and developed. Efforts will be taken to develop projects to set up and develop strong scientific and technological collectives inclusive of the contingent of leading scientists, heads of project management units, chief engineers, skillful technicians who have regional and international qualifications and competence, who can complete national scientific and technological tasks; these projects will be combined with the strategies on international scientific and technological integration; the scientific and technological gap between our country and regional, international countries will be bridged soon.
...
...
...
Measures will be enhanced to correct the administrative apparatus, to prevent and fight against corruption, to practice thrift and fight against profligacy. These activities bear important political significance and will raise the confidence of the people on the Party and State and create the impetus for successful implementation of 2006 tasks.
1. Ministries, agencies and localities will have to develop concrete action plans to implement the Law on the prevention and fight against corruption and the Law on thrift practicing and anti-profligacy.
2. Cadres, civil servants of all central agencies and levels will be adequately briefed on the Law on the prevention and fight against corruption and the Law on thrift practicing and anti-profligacy in order to create changes in the awareness and behaviors at all levels, agencies and society in preventing, fighting against corruption and practicing thrift and fight against profligacy.
3. A central Steering Committee on Corruption prevention and fight will be established; a standing section that work on a full-time basis and assist the Steering Committee in accordance with stipulations of the Law on corruption prevention and fight will also be set up.
4. Levels, agencies and localities have to radically and drastically fight against corruption, profligacy and wrongdoings, especially in land management, construction investment, management of state capital and assets, management of state-owned enterprises, waste in using public assets, guest reception, conferences, meetings, celebrations, ceremonies to receive certificates of merits, working visits, domestic and overseas study tour, procurement and employment of public cars, waste of time and labor...
5. Heads of agencies, units from central to local level have to uphold their individual responsibilities and act as an example in preventing and fighting against corruption, practicing thrift and anti-profligacy; they have to accountable for any incidents of corruption and profligacy in their agencies and units; they have to raise the quality of management, recruitment, employment, training and retraining of civil servants; they have to enhance checking the performance of civil servants in their management scope and to strictly, opportunely treat cadres, civil servants abusing their assigned positions and mandates to harass and trouble citizens and enterprises; they have to remove degraded and corrupted cadres, civil servant from the apparatus in a determined way.
6. Ministries, Ministry-equivalent agencies and Government-affiliated agencies and Peoples Committees of Centrally-affiliated provinces, cities have to consider as one of focal tasks in guidance, management, development and implementation of PAR plans of their agencies and localities.
VII. IMPLEMENTATION ARRANGEMENT
1. Pursuant to this resolution and concrete tasks specified at the Appendix attached, Ministries, agencies and localities urgently develop their Workplan 2006 clearly defining focuses for appropriate guidance and management measures and high efficiency.
...
...
...
3. The Government will organize thematic conferences with localities to discuss basic and long-term issues as well as the solution to process widespread pressing issues; at the same time, the government will maintain regular monthly meetings to review the situation and work out measures to accelerate the implementation of state plans and budgets.
4. Every six months, Ministries, agencies and provincial peoples committees have to send reports to the Prime Minister on the implementation status of this resolution. The reports have also to be sent to Ministry of Planning and Investment for synthesis and correct evaluation of the completion extent of each Ministry, agency and locality to be reported to the Government at the Government meeting sessions in June and December 2006./.
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER
...
...
...
Phan Văn Khải
;
Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006 do Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 01/2006/NQ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/01/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006 do Chính phủ ban hành
Chưa có Video