CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2001/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2001 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ngày 28 tháng 3 năm 1998;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT
ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VÀ VIỆC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG
TRÊN CÁC VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 41/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2001)
1. Trao đổi thông tin, tài liệu cần thiết.
2. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thuộc chức năng của các Bộ, ngành.
3. Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của người và phương tiện hoạt động hợp pháp trên biển; bảo vệ chủ quyền, bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường biển.
5. Tìm kiếm, cứu nạn và khắc phục các sự cố trên biển.
6. Hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật và chống cướp biển.
7. Hoạt động hợp tác quốc tế.
8. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ của Lực lượng Cảnh sát biển.
9. Các hoạt động khác có liên quan.
Việc phối hợp, chỉ đạo hoạt động giữa Lực lượng Cảnh sát biển với Lực lượng Bộ đội Biên phòng và các lực lượng khác thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
1. Trên các vùng biển từ đường cơ sở trở ra đến ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Lực lượng Cảnh sát biển chủ trì, phối hợp với các lực lượng hữu quan khác để thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Trong quá trình hoạt động nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì Lực lượng Cảnh sát biển xử phạt theo thẩm quyền; đối với các vụ việc phức tạp Lực lượng Cảnh sát biển phối hợp với lực lượng chuyên ngành để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong vùng nội thủy và các cảng biển, khi có yêu cầu, Lực lượng Cảnh sát biển có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng hữu quan để thực hiện nhiệm vụ.
2. Trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các lực lượng chuyên ngành hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định; khi thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện hành vi vi phạm pháp luật nếu không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm thông báo, chuyển giao cho Lực lượng Cảnh sát biển hoặc các lực lượng chuyên ngành hữu quan khác để xử lý theo thẩm quyền.
PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN
1. Tổ chức hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển theo quy định tại Chương III Nghị định số 53/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 về tổ chức và hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển theo quy định của pháp luật.
3. Chủ trì các hoạt động phối hợp được quy định tại Điều 4 Quy chế này.
1. Trao đổi, cung cấp cho Lực lượng Cảnh sát biển những thông tin, tài liệu cần thiết về chủ trương, chính sách của Nhà nước trong hoạt động đối ngoại với các nước trong khu vực và quốc tế có liên quan đến hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển.
2. Hướng dẫn Lực lượng Cảnh sát biển giải quyết các trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn, tìm kiếm, cứu nạn, phòng chống ô nhiễm môi trường, chống cướp biển và các sự cố khác trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Thông báo kịp thời khi có những thay đổi về hệ thống báo hiệu hàng hải, độ sâu cho phép các loại tàu ra, vào các luồng và cảng biển, xây dựng mới hoặc phá dỡ các công trình trên biển và các chướng ngại vật khác trên vùng biển Việt Nam để đảm bảo an toàn hàng hải cho các tàu, thuyền hoạt động trên biển.
Thông báo về việc ban hành mới, đình chỉ, gia hạn, sửa đổi, thu hồi hoặc hủy bỏ các giấy tờ, tài liệu; các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật có liên quan tới hoạt động của các tàu, thuyền trên biển và việc cấp phép cho tàu, thuyền của nước ngoài vào hoạt động tại cảng biển và các khu vực hàng hải của Việt Nam.
2. Hướng dẫn, hỗ trợ Lực lượng Cảnh sát biển về công tác chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành để xác định hành vi vi phạm, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra để làm cơ sở xử lý.
3. Hoạt động hợp tác quốc tế về hàng hải.
4. Giáo dục, tuyên truyền pháp luật về hàng hải cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 1999 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định khác của pháp luật.
3. Phối hợp trong công tác thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính; xử lý tang vật, tài sản bị tịch thu sung công quỹ Nhà nước theo Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 1999.
1. Trao đổi các thông tin, tài liệu có liên quan đến các dự án có vốn đầu tư từ nước ngoài nhằm xây dựng và phát triển Lực lượng Cảnh sát biển.
2. Hướng dẫn xây dựng, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng và phát triển Lực lượng Cảnh sát biển.
3. Phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài.
4. Lập các phương án để kiểm soát các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
1. Trao đổi thông tin, cung cấp các tài liệu làm cơ sở cho việc xác định các hành vi gây ô nhiễm môi trường biển và các hoạt động khác có liên quan đến bảo vệ môi trường biển.
Thông báo về việc ban hành mới, thay đổi các quy định, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đối với việc bảo vệ môi trường biển hoặc giấy phép cần thiết khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường biển.
2. Kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường biển theo Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 1999 và các quy định khác của pháp luật.
3. Khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường biển và hướng dẫn đòi bồi thường thiệt hại về môi trường biển.
4. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực bảo vệ môi trường biển.
5. Giáo dục, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường biển cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Trao đổi thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.
2. Bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về công tác quản lý biển.
3. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực quản lý biển.
1. Trao đổi thông tin, tài liệu cần thiết về công tác tìm kiếm cứu nạn và ứng phó sự cố tràn dầu trên biển.
2. Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ về tìm kiếm cứu nạn được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 8 và 9 Điều 2 Quyết định số 63/2000/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên và bổ sung nhiệm vụ của ủy ban Quốc gia Tìm kiếm - Cứu nạn.
1. Trao đổi thông tin, tài liệu cần thiết về việc sử dụng máy phát và tần số vô tuyến điện trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thực hiện các hoạt động được quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 1 Quyết định số 242/TTg ngày 27 tháng 4 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của ủy ban tần số vô tuyến điện.
Điều 20. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp phối hợp chặt chẽ trong các công tác chuyên môn nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn và khắc phục sự cố trên biển, quản lý địa bàn có liên quan đến hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển; hỗ trợ, giúp đỡ về nơi đóng quân, trú đậu tàu, kho tàng, bến bãi và các điều kiện khác, tạo thuận lợi cho Lực lượng Cảnh sát biển thực hiện nhiệm vụ.
2. Hỗ trợ và thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 1999 và các quy định khác của pháp luật.
3. Tuyên truyền, giáo dục cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa phương hoạt động trên biển chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG
1. Trách nhiệm của Lực lượng Cảnh sát biển :
a) Thông báo tình hình vi phạm pháp luật về lĩnh vực an ninh, trật tự của các tổ chức, cá nhân trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Truy đuổi, bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật bỏ trốn, xâm phạm trái phép bằng đường biển và các hoạt động khác theo yêu cầu nghiệp vụ;
c) Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, vật chứng những vụ vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý của Lực lượng Công an.
2. Trách nhiệm của lực lượng hữu quan thuộc Bộ Công an :
a) Thông báo các thông tin cần thiết có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Lực lượng Cảnh sát biển trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm về bảo vệ an ninh, trật tự an toàn trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Truy tìm, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trên biển đang trốn tránh trên địa bàn theo thông báo của Lực lượng Cảnh sát biển và tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện, vật chứng những vụ vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý.
1. Trách nhiệm của Lực lượng Cảnh sát biển :
a) Thông báo tình hình vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân và phương tiện hoạt động trên biển, các thông tin liên quan đến các hoạt động hàng hải, cứu nạn, trục vớt và khắc phục các sự cố trên biển;
b) Triển khai lực lượng hỗ trợ khi có yêu cầu để ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hàng hải, giải quyết kịp thời các vi phạm khác xảy ra trên biển;
c) Phối hợp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động hàng hải theo Nghị định số 92/1999/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và các quy định khác của pháp luật;
d) Phối hợp thực hiện tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục các sự cố trên biển và chống cướp biển.
2. Trách nhiệm của các lực lượng hữu quan thuộc Bộ Giao thông vận tải :
a) Thông báo tình hình vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân và các sự cố xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Phối hợp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 1999 và các quy định khác của pháp luật;
c) Thực hiện việc huy động của Lực lượng Cảnh sát biển trong tình thế cấp thiết phải đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn, ứng phó với sự cố môi trường nghiêm trọng theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Nhận bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, vật chứng những vụ vi phạm pháp luật do Lực lượng Cảnh sát biển chuyển giao thuộc thẩm quyền xử lý.
Điều 24. Hoạt động phối hợp giữa Lực lượng Cảnh sát biển với lực lượng hữu quan thuộc Bộ Thủy sản.
1. Trách nhiệm của Lực lượng Cảnh sát biển :
a) Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết về tình hình vi phạm pháp luật của các loại phương tiện, tàu, thuyền nghề cá trong nước và nước ngoài hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Triển khai lực lượng hỗ trợ khi có yêu cầu nhằm kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo Nghị định số 48/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Nghị định số 49/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về quản lý hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong các vùng biển Việt Nam và các quy định khác của pháp luật;
c) Thực hiện tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục sự cố trên biển và chống cướp biển.
2. Trách nhiệm của lực lượng hữu quan thuộc Bộ Thủy sản :
a) Thông báo tình hình các loại phương tiện, tàu, thuyền hoạt động nghề cá có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển Việt Nam;
b) Phối hợp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 1999 và các quy định khác của pháp luật;
c) Thực hiện việc huy động của Lực lượng Cảnh sát biển trong tình thế cấp thiết phải đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn, ứng phó với sự cố môi trường nghiêm trọng theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Nhận bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, vật chứng những vụ vi phạm pháp luật do Lực lượng Cảnh sát biển chuyển giao theo thẩm quyền xử lý.
1. Trách nhiệm của Lực lượng Cảnh sát biển :
a) Cung cấp thông tin về những hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu; buôn lậu, gian lận thương mại của người và phương tiện hoạt động trên biển;
b) Triển khai lực lượng hỗ trợ khi có yêu cầu nhằm kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực hải quan trên biển;
c) Phối hợp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn lậu và các vi phạm hành chính về hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của lực lượng hữu quan thuộc Tổng cục Hải quan :
a) Thông báo những thông tin liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan và các lĩnh vực khác có liên quan;
b) Phối hợp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực hải quan theo Nghị định số 36/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 1999 và các quy định khác của pháp luật;
c) Thực hiện việc huy động của Lực lượng Cảnh sát biển trong tình thế cấp thiết phải đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn, ứng phó với sự cố môi trường nghiêm trọng theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Nhận bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, vật chứng những vụ vi phạm pháp luật do Lực lượng Cảnh sát biển chuyển giao thuộc thẩm quyền xử lý.
1. Trách nhiệm của Lực lượng Cảnh sát biển :
a) Thông báo về tình hình an ninh, trật tự an toàn trên biển có ảnh hưởng đến các hoạt động dầu khí;
b) Triển khai lực lượng hỗ trợ khi có yêu cầu để giải quyết các sự cố về dầu khí trên biển;
c) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của lực lượng thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam :
a) Thông báo về tình hình an ninh, trật tự an toàn, tình hình ô nhiễm môi trường trong khu vực có hoạt động dầu khí trên biển;
b) Thực hiện việc huy động của Lực lượng Cảnh sát biển trong tình thế cấp thiết phải đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn, ứng phó với sự cố môi trường nghiêm trọng theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy chế này thì được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm những quy định của Quy chế này và những quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 41/2001/ND-CP |
Hanoi, July 24, 2001 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the September 30, 1992 Law on
Organization of the Government;
Pursuant to the March 28, 1998 Ordinance on Vietnam’s Coast Guard;
At the proposal of the Minister of Defense,
DECREES:
Article 2.- This Decree takes effect 15 days after its signing.
...
...
...
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
ON THE COORDINATION OF THE STATE MANAGEMENT OVER ACTIVITIES
OF THE COAST GUARD FORCE AND THE COORDINATION OF ACTIVITIES OF VARIOUS FORCES
ON THE SEA AREAS AND CONTINENTAL SHELF OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
(Issued together with the Government’s Decree No. 41/2001/ND-CP of July 24,
2001)
...
...
...
1. Sharing necessary information and materials.
2. Studying, elaborating and promulgating relevant legal documents falling under the functions of the ministries and branches.
3. Patrolling, inspecting, controlling, detecting, preventing and handling acts of violation of the Vietnamese law and the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to on the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
4. Protecting the property of the State, the life and property of people and means lawfully operating on the sea; defending the national sovereignty, protecting natural resources, preventing and combating pollution of the marine environment.
5. Searching, salvaging and overcoming incidents on the sea.
6. Conducting activities to prevent and combat law violations and combat piracy.
7. Conducting international cooperation activities.
8. Educating, training and fostering the contingent of officers and men of the Coast Guard Force.
...
...
...
The coordination and direction of activities between the Coast Guard Force and the Border Guard Force as well as other forces of the Ministry of Defense shall be stipulated by the Ministry of Defense.
1. On the sea areas from the baseline to the outer boundary of the exclusive economic zone and continental shelf of Vietnam, the Coast Guard Force shall assume the prime responsibility and coordinate with other concerned forces in performing the function of security, order and safety management and ensuring the compliance with the Vietnamese law and the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
In the course of operation, if detecting any acts of law violation, the Coast Guard Force shall sanction them according to its competence; for complicated cases, it shall coordinate with the specialized forces in handling them according to law provisions.
In the internal waters and seaports, the Coast Guard Force shall, when requested, have the responsibility to coordinate with the local administrations and concerned forces in performing its tasks.
2. On the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam, the specialized forces shall operate according to their functions, tasks and powers prescribed by law; when performing their tasks, and detecting acts of law violation not under their respective competence, they shall have to inform and transfer the cases to the Coast Guard Force or other concerned specialized forces for handling according to their competence.
3. The concerned branches may entrust the Coast Guard Force to perform a number of certain activities under their functions, tasks and powers. The contents and scope of such entrustment shall be detailed by the Ministry of Defense and concerned ministries and branches.
...
...
...
COORDINATION OF THE STATE MANAGEMENT OVER ACTIVITIES OF THE COAST GUARD FORCE
1. Organizing the operation of the Coast Guard Force according to the provisions of Chapter III, Decree No. 53/1998/ND-CP of July 21, 1998 on the organization and operation of Vietnam’s Coast Guard.
2. Directing its attached agencies to coordinate with the concerned functional agencies of the ministries, branches and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in building infrastructure to meet the activity requirements of the Coast Guard Force according to law provisions.
3. Assuming the prime responsibility for coordinated activities specified in Article 4 of this Regulation.
1. Supplying the Coast Guard Force necessary information related to the functions and tasks of the Coast Guard Force in detecting, preventing and handling violations of security, order and safety and law-breaking acts committed on the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Guiding and assisting the Coast Guard Force in the security, order and other professional work.
3. Educating and disseminating the legislation on security, order and safety among organizations and individuals operating on the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
...
...
...
1. Sharing with and supplying the Coast Guard Force necessary information and materials on the State’s undertakings and policies on the external relations with other countries in the region and the world, which are related to activities of the Coast Guard Force.
2. Guiding the Coast Guard Force in settling cases where foreign organizations and individuals violate the Vietnamese law and relevant international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to, on the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
3. Effecting international cooperation in the field of security, order and safety, search and salvage, prevention and combat of environmental pollution, fight against piracy and other incidents on the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
1. Informing in time changes in the maritime signalling system, the sea lanes’ and seaports’ depths allowable for the entry and exit of ships of various kinds, constructing new marine projects or dismantling old ones and other obstacles on the sea areas of Vietnam so as to ensure maritime safety for ships and boats operating on the sea.
Notifying the issuance, suspension, extension, amendment, revocation or cancellation of papers and documents; technical criteria and norms related to the activities of ships and boats on the sea as well as the granting of permission for foreign ships and boats to enter the seaports and maritime zones of Vietnam.
2. Guiding and assisting the Coast Guard Force in the professional work and specialized tasks so as to determine acts of violation and the extent of damage caused thereby for use as basis for handling.
3. Effecting international cooperation on maritime activities.
4. Educating and disseminating maritime legislation among organizations and individuals operating on the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
...
...
...
1. Studying, elaborating and submitting to competent levels for promulgation or promulgating according to its competence legal documents on finance, taxation, invoices and vouchers related to the transportation and trading of goods on the sea.
2. Detecting, preventing and sanctioning administrative violations in the taxation field according to Decree No. 36/1999/ND-CP of June 9, 1999 on the sanctioning of administrative violations in the territorial sea, the contiguous zone, the exclusive economic zone and the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam and other law provisions.
3. Coordinating in the collection, payment, management and use of fines imposed on administrative violations; handling the seized material evidences and properties and confiscating them into the State fund according to Decree No. 36/1999/ND-CP of June 9, 1999.
1. Sharing information and materials related to foreign-invested projects in order to build and develop the Coast Guard Force.
2. Guiding the elaboration of, and inspecting investment projects to build and develop the Coast Guard Force.
3. Coordinating in handling matters that arise in the course of implementation of foreign and domestic investment projects.
1. Supplying necessary information and materials on fishing means, ships and boats and the management of fishing activities on the sea; forms of permits, papers and professional certificates related to fishing activities on the sea.
...
...
...
3. Guiding and assisting the Coast Guard Force in the specialized aquatic resource work in order to determine acts of violation in the field of aquatic resource protection as basis for handling and sanctioning.
4. Working out plans for controlling acts of violation in the field of aquatic resource protection.
5. Effecting international cooperation in the field of aquatic resource protection.
6. Educating and disseminating the legislation on aquatic resource protection among organizations and individuals operating on the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
1. Sharing information, supplying materials for use as basis for determining acts of polluting the marine environment and other activities related to the protection of the marine environment.
Notifying the new regulations on and standards of Vietnam’s environment and any amendments thereto with regard to the protection of the marine environment or other necessary permits according to the law provisions on the protection of the marine environment.
2. Inspecting, controlling, detecting, preventing and sanctioning administrative violations of the provisions of Decree No. 36/1999/ND-CP of June 9, 1999 and other law provisions on the protection of the marine environment.
3. Overcoming incidents of pollution of the marine environment and guiding the claim for compensation for damage to the marine environment.
...
...
...
5. Educating and disseminating the legislation on marine environment protection among organizations and individuals operating in the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
1. Sharing necessary information and materials related to the activities of the Coast Guard Force, sovereignty protection, sovereignty rights and national jurisdiction on the sea.
2. Fostering personnel specialized in the marine management work.
3. Effecting international cooperation in the field of marine management.
1. Sharing necessary information and materials related to import and export activities, smuggling, trade frauds and supplying other necessary customs forms for goods transportation by sea.
2. Organizing the fostering and training to raise the customs professional levels of the officers and men of the Coast Guard Force.
3. Educating and disseminating the customs legislation among organizations and individuals operating on the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
...
...
...
1. Sharing necessary information and materials related to the search and salvage work and coping with oil spillings on the sea.
2. Elaborating plans and conducting activities according to the search and salvage functions and tasks prescribed in Clauses 1, 2, 3, 8 and 9, Article 2 of the Prime Minister’s Decision No. 63/2000/QD-TTg of June 7, 2000 on the renaming and addition of the tasks of the National Committee for Search and Salvage.
1. Sharing necessary information and materials on the use of radio transmitters and frequencies on the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Conducting activities prescribed in Clauses 2 and 3, Article 1 of the Prime Minister’s Decision No. 242/TTg of April 27, 1995 on the functions, tasks, powers, organizational structure and working regime of the Committee for Radio Frequencies.
1. Direct the specialized agencies and the lower-level People’s Committees to directly and closely coordinate in the specialized work of searching, salvaging, and overcoming incidents on the sea, and managing areas related to the activities of the Coast Guard Force; support and assist the Coast Guard Force in providing places for stationing troops and harboring ships and boats, storehouses and yards, and create other favorable conditions for the Coast Guard Force to perform its tasks.
2. Support and effect the sanctioning of administrative violations according to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, Decree No. 36/1999/ND-CP of June 9, 1999 and other law provisions.
3. Propagate among and educate local organizations and individuals operating on the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam to abide by the provisions of the Vietnamese law and relevant international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
...
...
...
COORDINATION OF ACTIVITIES AMONG VARIOUS FORCES
1. Responsibilities of the Coast Guard Force:
a/ To notify the situation of law violations in the field of security and order committed by organizations and individuals on the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam;
b/ To pursue and seize those who violate the law then flee and/or illegally encroach by sea, and carry out other activities according to professional requirements;
c/ To hand over dossiers, persons, means and material evidences seized in the cases of law violation under the handling competence of the Police Force.
2. Responsibilities of the concerned forces of the Ministry of Public Security:
a/ To notify necessary information related to the functions and tasks of the Coast Guard Force in the detection, prevention and handling of violations of security, order and safety on the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam;
...
...
...
1. Responsibilities of the Coast Guard Force:
a/ To notify the situation of law violations committed by organizations, individuals and means operating on the sea, necessary information related to maritime activities, search, salvage and overcoming of incidents on the sea;
b/ To deploy supporting forces when requested to prevent and handle acts of law violation in the maritime field, promptly deal with other violations committed on the sea;
c/ To coordinate in inspecting, controlling, detecting, preventing and handling administrative violations in maritime activities according to Decree No. 92/1999/ND-CP of September 4, 1999 on the sanctioning of administrative violations in the maritime field and other law provisions;
d/ To coordinate in searching, salvaging and overcoming incidents on the sea and combating sea piracy.
2. Responsibilities of the concerned forces of the Ministry of Communications and Transport:
a/ To notify the situation of law violations committed by organizations and individuals as well as incidents occurring on the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam;
b/ To coordinate in inspecting, controlling, detecting, preventing and sanctioning administrative violations in the maritime field according to Decree No. 36/1999/ND-CP of June 9, 1999 and other law provisions;
...
...
...
d/ To receive the dossiers, persons, means and materials evidences seized in the cases of law violation, handed over by the Coast Guard Force under its handling competence.
1. Responsibilities of the Coast Guard Force:
a/ To supply necessary information and materials on the situation of law violations committed by domestic and foreign fishing means, ships and boats operating on the sea areas and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam;
b/ To deploy supporting forces when requested in order to inspect, control, detect, prevent and handle administrative violations in the field of aquatic resource protection according to the Government’s Decree No. 48/CP of August 12, 1996 on the sanctioning of administrative violations in the field of aquatic resource protection and Decree No. 49/1998/ND-CP of July 13, 1998 on the management of fishing activities of foreign persons and means on the sea areas of Vietnam and other law provisions;
c/ To search, salvage and overcome incidents on the sea and combat sea piracy.
2. Responsibilities of the concerned forces of the Ministry of Aquatic Resources:
a/ To notify the situation of fishing means, ships and boats that commit acts of law violation in the field of aquatic resource protection on the sea areas of Vietnam;
b/ To coordinate in inspecting, controlling, detecting, preventing and sanctioning administrative violations in the field of aquatic resource protection and exploitation according to Decree No. 36/1999/ND-CP of June 9, 1999 and other law provisions;
...
...
...
d/ To receive dossiers, persons, means and material evidences seized in the cases of law violation and handed over by the Coast Guard Force under its handling competence.
1. Responsibilities of the Coast Guard Force:
a/ To supply information on acts of violation in the field of export, import, smuggling and trade frauds committed by persons and means operating on the sea;
b/ To deploy supporting forces when requested in order to inspect, control, detect and prevent administrative violations in the field of customs on the sea;
c/ To coordinate in inspecting, controlling, detecting, preventing and handling acts of smuggling and customs-related administrative violations according to law provisions.
2. Responsibilities of the concerned forces of the General Department of Customs:
a/ To notify information related to the prevention of and fight against law violations in the customs and other related fields;
b/ To coordinate in inspecting, controlling, detecting, preventing and sanctioning administrative violations in the field of customs according to Decree No. 36/1999/ND-CP of June 9, 1999 and other law provisions;
...
...
...
d/ To receive dossiers, persons, means and material evidences seized in the cases of law violation and handed over by the Coast Guard Force under its handling competence.
1. Responsibilities of the Coast Guard Force:
a/ To notify the situation of security, order and safety on the sea, that may affect oil and gas activities;
b/ To deploy supporting forces, when requested, to deal with oil and gas incidents on the sea;
c/ To detect, prevent and handle law violations in the oil and gas field according to law provisions.
2. Responsibilities of the forces of Vietnam Oil and Gas Corporation:
a/ To notify the situation of security, order and safety and the situation of environmental pollution in the sea areas where oil and gas activities are being carried out;
b/ To comply with the mobilization by the Coast Guard Force in urgent circumstances to pursue law-violating persons and means, provide first aid to victims, cope with serious environmental incidents as prescribed in Article 12 of the Ordinance on Vietnam’s Coast Guard.
...
...
...
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Organizations and individuals that record outstanding achievements in the implementation of this Regulation shall be commended and/or rewarded according to the State’s general regulations.
Article 28.- Handling of violations
Organizations and individuals that violate the provisions of this Regulation and other relevant law provisions shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability according to law provisions.
;Nghị định 41/2001/NĐ-CP ban hành Quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam
Số hiệu: | 41/2001/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 24/07/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 41/2001/NĐ-CP ban hành Quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam
Chưa có Video