Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 97/1998/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 1998

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 97/1998/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 11 NĂM 1998 VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Việc xử lý kỷ luật công chức nhằm mục đích giáo dục công chức, đồng thời góp phần phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của công chức.

Điều 2.

1. Công chức áp dụng trong Nghị định này là những người trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, bao gồm:

a) Những người được quy định tại khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức;

b) Những người được quy định tại khoản 5 Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức;

Đối với những người quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, ngoài việc thực hiện các quy định của Nghị định này, còn phải tuân theo các quy định về chế độ quản lý, chỉ huy của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;

c) Công chức biệt phái sang làm việc tại các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp mà các tổ chức này đã được cơ quan có thẩm quyền giao chỉ tiêu biên chế.

2. Đối với những người làm việc theo hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước khi vi phạm kỷ luật thì xử lý theo quy định của Bộ luật Lao động.

Điều 3.

1. Công chức chỉ bị xử lý kỷ luật khi vi phạm các quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và các Điều thuộc Chương III của Pháp lệnh Cán bộ, công chức và các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Việc xử lý kỷ luật phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng thủ tục được quy định trong Nghị định này.

3. Việc xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và quá trình công tác của công chức.

4. Không xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm kỷ luật khi mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình hoặc phải thi hành quyết định của cấp trên quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

Điều 4. Công chức làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp công chức gây thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng thì không phải bồi thường.

Điều 5.

1. Khi xử lý kỷ luật công chức nhất thiết phải thành lập Hội đồng kỷ luật.

2. Khi họp Hội đồng kỷ luật phải có mặt của đương sự. Trường hợp đương sự vắng mặt phải có lý do chính đáng. Nếu đương sự vắng mặt 2 lần khi đã được triệu tập thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.

3. Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật tối đa là 3 tháng kể từ ngày phát hiện vi phạm; trường hợp việc vi phạm có những tình tiết phức tạp cần có thời gian để điều tra, xác minh thì có thể kéo dài nhưng thời hiệu không quá 6 tháng (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định này).

Điều 6.

1. Công chức bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì việc nâng bậc lương và bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn thực hiện theo quy định tại Điều 43 Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

2. Kể từ ngày có quyết định kỷ luật sau 12 tháng nếu công chức không tái phạm và không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hiệu lực kỷ luật.

3. Việc bố trí lại chức vụ, xếp lại ngạch, bậc lương (đối với những trường hợp cách chức, hạ ngạch, hạ bậc) do cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định, hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.

Điều 7.

1. Công chức bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai theo quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì chậm nhất là 30 ngày, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức làm việc có trách nhiệm tổ chức công bố kết luận trên.

2. Công chức được phục hồi về danh dự và bố trí công tác phù hợp, được hưởng mức lương tương ứng với mức lương trước khi bị xử lý, được tính thời gian để nâng bậc lương và đền bù thiệt hại theo quy định tại Nghị định số 47/CP ngày 3 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây ra.

Điều 8.

1. Công chức bị thi hành kỷ luật, nếu xét thấy chưa thoả đáng thì có quyền khiếu nại về quyết định kỷ luật đối với mình đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Các cơ quan, tổ chức khi nhận được khiếu nại của công chức phải có trách nhiệm xem xét và trả lời đương sự trong thời gian quy định của pháp luật.

3. Công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống bị buộc thôi việc, sau khi khiếu nại mà vẫn bị buộc thôi việc thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

XỬ LÝ KỶ LUẬT

Điều 9. Việc xử lý kỷ luật được tiến hành theo những nguyên tắc sau đây:

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật.

Khi cùng một lúc, công chức có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi và chịu hình thức kỷ luật cao hơn một mức so với hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

Quy định này được áp dụng đối với trường hợp công chức có nhiều hành vi vi phạm mà mỗi hành vi bị xử lý theo cùng một hình thức kỷ luật.

2. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức khi xử lý vi phạm kỷ luật;

3. Cấm áp dụng biện pháp phạt tiền, cúp lương thay cho hình thức kỷ luật;

4. Chưa xử lý kỷ luật đối với công chức trong các trường hợp sau đây:

a) Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ phép được thủ trưởng cơ quan cho phép;

b) Đang điều trị tại các bệnh viện theo quy định của thầy thuốc;

c) Đang bị tạm giam, đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác như đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính;

d) Phụ nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản.

5. Không áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức khi đang có thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 10. Không điều động, không giải quyết nghỉ hưu, thôi việc đối với công chức đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị xem xét kỷ luật và bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

Công chức trong thời gian tạm đình chỉ công tác được tạm ứng 50% tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có). Sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét nếu công chức không bị xử lý kỷ luật thì được truy lĩnh phần tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) còn lại trong thời gian tạm đình chỉ công tác.

Điều 11. Công chức vi phạm kỷ luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:

1. Khiển trách;

2. Cảnh cáo;

3. Hạ bậc lương;

4. Hạ ngạch;

5. Cách chức;

6. Buộc thôi việc.

Điều 12.

1. Hình thức khiển trách áp dụng đối với công chức khi có hành vi vi phạm lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ.

2. Hình thức cảnh cáo áp dụng đối với công chức đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng.

3. Hình thức hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

4. Hình thức hạ ngạch áp dụng đối với công chức chức có hành vi vi phạm nghiêm trọng xét thấy không đủ phẩm chất, đạo đức và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch đang đảm nhiệm.

5. Hình thức cách chức áp dụng đối với công chức có chức vụ mà hành vi vi phạm nghiêm trọng xét thấy không thể để tiếp tục đảm nhiệm được chức vụ được giao.

6. Hình thức buộc thôi việc áp dụng đối với công chức phạm tội bị Toà án phạt tù mà không được hưởng án treo.

7. Hội đồng kỷ luật có thể xem xét, kiến nghị buộc thôi việc đối với các trường hợp sau:

a) Đối với công chức phạm tội bị Toà án phạt tù nhưng được hưởng án treo, hoặc cải tạo không giam giữ, quản chế, cảnh cáo mà tội liên quan đến hoạt động công vụ thì có thể bị buộc thôi việc;

b) Công chức đã bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật hạ bậc, hạ ngạch, cách chức mà tái phạm thì có thể bị buộc thôi việc;

c) Công chức tuy có hành vi vi phạm lần đầu nhưng tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng thì có thể buộc thôi việc.

Điều 13. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể bị xử lý kỷ luật nếu để xảy ra những vi phạm kỷ luật thường xuyên hoặc nghiêm trọng trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Điều 14. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quyết định hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức phải thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.

Thành phần Hội đồng kỷ luật gồm:

1. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị;

2. Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp;

3. Đại diện công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị có người vi phạm kỷ luật (do tập thể công chức đơn vị cử ra).

Ngoài thành phần trên đây, Hội đồng kỷ luật mời đại diện Nữ công (nếu người phạm lỗi là nữ), đại diện tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan, tổ chức, đơn vị (nếu người phạm lỗi là thanh niên) đến dự họp. Các đại diện được mời có quyền phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.

Trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị vi phạm kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét, xử lý.

Điều 15. Hội đồng kỷ luật làm việc theo chế độ tập thể, khách quan, công khai, dân chủ, biểu quyết theo đa số bằng phiếu kín. Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên Hội đồng.

Điều 16. Công chức khi vi phạm kỷ luật phải làm bản tự kiểm điểm. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tổ chức để người vi phạm kiểm điểm trước cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bản tự kiểm điểm, biên bản buổi họp kiểm điểm có kiến nghị hình thức kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị nộp cho người đứng đầu cơ quan quản lý công chức để đưa ra Hội đồng kỷ luật xem xét.

Điều 17. Công chức vi phạm kỷ luật được Hội đồng kỷ luật gửi giấy triệu tập chậm nhất 7 ngày khi Hội đồng kỷ luật họp.

Điều 18. Bộ phận tổ chức, nhân sự của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật để trình bày trước Hội đồng kỷ luật; đồng thời chịu trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.

Điều 19. Tại cuộc họp Hội đồng kỷ luật:

1. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự;

2. Đại diện bộ phận tổ chức, nhân sự trình bày hồ sơ và các tài liệu có liên quan;

3. Người phạm lỗi trình bày ý kiến; các thành viên Hội đồng và các đại biểu tham gia họp phát biểu;

4. Trước khi Hội đồng hội ý riêng để biểu quyết hình thức kỷ luật, công chức vi phạm được phát biểu ý kiến về hình thức kỷ luật của mình;

5. Quyết nghị của Hội đồng được thông báo tại cuộc họp.

Điều 20. Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi có quyết nghị của Hội đồng kỷ luật, biên bản của Hội đồng và các hồ sơ, tài liệu có liên quan phải được gửi đến cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, tài liệu của Hội đồng kỷ luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải ra quyết định kỷ luật.

Điều 21. Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định thi hành kỷ luật phải được lưu trữ trong hồ sơ công chức.

Điều 22. Công chức lãnh đạo do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, phê chuẩn khi vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo nơi công chức đó công tác; tập thể lãnh đạo ở đó góp ý phê bình và kiến nghị hình thức kỷ luật để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

Điều 23.

1. Việc xem xét, quyết định bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, tính chất hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế và cần xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân của công chức gây thiệt hại.

2. Trường hợp gây thiệt hại dưới 5 triệu đồng về nguyên tắc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng cách trừ dần vào lương; nếu do vô ý thì phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng lương và được trừ dần vào lương hàng tháng nhưng không dưới 10% và không vượt quá 30% tổng thu nhập tiền lương và phụ cấp (nếu có).

Điều 24.

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thành lập Hội đồng để xem xét giải quyết việc bồi thường thiệt hại.

2. Thành phần Hội đồng gồm:

a) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện lãnh đạo tổ chức công đoàn cùng cấp làm Uỷ viên;

c) Người phụ trách bộ phận tài chính - kế toán làm Uỷ viên;

d) Người phụ trách đơn vị trực tiếp của người phải bồi thường làm Uỷ viên;

đ) Một chuyên gia về kinh tế, kỹ thuật làm Uỷ viên.

3. Hội đồng có nhiệm vụ xem xét và kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức về mức và phương thức bồi thường thiệt hại.

Điều 25. Hội đồng họp xem xét giải quyết việc bồi thường thiệt hại theo trình tự sau:

1. Chủ tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia, cử thư ký;

2. Đại diện bộ phận tài chính - kế toán báo cáo chế độ và mức bồi thường thiệt hại;

3. Hội đồng nghe giải trình của người phải bồi thường và nghe ý kiến của các thành viên Hội đồng;

4. Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu kín về mức bồi thường;

5. Kết quả được lập thành văn bản kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định theo thẩm quyền;

6. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 26. Công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác quy định tại khoản 5 Điều 39 Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì bồi thường thiệt hại theo quy định tại Nghị định số 47/CP ngày 3 tháng 5 năm 1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây ra.

Điều 27. Công chức phải bồi thường thiệt hại, nếu tự xét thấy chưa thoả đáng thì có quyền khiếu nại về quyết định bồi thường thiệt hại đối với mình đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Nghị định này thay thế những quy định về kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức tại các văn bản sau đây:

- Nghị định số 195/HĐCP ngày 31 tháng 12 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ kỷ luật lao động trong cơ quan Nhà nước;

- Nghị định số 49/CP ngày 9 tháng 4 năm 1968 của Hội đồng Chính phủ ban hành Chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân viên chức đối với tài sản của Nhà nước;

- Điều 25 Nghị định số 217/CP ngày 8 tháng 6 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ ban hành Bản quy định về chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công nhân viên và cơ quan Nhà nước.

Điều 29.

1. Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 97/1998/ND-CP

Hanoi, November 17, 1998

 

DECREE

ON THE DISCIPLINING AND MATERIAL RESPONSIBILITIES OF PUBLIC EMPLOYEES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on Public Employees of February 26, 1998;
At the proposal of the Minister-Chairman of the Government Commission for Organization and Personnel,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The disciplining of public employees is aimed to educate them and at the same time help to prevent, combat and strictly deal with the law violations by public employees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Public employees prescribed in this Decree are persons on the State payroll who get paid from the State budget, including:

a/ The persons defined in Clause 3, Article 1 of the Ordinance on Public Employees;

b/ The persons defined in Clause 5, Article 1 of the Ordinance on Public Employees;

For persons defined in Point b, Clause 1 of this Article, in addition to the provisions of this Decree, the management and command regulations of the People’s Army and People’s Police shall also apply;

c/ Public employees sent to work for economic organizations, social organizations, socio-professional organizations, which have been given personnel quotas by the competent agency(ies).

2. For contractual employees within the personnel quotas of State agencies, organizations or units, if they breach the discipline, they shall be handled according to the provisions of the Labor Code.

Article 3.-

1. Public employees shall be disciplined only when they violate the provisions of Article 6, Article 7, Article 8 and Articles of Chapter III of the Ordinance on Public Employees as well as the provisions of other legal documents, but not to the extent of being examined for penal liability.

2. The disciplining must be effected by the competent person(s) in strict compliance with the procedures stipulated in this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The disciplining shall not be imposed on public employees who breach discipline when they are affected by mental or other diseases that make them incapable of being aware of their acts; or when they execute decisions of their superiors as stipulated in Article 8 of the Ordinance on Public Employees.

Article 4.- Public employees who cause losses or damage to equipment and/or devices or who commit other acts of causing damage to the State’s properties shall have to make compensation therefor in accordance with the provisions of law. In cases where a loss is caused by a public employee due to force majeure, the compensation shall not be made.

Article 5.-

1. When a public employee is scrutinized for discipline, a Disciplinary Council must be set up.

2. When the Disciplinary Council meets, the involved public employee must be present. In case of his/her absence, the plausible reasons must be given. If the involved public employee is twice absent though having been summoned, the Disciplinary Council shall still meet to consider the case and propose form of discipline.

3. The statute of limitations for the handling of a breach of discipline shall be 3 months at most, after the breach is detected; for a breach involving complicated factors that require time for investigation and verification, the above-said time-limit may be longer but must not exceed 6 months (except for cases stipulated in Clause 4, Article 9 of this Decree).

Article 6.-

1. For public employees who are subject to such forms of discipline as reprimand, warning or removal from office, their wage increase and appointment to higher position shall comply with the provisions of Article 43 of the Ordinance on Public Employees.

2. If within 12 months after the disciplinary decision is issued, the disciplined public employee neither repeats his/her breach nor commit other violations which are not serious to the extent of being disciplined, the competent agency or unit shall issue a decision terminating the effect of the discipline imposed on such public employee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.-

1. For a public employee who has been disciplined or examined for penal liability but such discipline or examination is wrong upon the conclusion of a competent agency or organization as stipulated in Article 45 of the Ordinance on Public Employees, the head of the agency or organization where such public employee is working shall, within 30 days after the conclusion is made, have to organize the announcement of such conclusion.

2. The above-said public employee shall have his/her honor restored, be given a suitable job and entitled to a wage equivalent to his/her pre-discipline wage level, have his/her period under the discipline counted for wage increase, and be compensated for any damage caused in accordance with the provisions of Decree No.47/CP of May 3, 1997 of the Government on the settlement of compensation for damage caused by State officials, employees or competent persons of the legal proceedings agencies.

Article 8.-

1. If a disciplined public employee does not satisfy with the disciplinary decision, he/she shall have the right to lodge a complaint thereabout to the competent agency or organization in accordance with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.

2. Agencies and organizations that receive complaints from public employees shall have to consider them and reply the complainants within the time-limit prescribed by law.

3. A public employee who holds the post of department-level head or lower post and is forced to discontinue his/her work, shall have the right to initiate an administrative lawsuit at a court prescribed by law, if after having made a complain about the disciplinary decision, he/she is still subject thereto.

Chapter II

DISCIPLINING

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Each breach of discipline shall be subject to only one form of discipline.

If, at one time, a public employee commits more than one acts of breaching discipline, he/she shall be disciplined for every breach and subject to the form of discipline one level higher than that set for the most serious breach.

This regulation shall also apply to public employees who commit more than one acts of violation, each of which is subject to the same form of discipline.

2. Forbidding all acts of infringing upon the body, honor and dignity of the disciplined public employees;

3. Forbidding the application of fines or wage cutting instead of a form of discipline;

4. Public employees shall not be disciplined yet in the following cases where:

a/ They are on annual leave, leave for personal business or leave permitted by the head of the agency; or

b/ They are being hospitalized according to physicians’ prescription; or

c/ They are being detained or subject to other administrative measures such as the placement in education establishments, medical establishments or under administrative probation; or

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The form of discipline as sack shall not apply to public employees who are pregnant women or nursing their children of under 12.

Article 10.- Those public employees who are being examined for penal liability or scrutinized for discipline and suspended from work as prescribed in Article 41 of the Ordinance on Public Employees shall not be mobilized for work and/or permitted to retire or quit their job.

During his/her work suspension, a public employee shall be entitled to an advance of 50% of his/her wage and allowance (if any). If such public employee is not disciplined after the scrutiny by the concerned agency, organization or unit, he/she shall be given the rest of his/her wage and allowance (if any) amount he/she is entitled to during the work suspension period.

Article 11.- Public employees who breach discipline shall, depending on the nature and seriousness of their breaches, be subject to one of the following forms of discipline:

1. Reprimand;

2. Warning;

3. Wage reduction;

4. Demotion;

5. Removal from office;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.-

1. The reprimand shall apply to public employees who breach discipline for the first time and the breach is not serious.

2. The warning shall apply to public employees who have been reprimanded but still repeat their breaches; or whose breaches are not serious but regular; or whose breaches, though committed for the first time, are fairly serious.

3. The wage reduction shall apply to public employees who commit serious breaches in the performance of their tasks and/or duties.

4. The demotion shall apply to public employees who commit serious breaches of discipline and are considered no longer qualified morally and professionally for the ranks they are assuming.

5. The removal from office shall apply to public employees who hold high posts but commit serious breaches of discipline and are, therefore, considered unable to continue holding their assigned posts.

6. The sack shall apply to public employees who commit offenses and are put to jail by the court without being entitled to suspended sentence.

7. The Disciplinary Council may consider and propose the sack of a public employee if:

a/ He/she has committed and offense and been put to jail by the court but entitled to the suspended sentence, non-custodial reeducation, probation or warning, provided that the offense is related to the performance of his/her public duty;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ He/she has committed the violation for the first time but such violation is serious.

Article 13.- Heads of agencies, organizations or units may be disciplined if they let their public employees breach the discipline regularly or seriously in the performance of duties of their respective agencies, organizations or units.

Article 14.- Heads of agencies, organizations or units competent to decide forms of discipline to be imposed on their public employees shall have to set up a Disciplinary Council for consideration and proposal of the forms of discipline.

The Disciplinary Council shall be composed of:

1. The Chairman, being the head or a deputy head of the concerned agency, organization or unit;

2. A representative of the Executive Committee of the trade union at the same level;

3. Representative(s) of public employees of the agency, organization or unit where the discipline violator is working (to be appointed by the collective of the unit’s public employees).

In addition to the above-said members, the Disciplinary Council shall invite a representative of the Ladies’ Committee (if the violator is a woman), a representative of the Ho Chi Minh Communist Youth Union organization of the agency, organization or unit (if the violator is a youth) to attend the meeting. The invited representatives shall have the right to raise their opinions at the meeting but not to vote.

In cases where the head of the agency or unit breaches discipline, his/her immediate superior shall decide to set up a Disciplinary Council for consideration and handling of the violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- A public employee, who breaches discipline, shall have to make a self-criticism report. The head of the agency, organization or unit that employs such public employee shall have to organize a meeting for the violator to make self-criticism before the agency, organization or unit. The violator’s self-criticism report and the minutes of the meeting, with proposal on the form of discipline stated therein shall be submitted to the head of the agency in charge of the public employee to present the case before the Disciplinary Council for consideration.

Article 17.- Public employees, who breach discipline, shall be summoned by the Disciplinary Council at least 7 days before the Council meets.

Article 18.- The organization and personnel section of the agency, organization or unit shall have to prepare documents and dossiers related to the disciplining in order to present them before the Disciplinary Council; and at the same time have to make a minutes of the Disciplinary Council’s meeting.

Article 19.- At the Disciplinary Council’s meeting:

1. The Council’s Chairman shall state the reasons of the meeting, and introduce the participants;

2. A representative of the organization and personnel section shall present the dossier and relevant documents;

3. The violator shall give his/her opinions; the Council’s members and other participants shall take the floor;

4. Before the Council takes counsel before voting on the form of discipline, the violator shall have the right to suggest a form of discipline to be imposed on him/her;

5. The Council’s resolution shall be announced at the meeting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

MATERIAL RESPONSIBILITY

Article 23.-

1. The compensation for any damage must be considered and decided on the basis of the fault(s), the nature of the act of causing damage, the actual extent of damage and with the actual family situation and personal history of the concerned public employee taken into account.

2. For a damage valued at under 5 million dong, a public employee shall, in principle, have to make full compensation therefor by gradual deduction from his/her wage; if the damage is caused unintentionally, he/she shall have to pay compensation with his/her three-month salary at most, which shall be gradually deducted from his/her monthly wage but the deducted amount must not be lower than 10% or higher than 30% of his/her total earning from wage and allowance (if any).

Article 24.-

1. The head of the agency or organization shall have to set up a Council for consideration and settlement of compensation for damage.

2. The Council shall include:

a/ Its chairman, being the head or a deputy head of the agency, organization or unit;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ A member being the person in charge of finance-accountancy section;

d/ A member being the person directly in charge of the section where the person, who has to make compensation, is working.

e/ A member being an economic-technical specialist.

3. The Council is tasked to consider and propose levels and modes of compensation to the head of the agency or organization.

Article 25.- The Council shall meet to consider and settle compensation according to the following procedure:

1. The Council’s chairman present the participants and appoint a secretary;

2. The representative of the finance-accountancy section briefs the participants on the compensation regime and level;

3. The Council listens to the justification by the person in question and opinions of the Council’s members;

4. The Council discusses and ballots on the level of compensation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The Council shall dissolve after the fulfillment of its task.

Article 26.- Public employees who commit acts of the law violation in the performance of their tasks or duties, thus causing damage to other persons as stipulated in Clause 5, Article 39 of the Ordinance on Public Employees shall have to make compensation in accordance with the provisions of Decree No.47-CP of May 3, 1997 on settling compensation for damage caused by State officials and employees and competent persons of the legal proceedings agencies.

Article 27.- If a public employee subject to compensation for damage does not satisfy with the decision on compensation, he/she shall have the right to complain about such decision with the competent agency in accordance with the legislation on complaints and denunciations.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 28.-

1. This Decree takes effect 15 days after its signing.

2. This Decree replaces the regulations on discipline and material responsibilities of public employees in the following documents:

- Decree No.195/HDCP of December 31, 1964 of the Government Council promulgating the Regulation on Labor Discipline in State agencies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Article 25 of Decree No.217/CP of June 8, 1979 of the Government Council, promulgating the Regulation on public employees’ and State agencies’ responsibilities, disciplines, the protection of public properties as well as on the service of people.

Article 29.-

1. The Minister-Chairman of the Government Commission for Organization and Personnel shall have to guide the implementation of this Decree.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Phan Van Khai

;

Nghị định 97/1998/NĐ-CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức

Số hiệu: 97/1998/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 17/11/1998
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [2]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 97/1998/NĐ-CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [2]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…