CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách
các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang
bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; tổ chức chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; tổ chức hội và tổ chức phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Nội vụ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật khác về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của bộ; thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
5. Về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các đề án về: cơ cấu tổ chức của Chính phủ; thành lập, sáp nhập, giải thể, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân; phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cơ chế quản lý đối với các tổ chức sự nghiệp nhà nước; quy định phân loại các tổ chức hành chính và sự nghiệp nhà nước;
b) Thẩm định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ các đề án về tổ chức các cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ; thẩm định các đề án về điều chỉnh cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân do các cơ quan nêu trên trình Thủ tướng Chính phủ.
6. Về tổ chức chính quyền địa phương:
a) Trình Chính phủ đề án về: Nguyên tắc và tiêu chí phân loại đơn vị hành chính; thành lập mới, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh các đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Thống nhất quản lý công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước, quản lý hành chính đối với đại biểu Hội đồng nhân dân;
d) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Tham dự các cuộc họp của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi bàn về những vấn đề có liên quan thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn ủy ban nhân dân thực hiện công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;
e) Hướng dẫn, kiểm tra ủy ban nhân dân các cấp về phương thức hoạt động của ủy ban nhân dân;
f) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn;
g) Tổ chức việc thống kê số lượng, chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên ủy ban nhân dân các cấp; thống kê số lượng đơn vị hành chính các cấp.
7. Về địa giới hành chính:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương nghiên cứu cơ bản về địa giới hành chính; xây dựng các nguyên tắc về quản lý, phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính;
b) Trình Chính phủ đề án về thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, việc thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thẩm định trình Chính phủ quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới dưới cấp tỉnh;
c) Hướng dẫn chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề tranh chấp địa giới hành chính các đơn vị dưới cấp tỉnh;
d) Tổng hợp trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết những vấn đề về tranh chấp địa giới hành chính còn có ý kiến khác nhau;
đ) Quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
8. Về cán bộ, công chức, viên chức nhà nước:
a) Trình Chính phủ đề án về: phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức và biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước và cán bộ cơ sở; chính sách, chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ dân cử (Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp), cán bộ xã, phường, thị trấn; tiền lương lực lượng vũ trang và viên chức giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp nhà nước (gồm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc và Kế toán trưởng doanh nghiệp nhà nước) và lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ đề án về sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Làm thường trực công tác cải cách chính sách tiền lương nhà nước;
d) Tổng hợp biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm của các cơ quan nhà nước; theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giao chỉ tiêu biên chế hành chính cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các hội và tổ chức phi Chính phủ có sử dụng biên chế nhà nước và quy định định mức biên chế sự nghiệp đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Ban hành các quy định về chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các ngạch công chức, tuyển dụng, nâng ngạch công chức, bổ nhiệm vào ngạch; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện về sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức hành chính nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức nhà nước, chế độ, chính sách đối với cán bộ dân cử (Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp) theo quy định của pháp luật;
e) Thống nhất quản lý về nội dung, chương trình, phương thức và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính nhà nước, các chức danh công chức hành chính các cấp, cán bộ cơ sở, đào tạo tiền công vụ; đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức công tác tại các vùng dân tộc;
f) Thẩm định về nhân sự đối với các chức danh cán bộ, công chức do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ; quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của Bộ theo thẩm quyền; quyết định việc xếp ngạch cao cấp đối với công chức;
ưg) Tổ chức thực hiện công tác tổng hợp, thống kê số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và cán bộ lãnh đạo cao cấp thuộc thẩm quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ.
9. Về tổ chức hội và các tổ chức phi Chính phủ:
a) Trình Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, phê duyệt điều lệ hội, tổ chức phi Chính phủ;
b) Hướng dẫn và quyết định cho phép thành lập, giải thể, phê duyệt điều lệ của hội, tổ chức phi Chính phủ có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều lệ đối với hội, tổ chức phi Chính phủ.
10. Về cải cách hành chính nhà nước:
a) Trình Chính phủ các đề án chung về cải cách hành chính trong từng giai đoạn và tổ chức thực hiện các chương trình cải cách hành chính về lĩnh vực tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
b) Thẩm định các đề án cải cách hành chính do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Làm thường trực công tác cải cách hành chính của Chính phủ.
11. Về công tác văn thư, lưu trữ nhà nước:
a) Trình Chính phủ đề án về quản lý công tác văn thư và tài liệu lưu trữ quốc gia;
b) Ban hành các quy định về quản lý công tác văn thư, lưu trữ thuộc thẩm quyền của Bộ;
c) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan nhà nước thực hiện các quy định về quản lý công tác văn thư, lưu trữ.
12. Về hợp tác quốc tế:
a) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực cải cách hành chính nhà nước theo quy định của Chính phủ;
b) Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực của Bộ theo quy định của pháp luật;
c) Là cơ quan chủ trì tổ chức và thực hiện các hoạt động hợp tác trong ASEAN về lĩnh vực công vụ;
d) Tổng hợp, báo cáo định kỳ về hội nghị, hội thảo quốc tế theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
13. Kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác thuộc thẩm quyền của Bộ.
14. Trình Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu; hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng con dấu của các cơ quan nhà nước.
15. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước, khoa học hành chính và ứng dụng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công tác của Bộ.
16. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
17. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
1. Vụ Tổ chức - Biên chế;
2. Vụ Chính quyền địa phương;
4. Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
5. Vụ Tiền lương;
7. Vụ Cải cách hành chính;
9. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước;
12. Văn phòng (có cơ quan thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng).
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc bộ:
1. Học viện Hành chính Quốc gia;
2. Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước;
3. Tạp chí Tổ chức nhà nước;
4. Trung tâm Tin học.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước để thay thế các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế các Nghị định: số 181/CP ngày 09 tháng 11 năm 1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ; số 34-HĐBT ngày 01 tháng 3 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Cục Lưu trữ Nhà nước; số 253-HĐBT ngày 06 tháng 7 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Học viện Hành chính Quốc gia và các quy định khác trước đây trái với Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 45/2003/ND-CP |
Hanoi,
May 9, 2003 |
DEFINING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL
STRUCTURE OF THE MINISTRY OF THE INTERIOR
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
Pursuant to Resolution No. 02/2002/QH11 of August 5, 2002 of the first session of
the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, prescribing
the list of ministries and ministerial-level of the Government;
Pursuant to the Government's Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002
defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the
ministries and ministerial-level agencies;
At the proposal of the Minister of the Interior,
DECREES:
Article 1.- Position and functions
The Ministry of the Interior is a governmental agency performing the function of State management over the domains: organization of the State administrative apparatus; organization of local administrations and management of administrative boundaries; State officials, employees and servants; associations and non-governmental organizations; State records and archives, and performing the State management over public services in the domains under its management as prescribed by law.
...
...
...
1. To submit to the Government or the Prime Minister bills, draft ordinances and other draft legal documents concerning the domains falling under the scope of its State management.
2. To submit to the Government or the Prime Minister development strategies and plannings, long-term, five-year and annual plans concerning the domains falling under the scope of its State management.
3. To promulgate decisions, directives and circulars falling under the scope of its State management.
4. To direct, guide, inspect, and take responsibility for, the implementation of legal documents, strategies, plannings and plans after they are approved, and other legal documents falling under the scope of its management; to publicize, propagate, educate and disseminate legal documents in the domains under its State management.
5. Regarding organization of the State administrative apparatus:
a/ To submit to the Government or the Prime Minister schemes on: the organizational structure of the Government; the establishment, merger, dissolution or abolition of ministries, ministerial-level agencies or agencies attached to the Government or professional agencies of the People's Committees; to assign and decentralize the management of the organization of the State administrative apparatus, mechanisms of management of State-run non-business organizations; and to provide for the classification of State administrative and non-business organizations.
b/ To evaluate or submit to the Prime Minister schemes on organization of advisory agencies of the Prime Minister; to evaluate schemes on adjustment of the organizational structures of ministries, ministerial-level agencies or agencies attached to the Government, the organizational structures of professional agencies under the People's Committees, which are submitted by the above-mentioned agencies to the Prime Minister.
6. Regarding organization of local administrations:
a/ To submit to the Government schemes on: principles and criteria for classification of administrative units; establishment, merger, division, split-up and adjustment of administrative units according to the provisions of law;
...
...
...
c/ To uniformly manage the fostering of People's Council deputies in legal, State management and administrative management knowledge;
d/ To assist the Government or the Prime Minister in guiding and inspecting activities of the People's Councils according to the provisions of law. To attend meetings of the provincial-level People's Councils and People's Committees on related matters falling under the scope of its State management;
e/ To direct and guide the People's Committees in organizing elections of People's Council deputies according to the provisions of law;
f/ To guide and supervise the People's Committees at all levels in the mode of operation of the People's Committees;
g/ To guide and supervise the implementation of regimes and policies towards grassroots officials of communes, wards or townships;
h/ To organize the gathering of statistics on the quantity and quality of deputies of the People's Councils and members of the People's Committees at all levels; statistics on the number of administrative units at all levels.
7. Regarding administrative boundaries:
a/ To assume the prime responsibility and coordinate with the central State agencies and the local administrations in conducting basic research into administrative boundaries; to establish the principles for managing, delimiting and adjusting administrative boundaries;
b/ To submit to the Government schemes on the establishment, merger, division or adjustment of the boundaries of provinces or centrally-run cites; the establishment or dissolution of special economic-administrative units; to evaluate and submit to the Government for decision the establishment, merger, division or adjustment of the boundaries of units below the provincial level;
...
...
...
d/ To synthesize and submit to the Government and the Prime Minister for consideration and settlement disputes over administrative boundaries on which opinions remain divergent;
e/ To manage administrative boundary dossiers of all levels.
8. Regarding State officials, employees and servants:
a/ To submit to the Government schemes on: assignment and decentralization of the management of State officials and employees as well as administrative and non-business State payrolls; training and fostering of State officials and employees as well as grassroots officials; salary policies and regimes, allowance and subsidy regimes and other regimes for State officials, employees and servants and people-elected officials (presidents and vice-presidents of the People's Committees at all levels), commune, ward or township officials; salaries of the armed forces and public servants holding managerial posts in State enterprises (including Managing Board members, general directors, deputy general directors, directors and chief accountants) and contractual laborers in the State administrative and non-business agencies;
b/ To submit to the Prime Minister schemes on the use, assessment, appointment, re-appointment, shifting, commendation and disciplining of State officials, employees and servants, and the structure of State employees' ranks in the State administrative agencies according to the provisions of law;
c/ To act as a permanent body in the reform of the State's policies on salary;
d/ To sum up the annual administrative and non-business payrolls of the State agencies; under the Prime Minister's authorization to decide on the assignment of the administrative payroll norms to the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the provincial-level People's Committees as well as associations and non-governmental organizations with State payrolls, and stipulate the non-business payroll quotas for the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the provincial-level People's Committees;
e/ To promulgate the regulations on titles and professional criteria of all public employees' ranks, recruitment of public employees, raising of their ranks, and appointment into such ranks; to guide and supervise the use, assessment, appointment, re-appointment, shifting, commendation and disciplining of State administrative officials and employees; to guide and supervise the implementation of the regulations on management of State officials and employees, regimes and policies towards elected officials (presidents and vice-presidents of the People's Committees at all levels) according to the provisions of law;
f/ To perform uniform management over the contents, programs, modes and organization of the training and fostering of State administrative officials and employees, the titles of administrative employees at all levels, grassroots officials, and pre-public duty training; teaching of ethnic minority languages for State officials and employees working in ethnic minority regions;
...
...
...
h/ To organize the work of summing up and gathering statistics on the quantity and quality of State officials, employees and servants as well as high-ranking officials under the Prime Minister's management.
9. Regarding organization of associations and non-governmental organizations:
a/ To submit to the Government for promulgation the order and procedures for establishment, dissolution, and approval of the charters, of associations and non-governmental organizations;
b/ To guide and decide on the establishment, dissolution, and approval of the charters, of associations and non-governmental organizations operating on national or inter-provincial scale according to the provisions of law;
c/ To guide and supervise associations and non-governmental organizations in implementing their charters.
10. Regarding the State administrative reform:
a/ To submit to the Government general schemes on administrative reforms in each period and organize the implementation of administrative reform programs in the domain of organization of the State administrative apparatus and State officials, employees and servants;
b/ To evaluate administrative reform schemes submitted to the Prime Minister by the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government or the provincial-level People's Committees;
c/ To act as a permanent body in the Government's administrative reform work.
...
...
...
a/ To submit to the Government a scheme on management of national records and archives;
b/ To promulgate the regulations on management of records and archives under its management;
c/ To guide and inspect the State agencies in implementing the regulations on management of records and archives.
12. Regarding international cooperation:
a/ To carry out international cooperation activities, programs and projects of cooperation with foreign countries in the domain of State administrative reform according to the Government's stipulations;
b/ To undertake international cooperation in its domains according to the provisions of law;
c/ To assume the prime responsibility for organizing and implementing intra-ASEAN cooperation activities in the public-duty domain;
d/ To sum up and report periodically on international seminars and conferences according to its assigned function and tasks.
13. To supervise, inspect and settle complaints and denunciations, tackle corruption and negative acts, and handle law-breaking acts in the working domains falling under the scope of its competence.
...
...
...
15. To organize and direct the implementation of plans on scientific research into State organization, administration science and the application of science and technology in its working domains.
16. To manage organizational structures and payrolls; to direct the implementation of the salary regime as well as entitlement, commendation and discipline regimes towards officials and employees under its management according to the provisions of law; to provide professional training and fostering for State officials, employees and servants under its State management.
17. To manage its assigned finance and assets and organize the execution of its allocated budget according to the provisions of law.
Article 3.- The Ministry's organizational structure
a/ Organizations assisting the Ministry in performing its State management function:
1. The Organization and Payroll Personnel Department;
2. The Local Administration Department;
3. The Department for State Employees and Servants;
4. The Department for Training and Fostering of State Officials and Employees;
...
...
...
6. The Department for Non-Governmental Organizations;
7. The Administrative Reform Department;
8. The International Cooperation Department;
9. The State Records and Archives Administration;
10. The Organization and Personnel Department;
11. The Inspectorate;
12. The Office (with resident offices in Ho Chi Minh city and Da Nang city).
b/ Non-business organizations attached to the Ministry:
1. The National Institute for Public Administration;
...
...
...
3. The State Organization Review;
4. The Informatics Center.
The Minister of the Interior shall submit to the Prime Minister for stipulation the functions, tasks, powers and organizational structures of the National Institute for Public Administration and the State Records and Archives Administration to replace current legal documents.
Article 4.- Implementation effect
This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Government's Decree No. 181/CP of November 9, 1994 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Government Commission for Organization and Personnel; Decree No. 34-HDBT of March 1, 1984 of the Council of Ministers defining the functions, tasks, powers and organization of the State Archives Institute; Decree No. 253-HDBT of July 6, 1992 of the Council of Ministers defining he functions, tasks, powers and organizational apparatus of the National Institute for Public Administration, and other regulations contrary to this Decree.
Article 5.- Implementation responsibilities
The Minister of the Interior, the other ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
...
...
...
Nghị định 45/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
Số hiệu: | 45/2003/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 09/05/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 45/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
Chưa có Video