CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2008/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2008 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Viện Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện dịch vụ tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước.
2. Viện Khoa học xã hội Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Academy of Social Sciences.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Viện) thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên các tổ chức của Viện thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, các đề án, dự án quan trọng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
3. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn sau đây về khoa học xã hội Việt Nam:
a) Lý luận và kinh nghiệm phát triển trên thế giới, dự báo xu hướng phát triển chủ yếu của khu vực và thế giới, đánh giá những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển khu vực, toàn cầu và Việt Nam;
b) Những khía cạnh khoa học xã hội của sự phát triển khoa học và công nghệ và nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự tác động của chúng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam;
c) Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển xã hội dân sự và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
d) Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hoá nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
đ) Những vấn đề cơ bản về phát triển toàn diện con người Việt Nam mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá, văn minh nhân loại;
e) Những vấn đề về đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị; nâng cao năng lực cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam;
g) Những vấn đề cơ bản, toàn diện, có hệ thống về lý thuyết phát triển của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế;
h) Nghiên cứu, điều tra cơ bản, liên ngành về khoa học xã hội, phân tích và dự báo kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu phát triển đất nước, chú trọng những lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu, những ngành, vùng kinh tế trọng điểm của đất nước;
i) Nghiên cứu, tổ chức biên soạn những bộ sách lớn, tiêu biểu cho tinh hoa của trí tuệ Việt Nam và thế giới phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá tri thức về khoa học xã hội.
4. Tổ chức sưu tầm, khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và bảo tàng nhằm phát huy những di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam.
5. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội; đào tạo và cấp bằng thạc sỹ và tiến sỹ về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật; tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của cả nước, ngành, vùng, địa phương và doanh nghiệp.
6. Tổ chức hợp tác nghiên cứu và liên kết đào tạo về khoa học xã hội với các tổ chức quốc tế, các viện và trường đại học nước ngoài theo quy định của pháp luật.
7. Góp ý và phản biện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
8. Tổ chức tư vấn và thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
9. Xây dựng hệ thống quốc gia về th«ng tin khoa học xã hội, phổ biến tri thức khoa học, góp phần nâng cao trình độ dân trí.
10. Quyết định những vấn đề về: tổ chức, bộ máy, biên chế, chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức của Viện theo quy định của pháp luật.
11. Quản lý tài chính, tài sản được Nhà nước giao; quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Ban Tổ chức cán bộ.
2. Ban Kế hoạch - Tài chính.
3. Ban Quản lý khoa học.
4. Ban Hợp tác quốc tế.
5. Văn phòng.
6. Viện Triết học.
7. Viện Tâm lý học.
8. Viện Xã hội học.
9. Viện Sử học.
10. Viện Khảo cổ học.
11. Viện Dân tộc học.
12. Viện Văn học.
13. Viện Ngôn ngữ học.
14. Viện Nghiên cứu Hán - Nôm.
15. Viện Kinh tế Việt Nam.
16. Viện Nhà nước và Pháp luật.
17. Viện Nghiên cứu Văn hoá.
18. Viện Nghiên cứu Con người.
19. Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
20. Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững.
21. Viện Gia đình và Giới.
22. Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ.
23. Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ.
24. Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.
25. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.
26. Viện Nghiên cứu Trung Quốc.
27. Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
28. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
29. Viện Nghiên cứu châu Âu.
30. Viện Nghiên cứu châu Mỹ.
31.Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông.
32. Viện Thông tin khoa học xã hội.
33. Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.
34. Trung tâm Phân tích và Dự báo.
35. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
36. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 5 là các đơn vị giúp việc Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, được thành lập phòng; các đơn vị quy định từ khoản 6 đến khoản 34 là các đơn vị nghiên cứu khoa học; các đơn vị quy định tại các khoản 35 và 36 là các đơn vị sự nghiệp khác.
Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp còn lại thuộc Viện.
1. Viện Khoa học xã hội Việt Nam có Chủ tịch và không quá 03 Phó Chủ tịch. Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam là người đứng đầu và lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
2. Các Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về nhiệm vụ được phân công.
3. Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam ban hành văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt, quy chế hoạt động của Viện và quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc Viện; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Viện.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 26/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
3. Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ
|
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 53/2008/ND-CP |
Hanoi, April 22, 2008 |
DECREE
DEFINING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF VIETNAM ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Director of Vietnam Academy of Social Sciences and the
Minister of Home Affairs,
DECREES:
Article 1.- Position and functions
1. Vietnam Academy of Social Sciences is a government non-business agency and functions to conduct research into basic social science subjects of Vietnam; provide scientific grounds for the formulation of guidelines, strategies, master plans, plans and policies on socialist-oriented rapid and sustainable development of the country; provide consultancy on development policies; provide post-graduate training in social sciences; and participate in developing social science potential of the entire nation.
2. International transaction name in English: Vietnam Academy of Social Sciences.
...
...
...
Vietnam Academy of Social Sciences (below referred to as Academy for short) has the following tasks and powers:
1. To submit to the Government draft decrees defining, modifying or supplementing the Academy's functions, tasks and organizational structure; to propose the Prime Minister to decide on the establishment, merger, dissolution or change of names of its organizations falling under the Prime Minister's competence.
2. To submit to the Government or the Prime Minister for approval its strategies, master plans, five-year and annual plans, and other key projects and schemes, and implement them after they are approved.
3. To study the following theoretical and practical subjects of Vietnam's social sciences:
a/ World development theories and experience, forecasts about major development trends of the region and world, evaluation of multisided impacts of the process of globalization and international economic integration on national, regional and global development;
b/ Socio-scientific aspects of the development of science, technology and a knowledge-based economy in the globalization context and their impacts on Vietnam's socio-economic development;
c/ Development of the socialist-oriented market economy; development of the civil society and socialist democracy in Vietnam;
d/ Basic and urgent ethnological, religious, historical and cultural issues in order to bring into play the entire national strength in national construction and defense;
e/ Basic issues on all-round development of Vietnamese imbued with humane characteristics and national cultural values while absorbing the quintessence of human cultures and civilizations:
...
...
...
g/ Basic, overall and systematic matters on Vietnam's development theory under the impacts of globalization and international integration;
h/ Basic and inter-branch social science surveys and researches, socio-economic analysis and forecasts in service of national development, attaching importance to key socio-economic domains and the country's key economic branches and regions;
i/ Study and compilation of major volumes of books representing the quintessence of Vietnam and world knowledge in service of research into, training in, and dissemination of social science knowledge.
4. To organize collection, excavation, research, conservation and museology activities to promote cultural heritages of Vietnamese ethnic groups.
5. To associate social science research with training; to provide master and doctoral training in social sciences and grant diplomas according to law; to participate in developing highly qualified human resources in response to the requirements of the nation, branches, regions, localities and enterprises.
6. To cooperate with international organizations and foreign institutes and universities in conducting social science research and training according to law.
7. To give opinions and comments on important socio-economic development strategies, master plans, plans, policies, programs and projects at the request of the Government, the Prime Minister, ministries, branches, localities and enterprises.
8. To provide consultancy and public services according to law.
9. To build a national system of social science information for scientific knowledge dissemination, contributing to raising people's intellectual level.
...
...
...
11. To manage finance and assets allocated by the State; to decide on and be responsible before law for investment projects under its competence according to law.
12. To perform other tasks and exercise other powers as assigned by the Prime Minister and the Government or prescribed by law.
Article 3.- Organizational structure
1. The Organization and Personnel Department.
2. The Planning-Finance Department.
3. The Science Management Department.
4. The International Cooperation Department.
5. The Office.
6. The Philosophy Institute.
...
...
...
8. The Sociology Institute.
9. The History Institute.
10. The Archaeology Institute.
11. The Ethnology Institute.
12. The Literature Institute.
13. The Linguistics Institute.
14. The Han-Nom Language Research Institute.
15. The Vietnam Economics Institute.
16. The State and Law Institute.
...
...
...
18. The Human Research Institute.
19. The Religion Research Institute.
20. The Environment and Sustainable Development Research Institute.
21. The Family and Gender Institute.
22. The Institute for Sustainable Development of the Southern Region.
23. The Institute for Sustainable Development of the Central Region.
24. The Institute for Sustainable Development of the Central Highlands.
25. The World Economics and Politics Institute.
26. The China Research Institute.
...
...
...
28. The Southeast Asia Research Institute.
29. The Europe Research Institute.
30. The America Research Institute.
31. The Africa and Middle East Research Institute.
32. The Social Science Information Institute.
33. The Vietnam Lexicography and Encyclopedia Institute.
34. The Analysis and Forecast Center.
35. The Vietnam Ethnology Museum.
36. The Vietnam Social Science journal.
...
...
...
The Director of Vietnam Academy of Social Sciences shall submit to the Prime Minister for promulgation a list of the Academy's remaining non-business units.
Article 4.- Leadership
1. Vietnam Academy of Social Sciences has its Director and no more than 3 deputy directors. The Director of Vietnam Academy of Social Sciences is the head of and leads Vietnam Academy of Social Sciences. The Director is appointed by the Prime Minister and shall take responsibility before law, the Government and the Prime Minister for the entire operation of Vietnam Academy of Social Sciences.
2. Deputy directors are appointed by the Prime Minister at the proposal of the Director and shall take responsibility before the Director for their assigned duties.
3. The Director of Vietnam Academy of Social Sciences may issue internal normative documents, documents of particular application, the operation regulation of the Academy and the organization and operation regulation of the Academy-attached units; and decide on the appointment, relief from office, dismissal, rotation, reward, disciplining and other regimes and policies according to law for heads and deputy heads of the Academy-attached units.
Article 5.- Implementation effect and responsibilities
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Government's Decree No. 26/2004/ND-CP of January 15, 2004, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Vietnam Academy of Social Sciences.
2. To annul all previous provisions which are contrary to this Decree.
3. The Director of Vietnam Academy of Social Sciences, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.
...
...
...
ON BEHALF OF THE
GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Nghị định 53/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Số hiệu: | 53/2008/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/04/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 53/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Chưa có Video