CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách
các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang
bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thủy sản và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
Bộ Thủy sản là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy sản, bao gồm: nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong nội địa và trên biển trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Bộ Thủy sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thủy sản.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về thủy sản và các chương trình, dự án quan trọng của Bộ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy sản.
5. Về nuôi trồng thủy sản:
a) Quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, kế hoạch. Quy định việc xuất khẩu và nhập khẩu giống thủy sản, di giống, thuần hóa giống, bảo tồn, chọn tạo giống, công nhận giống mới, sản xuất kinh doanh giống; thống nhất quản lý chất lượng giống; xây dựng và quản lý hệ thống giống; đăng ký giống quốc gia;
b) Thống nhất quản lý về thức ăn nuôi trồng thủy sản, thú y thủy sản; các loại vật tư, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản; phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương kiểm soát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp đến môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.
6. Về khai thác thủy sản:
a) Thống nhất quản lý các hoạt động khai thác thủy sản của người và phương tiện trong nước, nước ngoài trong nội địa và trên vùng biển Việt Nam; chỉ đạo việc thực hiện khai thác thủy sản theo quy hoạch, kế hoạch và các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
Quản lý và phân cấp quản lý ngư trường, bãi cá; cấp, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Quy định các nghề, phương tiện, đối tượng và mùa vụ khai thác thủy sản;
c) Thống nhất quản lý đăng kiểm phương tiện nghề cá. Đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thủy sản như: nồi hơi, bình chịu áp lực, thiết bị lạnh; quy định các chức danh và tiêu chuẩn các chức danh thuyền viên tàu cá; đăng ký và cấp sổ thuyền viên tàu cá; cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá theo quy định của pháp luật.
7. Về chế biến thủy sản:
a) Tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch công nghiệp chế biến thủy sản. Quy định điều kiện sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường trong chế biến, bảo quản và vận chuyển thủy sản. Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; phối hợp với các bộ có liên quan trong việc ban hành các quy định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản nhập khẩu và thực phẩm thủy sản sản xuất để tiêu dùng trong nước;
b) Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thủy sản và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo quy định của pháp luật.
8. Về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản:
a) Quy định danh mục các loài thủy sản cần được bảo vệ, cần được tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sản, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học thủy sản; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành có liên quan quy định các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên nước liên quan đến môi trường sống thủy sản;
b) Quy định vùng cấm khai thác, vùng hạn chế khai thác, các loài thủy sản cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu;
c) Tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá, quản lý, bảo vệ sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, quản lý các khu bảo tồn nội địa, khu bảo tồn biển.
9. Về dịch vụ hậu cần thủy sản:
a) Quản lý, phát triển cơ khí thủy sản và hệ thống cảng cá, bến cá theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thống nhất quản lý các dịch vụ cho khai thác, nuôi trồng và chế biến trên biển.
10. Về thương mại thủy sản:
a) Phối hợp với các bộ có liên quan xây dựng các chính sách thương mại thủy sản để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Nghiên cứu phát triển thị trường, phát triển công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản tìm kiếm mở rộng thị trường.
11. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác khuyến ngư, hướng dẫn, phổ biến thông tin và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, bảo vệ nguồn lợi và môi trường các hệ sinh thái thủy sản.
12. Phối hợp với các bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, an toàn đi biển và bảo hộ lao động trong ngành thủy sản; giữ gìn trật tự an ninh, quốc phòng trên biển.
13. Tổ chức, chỉ đạo, thẩm định, giám định, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện có hiệu quả các dự án trong nước và dự án có vốn đầu tư nước ngoài về thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản theo quy định của pháp luật.
15. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong ngành thủy sản.
16. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong ngành thủy sản theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
17. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
18. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi Chính phủ trong ngành thủy sản theo quy định của pháp luật.
19. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản theo thẩm quyền.
20. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
21. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong ngành thủy sản.
22. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
2. Vụ Kinh tế tập thể và Kinh tế tư nhân;
8. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
9. Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản;
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:
1. Viện Nghiên cứu Hải sản;
2. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản;
3. Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I;
4. Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II;
5. Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản III;
6. Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia;
8. Báo Thủy sản;
9. Tạp chí Thủy sản.
Bộ trưởng Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng phương án sắp xếp các trường hiện có trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Thay thế Nghị định số 50/CP ngày 21 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thủy sản và các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Thủy sản, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 43/2003/ND-CP |
Hanoi, May 2, 2003 |
DECREE
DEFINING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND
ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE MINISTRY OF AQUATIC RESOURCES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
Pursuant to Resolution No. 02/2002/QH11 of August 5, 2002 of first session of
the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam prescribing the
list of ministries and ministerial-level agencies of the Government;
Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002
defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the
ministries and ministerial-level agencies;
At the proposals of the Minister of Aquatic Resources and the Minister of the
Interior,
DECREES:
Article 1.- Position and functions
The Ministry of Aquatic Resources is an agency of the Government, which performs the function of State management over aquatic resources, including: aquaculture, exploitation, processing, protection and development of aquatic resources in the inland areas and on the sea throughout the country; the State management over public services and acts as representative of the owner of the State capital portion at State-invested enterprises under its management as prescribed by laws.
...
...
...
1. To submit to the Government and/or the Prime Minister bills, draft ordinances and legal documents of the Government and the Prime Minister on aquatic resources.
2. To submit to the Government and/or the Prime Minister its development strategies and plannings, long-term, five-year and annual plans on aquatic resources and key programs and projects.
3. To promulgate decisions, directives and circulars falling within the scope of its State management.
4. To direct, guide, inspect and take responsibility for the implementation of approved legal documents, strategies, plannings and plans within the scope of its State management; to propagate, disseminate and educate in the legislation on aquatic resources.
5. On aquaculture:
a) To manage and develop aquaculture according to plannings and plans. To prescribe the import and export of aquatic breeds, the breed transportation, domestication, conservation, the selection, creation and recognition of new breeds, and the production of and trading in breeds; to perform the uniform management over breed quality; to form and manage breed systems; and to register national breeds;
b) To perform the uniform management over aquacultural feeds, veterinary drugs as well as assorted supplies, chemicals and bio-preparations used for aquaculture; to coordinate with ministries, branches and localities in controlling the impacts of plant protection drugs and industrial wastes on aquacultural environment according to law provisions.
6. On the exploitation of aquatic resources:
a) To perform the uniform management over activities of exploiting aquatic resources by domestic as well as foreign individuals and means in the inland and sea areas of Vietnam; to direct the exploitation of aquatic resources according to plannings, plans and law provisions on protection and development of aquatic resources;
...
...
...
b) To provide for fishing jobs, means, subjects and seasons;
c) To perform the uniform management over the registration and inspection of fishing gears. To register and expertise the technical safety of equipment subject to strict safety requirements used in the aquatic resources service such as: boilers, pressure cylinders and freezing equipment; to prescribe titles and criteria applicable to fishing ships’ crew members; to register and grant books on fishing ships’ crew members; to grant diplomas to fishing ships’ captains and chief engineer according to law provisions.
7. On the processing of aquatic products:
a) To organize and direct the implementation of plannings and plans on aquatic product-processing industry. To provide for production conditions, technical standards and environmental hygiene for the processing, preservation and transportation of aquatic products. To manage food qualify and safety of exported aquatic products; to coordinate with concerned ministries in promulgating regulations on the management of food quality and safety of imported aquatic products and aquatic products for domestic consumption;
b) To formulate and promulgate quality standards of aquatic products, guide and inspect the implementation thereof according to law provisions.
8. On the protection and development of aquatic resources:
a) To promulgate list of aquatic species need to be protected and regenerated; measures to protect the environment of aquatic ecological systems, conserve gene source as well as aquatic bio-diversity; to coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and concerned ministries and branches in stipulating measures to protect the environment and water resources related to the habitant environment of aquatic species;
b) To prescribe zones banned from exploitation, zones subject to exploitation restriction and aquatic species banned from import and/or export;
c) To organize surveys on, study, evaluate, manage and protect the sustainable development of aquatic resources, and to manage inland and off-shore conservation zones.
...
...
...
a) To manage and develop aquatic engineering and systems of fish ports and wharves under plannings approved by competent authorities;
b) To perform the uniform management over services for activities of exploitation, aquaculture and processing on sea.
10. On commercial activities in the domain of aquatic resources:
a) To coordinate with the concerned ministries in formulating commercial policies in the domain of aquatic resources for submission to the Government and the Prime Minister for decision;
b) To study and develop markets as well as the work of market information, trade promotion, support enterprises engaged in the production of, and trading in, aquatic products in seeking and expanding markets.
11. To organize and direct the implementation of the work of fishery promotion, to guide, disseminate information and transfer techniques and technologies on aquaculture, fishing, processing and protection of aquatic resources and environment of aquatic ecological systems.
12. To coordinate with the ministries, branches and provincial/municipal People’s Committees in organizing and directing the work of flood and storm prevention and combat, search and rescue, marine safety and labor protection in the aquatic resources service; to maintain order, security and defense on the sea.
13. To organize, direct, appraise, expertise, inspect and take responsibility for the efficient implementation of domestic and foreign-invested projects on aquatic resources under its management.
14. To effect international cooperation in the field of aquatic resources according to law provisions.
...
...
...
16. To decide on specific undertakings and measures and direct the realization of mechanisms for operation of public-service organizations in the aquatic resources sector according to law provisions; to manage and direct the operation of its attached non-business organizations.
17. To perform specific tasks and powers of the representative of the owner of the State capital portions at State-invested enterprises under its management according to law provisions.
18. To perform the State management over operation of private and collective economic organizations, associations and non-government organizations operating in the aquatic resources sector according to law provisions.
19. To examine, inspect and settle complaints and denunciations, to combat corruption and negative acts and handle violations of legislation on aquatic resources according to its competence.
20. To decide and direct the implementation of its administrative reform program according to the objectives and contents of the State’s administrative reform program already approved by the Prime Minister.
21. To manage the organizational apparatus and payroll; to direct the realization of wage policies as well as policies on preferential treatment, commendation, rewards and disciplines towards State officials and employees under its management; to train, foster and build a contingent of State officials and employees of the aquatic resources sector.
22. To manage allocated funding and assets and organize the execution of allocated budgets according to law provisions.
Article 3.- The organizational structure of the Ministry
a) Organizations assisting the Minister in performing the State management functions:
...
...
...
2. The Department for Private and Collective Economies;
3. The Planning-Finance Department;
4. The Science and Technology Department;
5. The International Cooperation Department;
6. The Legal Department;
7. The Organization and Personnel Department;
8. The Department for Aquatic Resources Exploitation and Protection;
9. The Department for Management of Aquatic Quality, Safety, Hygiene and Veterinary Medicine;
10. The Inspectorate;
...
...
...
b) Non-business organizations under the Ministry:
1. The Institute for Sea-Product Research;
2. The Institute for Aquatic Economics and Planning;
3. The Institute for Aquaculture Research I;
4. The Institute for Aquaculture Research II;
5. The Institute for Aquaculture Research III;
6. The National Fishery Promotion Center;
7. The Informatics Center;
8. The Aquatic Resources newspaper;
...
...
...
The Minister of Aquatic Resources shall assume the prime responsibility and coordinate with the Minister of the Interior in formulating and submitting the plan on reorganizing the existing schools to the Prime Minister for approval.
Article 4.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Government’s Decree No. 50/CP of June 21, 1994 on the tasks, powers, and organizational apparatus of the Ministry of Aquatic Resources and other regulations contrary to this Decree.
Article 5.- Implementation responsibility
The Minister of Aquatic Resources, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị định 43/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản
Số hiệu: | 43/2003/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 02/05/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 43/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản
Chưa có Video