Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 55-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 1996

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 55-CP NGÀY 01 THÁNG 10 NĂM 1996 VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI VÀO THĂM NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ vào Bộ luật Hàng hải Việt Nam;
Căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1- Nghị định này quy định các hoạt động của tàu quân sự nước ngoài và các thành viên trên tàu trong thời gian vào thăm nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Tàu quân sự là các tàu thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia hoặc tổ chức quân sự, mang dấu hiệu bên ngoài đặc trưng của tàu quân sự thuộc quốc tịch nước đó hoặc tổ chức quân sự do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia, tổ chức đó chỉ huy. Người chỉ huy (thuyền trưởng) đó phải có tên trong danh sách các sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương và đoàn thuỷ thủ phải tuân theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.

Điều 3- Các thuật ngữ trong Nghị định này được hiểu là:

1- Cảng bao gồm:

- Cảng biển mở ra theo Bộ luật hàng hải Việt Nam để tàu biển ra vào hoạt động.

- Cảng quân sự là cảng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam quản lý và hoạt động theo Quy chế cảng quân sự.

2. Hoạt động của tàu quân sự bao gồm: Ra, vào, trú đậu và làm các công việc khác trong thời gian đến thăm và neo đậu tại cảng.

3. Thành viên trên tàu quân sự là Trưởng Đoàn (nếu có) Thuyền trưởng, thuỷ thủ và những người khác cùng đi trên tàu.

Điều 4. Tàu quân sự nước ngoài vào thăm và hoạt động tại các càng Việt Nam phải tôn trọng độc lập chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định của Nghị định này và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; đồng thời phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của các lực lượng quản lý chuyên ngành tại cảng.

Chương 2:

QUY ĐỊNH HOẠT ĐÔNG CỦA TÀU QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI TẠI CẢNG VIỆT NAM

Điều 5. Tàu quân sự nước ngoài vào cảng Việt Nam để thực hiện các chuyến thăm gồm:

1. Thăm chính thức theo lời mời của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai Nhà nước do nguyên thủ quốc gia đi bằng tàu quân sự vào cảng Việt Nam.

2. Thăm xã giao nhằm mục đích tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân và lực lượng quân đội hai quốc gia.

3. Thăm thông thường nhằm phối hợp huấn luyện, diễn tập, cung cấp vật liệu kỹ thuật, tiếp nhiên liệu, lương thực thực phẩm hoặc cho thuỷ thủ được nghỉ ngơi.

Điều 6.

Tàu quân sự nước ngoài đến thăm phải được phép của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ khi có thủ tục khác quy định trong Hiệp định mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết với quốc gia có tàu.

2. Việc xin phép vào thăm của tàu quân sự (trừ tàu thăm chính thức) thực hiện qua đường ngoại giao chậm nhất là 30 ngày trước ngày dự kiến tàu vào cảng, (trừ khi có thủ tục khác đã được quy định trong Hiệp định hoặc thoả thuận giữa hai Chính phủ). Trong tờ khai xin phép cho tàu quân sự vào thăm Việt Nam phải ghi rõ:

- Tên tàu, loại tàu, số tàu, thông số kỹ thuật của tàu.

- Hình thức thăm (chính thức - thăm xã giao - thông thường).

- Cảng đến thăm.

- Thời gian đến cảng, thời hạn trú đậu.

- Tên, cấp bậc, chức vụ của thuyền trưởng đi trên tàu.

- Quân số của mỗi tàu về sĩ quan, hạ sĩ quan và những người cùng đi trên tàu.

- Số lượng người có quốc tịch khác với quốc tịch ở trên tàu.

- Thiết bị thông tin, tần số liên lạc đăng ký sử dụng trong thời gian vào thăm và hoạt động tại cảng.

- Đề nghị tiếp tế nhiên liệu, chương trình hoạt động và những yêu cầu khác của đoàn.

3. Sau khi được phép vào thăm, 48 giờ trước khi vào lãnh hải Việt Nam, thuyền trưởng tàu quân sự nước ngoài phải thông báo cho Bộ Quốc phòng Việt Nam (Cục đối ngoại) để tổ chức đón tiếp. Trường hợp trên tàu có sự thay đổi về nội dung đã ghi trong tờ khai nêu ở khoản 2, Điều 6 trên đây, thuyền trưởng phải báo cáo và xin phép qua đường ngoại giao để giải quyết trước khi tàu vào cảng.

4. Việc treo cờ của tàu quân sự nước ngoài khi đến Việt Nam, thực hiện theo thoả thuận qua đường ngoại giao giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ của quốc gia mà tàu mang quốc tịch.

Điều 7. Khi đến lãnh hải Việt Nam để vào cảng, tàu quân sự nước ngoài phải thực hiện các quy định sau:

1. Tàu ngầm phải ở trạng thái nổi.

2. Tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu.

3. Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không và ở trạng thái bảo quản.

4. Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam.

5. Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm cho an toàn hàng hải và tần số liên lạc đã đăng ký.

6. Đến đúng cửa khẩu cảng theo tuyến đường và hành lang quy định.

Điều 8. Khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh phải xuất trình các loại giấy tờ sau:

1. Đối với tàu:

- Giấy đăng ký hoặc chứng từ quốc tịch tàu.

- Danh sách các thành viên trên tàu.

- Bản kê khai về hàng hoá (nếu có).

- Bản kê khai số lượng vũ khí, phương tiện thông tin liên lạc và các thiết bị quân sự khác trên tàu.

- Chương trình hoạt động của đoàn trong thời gian lưu tại cảng.

2. Đối với các thành viên trên tàu:

- Hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương.

Điều 9. Các hoạt động lễ tân và nghi thức trong thời gian tàu quân sự nước ngoài vào thăm phải theo đúng chương trình đã được thoả tuận trước. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý tàu quân sự nước ngoài trong thời gian hoạt động tại cảng và phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức đón tiếp.

Điều 10. Tàu quân sự nước ngoài vào thăm Việt Nam chỉ được neo đậu tại cảng đã được thoả thuận qua đường ngoại giao khi xin phép. Khi neo đậu tại cảng, tàu quân sự của cùng một nước không được trú đâu quá ba chiếc (03) trong cùng một thời gian và thời gian trú đậu không quá bảy ngày (07), trừ trường hợp đặc biệt được Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép.

Điều 11. Trong thời gian neo đậu tại cảng, tàu quân sự nước ngoài phải tuân thủ quy chế quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và các khu vực hàng hải ở Việt Nam hoặc quy chế cảng quân sự. Mọi hoạt động của tàu, thành viên trên tàu phải thực hiện thống nhất theo chương trình, nếu phát sinh những hoạt động khác phải được phép của nhà chức trách có thẩm quyền ở cảng.

Điều 12. Thành viên trên tàu quân sự chỉ được đi bờ sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập cảnh và được phép của Đồn biên phòng cửa khẩu cảng hoặc theo quy chế cảng quân sự. Nếu mang theo hàng hoá phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về Hải quan, Y tế, Kiểm dịch.

Khi đi bờ phải hoạt động theo đúng chương trình và nội quy đã được nhà chức trách Việt Nam thông báo.

Điều 13.- Tàu quân sự nước ngoài ra, vào, trú đậu tại cảng Việt Nam không được tiến hành các hoạt động sau:

1. Có những hoạt động nhằm chống lại độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tiến hành các hoạt động tuyên truyền, thu thập tình báo và những hành vi khác, gây phương hại cho phòng thủ hay an ninh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Mang theo vũ khí giết người hàng loạt, các chất phóng xạ, chất độc, hoá học, chất ma tuý.

4. Tuyên truyền, phát tán tài liệu, sách báo, phim ảnh, văn hóa phẩm mà chưa được phép của Nhà nước Việt Nam.

5. Đưa người và hàng hoá lên hoặc xuống tàu trái với quy định của pháp luật Việt Nam về xuất, nhập cảnh trừ trường hợp cứu người bị nạn nhưng sau đó phải thông báo ngay cho nhà chức trách Việt Nam ở cảng.

6. Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu bất kỳ phương tiện bay hay khí tài quân sự mà chưa được phép của nhà chức trách Việt Nam.

7. Tiến hành trái phép các hoạt động nghiên cứu, đo đạc, đánh bắt hải sản, trao đổi mua bán hoặc gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc, cản trở giao thông vận tải, gây ô nhiễm môi trưởng, làm hư hại các thiết bị, công trình ở cảng.

8. Tự động di chuyển cặp mạn tàu khác, đi vào khu vực cấm.

9. Quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh đồ ở khu vực cấm.

10. Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực thi nhiệm vụ của nhà chức trách Việt Nam.

11. Có những hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cấm.

Chương 3:

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 14.- Tàu quân sự nước ngoài vi phạm các quy định trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam sẽ giải quyết qua đường ngoại giao.

- Thuyền trưởng tàu quân sự nước ngoài chịu trách nhiệm về những hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật của các thành viên trên tàu gây ra trong thời gian hoạt động tại cảng Việt Nam.

- Thành viên của tàu quân sự nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ người được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ về ngoại giao).

Điều 15.- Thẩm quyền xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký, những quy định trước đây đối với tàu quân sự nước ngoài vào hoạt động tại các cảng của Việt Nam trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 17.- Bộ trưởng Bộ quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn Nghị định này.

Điều 18.- Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 55-CP

Hanoi ,October 0110 , 1996

 

DECREE

ON THE ACTIVITIES OF FOREIGN WARSHIPS VISITING THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Maritime Code of Vietnam;
Pursuant to the United Nations Convention on the Law of the Sea of 1982;
At the proposal of the Minister of Defense,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Decree provides for the activities of foreign warships and the crew on board during their visits to the Socialist Republic of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The terms used in this Decree shall be construed as follows:

1. Ports:

- Seaports are ports opened in accordance with Vietnams Maritime Code to accommodate sea-going ships.

- Military ports are ports which are managed by the Minister of Defense of Vietnam and operates in accordance with the regulations on military ports.

2. The activities of a warship include: entering and leaving, staying and other activities during its visit and stay in the port.

3. The members on board a warship consist of the head of the delegation (if any), the captain, sailors and other accompanying people.

Article 4.- Foreign warships visiting and operating at the Vietnamese ports must respect the independence and sovereignty of the Socialist Republic of Vietnam, abide by the provisions of Vietnamese law, the provisions of this Decree and the international agreements which Vietnam has signed or acceded to; and, at the same time, observe the guidance of the specialized management authorities at the ports.

Chapter II

PROVISIONS ON THE OPERATION OF FOREIGN WARSHIPS AT VIETNAMESE PORTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Official visits by the head of a foreign State on board a warship via a Vietnamese port at the invitation of the State of the Socialist Republic of Vietnam to enhance the friendly relationships between the two States.

2. Courtesy visits to enhance the friendly relationships between the peoples and the armies of the two nations.

3. Ordinary visits to coordinate military training and maneuvers, to supply technical materials or to resupply in fuel, buy food or to give sailors a rest.

Article 6.-

1. The visit of a foreign warship must be permitted by the Government of the Socialist Republic of Vietnam, except otherwise provided for by an agreement signed between the Government of Vietnam and the country that owns the ship.

2. A foreign warship shall seek permission to visit Vietnam (except for official visits) through the diplomatic channel at least 30 days before the planned date of its arrival at the port, (except otherwise provided for by a treaty or agreement signed between the two Governments). In the declaration form requesting permission for visiting Vietnam by a warship, the following must be clearly stated:

- The name, type, registration number and technical specifications of the ship.

- Type of the visit (official, courtesy or ordinary)

- The port of call.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The full name, rank and title of the ship captain.

- The number of officers, non-commissioned officers and other accompanying people on board each ship.

- The number of people on board who have nationalities other than the ships nationality.

- The communication equipment and liaison frequencies to be registered for use during the visit and operation at the port.

- The request for fuel supply, the working program and other requests of the delegation.

3. After a warship is permitted to visit, 48 hours before entering the waters of Vietnam, the captain of the warship must notify the Vietnamese Ministry of Defense (the External Relation Department) of the visit so that preparations for the reception can be made. If there is any change in the contents already stated in the declaration form defined in Item 2, Article 6, the captain must report it and ask for permission through diplomatic channels before the ship enters the port.

4. The hoisting of the flag of a foreign warship visiting Vietnam shall be made according to the agreement reached through diplomatic channels between the Government of Vietnam and the Government of the country the ship bears its nationality.

Article 7.- Upon entering the waters of Vietnam, a foreign warship must observe the following regulations:

1. If it is a submarine, it must be in the floating state.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. All the weapons on board must be at the non-operational position and in the maintenance state.

4. It must stop in the area for receiving/returning a pilot to complete the entry formalities under the guidance of the Vietnamese port authorities and the pilot.

5. It is allowed to use only the necessary equipment to ensure navigational safety and the registered liaison frequencies.

6. It must arrive at the entry port via the prescribed route and corridor.

Article 8.- While completing the entry and exit formalities the following documents must be produced:

1. For the ship:

- The registration certificate or document evidencing the ships nationality.

- The list of the members on board.

- The declaration of goods (if any)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The working program of the delegation during its stay at the port.

2. For the members on board:

- Passports or equivalent papers.

Article 9.- The ceremonial and protocol activities during the visit of a foreign warship must strictly conform to the mutually agreed schedule. The Ministry of Defense shall have to supervise the foreign warships activities at the port and coordinate with other concerned agencies in organizing the reception.

Article 10.- A foreign warship visiting Vietnam is allowed to anchor only at the designated port agreed upon when seeking permission through diplomatic channels. The number of warships of the same country anchoring at the same time at the port must not be more than three (03) and the length of their stay must not exceed seven (7) days, except for special cases permitted by the Government of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 11.- While anchoring at the port, the foreign warship must adhere to the regulations on the management of maritime activities at the seaports and maritime areas of Vietnam or the regulations on military ports. All the activities of the ship and the members on board must conform with the program, other activities outside the program must be permitted by the competent authorities at the port.

Article 12.- The members on board the warship shall disembark only when they have completed the entry formalities and are so permitted by the Border Guard Station of the port or as prescribed by the regulations on military ports. Any accompanied goods must be subject to the provisions of Vietnamese laws on Customs, Health and Quarantine.

Once ashore, they must strictly follow the program and regulations already notified by the Vietnamese authorities.

Article 13.- A foreign warship entering, leaving and staying at a Vietnamese port must not carry out the following activities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Carrying out propaganda and intelligence activities and other acts detrimental to the defense or security of the Socialist Republic of Vietnam.

3. Carrying weapons of mass destruction, radioactive substances, toxic chemicals and narcotics.

4. Disseminating and distributing printed matters, pictures and films and other cultural publications without the permission of the State of Vietnam.

5. Taking people and goods onto or out of the ship in contravention of the provisions of Vietnamese law on entry and exit, except for rescuing people, which, however, must be immediately notified to the Vietnamese authorities at the port.

6. Launching, receiving or loading on board any flying equipment or military weaponry without the permission of the Vietnamese authorities.

7. Conducting illegal research or measurement activities, fishing marine products, trading, or jamming the communications system, obstructing transport and communications, causing pollution to the environment or damage to the port facilities and constructions.

8. Moving alongside another ship or entering an prohibited area without permission.

9. Taking films and photos and drawing maps of the prohibited area.

10. Causing public disorder, hindering or countering the performance of official duties by the Vietnamese authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

HANDLING OF VIOLATIONS

Article 14.- Any violation by a foreign warship of the provisions in this Decree and other provisions of Vietnamese law shall be handled through diplomatic channels.

- The captain of the foreign warship shall be held accountable for the consequences of any illegal act of the members on board the ship during its stay in the Vietnamese port.

- Any member on board the warship who violates Vietnamese law shall be handled depending on the nature and extent of his/her violation in accordance with the provisions of Vietnamese law (except for people who enjoy diplomatic privileges and immunity).

Article 15.- The competence to handle violations shall be exercised in accordance with the provisions of Vietnamese law.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 16.- This Decree takes effect from the date of its signing, the earlier provisions regarding the visits of foreign warships to Vietnamese ports which are contrary to this Decree are now annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- The Ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government, the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER





Vo Van Kiet

 

;

Nghị định 55-CP năm 1996 về hoạt động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm Việt Nam

Số hiệu: 55-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 01/10/1996
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 55-CP năm 1996 về hoạt động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm Việt Nam

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…