CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/1999/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 1999 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh về đê điều ngày 09 tháng 11 năm 1989 và Pháp lệnh Phòng, chống
lụt, bão ngày 08 tháng 3 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng
ban Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương,
NGHỊ ĐỊNH
Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Hồng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY CHẾ
VỀ PHÂN LŨ, CHẬM LŨ THUỘC HỆ THỐNG SÔNG HỒNG ĐỂ
BẢO VỆ AN TOÀN CHO THỦ ĐÔ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 62/1999/NĐ-CP ngày 31/7/1999 của Chính phủ)
Việc phân lũ, chậm lũ hệ thống sông Hồng khi xảy ra lũ lớn là biện pháp đặc biệt được áp dụng nhằm bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà Nội, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước,
Điều 2. Điều hành việc phân lũ, chậm lũ:
1. Hộ đê.
Hộ đê phải được tiến hành thường xuyên và là biện pháp cơ bản, quan trọng nhất trong hệ thống các biện pháp phòng, chống lũ lụt. Khi lũ lớn xảy ra, phải tổ chức hộ đê liên tục, bền bỉ với mức phấn đấu cao nhất, đồng thời phải cứu hộ đê kịp thời, bảo đảm chống được lũ với mức nước theo thiết kế 13,40 m tại Hà Nội và phấn đấu chống được lũ với mức nước cao hơn.
Các đê bối chỉ được giữ ở mức báo động số 2 và không được vượt quá mức báo động số 3, khi lũ lớn xảy ra phải chủ động cho nước lũ tràn vào vùng phía trong các đê bối.
2. Điều tiết hồ Hoà Bình, hồ Thác Bà để cắt, giảm lũ:
Trong thời kỳ lũ, hồ Hoà Bình, hồ Thác Bà phải bảo đảm vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du.
Việc cắt, giảm lũ cho hạ du phải đảm bảo an tuyệt đối cho bản thân công trình theo quy trình vận hành đã được phê duyệt.
3. Báo động khẩn cấp về lũ lụt:
Khi mực nước tại Hà Nội ở mức 13,10 m mà Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn dự báo lũ còn tiếp tục lên nhanh thì Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công bố lệnh báo động khẩn cấp về lũ lụt.
4. Phân lũ vào sông Đáy:
Khi hồ Hoà Bình, hồ Thác Bà đã sử dụng hết khả năng cắt lũ mà mực nước sông Hồng tại Hà Nội vẫn tiếp tục lên nhanh, đe doạ đến an toàn của Thủ đô Hà Nội thì phải phân lũ vào sông Đáy.
Căn cứ để quyết định phân lũ vào sông Đáy: Mức nước tại Hà Nội đạt mức 13,40m mà Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn dự báo mực nước lũ còn tiếp tục lên nhanh, do một trong 2 yếu tố:
Mực nước hồ Hoà Bình đã đạt mức 115,00 m, mà lũ sông Đà tiếp tục lên nhanh bắt buộc phải xả lũ lớn theo quy trình vận hành để đảm bảo an toàn cho bản thân công trình.
Mức nước hồ Hoà Bình tuy ở dưới mức 115,00 m, nhưng do lũ sông Thao và sông Lô lớn và dự báo lên nhanh đến mức dù hồ Hoà Bình có tiếp tục điều tiết cắt giảm lũ, mực nước tại Hà Nội vẫn vượt mức 13,40m.
5. Sử dụng các vùng chậm lũ.
Đề chủ động đối phó với lũ lớn, bất trắc về lũ có thể xảy ra, quyết định sử dụng các vùng chậm lũ sau đây:
Vùng Tam Thanh (tỉnh Phú Thọ).
Vùng Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc).
Vùng Lương Phú, Quảng Oai (Ba vì, tỉnh Hà Tây).
Các vùng chậm lũ này chỉ được sử dụng khi phân lũ vào sông Đáy mà mực nước sông Hồng Hà Nội ở mức 13,40 m và Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn dự báo mực nước lũ còn tiếp tục lên nhanh. Căn cứ vào tỉnh hình cụ thể diễn biến lũ để quy định việc chậm lũ vào từng vùng cho phù hợp.
Điều 3. Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương:
1. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương chịu trách nhiệm:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của lũ, chỉ đạo và phối hợp hoạt động với các Bộ, ngành và địa phương để xử lý kịp thời các sự cố do lũ gây ra.
Điều hành việc cắt lũ hồ Hoà Bình và hồ Thác Bà theo quy trình vận hành hai hồ chứa này, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình.
Khi đạt các mức nêu tại mục 3, 4, 5 của Điều 2 của Quy chế này thì Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công bố lệnh báo động khẩn cấp về lũ, lụt, lệnh phân lũ và lệnh chậm lũ.
Thường xuyên phối hợp hoạt động với các Bộ, ngành và địa phương xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong thời gian phân lũ, chậm lũ; nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn chịu trách nhiệm dự báo, cảnh báo và cung cấp kịp thời số liệu về mưa, lũ (từng giờ) để có căn cứ ra lệnh báo động khẩn cấp về lũ lụt, lệnh phân lũ, lệnh chậm lũ.
3. Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo Giám đốc Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và Nhà máy thủy điện Thác Bà thực hiện cắt lũ theo lệnh của Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương; trong trường hợp hồ chứa sử dụng hết dung tích cắt lũ cho hạ du mà dự báo lũ vẫn tiếp tục lên, có khả năng uy hiếp công trình thì ra lệnh cho Giám đốc Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy thuỷ điện Thác Bà chuyển sang chế độ vận hành chống lũ để đảm bảo an toàn cho bản thân công trình.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm.
Kiểm tra các phương án kỹ thuật xử lý các sự cố đê điều, chỉ đạo các địa phương xử lý các sự cố trên.
Vận hành công trinh phân lũ đập Đáy, đập Vân Cốc theo quy trình kỹ thuật hiện hành.
Kiểm tra, bổ sung, quản lý các công trình đầu mối, bảo đảm an toàn và hiệu quả chậm lũ.
Khoanh rõ phạm vi và mức độ ngập lụt của các vùng chịu ảnh hưởng phân, chậm lũ để có biện pháp sơ tán dân phù hợp.
5. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm bố trí lực lượng đảm bảo thực hiện việc chậm lũ và lực lượng, phương tiện để cứu hộ đê và sơ tán dân ra khỏi vùng phân lũ, chậm lũ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão các tỉnh, thành phố có liên quan.
6. Bộ Công an chịu trách nhiệm đảm bảo trật tự, an ninh khi phân lũ, chậm lũ.
7. Tổng cục Bưu điện chịu trách nhiệm đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt từ Trung ương xuống các ngành, các địa phương.
8. Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm đáp ứng các phương tiện để vận chuyển, sơ tán dân theo đề nghị của các địa phương.
9. Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương chịu trách nhiệm thông tin kịp thời các biện pháp xử lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương.
Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phát tin liên tục hàng giờ trong các bản tin theo nội dung của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương.
10. Các Bộ: Y tế, Thương mại Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân các địa phương vùng phân lũ, chậm lũ đảm bảo các nhu yếu phẩm thiết yếu, đủ cơ số thuốc, dụng cụ y tế, hoá chất để xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường, công tác phòng chữa bệnh và dập tắt dịch bệnh, cứu đói và ổn định đời sống nhân dân.
Điều 4. Uỷ ban nhân dân các địa phương có vùng phân lũ, chậm lũ chịu trách nhiệm:
- Tổ chức chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền quán triệt chủ trương phân lũ, chậm lũ đến tận người dân.
- Tổ chức thực hiện việc hộ đê, chống lũ lụt trên địa bàn. Đặc biệt quan tâm hộ đê Tả sông Đáy khi phân lũ.
- Thông báo, cảnh báo, tổ chức và hướng dẫn nhân dân trong công tác phòng, chống lũ.
- Tổ chức sản xuất và đời sống của nhân dân một cách bình thường, đồng thời có kế hoạch chu đáo và sẵn sàng tổ chức thực hiện việc sơ tán dân, bảo vệ và cứu hộ dân, bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước khi có phân lũ, chậm lũ.
- Đảm bảo an ninh trật tự, ổn định đời sống nhân dân.
Các địa phương xây dựng, điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch tổ chức sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng phân lũ, chậm lũ; các phương án phòng tránh nhằm chủ động đối phó với lũ lụt có thể xảy ra và tình huống phân lũ, chậm lũ.
Điều 5. Về cơ chế, chính sách đối với các địa phương vùng phân lũ, chậm lũ.
Chính quyền các cấp và nhân dân các địa phương vùng phân lũ, chậm lũ phải coi việc thực hiện quyết định phân lũ, chậm lũ là biện pháp bất đắc dĩ, nhằm bảo vệ lợi ích toàn cục và chủ động đối phó kịp thời với lũ lớn có thể xảy ra, đồng thời chủ động hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản của nhân dân và của Nhà nước. Để giảm bớt khó khăn và thiệt hại do việc phân lũ, chậm lũ gây ra.
1. Các Bộ, ngành liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với các địa phương trong việc tổ chức chỉ đạo, chủ động xây dựng và thực hiện các phương án phòng, chống lũ; chính sách ưu đãi đối với vùng phân lũ, chậm lũ.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho nhân dân trong vùng phân lũ, chậm lũ để thực hiện việc di chuyển người, gia súc và những vật dụng cần thiết; đảm bảo lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng dịch, giống cây trồng... nhằm bảo đảm ổn định đời sống nhân dân và nhanh chóng khắc phục hậu quả không để xảy ra đói và bệnh tật; có chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay và các chính sách khuyến khích khác hỗ trợ dân khôi phục và phát triển sản xuất.
Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân các địa phương có vùng phân lũ, chậm lũ xây dựng mức hỗ trợ, chính sách ưu đãi cụ thể đối với nhân dân vùng phân lũ, chậm lũ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ Tài chính phải đảm bảo nguồn kinh phí cho các địa phương, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ phân lũ, chậm lũ.
Điều 6. Về những giải pháp trước mắt:
Tổ chức tuyên truyền cho nhân dân trong vùng phân lũ, chậm lũ hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện việc phân lũ, chậm lũ. Mỗi gia đình, mỗi địa phương cần tập trung sức đẩy mạnh sản xuất, đồng thời phải chủ động chuẩn bị và chủ động thích nghi khi thực hiện việc phân lũ, chậm lũ.
Tập trung hoàn thành kế hoạch xây dựng và tu bổ đê điều trước mùa mưa lũ, đảm bảo đủ số lượng, chủng loại vật tư dự trữ để kịp thời xử lý các sự cố đê điều.
Tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão.
Tăng cường và nâng cao khả năng dự báo khí tượng thuỷ văn, có kế hoạch hợp tác với các nước trong khu vực để có thêm căn cứ dự báo kịp thời chính xác.
Tiến hành kiểm tra việc xây dựng phương án phòng chống thiên tai và triển khai diễn tập hộ đê.
Điều 7. Về những giải pháp lâu dài:
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với hoàn cảnh bị ngập lụt khi phải phân lũ, chậm lũ.
Quy hoạch lại dân cư và cơ sở hạ tầng ở những vùng ngập sâu, những vùng gây cản trở đến việc thoát lũ khi phải phân lũ, chậm lũ.
Từng bước nâng cấp các công trình phúc lợi như bệnh viên, trạm xá, trường học... để có thể hoạt động bình thường sau khi phải phân lũ, chậm lũ.
Các cơ sở sản xuất, các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn vùng phân lũ, chậm lũ cũng phải được xây dựng, phát triển phù hợp với tình hình có phân lũ, chậm lũ.
Quy hoạch và xây dựng, cải tạo các công trình phân lũ, chậm lũ.
Xây dựng cột thuỷ chí cho từng thôn, xã cảnh báo cho dân trong vùng phân lũ, chậm lũ.
Nghiên cứu việc xây dựng các hồ chứa nước để điều tiết lũ kết hợp làm thuỷ điện trên thượng nguồn sông Đà và sông Lô. Khẩn trương triển khai việc thực thi các biện pháp có hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở các lưu vực sông Đà, sông Lô và lưu vực các dòng sông có liên quan.
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 62/1999/ND-CP |
Hanoi,
July 31, 1999 |
DECREE
PROMULGATING THE REGULATION ON FLOOD DIVERSION AND SLOWING IN THE RED RIVER SYSTEM TO PROTECT THE SAFETY OF HANOI CAPITAL
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Water Resource of May 20, 1998;
Pursuant to the Ordinance on Dikes of November 9, 1989 and the Ordinance on
Flood and Storm Prevention and Combat of March 8, 1993;
At the proposals of the Minister of Agriculture and Rural Development and the
Head of the Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and
Combat,
Article 1.- To promulgate together with this Decree the Regulation on flood diversion and slowing in the Red river system to protect the safety of Hanoi capital.
Article 2.- This Decree takes effect after its signing. All previous stipulations which are contrary to this Decree are now annulled.
The Minister-Head of the Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Combat, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in the Red river delta shall, within their respective functions and tasks, have to guide and organize the implementation of this Decree.
...
...
...
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
THE REGULATION
ON FLOOD
DIVERSION AND SLOWING IN THE RED RIVER SYSTEM TO PROTECT THE SAFETY OF HANOI
CAPITAL
(Issued together with Decree No.62/1999/ND-CP of July 31, 1999 of the Government)
Article 1.- Protection objectives:
The flood diversion and slowing in the Red river system upon the occurrence of big floods are special measures taken to protect the safety of Hanoi capital and minimize human and material losses for the people and the State.
...
...
...
1. Dike protection
- The dike protection must be regularly carried out as the most essential and important measure among the system of flood prevention and combat measures. When big floods occur, the dike protection must be organized in a constant and enduring manner with maximum efforts, and at the same time the dikes must be consolidated or protected to stand up to floods with the water level of 13.40 m in Hanoi and even higher level.
- The secondary dikes shall be built to stand the alarm-mark No.2 and not beyond the alarm-mark No.3, so that when big floods occur, the flood water shall be let to spill over such dikes.
2. Regulation of water levels of Hoa Binh and
Thac Ba reservoirs relieve floods:
During the flood season, Hoa Binh and Thac Ba reservoirs must be regulated to relieve floods for lowland regions.
The flood relief for lowland regions must ensure the absolute safety of these very projects according to their operation procedures already approved.
3. Emergency flood alarms:
Whenever the water level in Hanoi reaches 13.10 m, which as forecasted by the General Department of Meteorology and Hydrology, continues to rise quickly, the Head of the Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Combat shall have to propose the Prime Minister to decide to announce the emergency flood alarm.
4. Diversion of floods into Day river:
...
...
...
Basis for decision to divert floods into Day river: When the water level in Hanoi already reaches 13.40 m, while the General Department of Meteorology and Hydrology predicts that the flood water level continues to rise quickly due to one of the following 2 reasons:
- The water level of Hoa Binh reservoir has already reached 115.00 m, while Da river’s flood continues to rise quickly, thus compelling the major flood discharge according to its operation procedures, in order to protect the safety of the project itself.
- Though the water level of Hoa Binh reservoir is below 115.00 m, floods in Thao and Lo rivers are high and, as predicted, quickly rise as predicted to the level that despite of the flood relief by Hoa Binh reservoir, water level in Hanoi is likely to exceed the level of 13.40 m.
5. Use of flood-slowing areas:
To take initiative in coping with big floods and flooding contingencies that may occur, the following areas are decided to be used as flood-slowing areas:
- Tam Thanh area (Phu Tho province);
- Lap Thach area (Vinh Phuc province);
- Luong Phu and Quang Oai areas (Ba Vi district, Ha Tay province).
These flood-slowing areas shall be used only when floods have already been diverted into Day river but the water level of the Red river in Hanoi is still at 13.40 m and the General Department of Meteorology and Hydrology forecasts that the flood water level keeps on rising quickly. The decision on flood slowing by diverting floods into each area shall be based on the actual flood development.
...
...
...
1. The Central Steering Committee for Flood and
Storm Prevention and Combat shall have to:
- Closely monitor the flood development, direct and coordinate activities with the ministries, branches and localities in order to promptly deal with incidents caused by floods.
- Control the flood relief by Hoa Binh and Thac Ba reservoirs according to their operation procedures so as to ensure the absolute safety for these works.
- When the flood reaches the levels mentioned in Clauses 3, 4 and 5, Article 2 of this Regulation, the head of The Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Combat shall propose the Prime Minister to decide to announce the emergency flood alarm, flood diversion and flood slowing orders.
- Regularly coordinate activities with the ministries, branches and localities in order to promptly handle matters arising in the flood diversion or flood slowing period; and report those matters beyond its competence to the Prime Minister for consideration and decision.
2. The General Department of Meteorology and Hydrology shall have to forecast, warn and promptly provide data on rain and flood (on a hourly basis), which shall serve as basis for announcing orders on emergency flood alarm, flood diversion or flood slowing.
3. The Ministry of Industry shall have to direct the Directors of Hoa Binh and Thac Ba hydroelectric power plants in carrying out the flood relief by the orders of the head of The Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Combat. In cases where the reservoirs operate at their full capacity of flood relief for lowland regions, but the flood is still forecasted to continue rising and likely to threaten such projects, it shall order the Directors of Hoa Binh and Thac Ba hydroelectric power plants to switch to anti-flood operation mode, in order to ensure the safety of such projects.
4. The Ministry of Agriculture and Rural
Development shall have to:
- Examine the technical options for handling dike incidents and direct localities to handle such incidents.
...
...
...
- Inspect, add more and manage key flood-slowing projects, thus ensuring safety and flood slowing efficiency.
- Mark off flooding areas and determine flooding level of the areas affected by flood diversion and flood slowing, so as to devise appropriate plans for evacuation of inhabitants.
5. The Ministry of Defense shall have to dispose forces to carry out the flood slowing, as well as forces and means for dike salvage and protection, and evacuation of inhabitants from flood diversion and flood-slowing areas at the requests of the Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Combat and the flood and storm prevention and combat commands in the concerned provinces and cities.
6. The Ministry of Public Security shall have to ensure the public order and security in cases of flood diversion and flood slowing.
7. The General Department of Post and Telecommunications shall have to ensure uninterrupted communications from the central level down to branches and localities.
8. The Ministry of Construction and the Ministry of Communication and Transport shall have to supply transport means for transporting and evacuating people at requests of localities.
9. The Vietnam News Agency, the Nhan Dan (People) Daily Newspaper, the Radio Voice of Vietnam, the Vietnam Television Station and the mass media agencies at central and local levels shall have to promptly report on handling measures taken by the Government, the Prime Minister, the ministries, branches and localities.
The Radio Voice of Vietnam and the Vietnam Television Station shall broadcast and transmit hourly news in their news reports according to contents prepared by the Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Combat.
10. The Ministry of Health, the Ministry of Trade, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the concerned ministries and branches shall, according to their respective functions and tasks, have to coordinate with the People�s Committees in the flood diversion and flood-slowing areas in sufficiently supplying essential necessities, medicines, medical instruments and water purifying and environmental hygiene chemicals; carrying out disease prevention and treatment, stamping out epidemics, giving hunger relief and stabilizing the people�s life.
...
...
...
- Organize, direct and coordinate with mass organizations in carrying out the dissemination of flood diversion and flood-slowing policies among the people to make them thoroughly understand such policies.
- Organize the dike protection and flood combat in their respective localities. Pay special attention to the protection of dikes on the left bank of Day river in cases of flood diversion.
- Announce, warn, organize and instruct the people in flood prevention and combat.
- Normalize the production and people’s life, and at the same time devise detailed plans and get ready for the evacuation, protection and rescue of people, thus ensuring the safety for the life and property of the people and the State in cases of flood diversion and flood slowing.
- Ensure the security and order and stabilize the people’s life.
The localities shall work out, readjust and supplement planning and plans for stabilizing the production and people’s life in the flood diversion and flood-slowing areas; as well as flood prevention and avoidance plans, with a view to taking initiative in coping with possible floods and cases of flood diversion or slowing.
Article 5.- Regarding the mechanisms and policies toward the flood diversion and flood-slowing localities
The administrations of all levels and the people in the flood diversion and flood-slowing areas shall have to realize that the implementation of flood diversion and flood-slowing decisions is but an unwilling measure to protect the common interest and take initiative in promptly coping with possible big floods, and at the same time to minimize the human and material losses for the people and the State. In order to alleviate difficulties and damage caused by the flood diversion and flood slowing:
1. The concerned ministries and branches shall, according to their respective assigned functions and tasks, have to coordinate with the localities in organizing the direction, taking initiative in working out and implementing flood prevention and combat plans; as well as policies toward the flood diversion and flood-slowing areas.
...
...
...
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs is assigned to assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the People’s Committees in the flood diversion and flood-slowing localities in elaborating specific support levels and preferential policies toward the people in such flood diversion and flood-slowing areas, then submitting them to the Prime Minister for decision. The Ministry of Finance shall supply sufficient funds to the concerned localities and branches in the course of organizing the performance of their flood diversion and flood-slowing tasks.
Article 6.- Regarding the immediate-future measures:
- Organizing the propaganda among the people in flood diversion and flood-slowing areas to make them thoroughly aware of their flood diversion or flood-slowing task to be performed. Each family household and each locality shall have to concentrate efforts on promoting the production and take initiative in preparing for and adapting themselves with the flood diversion and flood slowing.
- Concentrating efforts on fulfilling the plans for construction and reinforcement of dikes before the rain-flood season, and ensuring sufficient quantities of all categories of reserve materials for timely handling of dike incidents.
- Organizing the inspection and strict handling of violations of the Ordinance on Dikes and the Ordinance on Flood and Storm Prevention and Combat.
- Enhancing and raising the meteorological and hydrological forecast capability, and adopting plans for cooperation with the regional countries to acquire more data for timely and accurate forecasts.
- Inspecting the elaboration of plans for natural calamity prevention and combat and exercising the dike salvage and protection drills.
Article 7.- Regarding the long-term measures:
- Formulating the socio-economic development strategy suitable to flooding circumstances in cases of flood diversion or flood slowing.
...
...
...
- Step by step upgrading such social welfare works as hospitals, medical stations, schools,... in order to enable them to resume their normal activities right after the flood diversion or flood slowing.
- The production establishments and State agencies located in the flood diversion and flood-slowing areas must also be built and developed in adaptability to circumstances of flood diversion and flood slowing.
- Planning, building and renovating flood diversion and flood-slowing projects.
- Installing water-level posts in each village and commune to forewarn the people in the flood diversion and flood-slowing areas.
- Studying the construction of water reservoirs for regulation of floods in combination with hydroelectricity generation in the upstream areas of Da and Lo rivers. Expeditiously applying effective measures to protect and develop protection forests in the basins of Da and Lo rivers and other tributaries.
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị định 62/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế về phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng để bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà nội
Số hiệu: | 62/1999/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 31/07/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 62/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế về phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng để bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà nội
Chưa có Video