CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách
các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang
bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng
Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm và các chương trình, dự án quan trọng thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi):
a) Quản lý nhà nước về sản xuất, thu hoạch, bảo quản nông sản;
b) Thống nhất quản lý về chế biến nông sản;
c) Quản lý nhà nước về giống cây trồng nông nghiệp, giống vật nuôi nông nghiệp;
d) Thống nhất quản lý vật tư nông nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi;
đ) Quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật, thú y, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật; tổ chức kiểm dịch đối với động vật nuôi nông nghiệp, động vật rừng và thực vật xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
6. Về lâm nghiệp:
a) Quản lý nhà nước về trồng rừng, phát triển tài nguyên rừng, khai thác, bảo quản lâm sản;
b) Thống nhất quản lý về chế biến lâm sản;
c) Quản lý nhà nước về giống cây lâm nghiệp, vật tư lâm nghiệp;
d) Quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên rừng.
7. Về diêm nghiệp:
a) Quản lý nhà nước về sản xuất, bảo quản muối và các sản phẩm của muối;
b) Thống nhất quản lý về chế biến muối và các sản phẩm của muối.
8. Về thủy lợi:
a) Thống nhất quản lý việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi, công trình cấp thoát nước nông thôn;
b) Thống nhất quản lý lưu vực sông, khai thác sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Thống nhất quản lý về xây dựng, bảo vệ đê điều, công trình phòng, chống lụt, bão và công tác phòng, chống lũ, lụt, bão, hạn hán, sạt lở ven sông ven biển.
9. Về phát triển nông thôn:
a) Tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch, chương trình, chính sách về phát triển nông thôn;
b) Thống nhất quản lý về công tác điều chỉnh bố trí lại dân cư trong nông nghiệp và nông thôn theo quy định của pháp luật;
c) Thống nhất quản lý về xây dựng và phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và nông lâm trường của Nhà nước;
d) Thống nhất quản lý công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến diêm và phát triển ngành nghề nông thôn;
đ) Thống nhất quản lý về khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn.
10. Quản lý về dự trữ quốc gia những vật tư, thiết bị theo phân công của Chính phủ.
11. Về khoa học, công nghệ:
a) Thống nhất quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật;
b) Quản lý nhà nước về quỹ gen động thực vật (kể cả thực vật rừng và động vật hoang dã), vi sinh vật dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý tiêu chuẩn, chất lượng vật tư và sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp. Giám định chất lượng thiết bị chuyên dùng và công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
d) Quản lý công tác thông tin khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
12. Về xúc tiến thương mại:
a) Phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cơ chế, chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp;
b) Phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng và dự báo định hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp;
c) Thống nhất quản lý việc tổ chức hội chợ, triển lãm về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
15. Về hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công:
a) Quản lý và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;
b) Quản lý nhà nước các tổ chức dịch vụ công trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
16. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội và các tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
17. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
18. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
19. Làm thường trực công tác phòng, chống lụt, bão Trung ương, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, công tác chống sa mạc hóa; thường trực Văn phòng ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, cơ quan thẩm quyền quản lý về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, Chương trình an ninh lương thực quốc gia theo quy định của pháp luật.
21. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
10. Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối;
14. Cục Quản lý đê điều và phòng, chống lụt, bão;
15. Cục Quản lý xây dựng công trình;
16. Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn;
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:
2. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia;
3. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn;
5. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng đề án sắp xếp và cơ chế quản lý đối với các viện, các trường và các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Bộ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trước ngày 30 tháng 6 năm 2004. Trong khi Thủ tướng Chính phủ chưa có quyết định mới, các đơn vị sự nghiệp hiện có thuộc Bộ hoạt động theo quy định hiện hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Nghị định này thay thế Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bãi bỏ Điều 4 Nghị định số 13/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về công tác khuyến nông, Điều 4 Nghị định số 39/CP ngày 18 tháng 5 năm 1994 của Chính phủ về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm, các Quyết định số 346/TTg, 347/TTg, 348/TTg, 349/TTg, 350/TTg, 352/TTg, 353/TTg, 354/TTg và 355/TTg ngày 28 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các Cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 86/2003/ND-CP |
Hanoi, July 18,
2003 |
DECREE
DEFINING THE FUNCTIONS, TASKS,
POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL
DEVELOPMENT
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of
the Government;
Pursuant to Resolution No. 02/2002/QH11 of August 5, 2002 of the first session
of the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, prescribing
the list of the Government's ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government's Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002
defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the
ministries and ministerial-level agencies;
At the proposals of the Minister of Agriculture and Rural Development and the
Minister of the Interior,
DECREES:
Article 1.- Position
and functions
The Ministry of
Agriculture and Rural Development is a governmental agency which performs the
function of State management over agriculture, forestry, salt-making,
irrigation and rural development throughout the country; performs the State
management over public services and acts as representative of the owner of
State capital portions at the State-invested enterprises under the Ministry's
management according to law provisions.
...
...
...
1. To submit to the
Government or the Prime Minister bills, draft ordinances and draft legal
documents of the Government or the Prime Minister regarding the domains within
its State management scope.
2. To submit to the
Government or the Prime Minister strategies, development plannings, long-term,
five-year and annual plans as well as important programs and projects within
the domains under its State management;
3. To promulgate
decisions, directives and circulars within its State management scope.
4. To direct, guide,
examine and take responsibility for the implementation of legal documents,
strategies, plannings, plans, programs, projects, standards and
economic-technical norms on agriculture, forestry, salt-making, irrigation and
rural development, which have already been approved; provide information on propagation,
dissemination and education of laws on the domains within its State management
scope.
5. Regarding
agriculture (cultivation, husbandry):
a/ To perform the
State management over the production, harvesting and preservation of farm
produce;
b/ The uniformly
manage the processing of farm produce;
c/ The perform the
State management over agricultural plant varieties and animal breeds;
d/ To uniformly manage
agricultural supplies, fertilizers and animal feeds;
...
...
...
6. Regarding forestry:
a/ To perform the
State management over afforestation, forest resource development, forest
product exploitation and preservation;
b/ To uniformly manage
the processing of forest products;
c/ To perform the State
management over forest plant varieties and forestry supplies;
d/ To perform the
State management over protection of forest resources.
7. Regarding
salt-making:
a/ To perform the
State management over production and preservation of salt and salt products;
b/ To uniformly manage
the processing of salt and salt products.
8. Regarding
irrigation:
...
...
...
b/ To uniformly manage
river basins to exploit, use and develop rivers comprehensively according to
the plannings and plans already approved by competent authorities;
c/ To uniformly manage
the construction and protection of dykes, flood and storm prevention and combat
works and the work of preventing and combating floods, storms, droughts and
coastal and riverside landslides.
9. Regarding rural
development:
a/ To sum up and
submit to the Government or the Prime Minister for promulgation plans, programs
and policies on rural development;
b/ To uniformly manage
the work of redistribution of agricultural and rural population according to
law provisions;
c/ To uniformly manage
the construction and development of household and farm economy, cooperative
economy, agricultural cooperatives as well as State-run agricultural and
forestry farms;
d/ To uniformly manage
the work of agricultural, forestry and salt-making promotion as well as
development of rural production/business lines;
e/ To uniformly manage
the exploitation and use of rural clean water.
10. To manage national
reserve of supplies and equipment under the Government's assignment.
...
...
...
a/ To uniformly manage
the elaboration of programs, plans, development research subjects and the
application of scientific and technological advances in the domains of
agriculture, forestry, salt-making, irrigation and rural development according
to law provisions;
b/ The perform the
State management over funds of genes of animals and plants (including forest plants
and wild animals), and microorganisms used in agriculture, forestry and
salt-making according to law provisions;
c/ To manage the
standards and quality of agricultural, forestry and salt-making supplies and
products. To expertise the quality of special-use equipment and construction
works under its management;
d/ To manage the work
of scientific and technological information as well as specialized intellectual
property in the domains under its management according to law provisions.
12. Regarding trade
promotion:
a/ To coordinate with
the Ministry of Trade in elaborating and submitting to the Government or the
Prime Minister mechanisms and policies to develop agricultural, forestry and
salt product outlets;
b/ To coordinate with
the Ministry of Trade in elaborating and forecasting orientations for
development of agricultural, forestry and salt product outlets;
c/ To uniformly manage
the organization of fairs and exhibitions on agriculture, forestry,
salt-making, irrigation and rural development according to law provisions.
13. To enter into
international cooperation in the fields of agriculture, forestry, salt-making,
irrigation and rural development according to law provisions.
...
...
...
15. Regarding
non-business activities and public services:
a/ To manage and
direct the operation of the non-business organizations under the Ministry;
b/ To perform the
State management over public-service organizations in agriculture, forestry,
salt-making, irrigation and rural development according to law provisions.
16. To perform the State
management over the operation of associations and non-governmental
organizations in the domains under its State management according to law
provisions.
17. To inspect,
examine, settle complaints and denunciations, combat corruption and negative
phenomena, and handle law violations in agriculture, forestry, salt-making,
irrigation and rural development according to law provisions.
18. To decide on and
direct the implementation of the Ministry's administrative reform program
according to the objectives and contents of the State's administrative reform
program already approved by the Prime Minister.
19. To act as the
standing body in the work of flood and storm prevention and combat at the
central level, the work of forest fire prevention and fighting, and the work of
desertification; the standing body of the Office of Vietnam's Mekong River
Committee, the agency competent to manage the international trading of
endangered wild animal and plant species and the national food security program
according to law provisions.
20. To manage its
organizational apparatus and payroll; direct the implementation of wage regime
as well as preferential treatment, commendation and discipline regimes and
policies for State officials and public employees under its management; to
train, foster and build up the contingent of State officials and public
employees in agriculture, forestry, salt-making, irrigation and rural
development.
21. To manage the
assigned finance and assets, and organize the implementation of the allocated
budget according to law provisions.
...
...
...
a/ Organizations
assisting the Minister in performing the State management function:
1. The Planning
Department;
2. The Finance
Department;
3. The Department for
Science and Technology;
4. The Department for
International Cooperation;
5. The Legal
Department;
6. The Department for
Organization and Personnel;
7. The Agricultural
Department;
8. The Plant
Protection Department;
...
...
...
10. The Department for
Processing of Agricultural and Forestry Products and Salt-Making;
11. The Forestry
Department;
12. The Ranger
Department;
13. The Department of
Water Resources;
14. The Department for
Dyke Management as well as Flood and Storm Prevention and Combat;
15. The Department for
Management of Work Construction;
16. The Department for
Cooperatives and Rural Development;
17. The Inspectorate;
18. The Office.
...
...
...
1. The Informatics
Center;
2. The National Center
for Agricultural Promotion;
3. The Center for
Rural Clean Water and Environment Sanitation;
4. Vietnam Agriculture
newspaper;
5. The Agriculture and
Rural Development journal.
The Minister of
Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and
coordinate with the Minister of the Interior in elaborating the scheme on
reorganization and management mechanism of the institutes, schools and other
non-business units under the Ministry and submit it to the Prime Minister for
decision before June 30, 2004. Pending the Prime Minister's new decision, the
existing non-business units under the Ministry shall operate under the current
regulations.
Article 4.-
Implementation effect
This Decree takes
implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
This Decree replaces the Government's Decree No. 73/CP of November 1, 1995 on
the functions, tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of
Agriculture and Rural Development. To annul Article 4 of the Government's Decree
No. 13/CP of March 2, 1993 promulgating the Regulation on agricultural
promotion work, Article 4 of the Government's Decree No. 39/CP of May 18, 1994
on the organizational structure as well as tasks and powers of the Ranger, the
Prime Minister's Decisions No. 346/TTg, 347/TTg, 348/TTg, 349/TTg, 350/TTg,
352/TTg, 353/TTg, 354/TTg and 355/TTg of May 28, 1996 on the functions, tasks,
powers and organizational apparatuses of the departments under the Ministry of
Agriculture and Rural Development, and previous regulations contrary to this
Decree.
Article 5.- Implementation
responsibilities
...
...
...
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị định 86/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số hiệu: | 86/2003/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 18/07/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 86/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chưa có Video