Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 87-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 1995

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 87-CP NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 1995 VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ, ĐẨY MẠNH BÀI TRỪ MỘT SỐ TỆ NẠN XÃ HỘI NGHIÊM TRỌNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thực hiện mục tiêu bài trừ văn hoá có nội dung độc hại và một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng, làm lành mạnh sinh hoạt văn hoá nơi công cộng, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống đạo đức của dân tộc, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này:

1- "Quy chế lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc; bán, cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu".

2- "Quy định những biện pháp cấp bách bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng".

Điều 2.

1- Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi cá nhân có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về ngăn chặn và phòng chống văn hoá độc hại, tệ nạn xã hội đã được ban hành và Quy chế, Quy định ban hành kèm theo Nghị định này.

2- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về hoạt động văn hoá xã hội của Nhà nước Việt Nam.

3- Người đứng đầu chính quyền các cấp cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống tế nạn xã hội thuộc phạm vi quản lý của mình.

4- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, phòng chống tệ nạn xã hội phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm được khen thưởng thích đáng.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế, Quy định ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 4. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ban hành. Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Những Quy định của Chính phủ trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

QUY CHẾ
LƯU HÀNH, KINH DOANH PHIM, BĂNG ĐĨA HÌNH, BĂNG ĐĨA NHẠC; BÁN, CHO THUÊ XUẤT BẢN PHẨM; HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ NƠI CÔNG CỘNG; QUẢNG CÁO, VIẾT, ĐẶT BIỂN HIỆU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12 tháng 12 năm 1995)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1- Các hoạt động văn hoá quy định tại Quy chế này phải nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giáo dục nếp sống lành mạnh và phong cách ứng xử có văn hoá cho mọi người; kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thuần phong mỹ tục; nâng cao hiểu biết và trình độ thẩm mỹ của nhân dân, ngăn chặn sự xâm nhập của những sản phẩm văn hoá có nội dung độc hại, làm phong phú đời sống tinh thần của xã hội, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới.

2- Nhà nước khuyến khích việc sản xuất và phổ biến các sản phẩm văn hoá có nội dung lành mạnh, chất lượng nghệ thuật cao để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Điều 2. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi công dân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài ở Việt Nam đều phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định trong Quy chế này. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế phải bị xử lý nghiêm minh đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật.

Điều 3. Nghiêm cấm việc phổ biến các sản phẩm văn hoá và tổ chức các hoạt động văn hoá quy định tại Quy chế này có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực và tội ác, phá hoại thuần phong mỹ tục Việt Nam.

1- Sản phẩm văn hoá và hoạt động văn hoá có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm là những sản phẩm và hoạt động trong đó có những hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động khiêu gợi, kích thích dâm ô, truỵ lạc, vô luân, loạn luân trái với truyền thống đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2- Sản phẩm văn hoá và hoạt động văn hoá có nội dung kích động bạo lực là những sản phẩm và hoạt động trong đó có hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động miêu tả cảnh đánh, giết người dã man và những hành động khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, khuyền khích bạo lực và sự tàn bạo, không nhằm tố cáo tội ác, không nhằm bảo vệ chính nghĩa, trái với truyền thống yêu hoà bình và nhân ái của dân tộc.

Chương 2:

LƯU HÀNH, KINH DOANH PHIM, BĂNG ĐĨA HÌNH

Điều 4.

1- Việc lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình phải tuân theo các quy định của Nghị định 48/CP ngày 17 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động điện ảnh và những quy định tại Quy chế này.

2- Băng đĩa hình quy định trong Quy chế này gồm băng hình, đĩa hình, đĩa vi tính ghi hình các thể loại: phim truyện, tài liệu - khoa học, giáo khoa, dạy ngoại ngữ, hoạt hình, ca nhạc, sân khẩu, thể thao, karaoke, mốt thời trang. Băng đĩa hình sản xuất trong nước hoặc nhập từ nước ngoài đều phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép mới được lưu hành rộng rãi theo quy định cụ thể sau đây:

a) Sở Văn hoá - Thông tin duyệt băng, đĩa hình: ca nhạc, sân khấu, tài liệu khoa học, thể thao, karaoke, mốt thời trang, giáo khoa, dạy ngoại ngữ sản xuất hoặc nhập khẩu tại địa phương và cho phép lưu hành.

b) Bộ Văn hoá - Thông tin duyệt và cho phép lưu hành băng đĩa hình phim truyện do các đơn vị trong cả nước sản xuất hoặc nhập khẩu, băng hình các loại do các hãng sản xuất phim thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin sản xuất.

3- Các loại băng hình thay sách hoặc kèm theo sách của nhà xuất bản thực hiện theo quy định của Luật Xuất bản.

4- Việc phát sóng băng đĩa hình trên các đài truyền hình thực hiện theo quy định của Luật Báo chí và quy định tại mục 4 chương III Nghị định 48/CP ngày 17 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ.

5- Băng đĩa hình được phép lưu hành phải dán nhãn kiểm soát (sau đây gọi chung là nhãn). Việc phát hành và dán nhãn trên băng hình do Bộ Văn hoá - Thông tin quy định.

Điều 5.

1- Những đơn vị sau đây được nhân bản băng đĩa hình thuộc sở hữu bản quyền của mình để kinh doanh:

a) Các cơ sở sản xuất, phát hành phim, băng đĩa hình.

b) Các nhà xuất bản có sản xuất băng hình thay sách hoặc kèm theo sách.

2- Điều kiện và thủ tục cấp phép nhân bản băng đĩa hình để kinh doanh do Bộ Văn hoá - Thông tin quy định.

3- Cơ quan, đơn vị nhân bản băng đĩa hình để phổ biến nội dung không thuộc quy định tại khoản 1 điều này.

Điều 6.

1- Đơn vị nhân bản băng đĩa hình để kinh doanh chỉ được phép nhân bản băng đĩa hình đã được phép lưu hành.

2- Đơn vị nhân bản băng đĩa hình không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Trích ghép hoặc nhân bản băng đĩa hình để kinh doanh mà không có văn bản thoả thuận của chủ sở hữu bản quyền.

b) Thêm, bớt hình ảnh hoặc âm thanh làm thay đổi chương trình băng hình gốc đã được phép lưu hành để nhân bản nhằm mục đích kinh doanh.

Điều 7.

Những đơn vị quy định tại khoản 1 điều 5 Quy chế này được mở cửa hàng bán và cho thuê băng đĩa hình (dưới đây gọi tắt là cửa hàng băng hình) và phải chịu trách nhiệm về hoạt động bán và cho thuê băng hình của những cửa hàng đó.

Điều 8.

1- Muốn mở cửa hàng băng hình phải có các điều kiện sau:

a) Có địa điểm được cơ quan có thẩm quyền xác nhận quyền sử dụng.

b) Có dầu video và màn hình kiểm tra.

c) Có người phụ trách cửa hàng do đơn vị mở cửa hàng cử hoặc hợp đồng bằng văn bản.

2- Đơn vị mở cửa hàng băng hình phải làm thủ tục xin phép Sở Văn hoá - Thông tin sở tại. Cửa hàng băng hình chỉ được hoạt động sau khi có giấy phép của Sở Văn hoá - Thông tin và phải có biển hiệu theo quy định về biển hiệu tại Quy chế này.

3- Cửa hàng băng hình chỉ được bản và cho thuê băng hình đã được dán nhãn. Đơn vị mở cửa hàng và người phụ trách cửa hàng băng hình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về băng hình mà cửa hàng bán và cho thuê.

4- Khách hàng được quyền kiểm tra nội dung và chất lượng băng hình trước khi mua hoặc thuê.

Điều 9.

Tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh chiếu phim, băng hình phải được Sở Văn hoá - Thông tin sở tại cấp giấy phép hành nghề và phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Sau khi có đăng ký kinh doanh mới được hoạt động.

Điều 10.

1- Các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ muốn tổ chức kinh doanh chiếu phim, băng hình phải xin phép hành nghề, đăng ký kinh doanh như quy định tại điều 9 Quy chế này.

2- Các điểm chiếu phim, băng hình công cộng ngoài trời cố định hoặc lưu động phải được Sở Văn hoá - Thông tin sở tại cho phép mới được hoạt động. Nếu bán vé thu tiền phải thực hiện theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.

Điều 11.

Rạp chiếu phim, băng hình, các điểm chiếu băng hình phục vụ khách tại khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, các điểm chiếu băng hình công cộng ngoài trời hoặc trên các phương tiện giao thông chỉ được chiếu những phim, băng hình đã được phép lưu hành có dán nhãn.

Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của mình.

Điều 12. Cấm các hành vi sau đây:

1- Lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình có nội dung quy định tại Điều 3 Quy chế này.

2- Kinh doanh nhân bản, bán, cho thuê, chiếu phim, băng đĩa hình mà không có giấy phép hành nghề và đăng ký kinh doanh.

3- Mua, bán, thuê, cho thuê, chiếu băng hình không dán nhãn hoặc có dán nhãn, nhưng không ghi đầy đủ các đề mục theo quy định.

4- Nhập lậu, nhân bản lậu phim, băng đĩa hình.

5- Thay đổi tên hoặc đánh tráo nội dung băng đĩa hình đã dán nhãn.

Chương 3:

LƯU HÀNH, KINH DOANH BĂNG ĐĨA NHẠC

Điều 13.

1- Những băng đĩa nhạc không bị cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quy định cấm thì được lưu hành, kinh doanh.

2- Các loại băng, đĩa âm thanh thay sách hoặc kèm theo sách của các nhà xuất bản thực hiện theo quy định của Luật Xuất bản.

Việc phát sóng băng đĩa nhạc trên các đại phát thanh thực hiện theo quy định của Luật Báo chí.

Điều 14.

1- Những đơn vị sau đây được nhân bản băng đĩa nhạc thuộc sở hữu bản quyền của mình để kinh doanh:

a) Các cơ sở được cấp phép sản xuất băng đĩa nhạc.

b) Nhà xuất bản âm nhạc, các nhà xuất bản khác có sản xuất băng đĩa âm thanh thay sách hoặc kèm theo sách.

c) Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép kinh doanh băng đĩa nhạc.

2- Điều kiện và thủ tục cấp phép nhân bản bằng đĩa nhạc để kinh doanh do Bộ Văn hoá - Thông tin quy định.

Điều 15. Các đơn vị nhân bản băng đĩa nhạc để kinh doanh chỉ được nhân bản băng đĩa nhạc đã được phép lưu hành theo quy định tại Điều 13 Quy chế này.

Điều 16. Tổ chức, cá nhân muốn mở cửa hàng mua bán băng đĩa nhạc phải xin giấy phép hành nghề tại Sở Văn hoá - Thông tin sở tại. Ở những địa phương xa trung tâm tỉnh, đi lại khó khăn, Sở Văn hoá - Thông tin có thể phân cấp cho cơ quan quản lý Nhà nước về Văn hoá - Thông tin cấp huyện xét và cấp giấy phép hành nghề. Sau khi có giấy phép hành nghề phải làm tiếp thủ tục đăng ký kinh doanh và chỉ được hoạt động sau khi có đăng ký kinh doanh; chỉ được mua bán những băng đĩa nhạc đã được phép lưu hành.

Điều 17. Cấm các hành vi sau:

1- Lưu hành, kinh doanh băng đĩa nhạc có nội dung quy định tại Điều 3 Quy chế này.

2- Kinh doanh nhân bản, mua bán băng đĩa nhạc mà không có giấy phép hành nghề và đăng ký kinh doanh.

3- Nhập lậu, nhân bản lậu băng đĩa nhạc.

4- Nhân bản, mua bán, phát băng đĩa nhạc không được phép lưu hành.

5- Trích ghép, thêm bớt hoặc nhân bản băng đĩa nhạc để kinh doanh mà không có văn bản thoả thuận của chủ sở hữu bản quyền.

Chương 4:

HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VÀ DỊCH VỤ NƠI CÔNG CỘNG

Điều 18.

1- Nơi tổ chức hoạt động văn hoá công cộng quy định trong Quy chế này bao gồm rạp, câu lạc bộ, nhà văn hoá, vũ trường, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và các điểm sinh hoạt công cộng khác.

2- Các hoạt động văn hoá công cộng quy định trong Quy chế này bao gồm: Chiếu phim, băng hình, biểu diễn nghệ thuật, khiêu vũ, hát Karaoke, các hình thức giải trí khác.

Điều 19.

1- Các tổ chức và cá nhân kinh doanh hoạt động văn hoá thường xuyên hoặc định kỳ quy định tại Điều 18 Quy chế này phải có giấy phép hành nghề Do Sở Văn hoá - Thông tin sở tại cấp. Sau khi có giấy phép hành nghề phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh và sau khi có đăng ký kinh doanh mới được hoạt động.

2- Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang có hoạt động văn hoá quy định tại khoản 2 Điều 18 Quy chế này phục vụ nội bộ, không thu tiền, khi hoạt động không phải xin phép, nhưng phải thực hiện những quy định về nội dung hoạt động trong Quy chế này. Thủ trưởng cơ quan và người trực tiếp tổ chức phải chịu trách nhiệm về hoạt động văn hoá do mình tổ chức.

Việc kinh doanh vũ trường thực hiện theo quy định tại Điều 22, việc kinh doanh karaokê thực hiện theo quy định tại Điều 23 Quy chế này.

3- Tổ chức, cá nhân cho thuê địa điểm để hoạt động văn hoá công cộng phải liên đới chịu trách nhiệm, nếu bên thuê vi phạm những điều cấm trong Quy chế này.

Điều 20. Nơi có hoạt động văn hoá công cộng quy định tại Điều 18 Quy chế này phải tuân theo các quy định sau đây:

1- Không phát hành vé quá số ghế trong rạp, quá sức chứa ở các điểm hoạt động ngoài trợi.

2- Không được hoạt động trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến 5 giờ sáng. Trường hợp vũ trường cần hoạt động sau 24 giờ để phục vụ khách nước ngoài, phải được phép của Sở Văn hoá - Thông tin sở tại, nhưng cũng không được quá 2 giờ sáng.

3- Các vũ trường sử dụng vũ nữ phải có hợp đồng lao động và phải chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của vũ nữ theo hợp đồng.

4- —m lượng lọt ra ngoài phòng khán giả, phòng khiêu vũ, karaokê không được vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn "Mức ồn tối đa cho phép" - (TCVN số 5949-1995).

5- Không để người say rượu vào nơi hoạt động văn hoá công cộng.

6- Người tham dự các hoạt động văn hoá công cộng phải tuân thủ mọi quy định về nếp sống văn minh.

7- Nghiêm cấm các hành vi: khiêu dâm, môi giới và mua bán dâm, sử dụng gái ôm, tiếp viên để câu khách dưới mọi hình thức.

8- Người đứng tên xin phép, người trực tiếp tổ chức và bản thân người vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm các quy định tại Điều này.

Điều 21

1- Cơ quan, đơn vị tổ chức cho các đoàn, nhóm nghệ thuật hoặc cá nhân nghệ sĩ nước ngoài biểu diễn tại nơi công cộng phải có giấy phép do Sở Văn hoá - Thông tin sở tại cấp và phải chịu trách nhiệm về nội dung chương trình biểu diễn do mình tổ chức, trừ các đoàn nghệ thuật nước ngoài vào biểu diễn tại Việt Nam theo chương trình trao đổi văn hoá giữa hai nước.

2- Công dân Việt Nam và người nước ngoài muốn hoạt động biểu diến thường xuyên tại nơi công cộng phải được Sở Văn hoá - Thông tin sở tại xác nhận trình độ nghề nghiệp và cấp giấy phép hành nghề mới được hoạt động.

3- Việc trình diễn các vở diễn sân khẩu, chương trình ca múa nhạc phải có giấy phép biểu diễn theo quy định phân cấp của Bộ Văn hoá - Thông tin.

Điều 22.

Khách sạn được phép tổ chức vũ trường để kinh doanh phải thực hiện các quy định say đây:

1- Phòng khiêu vũ phải có diện tích từ 80m2 trở lên.

2- Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 lux.

3- Sử dụng những bản nhạc, bài hát để khiêu vũ phải tuân theo quy định tại Điều 13 Quy chế này.

4- Nếu có ca sĩ, diễn viên biểu diễn phải tuân theo quy định tại khoản 2, Điều 21 Quy chế này.

Điều 23. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động karaokê phải thực hiện các quy định sau đây:

1- Phòng Karaokê phải có diện tích từ 20m2 trở lên.

2- Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 lux.

3- Cửa phòng Karaokê phải có kính, bên ngoài có thể nhìn rõ toàn bộ phòng.

4- Việc sử dụng các bài hát trong phòng Karaokê phải theo quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin.

Điều 24. Ở nơi công cộng chỉ được tổ chức các điểm giải trí và các hoạt động giải trí lành mạnh phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc; không được tổ chức các trò giải trí mang tính khiêu dâm, kích động bạo lực. Các dịch vụ xoa bóp phải làm theo điều 13 ghi trong "Quy định những biện pháp cấp bách bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng" được ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP, ngày 12 tháng 12 năm 1995.

Chương 5:

BÁN SÁCH, BÁO, TRANH ẢNH, LỊCH VÀ CHO THUÊ SÁCH

Điều 25. Hoạt động bán sách, báo, tranh ảnh, lịch và cho thuê sách phải tuân theo các quy định của Luật Xuất bản, Nghị định 79/CP ngày 06 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Xuất bản và Điều 26 Quy chế này.

Điều 26. Các tổ chức, cá nhân không được bán, cho thuê những xuất bản phẩm sau đây:

1- Sách, báo, lịch, tranh ảnh có nội dung phản động, đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực, mê tín di đoan.

2- Sách xuất bản nhập khẩu trái phép.

3- Sách, báo, tạp chí, lịch, tranh, ảnh đã có quyết định đình chỉ in, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ.

Chương 6:

HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO VÀ VIẾT, ĐẶT BIỂN HIỆU

Điều 27. Tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định tại Nghị định 194/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ về hoạt động quảng cáo trên lãnh tổ Việt Nam và những quy định sau đây:

1- Việc thành lập các doanh nghiệp làm dịch vụ quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện theo Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty.

2- Sở Văn hoá - Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp giấy phép thực hiện các loại hình quảng cáo trên lãnh thổ địa phương trừ các quảng cáo trên phim, băng hình, xuất bản phẩm; báo chí ra thêm phụ trang, phụ bản; kênh quảng cáo.

Quảng cáo trên các phương tiện giao thông, quảng cáo khuyến mại kèm theo sản phẩm đã được phép kinh doanh mà không thuộc loại cấm quảng cáo do Sở Văn hoá - Thông tin nơi đóng trụ sở chính của cơ sở quảng cáo cấp giấy phép và có hiệu lực trong cả nước.

Điều 28.

Việc viết biển hiện nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân không phải xin phép nhưng phải tuân theo những quy định tại Chương này.

Điều 29. Biển hiệu được thể hiện dưới các hình thức bảng, biểu, hộp đèn, lưới đèn hoặc các hình thức khác. Trên biển hiệu phải ghi đầy đủ tên gọi bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền, không được viết tắt và phải có những nội dung chủ yếu theo quy định tại các Điều 30, 31 Quy chế này cho từng loại biển hiệu. Đối với các tổ chức kinh tế muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam, mầu sắc, ánh sáng không được nổi bật hơn chữ Việt Nam.

Điều 30. Biểu hiệu của các cá nhân, tổ chức phải có nội dung sau đây:

- Tên cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp.

- Tên gọi.

- Địa chỉ giao dịch.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải ghi rõ ngành nghề kinh doanh chính.

- Đối với công ty, doanh nghiệp tư nhân sau tên gọi phải ghi rõ là doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn.

Điều 31. Biểu hiệu của các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc liện doanh với nước ngoài phải có nội dung theo quy định tại Điều 30 Quy chế này. Tên riêng, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng nước ngoài ghi trong quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể viết chữ nước ngoài, nhưng kích thước không được lớn hơn chữ Việt Nam viết trên cùng biển hiệu.

Điều 32. Biển hiệu, chỉ được gắn, treo, đặt ngay tại cơ quan, tổ chức, cửa hiệu, nhà hàng. Trên biển hiệu không được kèm các nội dung quảng cáo bất cứ loại sản phẩm hàng hoá nào.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33.

1- Quy chế này có hiệu lực từ ngày ban hành. Bãi bỏ những quy định của Chính phủ trước đây trái với Quy chế này.

2- Tất cả các tổ chức, cá nhân đang hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá quy định tại Quy chế này không có giấy phép phải đình chỉ hoạt động ngay. Muốn tiếp tục hoạt động phải làm thủ tục xin phép theo quy định.

3- Các tổ chức, cá nhân hoạt động văn hoá và dịch vụ đã có giấy phép trước khi ban hành Quy chế này, nếu đủ điều kiện và thủ tục theo quy định tạo Quy chế này được tiếp tục hoạt động, nếu không đủ điều kiện phải đình chỉ hoạt động ngay, nếu không đủ thủ tục phải làm lại thủ tục đăng ký.

Điều 34.

1- Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn chi tiết thực hiện Quy chế này.

2- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá ở địa phương mình theo đúng quy định tại Quy chế này.

QUY ĐỊNH
NHỮNG BIỆN PHÁP CẤP BÁCH BÀI TRỪ MỘT SỐ TỆ NẠN XÃ HỘI NGHIÊM TRỌNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12 tháng 12 năm 1995)

Chương 1:

BÀI TRỪ MẠI DÂM, MA TUÝ

Điều 1. Mại dâm, ma tuý là các tệ nạn xã hội trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hướng xấu đến sức khoẻ, giống nòi, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và trật tự an toàn xã hội; để lại hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệ sau. Mọi hình thức thể hiện của các tệ nạn này phải được ngăn ngừa, những kẻ vi phạm phải bị nghiêm trị.

Điều 2. Nghiêm trị mọi hành vi lạm dụng tình dục trẻ em; môi giới, lừa gạt trẻ em vào con đường mại dâm, dụ dỗ trẻ em nghiện hút ma tuý, đánh bạc.

Điều 3. Những kẻ hoạt động có tổ chức nhằm chống đối sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước (như: phòng có hầm hoặc gác xép kín trú ẩn, có thuê bọn côn đồ canh gác, có hệ thống báo động ngầm...), những kẻ tái phạm phải bị trừng trị nghiêm khắc hơn.

Điều 4. Các cơ sở của các cơ quan Nhà nước cho tư nhân thuê và các cơ sở của tư nhân mà ở đây xảy ra các vi phạm về tệ nạn xã hội thì phải chấm dứt ngay hợp đồng cho thuê, Nhà nước thu hồi giấy phép kinh doanh, thu hồi hoặc tịch thu cơ sở ấy sử dụng vào các việc vì lợi ích chung.

Những người trực tiếp quản lý cơ sở quốc doanh (khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, vũ trường...) mà tổ chức mại dâm, môi giới mại dâm, tổ chức dùng chất ma tuý, hoặc vì bất kỳ lý do gì mà để người dưới quyền mình tổ chức hoặc chứa chấp mại dâm, ma tuý tại cơ sở mình trực tiếp quản lý thì tuỳ mức độ sai phạm bị kỷ luật hành chính, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 5. Cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước mua dâm, nghiện ma tuý, phải bị xử lý nghiêm theo Chỉ thị 33/CT và Nghị định 53/CP. Không để sót một cán bộ, đảng viên, viên chức nào vi phạm mà không bị xử lý. Những khách sạn, Nhà hàng, nhà nghỉ của Nhà nước để xảy ra các vi phạm về tệ nạn xã hội thì cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý các cơ sở ấy phải chịu trách nhiệm và người đứng đầu cơ quan Nhà nước ấy phải bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc và tuỳ mức độ vi phạm mà bị xử phát hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 6. Người nghiện ma tuý, người mại dâm phải được giáo dục, chữa bệnh.

Người nghiện ma tuý, người mại dâm có tính chất thường xuyên đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục mà vẫn không chịu sửa chữa thì đưa vào cơ sở tập trung để giáo dục và chữa bệnh (theo Điều 24 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính).

Người sử dụng ma tuý, người mại dâm lần đầu, những người tự nguyện sửa chữa được giáo dục và giúp đỡ chữa bệnh tại cộng đồng và gia đình, được hỗ trợ về kinh phí học nghề, việc làm để từ bỏ nghiện hút và mại dâm, làm ăn chính đáng.

Điều 7. Các cơ sở sử dụng tiếp viên, nhân viên, vũ nữ... phải ký hợp đồng lao động theo quy định của Luật lao động; phải đăng ký danh sách tiếp viên, nhân viên, vũ nữ với công an phường sở tại.

Khách nghỉ tại cơ sở phải có giấy tờ tuỳ thân, phải đăng ký tạm trú theo quy định hiện hành về chế độ tạm trú. Không được có các hành vi thiếu văn hoá, say rượu, gây rối trật tự công cộng.

Nghiêm cấm tiếp viên, nhân viên, vũ nữ có những hành vi mại dâm.

Chương 2:

BÀI TRỪ NẠN ĐÁNH BẠC

Điều 8. Nghiêm cấm mọi hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc.

Người tổ chức đánh bạc và người đánh bạc đều bị xử lý theo pháp luật.

Điều 9. Những hành vi tổ chức đánh bạc bao gồm:

1- Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác vào đánh bạc;

2- Giữ tiền, cầm đồ, cho vay tại các sòng bạc;

3- Che dấu, bảo vệ, bảo kê tại các sòng bạc;

4- Tổ chức đặt các máy, trò chơi điện tử, các loại chơi "cá độ" dưới bất kỳ hình thức nào để đánh bạc.

5- Dùng nhà của mình hoặc một số địa điểm khác để chứa bạc (gá bạc);

6- Tổ chức cá cược ăn tiền;

7- Làm chủ đề, tổ chức ghi đề;

8- Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, thơ đề và các ấn phẩm khác để đánh đề.

Điều 10. Những hành vị đánh bạc bao gồm:

1- Đánh bạc dưới mọi hình thức: xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, và các hình thức khác;

2- Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử, bóng tay, bàn bi-a hoặc bằng các phương tiện khác;

3- Tham gia cá cược ăn tiền trong các môn thể thao vui chơi giải trí (như đua ngựa, chọi gà, bóng đá v.v...) và mọi hình thức cá cược ăn tiền khác;

4- Mua bảng đề, ô số đề.

Chương 3:

PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG KINH DOANH CƠ SỞ LƯU TRÚ, NHÀ HÀNG ĂN UỐNG

Điều 11. Nghiêm cấm các hoạt động sau đây ở các khách sạn, làng du lịch, bãi cắm trại, nhà nghỉ, nơi điều dưỡng, căn hộ cho thuê, nhà trọ bình dân (gọi chung là cơ sở lưu trú) và ở các nhà hàng ăn uống, quán cà phê, giải khát (gọi chung là nhà hàng ăn uống):

1- Đánh bạc;

2- Tiêm chích hoặc sử dụng ma tuý;

3- Mua bán dâm.

Trường hợp xảy ra các hành vi nói trên thì người đứng đầu cơ sở kinh doanh, người trực tiếp vi phạm và nhân viên quản lý phải xử lý theo quy định xử phát hành chính, bị thu hồi đăng ký kinh doanh hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 12. Chỉ những cơ sở kinh doanh được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyển cho phép mới được tổ chức các hoạt động vũ trường, Karaokê, chiếu video theo đúng các quy định.

Điều 13.

1- Xoa bóp là một phương pháp trong hệ thống các phương pháp vật lý trị liệu nhằm phục hồi và nâng cao sức khoẻ con người.

2- Chỉ có các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các khách sạn được Giám đốc Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhân đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề xoa bóp mới được tổ chức dịch vụ xoa bóp. Người thực hiện dịch vụ xoa bóp phải được đào tạo chuyên môn kỹ thuật về xoa bóp và vật lý trị liệu.

Bộ Y tế quy định cụ thể về tiêu chuẩn và điều kiện đối với dịch vụ xoa bóp.

3- Nghiêm cấm việc lợi dụng cơ sở xoa bóp để tiến hành các hoạt động mại dâm.

Điều 14. Mỗi cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống phải tự xây dựng nội quy quản lý nhân viên và hướng dẫn khách hàng phù hợp với quy định này. Tất cả các cở sở lưu trú đều phải đăng ký khách trọ, thực hiện đúng trách nhiệm và phạm vi quản lý theo chế độ quy định.

Điều 15. Các cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống phải bố trí phòng ngủ, phòng ăn, phòng giải trí, phòng giải khát bảo đảm thuận lợi cho việc loại trừ mọi hoạt động tệ nạn xã hội.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
---------

No: 87-CP

Hanoi, December 12, 1995

 

DECREE

ON STRENGTHENING THE MANAGE- MENT OF CULTURAL ACTIVITIES AND CULTURAL SERVICES AND PROMOTING THE FIGHT AGAINST A NUMBER OF SERIOUS SOCIAL EVILS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
In order to achieve the objective of eliminating the culture with noxious contents and a number of serious social evils, make healthy the cultural activities in the public places, defend and develop the cultural identity and the tradition of morality of the nation, and step up the economic and social development of the country;
At the proposal of the Minister of Culture and Information, the Minister of the Interior, the Minister of Justice, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Minister of Trade, the Minister of Health, and the General Director of the General Tourist Department,

DECREES:

Article 1.- To issue together with this Decree:

1. "The Regulation on the circulation of and business activities in films, video tapes and discs, music tapes and discs; sale and renting of printed matters; cultural activities and cultural services at public places; advertisements, writing and setting up of signboards";

2. "Prescriptions of urgent measures to fight against a number of serious social evils".

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The State agencies, economic organizations, social organizations, armed forces units and all individuals shall have to seriously implement the regulations of law on checking, preventing and fighting against noxious culture and social evils already promulgated, and the Regulation and Prescriptions issued together with this Decree.

2. The foreign organizations and individuals residing or operating on Vietnamese territory have the duty to seriously implement the regulations on cultural and social activities of the Vietnamese State.

3. The heads of the administration at all levels of the State agencies, the economic and social organizations shall take responsibility before law for the cultural activities and cultural services and the prevention and fight against social evils under their managerial assignment.

4. The organizations and individuals who commit violations in the cultural activities and cultural services and in the prevention and fight against social evils shall be dealt with strictly under the law.

The organizations and individuals who make meritorious contributions to the detection and fight and prevention of the violations shall be appropriately commended and rewarded.

Article 3.- The Minister of Culture and Information, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Minister of the Interior, the Minister of Justice, the Minister of Trade, the Minister of Health, the General Director of the General Tourist Department shall have to guide the implementation of the Regulation and Prescriptions issued together with this Decree.

Article 4.- This Decree takes effect on the date of its promulgation. The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

The earlier regulations of the Government which are contrary to this Decree are now annulled.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

REGULATION

ON THE CIRCU- LATION OF AND BUSINESS ACTIVI- TIES IN FILMS, VIDEO TAPES AND DISCS, MUSIC TAPES AND DISCS, SALE AND RENTING OF PRINTED MATTERS; CULTURAL ACTIVITIES AND CULTURAL SERVICES AT PUBLIC PLACES; ADVERTISEMENTS, WRITING AND SETTING UP OF SIGNBOARDS

(issued together with Decree No.87-CP of December 12,1995).

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

1. The cultural activities defined at this Regulation must aim to build an advanced culture imbued with the national character; educate the population about a healthy lifestyle and a cultured behavior; inherit and develop the tradition of humanism, loyal friendship and the fine customs and habits; raise the aesthetic knowledge and level of the people, check the invasion of cultural products with noxious contents, and enrich the spiritual life of society, contribute to promoting the cause of renewal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- All State agencies, economic organi- zations, social organizations, armed force units and citizens of Vietnam; all foreign organizations and individuals in Vietnam must seriously observe the provisions of this Regulation. Any organization or individual who violates this Regulation shall be dealt with strictly, the penalties must be handed to the right offender, for the right offense and in strict compliance with the provisions of law.

Article 3.- The dissemination of the cultural products and the organization of cultural activities defined in this Regulation which have a depraved and pornographic content, which incite violence and crime and sabotage the fine customs and habits of Vietnam are strictly prohibited.

1. The cultural products and cultural activities having a depraved and pornographic content are products and activities containing pictures, language, sounds and acts appealing to and inciting sexuality, debauchery, immorality and incest, and which run counter to the tradition of morality and the fine customs of the nation.

2. The cultural products and activities having a content inciting violence are products and activities in which there are images, language, sounds and acts depicting scenes of barbarous beatings and killings and other acts offending human dignity and encouraging violence and cruelty, and which are not aimed at denouncing crime nor defending justice, thus contravening the tradition of peace loving and humanism of the nation.

Chapter II

CIRCULATION OF AND BUSINESS ACTIVITIES IN FILMS AND VIDEO TAPES AND DISCS

Article 4.-

1. The circulation of and the business activities in films and video tapes and discs must abide by the provisions of Decree No.48-CP of July 17, 1995 of the Government concerning the cinematographic organization and activities and the stipulations in this Regulation .

2. The video tapes and discs stipulated in this Regulation comprise video tapes and discs and computer discs for the recording of feature films, documentary-scientific films, text books, educational programs, foreign language teaching programs, animated cartoons, theater, sports, karaoke, and fashion. All video discs either produced in the country or imported must get the permission of the authorized State managerial agency before they can be widely circulated according to the following concrete stipulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The Ministry of Culture and Information shall censure and issue permit for circulation of video tapes and discs and feature films produced or imported by different units in the country, and video discs of various types produced by the film studios under the Ministry of Culture and Information.

3. The video discs used as books or in conjunction with books issued by the publishing houses shall comply with the regulations of the Law on Publication.

4. The broadcasting of video tapes and discs on the television stations shall comply with the provisions of the Press Law and the stipulations at Section 4, Chapter III of Decree No.48-CP of July 17, 1995 of the Government .

5. The video tapes and discs which have got permission for circulation must be stuck with a control label (hereafter referred to as label). The issue and sticking of the labels on video tapes and discs shall be defined by the Ministry of Culture and Information.

Article 5.-

1.-The following units are allowed to duplicate the video tapes and discs under their copyright for business purpose:

a/ The establishments for production and distribution of films and video tapes and discs.

b/ The publishing houses producing video tapes in the place of books or in conjunction with books.

2. The conditions and procedures for the issue of permits for reproduction of video tapes and discs for business purpose shall be defined by the Ministry of Culture and Information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.-

1. The units which reproduce video tapes and discs for business purpose shall be allowed to reproduce the tapes and discs which have already got permission for circulation.

2. The units reproducing video tapes and discs are not allowed to undertake the following activities:

a/ To except, merge or duplicate video tapes and discs for business purpose without a written agreement of the owner of the copyright.

b/ To add and cut pictures or sounds which result in the alteration of the original tapes or discs which have been given a permit for circulation and reproduce them for business purpose.

Article 7.- The establishments defined at Item 1, Article 5 of this Regulation are allowed to open shops for sales and rent of video tapes and discs (hereunder referred to as tape and disc shops) and have to take responsibility for the sales and rent of the tapes and discs of their shops.

Article 8.-

1. To open a tape and disc shop, there must be the following conditions:

a/ Having a site the right to use of which has been certified by a competent agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Having a shop manager appointed or employed by written contract by the unit which opens the shop.

2. The unit which opens a tape and disc shop must complete procedures of application at the local Culture and Information Service. The shop can operate only after getting a permit of the Culture and Information Service and must put up a sign as prescribed by the regulations on signboards defined in this Regulation.

3. The tape and disc shop can sell and rent only the video tapes stuck with a label. The unit which opens the shop and the shop manager of a tape and disc shop are responsible before law for the video tapes which it sells or rents.

4. The customer is entitled to check the content and quality of the video tape before buying or renting.

Article 9.- An organization or individual that wants to engage in film and video showing business must get an operating permit from the local Culture and Information Service and must register for business. It can operate only after having got the business license.

Article 10.-

1. The hotels, guest houses and rest houses which want to do business in film and video showing must get an operating permit and must register for business as stipulated in Article 9 of this Regulation.

2. The open-air public film and video showing centers, both permanent and mobile, can operate only after getting permission from the local Culture and Information Service. If they set up a box office they must comply with the stipulations in Article 9 of this Regulation.

Article 11.- The cinemas and video showing centers, the video showing rooms established in the hotels, guest houses and rest houses, the public video showing centers in the open air or on the means of transport can show only the films and video tapes already allowed for circulation and stuck with a label.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- The following activities are banned:

1. To circulate or engage in the business of films and video tapes and discs with contents stipulated in Article 3 of this Regulation.

2. To do business in duplicating, selling, renting and showing films and video tapes and discs without operating permits and business license.

3. To buy, sell, rent , lease or show video tapes without label or with label but without filling all the required specifications.

4. To illegally import or duplicate films and video tapes and discs.

5. To change the titles or substitute the contents of the video tapes and discs already stuck with labels.

Chapter III

CIRCULATION OF AND BUSINESS IN MUSIC TAPES AND DISCS

Article 13.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The audio tapes and discs used as books or accompanied with books issued by the publishing houses shall comply with the regulations of the Law on Publication.

The broadcast of music tapes and discs over the radio shall comply with the provisions of the Press Law.

Article 14.-

1. The following establishments are allowed to duplicate the music tapes and discs under their copyright for business purpose:

a/ The establishments authorized to produce music tapes and discs.

b/ The music publishing houses and other publishing houses producing audio tapes and discs used as books or accompanied with books.

c/ The organizations and individuals having permits for music tapes and discs business.

2. The conditions and procedures for the granting of permits for duplication of music tapes and discs for business purpose shall be defined by the Ministry of Culture and Information.

Article 15.- The units which duplicate music tapes and discs for business can duplicate only the music tapes and discs allowed for circulation as stipulated in Article 13 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- The following activities are banned:

1. To circulate or deal in music tapes and discs with contents stipulated in Article 3 of this Regulation.

2. To engage in the business of duplicating and trading of music tapes and discs without operating permit and business license.

3. To illegally import or duplicate music tapes and discs.

4. To duplicate and trade in or broadcast music tapes and discs banned from circulation.

5. To except, merge, make additions or cuts or duplicate music tapes and discs for business without written agreement of the owner of the copyright.

Chapter IV

CULTURAL ACTIVITIES AND CULTURAL SERVICES AT PUBLIC PLACES

Article 18.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The public cultural activities stipulated in this Regulation comprise: showing of films and video tapes, artistic performances, dancing, karaoke singing and other entertainments.

Article 19.-

1. The organizations and individuals engaged in regular or periodical business in the cultural activities stipulated in Article 18 of this Regulation must get an operating permit from the local Culture and Information Service. In addition they have to register their business and can operate only after having got the business license.

2. The State agencies, economic organizations, social organizations and armed forces units conducting cultural activities stipulated in Item 2, Article 18 of this Regulation only for internal use and free of charge shall not have to apply for permit when conducting their activities but must comply with the provisions on the contents of these activities under this Regulation. The head of the agency and the person directly in charge of organizing these activities have to take responsibility for these cultural activities.

The business operations of the dancing halls shall comply with the provisions of Article 22, and those of the karaoke rooms shall comply with the provisions of Article 23 of this Regulation.

3. The organization or individual that rents a place for the holding of public cultural activities has to take joint responsibility if the lessee violates the prohibitions listed in this Regulation.

Article 20.- The place where public cultural activities stipulated in Article 18 of this Regulation are held must comply with the following:

1. Not to sell more tickets than the number of seats in the theater or the seating capacity of the open-air center.

2. Not to operate from 0.00hr to 5 a.m. In case a dancing hall needs to operate after 0.00 hr on the demand of foreign guests, they must have permission to this effect from the local Culture and Information Service but at any rate not beyond 2.00 a.m.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The loudness of sounds that escapes from the auditorium, dancing hall or karaoke room shall not exceed the level prescribed by the State concerning the "Maximum level of noise allowed" (Vietnam Standards No.5949-1995).

5. Not to allow drunkards into the places of public cultural activities.

6. The participants in the public cultural activities must abide by all prescriptions about the civilized way of life.

7. All acts of pornography, procurement and buying and selling sex, the use of lap-sitting girls and receptionists to attract clients in any form are strictly banned.

8. The applicant for permission, the person directly in charge of the organization and the offender shall be responsible for any violation of the provisions of this Article.

Article 21.-

1. The agency or unit which organizes the performances of a foreign art troupe or group or individual artist at a public place must have a permit of the local Culture and Information Service and has to take responsibility for the contents of the performing program organized by it, except for the foreign troupes which enter Vietnam for performance tours according to programs on cultural exchange between the two countries.

2. Vietnamese citizens and foreigners who want to conduct regular performances at a public place must get a certification from the local Culture and Information Service about their professional standard and an operating permit.

3. The performance of theatrical plays and songs, dance and music programs must have a performance permit from the agency or person as defined in the assignment of powers by the Ministry of Culture and Information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The dancing hall must be at least 80 square meters large.

2. The light in the hall must exceed 10 lux.

3. The use of musical pieces and songs for dancing must comply with the

provisions of Article 13 of this Regulation.

4. The singers and performers must comply with the provisions in Item 2 of Article 21 of this Regulation.

Article 23.- The organization and individual that conducts a karaoke business must comply with the following:

1. The karaoke room must be at least 20 square meters large.

2. The light inside the room must exceed 10 lux.

3. The door of the room must have glass panes to allow a clear view of the interior of the room from outside.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24.- At the public places, only the recreation places and entertainments which are healthy and which conform to the cultural traditions of the nation are allowed. No entertainments or games which are pornographic or incite violence can be organized. The massage service must comply with Article 13 in the "Regulations concerning urgent measures to eliminate a number of serious social evils" issued together with Decree No.87-CP of December 12, 1995.

Chapter V

SALE OF BOOKS, NEWSPAPERS, PICTURES AND CALENDARS AND RENTING BOOKS

Article 25.- All activities in selling books, newspapers, pictures and calendars and renting books shall comply with the regulations of the Law on Publication, Decree No.79-CP of November 6, 1993 of the Government providing details for the implementation of the Law on Publication and Article 26 of this Regulation.

Article 26.- No organization or individual is allowed to sell or rent the following printed matters:

1. Books, newspapers, calendars and pictures with reactionary, depraved, pornographic, violence-inciting or superstitious contents.

2. Books which are illegally published or imported.

3. Books, newspapers, magazines, calendars, pictures and photographs which have been banned from print, or are subject to recovery, confiscation , banned from circulation or ordered for destruction.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- An organization or individual that engages in advertising activities must strictly carry out the provisions of Decree No.194-CP of December 31, 1994 of the Government on advertising activities on Vietnamese territory and the following prescriptions:

1. The establishment of enterprises engaged in advertising activities on Vietnamese territory must comply with the Law on State Enterprises, the Law on Private Enterprises and the Corporate Law.

2. The Cultural and Information Services in the provinces and cities directly under the Central Government shall issue permits for the various types of advertisement in their territories except for the advertisement on films, video tapes and printed matters; as well as to issue permits for the issue of supplements and annexes, or the introduction of an advertisement channel on the television.

Advertising on the means of transportation, promotional advertisement accompanied with the products which have been issued with business permits and which do not come under the ban for advertisement must have a permit valid in the whole country from the Culture and Information Service where the head office of the advertisement agency is located.

Article 28.- The writing of signboards aimed at introducing the names, transaction addresses of State agencies, social organizations or economic organizations or individuals shall not have to ask for permission but must comply with the provisions in this Chapter.

Article 29.- The signboards can be made in the form of board, signboard, light box, light net or other forms. The signboard must record in full the name in Vietnamese according to the decision on the establishment of the business or the business permit issued by the competent agency. It must not be written in abbreviation and must contain the essential contents as stipulated in Articles 30 and 31 of this Regulation for each type of signboard. Any abbreviation or international transaction name and name in foreign languages of an economic organization must be written in the lower part of the signboard and in smaller size than the Vietnamese words and its colors and light must not be brighter than the Vietnamese words.

Article 30.- The signboard of an individual or organization must comprise the following contents:

- The name of the direct management agency of the State.

- The name of such organization or individual

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The name of the production, business or service establishment with concrete specification of the main business branch and trade.

- For a private company or enterprise, it must be clearly specified as a private enterprise, stock company or limited liability company.

Article 31.- The signboards of foreign economic organizations or a joint venture with foreign participation must have the contents conforming with the provisions in Article 30 of this Regulation. The proper name and the international transaction name in foreign languages written in the decision on establishment issued by the competent State agency can be written in foreign languages but it must not be larger in size than the Vietnamese letters written on the same signboard.

Article 32.- The signboard can only be nailed, hung or placed right at the agency, organization, shop or restaurant concerned. No advertisement for any commodity may be made on the signboard.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 33.-

1. This Regulation takes effect on the date of promulgation. The regulations of the Government issued earlier which are contrary to this Regulation are now annulled.

2. All organizations and individuals that are conducting cultural activities and cultural services stipulated in this Regulation without permit must stop their operations immediately. They must complete procedures to apply for permit as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 34.-

1. The Ministry of Culture and Information shall coordinate with the concerned ministries and branches to provide detailed guidance for the implementation of this Regulation.

2. The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to guide and control the implementation of the cultural activities and cultural services in their localities as provided for in this Regulation.

 

PRESCRIPTIONS

OF URGENT MEASURES TO FIGHT AGAINST A NUMBER OF SERIOUS SOCIAL EVILS

(issued together with Decree No.87-CP of December 12, 1995).

Chapter I

FIGHT AGAINST PROSTITUTION AND DRUG ABUSE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- All acts of sex abuse against children, procurement and deception to lure children into the path of prostitution, and to induce children into drug addiction and gambling shall be severely punished.

Article 3.- The persons who act in an organized manner in order to resist the control by the State agencies (such as digging a shelter in the room or arranging a closed attic for shelter, hiring thugs to guard, arranging a secret alarm system...) and the recidivists shall be punished more severely.

Article 4.- The establishments of the State agencies rented to private citizens and the private establishments which let the violations concerning social evils occur must revoke immediately the rental contracts, the State shall withdraw their business permits, recover or confiscate these establishments for use in common utility activities.

The persons directly managing the State establishments (hotels, rest houses, restaurants, dancing halls...) who organize prostitution or procure prostitution or organize drug taking, or for whatever reason allow their subalterns organize or maintain prostitution and drug taking at the establishments under their direct management shall, depending on the extent of their violation, be subject to administrative discipline, administrative sanctions or examined for penal liability .

Article 5.- Officials and employees of the State who are guilty of sex indulgence and drug addiction shall be severely dealt with according to Directive No.33-CT and Decree No.53-CP of June 28, 1994 of the Government. No offending official, Party member or public employee shall be left unpunished. At the hotels, restaurants, and rest houses of the State where the above-mentioned social evils occur the State agency which directly manage these establishments shall bear responsibility, and the head of this State agency shall be severely disciplined. Depending on the extent of his/her violation, he/she shall receive administrative sanction or examined for penal liability.

Article 6.- The drug addicts and prostitutes must be reeducated and given medical treatment.

The drug addicts and prostitutes who indulge in such practices on a regular basis and who have not mended their way in spite of the education by the local administration and people, shall be forcibly taken into a center for reeducation and medical treatment (under Article 24 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

The first timer drug addicts and prostitutes and those who volunteer to receive medical treatment shall receive education and assistance in treating their disease in the community and at their families, shall receive support in tuition for learning a trade and in finding a job in order to quit drug addiction and prostitution and to earn their living honestly.

Article 7.- The establishments employing receptionists, women employees, women dancers... must sign labor contracts as provided for by the Labor Law, must register the list of receptionists, women employees and women dancers with the police in the local ward.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



All acts of prostitution by receptionists, women employees or women dancers are strictly prohibited.

Chapter II

FIGHT AGAINST GAMBLING

Article 8.-

All acts of organizing gambling and gambling are strictly prohibited.

The organizer of gambling and the gambler shall be both dealt with according to law.

Article 9.- The acts of organizing gambling comprise the following:

1. Inducing, persuading and gathering others for gambling.

2. Keeping money, acting as pawnbroker or lender at gambling houses;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To install gambling machines, electronic games and to organize betting in any form for gambling purpose;

5. To use one's own house or another place to run a gambling house;

6. To organize betting for money;

7. To act as owner of an illegal lottery, as keeper of lots for illegal lottery;

8. To organize the production and distribution of tables, poems as lottery guesses and other printed matters for illegal lottery.

Article 10.- The acts of gambling comprise the following:

1. Gambling in any form: fan-tan and all types of card games, pre-setting a disposition in an oriental chess game and other forms of gambling;

2. Gambling with machine, electronic games, handball, billiard board and other means;

3. Taking part in betting during sport games and entertainments (such as horse race, cock fight, soccer...) and all other forms of betting for money.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

PREVENTION AND FIGHT AGAINST SOCIAL EVILS IN THE PLACES OF TEMPORARY LODGING AND RESTAURANTS

Article 11.- The following activities are strictly banned from the hotels, tourist villages, camping sites, rest houses, sanatoria, apartments for rent, popular inns (hereafter referred to as places of temporary lodging) and at the restaurants, cafes and refreshment bars (hereafter referred to as restaurants):

1. Gambling;

2. Injection and other forms of drug taking;

3. Selling and buying sex.

If such activities take place, the head of the business establishment , the offender and the managing personnel shall be dealt with according to the regulations on administrative sanctions, shall have his/her business license withdrawn or shall be examined for penal liability .

Article 12.- Only those business establishments licensed by the authorized State agencies can organize activities of dancing halls, karaoke singing and video showing in accordance with the regulations.

Article 13.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Only the establishments for medical examinations and treatment and the hotels which have been certified by the Directors of the Health Service in the provinces and cities directly under the Central Government as meeting all the criteria and conditions to conduct massage can organize the massage service. The massager must be trained in the profession and technique of massage and physical therapy.

The Ministry of Health shall make concrete provisions on the criteria and conditions for the massage service.

3. The misuse of the massage parlor to conduct acts of prostitution is strictly prohibited.

Article 14.- Each place of temporary lodging and each restaurant shall have to work out its own internal rules to manage their personnel and guide their customers to comply with this regulation. All the places of temporary lodging must register their customers and seriously implement their managerial responsibility and scope as prescribed.

Article 15.- The places of temporary lodging and restaurants must so arrange the bed rooms, dining rooms, recreation rooms and refreshment rooms as to ensure the most convenient conditions for the elimination of all acts of social evils.

;

Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng

Số hiệu: 87-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 12/12/1995
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [6]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [2]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…