Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 89-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 1997

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 89-CP NGÀY 07 THÁNG 8 NĂM 1997 BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Khiếu nại tố cáo của công dân ngày 7 tháng 5 năm 1991;
Theo đề nghị của Tổng thanh tra Nhà nước,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế tổ chức tiếp công dân.

Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Tổng Thanh tra Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.

Điều 3.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89/CP ngày 07 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, các ngành, đơn vị lực lượng vũ trang (gọi tắt là cơ quan, đơn vị) có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.

Điều 2.- Việc tiếp công dân nhằm mục đích:

1. Tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan, đơn vị.

2. Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình để xem xét ra quyết định, kết luận giải quyết hoặc trả lời cho công dân biết theo đúng thời hạn quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

3. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng chính sách, pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.

Điều 3.- Các cơ quan, đơn vị phải tổ chức nơi tiếp công dân tại địa điểm thuận tiện, khang trang, lịch sự, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuận lợi.

Tại nơi tiếp công dân phải niêm yết ngày, giờ tiếp, nội quy tiếp công dân; đồng thời phải niêm yết quy trình, hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo theo thủ tục của pháp luật hoặc theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để mọi người biết và thực hiện.

Điều 4.- Cơ quan Công an phụ trách địa bàn cùng Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp, tổ chức bảo vệ để bảo đảm an toàn, trật tự nơi tiếp công dân.

Điều 5.- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách tiếp công dân.

Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp dân phải là người có phẩm chất tốt, liên khiết, trung thực, có năng lực chuyên môn, am hiểu thực tế, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực sự có nhiệt tình và trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.

Điều 6.- Công dân không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự ở nơi tiếp công dân, vụ cáo, xúc phạm cơ quan Nhà nước, người thi hành công vụ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.

Chương 2:

TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN

Điều 7.- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải bố trí nơi tiếp công dân của cấp mình và dành thời gian tiếp dân ít nhất 1 ngày trong một tháng, không kể các trường hợp phải tiếp theo yêu cầu khẩn thiết. Phải bố trí đủ cán bộ thường trực để thường xuyên tiếp công dân.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tiếp công dân tại trụ sở Uỷ ban ít nhất 2 buổi trong tuần, không kể các trường hợp phải tiếp theo yêu cầu khẩn thiết.

Điều 8.- Thủ trưởng các Bộ, ngành ở Trung ương và các Sở, ngành ở địa phương, tổ chức nơi tiếp công dân tại trụ sở làm việc của cơ quan mình và cử cán bộ chuyên trách tiếp dân thường xuyên.

Thủ trưởng các Bộ: Nội vụ, Quốc phòng, Xây dựng, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Địa chính định kỳ tiếp dân ít nhất 1 ngày trong tháng, không kể các trường hợp phải tiếp theo yêu cầu khẩn thiết. Thủ trưởng các Bộ, ngành khác căn cứ tình hình cụ thể bố trí thời gian để tiếp dân cho phù hợp với đặc điểm của cơ quan, đơn vị mình, nhưng ít nhất 1 buổi trong một tháng.

Điều 9.- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:

1. Thực hiện việc tiếp dân để nghe, xử lý và chỉ đạo giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân thuộc lĩnh vực mình quản lý.

2. Chỉ đạo kịp thời các cơ quan chức năng thuộc quyền mình quản lý thẩm tra, xác minh, đề xuất, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng thời hạn quy định của Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

3. Căn cứ các quy định tại Quy chế này, tổ chức và quy định trách nhiệm cụ thể nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình.

Điều 10.- Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước được đặt tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Thanh tra Nhà nước phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương bố trí đủ cán bộ làm nhiệm vụ thường trực tiếp dân tại Trụ sở. Tổng Thanh tra Nhà nước cử một cán bộ cấp Vụ phụ trách công tác tiếp dân tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước. Cán bộ này có trách nhiệm:

1. Chủ trì thực hiện việc phối hợp những cán bộ của các cơ quan liên quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở để tiếp, hướng dẫn, trả lời công dân; tổ chức kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trả lời việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do cán bộ tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Trụ sở chuyển đến.

2. Báo cáo với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về tình hình vụ việc, kết quả tiếp công dân tại Trụ sở khi có yêu cầu.

3. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, tổ chức để các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp công dân khi có yêu cầu.

4. Thực hiện chế độ báo cáo với Tổng Thanh tra Nhà nước để tổng hợp báo cáo lên Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về công tác tiếp công dân của Trụ sở.

5. Quản lý tài sản tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước.

Chương 3:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ TIẾP CÔNG DÂN, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN KHI ĐẾN NƠI TIẾP CÔNG DÂN

Điều 11.- Khi làm nhiệm vụ, cán bộ tiếp công dân phải mặc trang phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức theo quy định, tự giới thiệu chức vụ của mình để người được tiếp biết.

Cán bộ tiếp công dân chỉ được tiếp công dân đến khiếu nại tại công sở, không được tiếp tại nhà riêng.

Điều 12.- Khi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân có nhiệm vụ:

1. Lắng nghe, ghi chép vào sổ theo dõi tiếp công dân đầy đủ nội dung do công dân trình bày.

2. Nếu khiếu nại, tố cáo có căn cứ đúng thẩm quyền của cơ quan mình phải giải quyết thì tiếp nhận đơn, báo cáo Thủ trưởng cơ quan đơn vị mình để được xem xét, giải quyết. Những nội dung khiếu nại, tố cáo cần thiết phải yêu cầu công dân ký xác nhận. Các tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo do công dân cung cấp được tiếp nhận và phải viết biên nhận đầy đủ.

3. Nếu khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

4. Nếu khiếu nại, tố cáo đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét có văn bản hoặc quyết định giải quyết đúng chính sách pháp luật thì cần trả lời rõ và yêu cầu công dân chấp hành.

Điều 13.- Khi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân có quyền:

1. Từ chối không tiếp những những trường hợp đã được kiểm tra xem xét, xác minh đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã trả lời đầy đủ cho đương sự.

2. Từ chối không tiếp những người đang trong tình trạng say rượu, tâm thần và những người vi phạm quy chế, nội quy nơi tiếp công dân.

3. Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo, lý do và những yêu cầu giải quyết, cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo.

Trường hợp công dân trình bày bằng miệng các khiếu nại, tố cáo, khiến nghị, nếu thấy cần thiết thì yêu cầu viết thành văn bản và ký tên xác nhận.

Điều 14.- Khi đến nơi tiếp công dân, công dân có quyền:

1. Được hướng dẫn, giải thích, trả lời về những nội dung mình trình bày.

2. Được quyền khiếu nại, tố cáo với thủ trưởng trực tiếp của người tiếp công dân nếu họ có những việc làm sai trái, gây cản trở, phiền hà, sách nhiễu trong khi làm nhiệm vụ.

3. Đối với trường hợp tố cáo, được yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ người tố cáo.

Điều 15.- Khi đến nơi tiếp công dân, công dân có nghĩa vụ:

1. Phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân như chứng minh thư nhân dân; giấy mời, nếu công dân không trực tiếp đến thì có thể uỷ quyền cho một trong số thân nhân là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột, những người này phải có giấy uỷ quyền, có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

2. Phải nghiêm chỉnh tuân thủ nội qui nơi tiếp công dân và sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân.

3. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của mình khi có yêu cầu.

4. Ký xác nhận những nội dung đã trình bày.

5. Trường hợp có nhiều người đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung phải cử đại diện để trình bày với cán bộ tiếp công dân.

Chương 4:

MỐI QUAN HỆ GIỮA NƠI TIẾP CÔNG DÂN VÀ CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT

Điều 16.- Khi nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân do những nơi tiếp công dân chuyển đến, thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết phải xem xét, giải quyết kịp thời đúng thời hạn do pháp luật quy định. Trường hợp đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết thì trả lời cho đương sự theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đồng thời thông báo cho nơi tiếp công dân đã chuyển vụ việc đó biết.

Điều 17.- Những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do cán bộ tiếp công dân của Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước chuyển đến, nếu Thủ trưởng các cơ quan có thẩm quyền để quá thời hạn quy định mà không giải quyết, thì người phụ trách công tác tại Trụ sở tiếp công dân của trung ương Đảng và Nhà nước có quyền yêu cầu Thủ trưởng cơ quan đó giải quyết kịp thời, nếu yêu cầu đó không được chấp hành thì có quyền báo cáo với cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý. Riêng trường hợp khiếu nại thì có quyền thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 18.- Đối với những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do cán bộ nơi tiếp công dân của các cấp, các ngành chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nếu thủ trưởng cơ quan đó để quá thời hạn quy định mà không giải quyết, thì người phụ trách công tác tại nơi tiếp công dân đã chuyển vụ việc, có quyền kiến nghị Thủ trưởng cấp mình có biện pháp xử lý.

Chương 5:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19.- Tổng Thanh tra Nhà nước giúp Thủ tướng Chính phủ quản lý thống nhất công tác tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật; kiến nghị các biện pháp cần thiết trong công tác tiếp công dân, xử lý hành chính các trường hợp cố tình vi phạm về công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tiếp công dân với Thường vụ Bộ Chính trị, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.

Chánh Thanh tra Nhà nước các ngành, các cấp thực hiện quyền thanh tra nhà nước về công tác tiếp công dân theo thẩm quyền, giúp Thủ trưởng Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý về công tác tiếp công dân trong ngành và địa phương mình; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tiếp công dân với Thủ trưởng Bộ, ngành hoặc cấp uỷ Đảng, Thường trực Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Điều 20.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành thuộc quyền quản lý thực hiện việc tiếp công dân ở ngành và địa phương mình.

Hàng quý tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng gửi Tổng Thanh tra Nhà nước trước ngày 20 tháng cuối quý.

Điều 21.- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế về tiếp công dân phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và quản lý của tổ chức, ngành mình theo quy định của pháp luật.

Điều 22.- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Thủ trưởng các cơ quan đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tổ chức tốt việc tiếp công dân thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình.

Điều 23.- Quá trình thực hiện Quy chế này, cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích sẽ được biểu dương khen thưởng kịp thời.

Cơ quan đơn vị và cá nhân nào vi phạm các quy định của Quy chế này thì tuỳ theo mức độ vi phạm phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật hiện hành.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No. 89/CP

Hanoi, August 7, 1997

 

DECREE

PROMULGATING THE REGULATION ON THE RECEPTION OF CITIZENS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on Complaints and Denunciations by Citizens of May 7, 1991;
At the proposal of the State Inspector General,

DECREES:

Article 1.- To promulgate together with this Decree the Regulation on the Reception of Citizens.

Article 2.- This Decree takes effect 15 days after its signing. The earlier provisions which are contrary to this Decree are now annulled.

The State Inspector General shall have to guide, inspect and urge the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

REGULATION

ON THE RECEPTION OF CITIZENS
(issued together with Decree No.89-CP of August 7, 1997 of the Government)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The heads of the State administrative agencies at different levels, branches and armed forces units (agencies and units for short) shall have to organize the reception of citizens who come to represent their complaints, denunciations, opinions or proposals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Receiving information, proposals and opinions on issues related to the Party’s lines and policies, the State legislation and managerial work of agencies and units.

2. Receiving complaints and denunciations the settlement of which comes under jurisdiction of the heads of the related agencies or units for consideration and decision, conclusion, settlement or replying the citizen within the time-limit prescribed by the legislation regarding the settlement of citizens’ complaints and denunciations.

3. Guiding citizens in exercising their right to lodge complaints or denunciations in accordance with policies and law and to the right competent agencies for consideration and settlement.

Article 3.- The agencies and units shall organize the reception of citizens at convenient and spacious places with necessary material conditions so that citizens can easily come to represent their complaints, denunciations, proposals or opinions.

At a citizen reception place the following must be posted for people to recognize and follow: the date, time and regulations on the reception of citizens; the processes and guidances for citizens to lodge their complaints and denunciations in accordance with the procedures prescribed by law or the Ordinance on the Procedures for the Settlement of Administrative Cases.

Article 4.- The local Police Offices shall have to coordinate with the heads of the agencies and units to ensure security and order at the citizen reception places.

Article 5.- The heads of the agencies and units shall assign their cadres to receive citizens on a full-time basis.

Cadres assigned the task of receiving citizens must be those who are virtuous, incorrupt, honest, professionally capable, knowledgeable about the practical situation, policies of the Party and legislation of the State, enthusiastic and responsible for the assigned tasks.

Article 6.- Citizens must not abuse their right to make complaints and denunciations, cause disorder at citizen reception places, slander or infringe upon the State agencies or persons on duty, and must bear responsibility before law for the contents of their complaints or denunciations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ORGANIZATION OF THE RECEPTION OF CITIZENS

Article 7.- The presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the presidents of the People’s Committees of the districts, towns and provincial cities shall arrange citizen reception places in their respective localities on at least one day per month for receiving citizens, excluding cases where the reception must be organized at urgent request. They shall also arrange enough cadres ready for the regular reception of citizens.

The presidents of the People’s Committees of the communes, wards and townships shall have to receive citizens at the offices of the Committees at least twice a week, excluding cases where the reception must be organized at urgent request.

Article 8.- The heads of the ministries and branches at the central level and the heads of the provincial/municipal services and local branches shall arrange places to receive citizens at the offices of their respective agencies and shall appoint full-time cadres to receive citizens.

The heads of the Ministry of the Interior, the Ministry of Defense, the Ministry of Construction, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Health, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the General Land Administration shall have to receive citizens at least one day per month, excluding cases where the reception must be organized at urgent request. The heads of the other ministries and branches shall, based upon realistic needs, arrange time for the reception of citizens suited to the characteristics of their respective agencies or units, but at least once per month.

Article 9.- The heads of the agencies and units shall have to:

1. Organize the reception of citizens to hear, handle and direct the settlement of citizens’ complaints, denunciations, proposals and opinions related to the fields under their management.

2. Promptly direct the agencies functioning under their management in examining, certifying, suggesting and proposing the settlement of the complaints and denunciations within the time-limit prescribed by the legislation on the settlement of citizens’ complaints and denunciations.

3. Organize and assign specific responsibilities to cadres at citizen reception places in their agencies or units on the basis of the provisions of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The State Inspectorate shall coordinate with the Office of the Government, the Office of the National Assembly, the Office of the Party Central Committee and the Control Commission of the Party Central Committee to arrange enough personnel as standing cadres for the reception of citizens at such offices. The State Inspector General shall appoint a department-level official to oversee the reception of citizens at the Party Central Committee’s or the State’s citizen reception office. Such an official shall:

1. Assume primary responsibility for coordinating cadres from the related agencies for the reception of citizens at the office so as to receive, guide and reply citizens; to organize the inspection, urge and request the heads of the ministries, branches and the presidents of the People’s Committees of all levels to reply citizens on the settlement of their complaints, denunciations or proposals, handed over by the cadres receiving them at the office of the Party Central Committee or the State.

2. Report to the Party or State leaders on cases and results of citizen reception at the office when requested.

3. Prepare dossiers and documents and arrange the reception of citizens by Party or State leaders if so requested.

4. Abide by the regime of reporting to the State Inspector General so that the latter may summarize and submit a report on the reception of citizens at the office to the Party Central Committee, the National Assembly and the Government.

5. Manage the property at the citizen reception office of the Party Central Committee and the State.

Chapter III

TASKS AND POWERS OF CADRES RECEIVING CITIZENS; RIGHTS AND OBLIGATIONS OF CITIZENS AT CITIZEN RECEPTION PLACES

Article 11.- While on duty, cadres receiving citizens shall wear uniforms and officials’ cards as prescribed and make their titles known to the citizens who are received.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- When receiving citizens, a cadre shall have the following tasks:

1. Listening and recording in the citizen reception book the full contents of citizens’ representation.

2. If the complaints or denunciations have firm grounds and fall under the jurisdiction of his/her agency, he/she shall receive such complaints or denunciations and submit them to the head of his/her agency for consideration and settlement. The contents of complaints or denunciations must be signed for certification by the citizens. All documents and papers which are related to the complaints or denunciations and supplied by the citizens must be fully receipted.

3. If the complaints or denunciations do not fall under the jurisdiction of his/her agency, he/she shall provide the citizen with the name of the proper agency competent to receive and settle them.

4. If the complaints or denunciations have already been settled under a document or decision of a competent agency in accordance with the provisions of law, he/she shall clearly reply the citizens and request them to abide by the decision or document.

Article 13.- When receiving citizens, a cadre shall have the right:

1. To refuse the reception if the cases were examined, considered, certified and settled by decisions or conclusions of a competent agency in accordance with the provisions of law and the citizens concerned have been fully informed.

2. To refuse the reception of those citizens who are drunk or mentally diseased or who violate the regulations and rules of the citizen reception places.

3. To request citizens to explain fully and clearly the contents of their complaints or denunciations, the reasons and requirements for the settlement thereof and to provide documents and evidence related to such complaints or denunciations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- At a citizen reception place, a citizen shall have the right:

1. To receive guidance, explanation and a reply as to the contents of his/her presentation.

2. To complain or denounce to the direct boss of the cadre if the latter, while on duty, commits wrong doings or acts of obstructing, disturbing or harassing citizens.

3. To request that the denouncer’s name and address to be kept secret if it is a denunciation.

Article 15.- At a citizen reception place, a citizen shall have the following obligations:

1. To produce personal papers such as an identity card or an invitation card; if the citizen does not personally come, he/she may authorize a relative such as a father, mother, spouse, child or sibling, who must produce the written mandate and certification by the competent agency.

2. To strictly abide by the rules of the citizen reception place, as well as the guidance of the cadre who receives citizens.

3. To honestly represent the case and provide documents related to the contents of his/her complaint or denunciation when requested.

4. To sign for certification of the contents represented.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

RELATIONSHIP BETWEEN CITIZEN RECEPTION PLACES AND THE COMPETENT AGENCIES

Article 16.- When receiving citizens’ complaints, denunciations, proposals or opinions which are handed over from citizen reception places, the heads of the competent agencies and units shall have to consider and settle them within the time-limit prescribed by law. If a decision or conclusion on the settlement thereof is already available, they shall reply to the citizens concerned in accordance with the legislation on complaints and denunciations and at the same time inform the offices which have sent such cases thereof.

Article 17.- For complaints, denunciations, opinions or proposal sent by the citizen-receiving cadres at citizen reception offices of the Party Central Committee and the State, if the heads of the competent agencies have failed to settle them within the prescribed time-limit, the heads of the Party Central Committee’s and the State’s citizen reception offices shall have the right to request them to be settled promptly; if such a request is not satisfied, they shall be entitled to report to the competent authority for handling. As for complaints, they shall be entitled to announce them publicly on mass media.

Article 18.- For complaints, denunciations, proposals or opinions sent by cadres at the citizen-reception places of different levels and branches to the competent agencies for settlement, if the heads of such agencies fail to settle them within the prescribed time-limit, the heads of the citizen reception places that have transferred such cases shall be entitled to propose to the heads of the same-level agencies for handling.

Chapter V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 19.- The State Inspector General who assists the Prime Minister in exercising unified management over the reception of citizens shall guide, inspect and urge the heads of the ministries, branches and the presidents of the People’s Committees of different levels in organizing the reception of citizens according to law; propose necessary measures concerning the reception of citizens; administratively handling cases of intentionally violating the regulations on the reception of citizens and settlement of complaints and denunciations as prescribed by law; and follow the regime of periodical reporting on the reception of citizens to the Standing Board of the Political Bureau (of the Party), the National Assembly Standing Committee and the Prime Minister.

The State Chief Inspectors of different branches and levels shall conduct the State inspection over the reception of citizens according to their competence and assist the heads of the ministries and branches, as well as the presidents of the People’s Committees of the same level in the management of citizen reception in their respective branches or localities; observe the regime of periodical reporting on citizen reception to the heads of the ministries, branches or Party Committees, the People’s Councils’ Standing Committees and presidents of the People’s Committees of the same level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Every quarter, they shall sum up the situation and results of the reception of citizens to make a report and submit it to the Prime Minister and the State Inspector General before the 20th day of the quarter’s last month.

Article 21.- The Vietnam Fatherland Front, the mass and socio-political organizations, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy are requested to promulgate the Regulations on the reception of citizens in accordance with their functions, tasks and fields of operation and management as prescribed by law.

Article 22.- The presidents of the People’s Committees of different levels shall coordinate with the chairmen of the People’s Procuracies and the presidents of the People’s Courts, the heads of agencies and mass organizations, the Fatherland Fronts of the same level in properly organizing citizens' reception in the fields and territory under their management.

Article 23.- In the course of the implementation of this Regulation, any agency, unit or individual that makes meritorious deeds shall be commended and rewarded in time.

Any agency, unit or individual that violates the provisions of this Regulation, shall, depending on the seriousness of its/his/her violation, be handled strictly in accordance with the provisions of law.

 

 

 

;

Nghị định 89-CP năm 1997 về Quy chế tổ chức tiếp công dân

Số hiệu: 89-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 07/08/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 89-CP năm 1997 về Quy chế tổ chức tiếp công dân

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [3]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…