CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất, quy định danh sách
các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang
bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Uỷ ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc ủy ban quản lý theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban Dân tộc có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về dân tộc;
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các công trình quan trọng thuộc lĩnh vực công tác dân tộc;
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban;
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của ủy ban; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân tộc;
5. Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp về nguồn gốc lịch sử, sự phát triển của các dân tộc, các tộc người, các dòng tộc; đặc điểm, thành phần dân tộc, kinh tế xã hội, đời sống văn hoá, phong tục tập quán và những vấn đề khác về các dân tộc;
6. Phối hợp hoạt động với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về quyền dùng tiếng nói, chữ viết; về phát triển giáo dục, mở mang dân trí, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; về chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số;
7. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về dân tộc; tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, công bằng xã hội giữa các dân tộc, chống mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc;
8. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện các dự án mô hình thí điểm, các chính sách ưu đãi ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Chính phủ giao; tổng kết thực tiễn và nhân rộng các mô hình phát triển có hiệu quả.
Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách cụ thể, biện pháp ưu tiên phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực hiện ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế hàng hoá đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa;
9. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số;
10. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể để duy trì, bảo tồn và phát triển các tộc người;
11. Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ xác định tiêu chí phân định các khu vực theo trình độ phát triển ở vùng dân tộc và miền núi và điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với nhịp độ phát triển theo từng thời kỳ;
12. Tiếp đón, thăm hỏi đồng bào các dân tộc thiểu số; phối hợp với các bộ, ngành và địa phương giải quyết các nguyện vọng chính đáng của đồng bào theo đúng chế độ chính sách và quy định của pháp luật.
Tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc để giao lưu trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Chỉ đạo và hướng dẫn việc xây dựng những điển hình tập thể và cá nhân tiêu biểu, có uy tín là người dân tộc thiểu số gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hạt nhân trong phong trào giữ gìn trật tự xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh;
13. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số;
14. Tham gia thẩm định các đề án, dự án đầu tư có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số; thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực dân tộc;
15. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc;
16. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật;
17. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công tác dân tộc;
18. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc ủy ban quản lý theo quy định của pháp luật;
19. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền của ủy ban;
20. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của ủy ban theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
21. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của ủy ban; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và những người làm công tác dân tộc;
22. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của ủy ban
a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
2. Vụ Công tác dân tộc Tây Bắc (gọi tắt là Vụ Địa phương I );
3. Vụ Công tác dân tộc Tây Nguyên (gọi tắt là Vụ Địa phương II);
4. Vụ Công tác dân tộc đồng bằng Sông Cửu Long (gọi tắt là Vụ Địa phương III);
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc ủy ban:
2. Trường Đào tạo nghiệp vụ công tác dân tộc;
Điều 4. Uỷ viên kiêm nhiệm của Uỷ ban
Uỷ viên kiêm nhiệm của Uỷ ban Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nghị định này thay thế Nghị định số 59/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ủy ban Dân tộc và Miền núi.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 51/2003/ND-CP |
Hanoi, May 16, 2003 |
DECREE
PRESCRIBING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND
ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE COMMITTEE FOR NATIONALITIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
Pursuant to Resolution No. 02/2002/QH11 of August 5, 2002 of the first session
of the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam prescribing
the list of ministries and ministerial-level agencies of the Government;
Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002
defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the
ministries and ministerial-level agencies;
At the proposals of the Minister-Director of the Committee for Nationalities
and the Minister of the Interior,
DECREES:
Article 1.- Position and functions
The Committee for Nationalities is a ministerial-level agency of the Government, which functions to perform the State management over the ethnic work throughout the country; the State management over public services and acts as representative of the owner of State capital portions at State-invested enterprises under its management as prescribed by law.
...
...
...
1. To submit to the Government and/or the Prime Minister bills, draft ordinances and other legal documents on ethnic affairs;
2. To submit to the Government and/or the Prime Minister the development strategies and plannings, long-term, five-year and annual plans, national target programs, action programs and important projects on ethnic work;
3. To promulgate decisions, directives and circulars falling within the scope of its State management;
4. To direct, guide, inspect and take responsibility for the implementation of approved legal documents, strategies, plannings and plans within the scope of its management; to propagate, disseminate and educate in the legislation on ethnic affairs;
5. To conduct surveys, study and synthesis of the historical origins and development of various nationalities, ethnoses and clans; the characteristics and compositions as well as socio-economic conditions, cultural life, customs and habits, and other matters of various nationalities;
6. To coordinate with the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, provincial/municipal People’s Committees as well as central socio-political organizations and social organizations in realizing the Party’s and the State’s ethnic undertakings and policies on the right to use languages and scripts; the educational development, the raising of people’s intellectual standard and the priorities given to the training and fostering of ethnic minority cadres; and healthcare for ethnic minority people;
7. To assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in formulating, and organizing the implementation of, national programs on ethnic work; to organize and direct the realization of the policies of equality, solidarity and social justice among various nationalities, combating all acts of ethnic discrimination and division;
8. To assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and local administrations in directing the implementation of experimental models and projects and the execution of preferential policies for areas meeting with exceptional socio-economic difficulties as assigned by the Government; to organize final reviews thereof and widely expand effective development models.
To coordinate with the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in realizing specific policies and measures, giving priorities to the all-sided development, political, economic, cultural, social, security and defense, in areas inhabited by ethnic minority people and mountainous areas; to prioritize the investment in the construction of infrastructures as well as programs and projects on socio-economic development and commodity economy development in areas inhabited by ethnic minority people, remote and deep-lying areas;
...
...
...
10. To organize and direct the application of specific measures to maintain, conserve and develop various ethnoses;
11. To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in assisting the Government in determining the criteria for classifying areas inhabited by ethnic minority people and mountainous areas according to their development levels and adjusting these criteria to suit the development tempo in each period;
12. To receive and pay visits to ethnic minority people; to coordinate with the ministries, branches and localities in solving their legitimate aspirations strictly according to regimes, policies and law provisions.
To organize meetings among people of various nationalities in order to exchange experiences, thus strengthening the Vietnamese national solidarity bloc.
To direct and guide the building of model collectives and individuals of ethnic minorities, that have set good examples in realizing the Party’s and the State’s undertakings and policies, to act as the core in the movement for maintaining social order and consolidating national defense and security;
13. To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of the Interior and the Ministry of Education and Training in organizing the execution of plannings and plans on training and fostering cadres being ethnic minority people;
14. To participate in the appraisal of investment schemes and projects related to socio-economic development in areas inhibited by ethnic minority people; to appraise and inspect the implementation of investment projects in the ethnic domain;
15. To assume the prime responsibility and coordinate with concerned ministries and branches in renewing and enhancing the work of propagating and mobilizing ethnic minority people to abide by the ethnic undertakings, policies and legislation;
16. To effect international cooperation in the field of ethnic work according to law provisions;
...
...
...
18. To perform specific tasks and powers of the representative of the owner of State capital portions at State-invested enterprises under its management according to law provisions;
19. To examine, inspect and settle complaints and denunciations, to combat corruption and negative acts and handle law violations in the field of ethnic work according to its competence;
20. To decide and direct the implementation of its administrative reform program according to the objectives and contents of the State’s administrative reform program already approved by the Prime Minister;
21. To manage its organizational apparatus and payroll; to direct the realization of wage policies as well as policies on preferential treatment, commendation, rewards and disciplines towards State officials and employees under its management; to provide professional training and fostering to officials, employees, servants and people engaged in the ethnic work;
22. To manage its allocated funding and assets and organize the execution of its allocated budgets according to law.
Article 3.- The organizational structure of the Committee
a) Organizations assisting the Minister-Director of the Committee for Nationalities in performing the State management functions:
1. The Department for Ethnic Policies;
2. The Department for Ethnic Work in Northwestern Region (called Locality Department I for short);
...
...
...
4. The Department for Ethnic Work in the Mekong River Delta (called Locality Department III for short);
5. The Propaganda Department;
6. The Legal Department;
7. The Planning-Finance Department;
8. The International Cooperation Department;
9. The Organization and Personnel Department;
10. The Inspectorate;
11. The Office.
b) Non-business organizations under the Committee:
...
...
...
2. The Ethnic Work Training School;
3. The Informatics Center;
4. The "Nationalities" magazine;
5. The "Nationalities and Development" newspaper.
Article 4.- Part-time members of the Committee
Part-time members of the Committee for Nationalities shall be decided by the Prime Minister at the proposal of the Minister-Chairman of the Committee for Nationalities.
Article 5.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
This Decree replaces the Government’s Decree No. 59/1998/ND-CP of August 13, 1998 on the functions, tasks, powers and organizational apparatus of the Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Areas.
...
...
...
The Minister-Director of the Committee for Nationalities, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị định 51/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc
Số hiệu: | 51/2003/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/05/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 51/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc
Chưa có Video