CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63-CP |
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 1995 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú và Bộ trưởng, Trưởng
ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Nay chia hai huyện Vĩnh Lạc và Thanh Hoà thuộc tỉnh Vĩnh Phú thành các huyện mới như sau:
1. Chia huyện Vĩnh Lạc thành hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc.
- Huyện Vĩnh Tường có diện tích tự nhiên 14.027 hécta và 176.830 nhân khẩu, bao gồm thị trấn Vĩnh Tường và 28 xã: Vĩnh Ninh, Phú Đa, Lũng Hoà, Thổ Tang, Tân Cương, Đại Đồng, Tứ Trưng, Cao Đại, Tuân Chính, Bồ Sao, Vĩnh Sơn, Bình Dương, Vân Xuân, Tam Phúc, Phú Thịnh, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Yên Bình, Tân Tiến, Vũ Di, Thượng Trung, Chấn Hưng, Vũ Kiên, Kim Xá, Yên Lập, Việt Xuân và Nghĩa Hưng.
Địa giới huyện Vĩnh Tường: phía Đông giáp huyện Yên Lạc; phía Tây giáp thành phố Việt Trì và tỉnh Hà Tây (huyện Ba Vì); phía Nam giáp tỉnh Hà Tây (huyện Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây); phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và huyện Lập Thạch.
- Huyện Yên Lạc có diện tích tự nhiên 11.039 hécta và 140.683 nhân khẩu, bao gồm 17 xã: Đồng Cương, Bình Định, Trung Nguyên, Tề Lỗ, Minh Tân, Tam Hồng, Yên Đồng, Đại Tự, Hồng Châu, Liên Châu, Trung Hà, Trung Kiên, Hồng Phương, Nguyệt Đức, Văn Tiến, Yên Phương và Đồng Văn. Địa giới huyện Yên Lạc: phía Đông giáp huyện Mê Linh; phía Tây giáp huyện Vĩnh Tường; phía Nam giáp tỉnh Hà Tây (huyện Phúc Thọ); phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và thị xã Vĩnh Yên.
2. Chuyển 10 xã vùng thượng của huyện Sông Thao là các xã: Hiền Lương, Quân Khê, Động Lâm, Lâm Lợi, Xuân áng, Chuế Lưu, Bằng Giã, Vô Tranh, Văn Lang, Minh Côi về huyện Thanh Hoà.
Chia huyện Thanh Hoà và 10 xã vùng thượng thuộc huyện Sông Thao thành huyện Thanh Ba và huyện Hạ Hoà.
- Huyện Thanh Ba có diện tích tự nhiên 8.596,9 hécta và 105.041 nhân khẩu, bao gồm thị trấn Thanh Ba và 25 xã: Đỗ Sơn, Phương Lĩnh, Khải Xuân, Vũ Yển, Đồng Xuân, Đông Lĩnh, Đông Thành, Năng Yên, Yển Khê, Lương Lỗ, Yên Nội, Sơn Cương, Hoàng Cương, Thanh Xá, Chí Tiên, Đỗ Xuyên, Thanh Hà, Quảng Nạp, Thái Ninh, Thanh Vân, Đại An, Mạn Lạn, Hanh Cù, Ninh Dân, Võ Lao.
Địa giới huyện Thanh Ba: phía Đông giám huyện Phong Châu và thị xã Phú Thọ; phía Tây giáp huyện Sông Thao; phía Nam giáp huyện Tam Thanh; phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà và huyện Đoan Hùng.
- Huyện Hạ Hoà có diện tích tự nhiên 26.481,81 hécta và 114.052 nhân khẩu, bao gồm 33 xã: Lệnh Khanh, Cáo Điền, ấm Hạ, Phương Viên, Hậu Bỏng, Đại Phạm, Đan Hà, ấm Thượng, Gia Điền, Y Sơn, Yên Luật, Lạng Sơn, Chính Công, Yên Kỳ, Mai Tùng, Liên Phương, Hà Lương, Hương Xạ, Vụ Cầu, Minh Hạc, Vĩnh Chân, Phụ Khánh, Đan Thượng, Minh Côi, Văn Lang, Vô Tranh, Bằng Giã, Chuế Lưu, Xuân áng, Lâm Lợi, Quán Khê, Hiền Lương và Đông Lâm.
Địa giới huyện Hạ Hoà: phía Đông giáp huyện Đoan Hùng; phía Tây giáp huyện Yên Lập; phía Nam giáp huyện Thanh Ba và huyện Sông Thao; phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái (huyện Trấn Yên và huyện Yên Bình).
Sau khi điều chỉnh địa giới:
Huyện Sông Thao còn lại 22.499,09 hécta diện tích tự nhiên và 124.492 nhân khẩu, bao gồm thị trấn Sông Thao và 30 xã: Đồng Lương, Điêu Lương, Văn Khúc, Cát Trù, Hiền Đa, Tình Cương, Phú Lạc, Chương Xá, Tạ Xá, Phú Khê, Yên Tập, Xương Thịnh, Sơn Tình, Hương Lung, Sai Nga, Sơn Nga, Thanh Nga, Phương Xá, Phùng Xá, Thượng Vỹ, Ngô Xá, Tùng Khê, Văn Bán, Thuỵ Liễu, Tuy Lộc, Yên Dưỡng, Tiên Lương, Đồng Cam, Tam Sơn, Cấp Dẫn.
|
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
Nghị định 63-CP năm 1995 về việc chia huyện vĩnh lạc, thanh hoà thuộc tỉnh Vĩnh Phú
Số hiệu: | 63-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 07/10/1995 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 63-CP năm 1995 về việc chia huyện vĩnh lạc, thanh hoà thuộc tỉnh Vĩnh Phú
Chưa có Video