CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2024/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2024 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 167 HĐ/CTN ngày 24 tháng 8 năm 1998 của Chủ tịch nước về việc phê chuẩn Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CẤM VŨ KHÍ HÓA HỌC
Nghị định này quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học (sau đây gọi tắt là Công ước cấm vũ khí hóa học) trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
1. Các quy định chung về việc thực hiện Công ước cấm vũ khí hoá học.
2. Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến, sử dụng, tàng trữ hoá chất Bảng; sản xuất hoá chất DOC, DOC-PSF.
3. Báo cáo hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC-PSF.
4. Các quy định về thanh sát và thanh tra, kiểm tra.
5. Quản lý nhà nước về hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC-PSF.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc liên quan đến các hoạt động thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Các hoạt động thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học được áp dụng theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Các hành vi bị cấm và các mục đích không bị cấm áp dụng theo khoản 1 Điều 1 và khoản 9 Điều 2 Công ước cấm vũ khí hóa học.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vũ khí hoá học được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hoá học bao gồm các loại sau đây, riêng biệt hoặc trong tổ hợp:
a) Các hóa chất độc và tiền chất của chúng, trừ trường hợp được sử dụng cho những mục đích không bị cấm theo Công ước cấm vũ khí hóa học với số lượng và chủng loại phù hợp với các mục đích đó;
b) Đạn dược và thiết bị được thiết kế chuyên biệt để gây tử vong hoặc gây tác hại khác thông qua độc tính của các hoá chất độc nêu tại điểm a khoản này. Độc tính của các hóa chất có thể phát sinh khi sử dụng các loại đạn dược và/hoặc thiết bị này;
c) Bất kỳ loại trang thiết bị nào được thiết kế chuyên dụng, trực tiếp liên quan đến sử dụng các loại đạn dược và/hoặc thiết bị nêu tại điểm b khoản này.
2. Hóa chất độc được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hóa học là bất kỳ hóa chất nào, thông qua phản ứng hóa học của hóa chất đó lên quá trình sống, có thể gây tử vong, tê liệt tạm thời hoặc tác hại lâu dài đối với con người và động vật. Khái niệm này được áp dụng cho tất cả các loại hóa chất có đặc tính nêu trên, không phân biệt nguồn gốc, phương pháp sản xuất và cơ sở sản xuất, kể cả quân sự hoặc phi quân sự.
3. Tiền chất được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hóa học là bất kỳ hoá chất nào tham gia ở bất cứ công đoạn nào và bằng bất kỳ phương pháp nào trong việc tạo ra một hóa chất độc. Tiền chất bao gồm bất kỳ thành phần chủ yếu nào của hệ hoá chất nhị nguyên tố hoặc đa nguyên tố.
4. Hóa chất Bảng là hóa chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước cấm vũ khí hóa học và được phân theo thứ tự 1, 2, 3 theo tiêu chí quy định tại phụ lục Hóa chất của Công ước cấm vũ khí hóa học. Hóa chất Bảng bao gồm chất thuộc Danh mục và hỗn hợp chất chứa chất thuộc Danh mục.
5. Chất chống bạo loạn được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hóa học là bất kỳ hoá chất nào không phải hoá chất Bảng nhưng có thể nhanh chóng gây ra tác động kích thích trên con người hoặc làm mất khả năng của cơ thể, các tác động này sẽ biến mất trong thời gian ngắn sau khi ngừng tiếp xúc với hóa chất.
6. Hóa chất hữu cơ riêng biệt (hóa chất DOC) được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học bao gồm tất cả các hợp chất có chứa cacbon, ngoại trừ các ôxit, sunfua của các hợp chất này và các cacbonat kim loại, được phân biệt bởi tên, công thức cấu tạo (nếu có) hoặc số đăng ký CAS (nếu có) của hóa chất đó. Hóa chất DOC-PSF được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hoá học là hóa chất hữu cơ riêng biệt có chứa một trong các nguyên tố như phốt pho, lưu huỳnh hoặc flo.
7. Sản xuất hóa chất được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hóa học là hoạt động điều chế một hóa chất thông qua phản ứng hóa học.
8. Kinh doanh hóa chất bao gồm hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng hóa chất trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
9. Chế biến hóa chất được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hoá học là việc thực hiện các quá trình vật lý như pha chế, chưng cất, chiết xuất, tinh lọc mà ở đó hóa chất không bị biến đổi thành hóa chất khác.
10. Sử dụng hóa chất được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hóa học là việc chuyển hóa một hóa chất thành một hóa chất khác thông qua phản ứng hóa học.
11. Tàng trữ hóa chất Bảng được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học là việc lưu giữ, bảo quản hóa chất Bảng chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết trong kho chứa, thùng chứa, bồn chứa chuyên dụng tại cơ sở hóa chất.
12. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (sau đây gọi tắt là Tổ chức Công ước) là tổ chức do các Quốc gia thành viên Công ước thành lập nhằm đạt được mục tiêu và quản lý các đối tượng của Công ước cấm vũ khí hóa học, đảm bảo việc thực hiện các điều khoản, kể cả các điều khoản về kiểm chứng quốc tế đối với việc tuân thủ Công ước cấm vũ khí hóa học và tạo ra diễn đàn tham khảo, hợp tác giữa các Quốc gia thành viên.
13. Quốc gia thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học là quốc gia đã ký và phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước Cấm vũ khí hóa học và chính thức trở thành thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học sau ngày thứ 30 kể từ ngày nộp lưu chiểu phê chuẩn hoặc thông báo về việc gia nhập Công ước Cấm vũ khí hóa học cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.
14. Cơ sở hóa chất được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học là nơi diễn ra một hay nhiều hoạt động sản xuất, chế biến, sử dụng và tàng trữ hóa chất chịu sự kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học. Cơ sở hóa chất có thể là một địa điểm gồm một hay nhiều nhà máy, hoặc một bộ phận sản xuất độc lập.
Bộ phận sản xuất là tổ hợp của các chủng loại thiết bị bao gồm cả thùng chứa đã có hoặc tự tạo cần thiết cho quá trình sản xuất, chế biến và sử dụng hóa chất.
Cơ sở hóa chất được phân thành cơ sở hóa chất Bảng 1, 2, 3 và cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF, trong đó:
a) Cơ sở hóa chất Bảng 1 là nơi diễn ra một hay nhiều hoạt động sản xuất, chế biến, sử dụng hoặc tàng trữ hóa chất Bảng 1. Cơ sở hóa chất Bảng 1 được phân thành cơ sở quy mô đơn lẻ và cơ sở khác, trong đó:
Cơ sở quy mô đơn lẻ là cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 1 cho các mục đích: Nghiên cứu, y tế, dược phẩm hoặc quốc phòng, an ninh. Tại cơ sở quy mô đơn lẻ, việc sản xuất được thực hiện trong các thiết bị phản ứng không cấu thành sản xuất liên tục. Dung tích của các thiết bị phản ứng không vượt quá 100 lít và tổng dung tích của các thiết bị phản ứng có dung tích trên 5 lít không vượt quá 500 lít.
Cơ sở khác là cơ sở hóa chất Bảng 1 nhưng khác với cơ sở quy mô đơn lẻ, bao gồm: Cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 1 cho mục đích quốc phòng, an ninh với tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm; cơ sở sản xuất các hóa chất Bảng 1 cho mục đích nghiên cứu, y tế hoặc dược phẩm với sản lượng trên 100 gam/năm đối với một hóa chất nhưng tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm; phòng thí nghiệm điều chế tổng hợp hóa chất Bảng 1 cho mục đích nghiên cứu, y tế, dược phẩm với tổng sản lượng từ 100 gam/năm trở lên;
b) Cơ sở hóa chất Bảng 2 là nơi diễn ra một hay nhiều hoạt động sản xuất, chế biến hoặc sử dụng hóa chất Bảng 2;
c) Cơ sở hóa chất Bảng 3 là nơi diễn ra hoạt động sản xuất hóa chất Bảng 3;
d) Cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF là nơi diễn ra hoạt động sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF.
15. Sản lượng được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học là khối lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất, chế biến, sử dụng hoặc dự kiến sản xuất, chế biến, sử dụng một hóa chất cụ thể trong năm nào đó của một cơ sở hóa chất. Sản lượng hóa chất có thể bằng hoặc vượt công suất sản xuất hóa chất đó của cơ sở.
16. Kiểm chứng số liệu xuất khẩu, nhập khẩu là việc Tổ chức Công ước hoặc Cơ quan Quốc gia Việt Nam kiểm tra, xem xét, đối chiếu số liệu xuất khẩu, nhập khẩu các hóa chất Bảng của các tổ chức, cá nhân được cấp phép nhằm mục đích tái xác nhận sự phù hợp của các số liệu đã báo cáo hoặc phát hiện các sai sót phải điều chỉnh để bảo đảm sự minh bạch, chính xác và trung thực của việc báo cáo.
17. Thanh sát quốc tế được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học là cuộc kiểm tra tại chỗ do Tổ chức Công ước tiến hành tại một cơ sở hóa chất thuộc diện bị thanh sát đã được Quốc gia thành viên báo cáo với Tổ chức Công ước nhằm xác nhận sự phù hợp của thông tin đã báo cáo và chứng nhận việc tuân thủ các quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học tại cơ sở nêu trên.
a) Thanh sát ban đầu là cuộc thanh sát đầu tiên của Tổ chức Công ước đối với một cơ sở hóa chất bất kỳ thuộc diện bị thanh sát;
b) Thanh sát lại là cuộc thanh sát sau cuộc thanh sát ban đầu đối với một cơ sở hóa chất Bảng 3 hoặc cơ sở DOC, DOC-PSF do Tổ chức Công ước tiến hành để tái kiểm tra sự phù hợp của báo cáo mà quốc gia thành viên đã nộp cho Tổ chức Công ước;
c) Thanh sát có hệ thống là cuộc thanh sát sau cuộc thanh sát ban đầu được tiến hành định kỳ tại một cơ sở hóa chất Bảng 1 hoặc Bảng 2 theo một thoả thuận riêng về cơ sở đó (thoả thuận cơ sở) nhằm mục đích kiểm tra và tái xác nhận sự phù hợp của báo cáo mà Quốc gia thành viên đã đệ trình với Tổ chức Công ước;
d) Thanh sát đột xuất là cuộc thanh sát đối với một cơ sở hóa chất bất kỳ nằm trên lãnh thổ hoặc bất cứ nơi nào thuộc quyền tài phán của một Quốc gia thành viên vào bất kỳ thời điểm nào nhằm mục đích làm sáng tỏ các cáo buộc về việc không tuân thủ Công ước Cấm vũ khí hóa học tại cơ sở hoá chất nêu trên. Thanh sát đột xuất được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của một Quốc gia thành viên khác và được Hội đồng Chấp hành của Tổ chức Công ước xem xét, quyết định theo trình tự quy định tại Điều IX và phần X Thanh sát đột xuất theo điều IX của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
đ) Thoả thuận cơ sở là thoả thuận được ký kết giữa Quốc gia thành viên với Tổ chức Công ước liên quan đến việc thanh sát một cơ sở hóa chất cụ thể thuộc diện bị thanh sát. Thoả thuận cơ sở được dự thảo trong thời gian diễn ra cuộc thanh sát ban đầu và thường được lập đối với các cơ sở hóa chất Bảng 1 và 2.
e) Đội hộ tống là nhóm chuyên gia do Cơ quan Quốc gia Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập để phối hợp làm việc với Đoàn thanh sát quốc tế của Tổ chức Công ước trong quá trình Đoàn thanh sát quốc tế tiến hành hoạt động thanh sát tại Việt Nam.
18. Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong bản gốc.
Đối với hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính, bản sao là bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu. Đối với hồ sơ nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến thì bản sao là bản scan từ bản gốc hoặc bản điện tử hợp lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
19. CAS là mã số định danh duy nhất cho các nguyên tố hóa học, các hợp chất hóa học, các polyme, các chuỗi sinh học, các hỗn hợp và các hợp kim.
20. Danh mục thiết bị thanh sát được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hoá học là những thiết bị và dụng cụ cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Đoàn thanh sát đã được Tổ chức Công ước xác nhận.
Điều 5. Danh mục hóa chất Bảng
1. Ban hành Danh mục các hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2 và hóa chất Bảng 3 tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
2. Bổ sung trường hợp ngoại trừ đối với một số hoá chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất như sau:
STT |
Tên tiếng Việt |
Tên tiếng Anh |
Mã HS |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
55 |
Asen và hợp chất của asen, ngoại trừ: |
Arsenic and arsenic compounds. Exemption: |
2812.10 |
--- |
--- |
Arsenic trichloride |
Arsenic trichloride |
2812.10 |
7784-34-1 |
AsCl3 |
|
79 |
Xyanua và hợp chất xyanua, ngoại trừ: |
Cyanide and cyanide compound. Exemption: |
2811.19 |
--- |
--- |
Cyanogen chloride |
Cyanogen chloride |
2853.10 |
506-77-4 |
CClN |
|
Hydrogen cyanide |
Hydrogen cyanide |
2811.12 |
74-90-8 |
HCN |
3. Bãi bỏ một số hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất như sau:
STT |
Tên tiếng Việt |
Tên tiếng Anh |
Mã HS |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
263 |
Dimetyl photphit |
Dimethyl phosphite |
29209090 |
868-85-9 |
C2H7O3P |
333 |
Fonofos (O-Etyl S-pheny letyl photphonodithioat) onofos |
Fonofos (O-Ethyl S-phenylethylphosp honodithioate) |
29309090 |
944-22-9 |
C10H15OS2P |
489 |
Metyl dietanol amin |
Methyldiethanol amine |
29221990 |
105-59-9 |
C5H13ON |
618 |
Pinacolyl alcohol: 3,3-Dimetyl butan-2-ol |
Pinacolyl alcohol: 3,3-Dimetylbutan-2-ol |
29051900 |
464-07-3 |
C6H14O |
720 |
Triethy photphit |
Triethy phosphite |
29209090 |
122-52-1 |
C6H15O3P |
4. Bãi bỏ một số hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo tại Phụ lục V kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất như sau:
STT |
Tên tiếng Việt |
Tên tiếng Anh |
Mã HS |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
137 |
Bis(2-clo etyl) sunphit |
Bis(2-chloro ethyl) sulphide |
29309090 |
505-60-2 |
C4H8Cl2S |
198 |
Cacbon diclorua |
Carbonic dichloride (phosgene) |
28112990 |
75-44-5 |
CCl2O |
242 |
Clopicrin: Triclo nitro metan |
Chloropicrin: Trichloro nitro metan |
29049000 |
76-06-2 |
CCl3NO2 |
291 |
Cyanogen clorit |
Cyanogen chloride |
28530000 |
506-77-4 |
CClN |
374 |
Dietyl photphit |
Diethyl phosphite |
29209090 |
762-04-9 |
C4H11O3P |
527 |
Fonofos |
Fonofos |
29309090 |
944-22-9 |
C10H15OS2P |
656 |
Lưu huỳnh clorua |
Sulfur monochloride |
28121000 |
10025-67-9 |
Cl2S2 |
658 |
Lưu huỳnh diclorit |
Sulfur dichloride |
28121000 |
10545-99-0 |
SCl2 |
762 |
N,n-dietyl amino etanol |
N,n-diethyl amino etanol |
29221990 |
100-37-8 |
C6H15ON |
767 |
N,n-dimetyl amino etanol và các muối proton hóa chất tương ứng |
N,n-Dimetyl amino ethanol |
29221990 |
108-01-0 |
C4H11ON |
815 |
N-etyl diethanol amin |
N-Ethyl diethanol amine |
29221990 |
139-87-7 |
C6H15O2N |
918 |
PFIB: 1,1,3,3,3-Pentaflo-2-(triflo metyl)-1-propen |
1-Propene,1,1,3,3,3- pentafluoro-2-(trifluoromethyl)- |
29033990 |
382-21-8 |
C4F8 |
935 |
Phosphorus triclorit |
Phosphorus trichloride |
28121000 |
7719-12-2 |
PCl3 |
937 |
Photpho pentaclorua |
Phosphorus penta chloride |
28121000 |
10026-13-8 |
PCl5 |
1090 |
Trietyl photphit |
Triethy phosphite |
29209090 |
122-52-1 |
C6H15O3P |
1103 |
Trimetyl photphit |
Trimethyl phosphite |
29209090 |
121-45-9 |
C3H9O3P |
5. Hóa chất Bảng 1 thuộc Danh mục Hóa chất cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.
Điều 6. Cơ quan quốc gia Việt Nam thực hiện Công ước Cấm vũ khí hoá học
Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) được chỉ định là Cơ quan quốc gia Việt Nam thực hiện Công ước Cấm vũ khí hoá học, đầu mối liên hệ giữa Việt Nam với Tổ chức Công ước và với các Quốc gia thành viên khác theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Công ước.
Điều 7. Phòng, chống phổ biến vũ khí hoá học
Các nội dung về phòng, chống phổ biến vũ khí hóa học được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 8. Yêu cầu về an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng; sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF
1. Cơ sở sản xuất hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF phải đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 Luật Hóa chất và Điều 4, khoản 1 và 2 Điều 5, khoản 1 và 2 Điều 6 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất (sau đây gọi tắt là Nghị định số 113/2017/NĐ-CP).
2. Cơ sở kinh doanh hóa chất Bảng phải đáp ứng các yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Luật Hóa chất và Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1 và 2 Điều 6 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
Điều 9. Thực hiện các quy định về quản lý hóa chất
1. Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến, sử dụng và tàng trữ hóa chất Bảng; sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF phải tuân thủ các quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại Điều 36, 37, 39 và 42 Luật Hóa chất; Điều 20 và 21 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất (sau đây gọi tắt là Nghị định số 82/2022/NĐ-CP).
2. Phân loại, ghi nhãn và Phiếu an toàn hóa chất
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất Bảng; sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF có trách nhiệm phân loại, ghi nhãn, lập Phiếu an toàn hóa chất đối với hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF trước khi đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường theo quy định tại Điều 27, 28 và 29 Luật Hóa chất; Điều 23 và 24 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP.
3. Phiếu kiểm soát mua bán hóa chất độc
Tổ chức, cá nhân mua bán hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF có trách nhiệm lập Phiếu kiểm soát mua bán hóa chất độc theo Điều 23 Luật Hóa chất nếu các hóa chất có một trong những đặc tính nguy hiểm quy định từ điểm đ đến điểm n khoản 4 Điều 4 Luật Hóa chất.
4. Huấn luyện an toàn hóa chất
Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF, kinh doanh, xuất nhập khẩu, chế biến, sử dụng và tàng trữ hóa chất Bảng phải tuân thủ các quy định về huấn luyện an toàn hóa chất tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP.
5. San chiết, đóng gói hóa chất Bảng
Yêu cầu đối với việc san chiết, đóng gói hóa chất Bảng thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
6. Cung cấp thông tin và lưu trữ thông tin hóa chất
Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF, kinh doanh, xuất nhập khẩu, chế biến, sử dụng và tàng trữ hóa chất Bảng có trách nhiệm cung cấp thông tin và lưu trữ thông tin về hóa chất theo quy định tại Điều 49, Điều 53 Luật Hóa chất.
7. Vận chuyển hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF
Tổ chức, cá nhân vận chuyển hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của pháp luật về đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng không dân dụng, hàng hải, các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên và các quy định khác của pháp luật.
Mục 2. SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT BẢNG; SẢN XUẤT HÓA CHẤT DOC, DOC-PSF
Điều 10. Điều kiện cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng
1. Điều kiện sản xuất
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
c) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất Bảng phải có trình độ từ đại học trở lên chuyên ngành hóa chất;
d) Các đối tượng thuộc quy định tại Điều 32 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
2. Điều kiện kinh doanh
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này;
c) Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất và an toàn phòng, chống cháy nổ;
d) Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất Bảng phải có trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành hóa chất;
đ) Các đối tượng thuộc quy định tại Điều 32 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
3. Cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 1 ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Chỉ được sản xuất hóa chất Bảng 1 cho một hoặc một số mục đích đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Đầu tư, bao gồm phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh;
b) Quy mô sản xuất tại cơ sở quy mô đơn lẻ, dung tích của các thiết bị phản ứng không vượt quá 100 lít và tổng dung tích của các thiết bị phản ứng có dung tích trên 5 lít không vượt quá 500 lít. Quy mô sản xuất tại các cơ sở khác, tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm đối với mục đích bảo vệ; sản lượng không vượt quá 100 gam/năm đối với một hoá chất nhưng tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm đối với mục đích nghiên cứu, y tế, dược phẩm; tổng sản lượng không vượt quá 100 gam/năm đối với các phòng thí nghiệm.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng điều kiện: Chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 cho các mục đích không bị cấm quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1
1. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, đánh giá điều kiện thực tế và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Trong đó, nêu rõ quy mô sản xuất tại cơ sở quy mô đơn lẻ, dung tích của các thiết bị phản ứng không vượt quá 100 lít và tổng dung tích của các thiết bị phản ứng có dung tích trên 5 lít không vượt quá 500 lít. Quy mô sản xuất tại các cơ sở khác, tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm đối với mục đích bảo vệ; sản lượng không vượt quá 100 gam/năm đối với một hoá chất nhưng tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm đối với mục đích nghiên cứu, y tế, dược phẩm; tổng sản lượng không vượt quá 100 gam/năm đối với các phòng thí nghiệm. Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa;
c) Bản sao Bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất;
d) Bản sao Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP;
đ) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
e) Bản sao Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Bản sao Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
g) Bản cam kết sản xuất hóa chất Bảng 1 cho một hoặc một số mục đích đặc biệt được quy định tại khoản 2, Điều 6 Luật Đầu tư, bao gồm phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
3. Trình tự, thủ tục thẩm định, cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1.
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Công Thương;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian cấp phép quy định tại điểm c khoản này;
c) Trong thời hạn 16 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế. Trường hợp đáp ứng điều kiện sản xuất, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ cấp giấy phép sản xuất hoá chất Bảng 1 theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Bộ Công Thương có văn bản trả lời không cấp Giấy phép, nêu rõ lý do;
d) Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị cấp Giấy phép. Thời gian lấy ý kiến đối đa 05 ngày làm việc, không kể thời gian gửi và nhận văn bản và không tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điều này. Quá thời hạn trên, nếu Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành không có ý kiến góp ý bằng văn bản thì được coi là đồng ý với đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân.
4. Hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy phép
a) Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi Bộ Công Thương qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; bản chính Giấy phép đã được cấp trong trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép trong trường hợp Giấy phép bị hư hỏng (nếu có);
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương kiểm tra và trình Thủ tướng Chính phủ cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định không cấp lại Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
5. Hồ sơ, thủ tục điều chỉnh Giấy phép
a) Trường hợp có thay đổi về địa điểm sản xuất hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép và gửi Bộ Công Thương qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy phép theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; bản chính Giấy phép đã được cấp; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng được điều kiện sản xuất đối với các nội dung điều chỉnh;
c) Thủ tục điều chỉnh Giấy phép thực hiện như cấp mới Giấy phép.
1. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, đánh giá điều kiện thực tế, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa;
c) Bản sao Bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất đối với cơ sở sản xuất hóa chất Bảng;
d) Bản sao Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP;
đ) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
e) Bản sao Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Bản sao Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
g) Bản cam kết sản xuất hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 cho các mục đích không bị cấm quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản kê khai các điểm kinh doanh;
c) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
d) Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Bản sao Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bản thuyết minh về điều kiện kinh doanh được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;
e) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn của từng điểm kinh doanh hóa chất;
g) Bản sao Bằng trung cấp trở lên chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
h) Bản sao Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP;
i) Bản cam kết kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 cho các mục đích không bị cấm quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất và kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất và kinh doanh hóa chất Bảng được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản kê khai các cơ sở sản xuất, điểm kinh doanh hóa chất;
c) Bản sao quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất;
d) Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Bản sao Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất và kinh doanh được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa, Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;
e) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất;
g) Bản sao Bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất; Bản sao Bằng trung cấp trở lên chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
h) Bản sao quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP;
i) Bản cam kết sản xuất và kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 cho các mục đích không bị cấm quy định tại Điều 3 Nghị định này.
5. Trình tự, thủ tục thẩm định, cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Công Thương;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian cấp phép quy định tại điểm c khoản này;
c) Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân theo mẫu tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
d) Trường hợp sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 cho các mục đích chuyên ngành (y tế, dược phẩm, nông nghiệp, an ninh, quốc phòng), khi cần thiết, Bộ Công Thương lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi cấp phép. Thời gian lấy ý kiến đối đa 05 ngày làm việc, không kể thời gian gửi và nhận văn bản và không tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điều này. Quá thời hạn trên, nếu Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành không có ý kiến góp ý bằng văn bản thì được coi là đồng ý với đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân;
đ) Sau khi cấp phép, Bộ Công Thương gửi 01 bản Giấy phép về Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính để phối hợp theo dõi, quản lý.
6. Miễn trừ cấp Giấy phép kinh doanh đối với hóa chất Bảng 2 và hóa chất Bảng 3 có nồng độ dưới 1%.
7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3
a) Trường hợp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi Bộ Công Thương qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép; bản chính Giấy phép đã được cấp trong trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép trong trường hợp Giấy phép bị hư hỏng (nếu có);
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương kiểm tra, cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trường hợp không cấp lại Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
8. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3
a) Trường hợp có thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép và gửi Bộ Công Thương nhận qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép: Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy phép; bản chính Giấy phép đã được cấp; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng được điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với các nội dung điều chỉnh;
c) Trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy phép như cấp mới Giấy phép.
Điều 13. Đánh giá điều kiện thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng để cấp phép
1. Đánh giá điều kiện thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng bao gồm quan sát hiện trường cơ sở về đảm bảo các yêu cầu liên quan đến an toàn hóa chất; xem xét và tra cứu tài liệu, hồ sơ và các hoạt động khác có liên quan.
2. Nội dung đánh giá điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng được quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Trong quá trình đánh giá điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng, đoàn đánh giá ghi biên bản đánh giá được quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bộ Công Thương thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng. Đoàn đánh giá có ít nhất 03 thành viên bao gồm 02 thành viên của Bộ Công Thương (trong đó 01 thành viên là Trưởng đoàn), 01 thành viên là đại diện của Sở Công Thương nơi có trụ sở chính hoặc nơi có kho chứa hóa chất của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng.
Điều 14. Thu hồi Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng là cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép.
2. Việc thu hồi Giấy phép được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật Hoá chất và các văn bản hướng dẫn.
Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng
1. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng và đáp ứng các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và môi trường.
2. Duy trì các điều kiện về sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh và các quy định về quản lý hóa chất quy định tại Điều 8, 9 và 10 Nghị định này sau khi được cấp phép.
3. Phải lập sổ theo dõi riêng việc mua bán hóa chất Bảng. Sổ theo dõi có các nội dung: Tên hóa chất Bảng, hàm lượng, khối lượng xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tồn kho; tên khách hàng gồm các thông tin như địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ kinh doanh, số điện thoại, mục đích mua bán hóa chất Bảng.
4. Thực hiện các quy định về báo cáo tại Điều 23, 24 và 25 Nghị định này; thực hiện các quy định về thanh sát, thanh tra, kiểm tra tại Chương IV Nghị định này.
5. Lưu giữ Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng tại cơ sở sản xuất, kinh doanh làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với trường hợp hóa chất Bảng bị mất, thất lạc trên đường vận chuyển; mất, thất lạc tại cơ sở.
Điều 16. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF
1. Đảm bảo các yêu cầu trong sản xuất và các quy định về quản lý hóa chất theo quy định tại Điều 8 và 9 Nghị định này.
2. Thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
3. Các cơ sở sản xuất hóa chất DOC có sản lượng trên 200 tấn/năm, DOC-PSF có sản lượng trên 30 tấn/năm phải thực hiện các quy định về thanh sát, thanh tra, kiểm tra tại Chương IV Nghị định này.
Mục 3. NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU HÓA CHẤT BẢNG
Điều 17. Yêu cầu chung về nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng
1. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2 từ các Quốc gia thành viên của Công ước Cấm vũ khí hóa học. Trường hợp việc xuất khẩu hóa chất Bảng 3 được thực hiện với tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên của Công ước thì phải có Giấy chứng nhận sử dụng cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia này.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng là điều kiện để thông quan khi nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng.
3. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu hóa chất Bảng để kinh doanh sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng.
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng thực hiện các quy định về báo cáo tại Điều 23, 24 và 25 Nghị định này; thực hiện các quy định về thanh tra, kiểm tra tại Điều 34 và 35 Nghị định này.
5. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất Bảng để sử dụng trong quá trình sản xuất phải thực hiện các yêu cầu quy định tại Điều 21 và 22 Nghị định này.
6. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép nhập khẩu hóa chất Bảng không phải thực hiện các quy định về khai báo hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo theo quy định của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP.
1. Bộ Công Thương là cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao một trong các tài liệu sau: hợp đồng, thoả thuận mua bán, hóa đơn, vận đơn ghi rõ tên, số lượng hóa chất Bảng, thời gian dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu và quốc gia dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Phiếu an toàn hóa chất (bằng tiếng Việt).
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng 1
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Công Thương;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian cấp phép quy định tại điểm c khoản này;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Công Thương kiểm tra và trình Thủ tướng Chính phủ cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng 1. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
d) Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng 1 quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và có thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;
đ) Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ cấp phép. Thời gian lấy ý kiến đối đa 05 ngày làm việc, không kể thời gian gửi và nhận văn bản và không tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điều này. Quá thời hạn trên, nếu Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành không có ý kiến góp ý bằng văn bản thì được coi là đồng ý với đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân.
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép
a) Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi Bộ Công Thương qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép; bản chính Giấy phép đã được cấp trong trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép trong trường hợp Giấy phép bị hư hỏng (nếu có);
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương kiểm tra trình Thủ tướng Chính phủ cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không cấp lại Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
d) Thời hạn của Giấy phép cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép đã cấp.
5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp điều chỉnh Giấy phép
a) Trường hợp thay đổi nội dung hợp đồng, thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ hoặc hóa đơn, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép và gửi Bộ Công Thương qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép; giấy tờ, tài liệu xác nhận đối với các nội dung điều chỉnh;
c) Thủ tục điều chỉnh Giấy phép thực hiện như cấp mới Giấy phép.
6. Hồ sơ, thủ tục gia hạn Giấy phép
a) Giấy phép được gia hạn trong trường hợp hết thời hạn ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 3 Điều này nhưng việc xuất khẩu, nhập khẩu chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa xong. Giấy phép chỉ được gia hạn 01 lần;
b) Trước khi Giấy phép hết hạn tối thiểu 10 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn Giấy phép phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép gửi Bộ Công Thương qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
c) Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị gia hạn Giấy phép; bản sao Giấy phép đã được cấp;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương kiểm tra, trình Thủ tướng Chính phủ gia hạn Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không gia hạn Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
đ) Giấy phép được gia hạn không quá 06 tháng kể từ ngày cấp phép gia hạn.
1. Bộ Công Thương là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao một trong các tài liệu sau: hợp đồng, thoả thuận mua bán, hóa đơn, vận đơn ghi rõ tên, số lượng hóa chất Bảng, thời gian dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu và quốc gia dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Phiếu an toàn hóa chất (bằng tiếng Việt);
đ) Bản sao Giấy chứng nhận sử dụng cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu không phải là Quốc gia thành viên của Công ước Cấm vũ khí hóa học (trường hợp xuất khẩu hóa chất Bảng 3 với quốc gia không phải thành viên của Công ước Cấm vũ khí hóa học).
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lập 01 bộ hồ sơ quy định khoản 2 Điều này gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Công Thương;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian cấp phép quy định tại điểm c khoản này;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Công Thương kiểm tra và cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
d) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và có thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;
đ) Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 cho các mục đích chuyên ngành (y tế, dược phẩm, nông nghiệp, an ninh, quốc phòng), khi cần thiết, Bộ Công Thương lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi cấp phép. Thời gian lấy ý kiến đối đa 05 ngày làm việc, không kể thời gian gửi và nhận văn bản và không tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điều này. Quá thời hạn trên, nếu Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành không có ý kiến góp ý bằng văn bản thì được coi là đồng ý với đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân.
4. Miễn trừ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với hóa chất Bảng 2 và hóa chất Bảng 3 có nồng độ dưới 1%.
5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép
a) Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi Bộ Công Thương qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép; bản chính Giấy phép đã được cấp trong trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép trong trường hợp Giấy phép bị hư hỏng;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương kiểm tra, cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp lại Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
d) Thời hạn của Giấy phép cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép đã cấp.
6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp điều chỉnh Giấy phép
a) Trường hợp thay đổi nội dung hợp đồng, thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ hoặc hóa đơn, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép và gửi Bộ Công Thương qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép; giấy tờ, tài liệu xác nhận đối với các nội dung điều chỉnh;
c) Thời hạn Giấy phép cấp điều chỉnh thực hiện như cấp mới Giấy phép.
7. Hồ sơ, thủ tục gia hạn Giấy phép
a) Giấy phép được gia hạn trong trường hợp hết thời hạn ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 3 Điều này nhưng việc xuất khẩu, nhập khẩu chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa xong. Giấy phép chỉ được gia hạn 01 lần;
b) Trước khi Giấy phép hết hạn tối thiểu 05 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn Giấy phép phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép gửi Bộ Công Thương qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
c) Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị gia hạn Giấy phép; bản sao Giấy phép đã được cấp;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương kiểm tra, gia hạn Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không gia hạn Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
đ) Giấy phép được gia hạn không quá 06 tháng kể từ ngày cấp phép gia hạn.
8. Việc tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, gia hạn Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
9. Tại thời điểm thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3, tổ chức, cá nhân không phải xuất trình Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 cho cơ quan hải quan.
Điều 20. Thu hồi Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép.
2. Việc thu hồi Giấy phép được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật Hoá chất và các văn bản hướng dẫn.
Mục 4. CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG, TÀNG TRỮ HÓA CHẤT BẢNG
Điều 21. Yêu cầu chế biến, sử dụng, tàng trữ hóa chất Bảng
1. Tổ chức, cá nhân chế biến, sử dụng, tàng trữ hóa chất Bảng để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác phải tuân thủ các quy định tại Chương V Luật Hóa chất và thực hiện quy định tại Điều 8 Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân chế biến, sử dụng, tàng trữ hóa chất Bảng 1 thực hiện quy định về báo cáo tại Điều 23 Nghị định này. Tổ chức, cá nhân chế biến, sử dụng hóa chất Bảng 2 thực hiện quy định về báo cáo tại Điều 24 Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân chế biến, sử dụng, tàng trữ hóa chất Bảng thực hiện các quy định về thanh sát tại Chương IV Nghị định này.
Điều 22. Hồ sơ theo dõi tình hình chế biến, sử dụng hóa chất Bảng
1. Cơ sở chế biến, sử dụng hóa chất Bảng phải lập hồ sơ theo dõi việc chế biến, sử dụng hóa chất Bảng, gồm:
a) Sổ theo dõi chế biến, sử dụng hóa chất Bảng;
b) Phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP.
2. Nội dung ghi chép trong Sổ theo dõi chế biến, sử dụng hóa chất Bảng phải cập nhật đầy đủ các thông tin gồm: Tên khoa học, tên thương mại, công thức hóa học của hóa chất; số lượng hóa chất chế biến hoặc sử dụng, thông tin liên quan đến sự cố hóa chất, an toàn hóa chất (nếu có); những đặc tính, tác động phát sinh mới gây nguy hiểm của hóa chất (nếu có).
3. Sổ theo dõi chế biến, sử dụng hóa chất Bảng và Phiếu an toàn hóa chất được lưu giữ tại cơ sở chế biến, sử dụng hóa chất Bảng trong thời gian 03 năm kể từ ngày kết thúc chế biến, sử dụng hóa chất đó.
BÁO CÁO HÓA CHẤT BẢNG, HÓA CHẤT DOC, DOC - PSF
Điều 23. Báo cáo đối với hóa chất Bảng 1
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu, chế biến, sử dụng, tàng trữ hóa chất Bảng 1 phải thực hiện báo cáo với Cục Hóa chất theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời gian báo cáo cụ thể như sau:
a) Chậm nhất 210 ngày trước khi cơ sở đi vào hoạt động (theo Mẫu số 08a Phụ lục II) hoặc trước khi thực hiện việc bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi hoạt động hiện có (theo Mẫu số 08b Phụ lục II);
b) Chậm nhất 45 ngày trước khi thực hiện việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu (theo Mẫu số 08c Phụ lục II);
c) Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm nộp báo cáo về các hoạt động có trong năm trước và các hoạt động dự kiến cho năm tiếp theo (theo Mẫu số 08d Phụ lục II). Báo cáo hằng năm được thực hiện thông qua Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia.
Điều 24. Báo cáo đối với hóa chất Bảng 2
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, chế biến, sử dụng hóa chất Bảng 2 với sản lượng 01 kg/năm đối với một hóa chất Bảng 2A*; 100 kg/năm đối với một hóa chất Bảng 2A; 01 tấn/năm đối với một hóa chất Bảng 2B hoặc với nồng độ từ 1% trở lên đối với hóa chất Bảng 2A* và 2A; nồng độ từ 30% trở lên đối với hóa chất Bảng 2B phải báo cáo với Cục Hóa chất theo Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời gian báo cáo cụ thể như sau:
a) Chậm nhất 60 ngày trước khi cơ sở đi vào hoạt động (theo Mẫu số 09a Phụ lục II);
b) Chậm nhất 30 ngày trước khi thực hiện việc bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi hoạt động hiện có (theo Mẫu số 09b Phụ lục II);
c) Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, nộp báo cáo về các hoạt động có trong năm trước và các hoạt động dự kiến trong năm tiếp theo (theo Mẫu số 09c Phụ lục II). Báo cáo hằng năm được thực hiện thông qua Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia.
Điều 25. Báo cáo đối với hóa chất Bảng 3
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hóa chất Bảng 3 với nồng độ từ 30% trở lên phải báo cáo với Cục Hóa chất theo Mẫu số 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời gian báo cáo cụ thể như sau:
a) Chậm nhất 60 ngày trước khi cơ sở đi vào hoạt động (theo Mẫu số 10a Phụ lục II);
b) Chậm nhất 30 ngày trước khi thực hiện việc bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi hoạt động hiện có (theo Mẫu số 10b Phụ lục II);
c) Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, nộp báo cáo về các hoạt động có trong năm trước và các hoạt động dự kiến trong năm tiếp theo (theo Mẫu số 10c Phụ lục II). Báo cáo hằng năm được thực hiện thông qua Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia.
Điều 26. Báo cáo đối với hóa chất DOC, DOC-PSF
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất DOC với sản lượng từ 200 tấn/năm trở lên và sản xuất hóa chất DOC-PSF với sản lượng từ 30 tấn/năm trở lên phải báo cáo với Cục Hóa chất quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời gian báo cáo cụ thể như sau:
a) Chậm nhất 60 ngày trước khi cơ sở đi vào hoạt động (theo Mẫu số 11a Phụ lục II);
b) Chậm nhất 30 ngày trước khi thực hiện việc bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi hoạt động hiện có (theo Mẫu số 11b Phụ lục II);
c) Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, nộp báo cáo về các hoạt động có trong năm trước và các hoạt động dự kiến trong năm tiếp theo (theo Mẫu số 11c Phụ lục II). Báo cáo hằng năm được thực hiện thông qua Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia.
CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH SÁT VÀ THANH TRA, KIỂM TRA
1. Các cơ sở hóa chất Bảng 1 là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát có hệ thống của Tổ chức Công ước.
2. Các cơ sở hóa chất Bảng 2 là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát có hệ thống của Tổ chức Công ước nếu có sản lượng bằng hoặc vượt ngưỡng sau:
a) 10 kg/năm đối với một hóa chất Bảng 2A*;
b) 01 tấn/năm đối với một hóa chất Bảng 2A;
c) 10 tấn/năm đối với một hóa chất Bảng 2B.
3. Các cơ sở hóa chất Bảng 3 có sản lượng từ 200 tấn/năm trở lên là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát lại của Tổ chức Công ước.
4. Các cơ sở sản xuất hóa chất DOC với sản lượng trên 200 tấn/năm và sản xuất hóa chất DOC-PSF với sản lượng trên 30 tấn/năm là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát lại của Tổ chức Công ước.
5. Tổ chức Công ước có thể tiến hành thanh sát đột xuất tại bất kỳ cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 và cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF khi có cáo buộc về việc vi phạm Công ước Cấm vũ khí hóa học.
Điều 28. Trách nhiệm của cơ sở bị thanh sát
1. Chấp hành đầy đủ các quy định về thanh sát của Tổ chức Công ước; tuân thủ hướng dẫn của Đội hộ tống trong quá trình tiến hành thanh sát tại cơ sở; hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn thanh sát quốc tế của Tổ chức Công ước hoàn thành nhiệm vụ quy định trong lệnh thanh sát.
2. Bố trí phòng làm việc, tủ tài liệu có khóa, điện thoại cố định nối mạng quốc tế, máy fax và máy hủy tài liệu cho Đoàn thanh sát quốc tế.
3. Bố trí cán bộ có thẩm quyền và am hiểu về hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng như: Quản lý, kỹ thuật công nghệ, kinh doanh, tài chính, môi trường, an toàn lao động để làm việc với Đoàn thanh sát quốc tế.
4. Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, sơ đồ, bản vẽ, sổ sách cần thiết để làm việc với Đoàn thanh sát quốc tế.
5. Hỗ trợ Đoàn thanh sát quốc tế lấy mẫu khi được yêu cầu.
6. Các chi phí sử dụng được Ban Thư ký của Tổ chức Công ước hoàn trả cho cơ sở khi phía cơ sở yêu cầu theo mẫu của Tổ chức Công ước.
1. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 1
a) Kiểm tra các hoạt động tại cơ sở theo yêu cầu tại Phần I - Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
b) Kiểm tra việc thực hiện quy định về báo cáo hóa chất Bảng 1;
c) Đánh giá khả năng gây rủi ro của các hoạt động hóa chất tại cơ sở.
2. Đối với hóa chất Bảng 2
a) Kiểm tra các hoạt động tại cơ sở theo yêu cầu tại Phần VI - Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
b) Kiểm tra việc thực hiện quy định về báo cáo hóa chất Bảng 2;
c) Đánh giá khả năng gây rủi ro của các hoạt động hóa chất tại cơ sở.
3. Đối với hóa chất Bảng 3 và hóa chất DOC, DOC-PSF
a) Kiểm tra các hoạt động tại cơ sở theo yêu cầu tại Phần VII - Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
b) Kiểm tra các hóa chất Bảng được sản xuất tại cơ sở theo yêu cầu tại phần X - Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học.
1. Cơ quan Quốc gia Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Đội hộ tống để tiếp đón và làm việc với Đoàn thanh sát quốc tế của Tổ chức Công ước. Thành viên Đội hộ tống gồm đại diện các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Đoàn thanh sát đến làm việc.
2. Đội hộ tống thay mặt Cơ quan quốc gia thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện quyền kiểm tra theo khoản 29 mục c Phần II - Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học để đảm bảo sự phù hợp của số thiết bị do Đoàn thanh sát quốc tế mang vào Việt Nam;
b) Tạo điều kiện để Đoàn thanh sát quốc tế hoàn thành nhiệm vụ theo đúng nội dung tại quyết định thanh sát của Tổ chức Công ước;
c) Phối hợp với cơ sở bị thanh sát và các đơn vị chức năng, chuyên môn liên quan thực hiện mọi biện pháp bảo vệ cơ sở, thông tin và số liệu không liên quan đến mục đích và nội dung thanh sát.
3. Đối với các cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2: Trong thời gian tiến hành cuộc thanh sát ban đầu, Cơ quan Quốc gia Việt Nam, Đội hộ tống cùng đại diện cơ sở tổ chức đàm phán với Đoàn thanh sát quốc tế để thống nhất nội dung của thỏa thuận cơ sở trong đó quy định các chi tiết cho việc thanh sát có hệ thống tại cơ sở kể từ sau cuộc thanh sát ban đầu.
4. Cơ quan Quốc gia Việt Nam, Đội hộ tống phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
1. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 1
a) Thời gian thông báo quyết định thanh sát không dưới 24 giờ trước khi tới địa điểm nhập cảnh;
b) Thời gian tiến hành thanh sát tại cơ sở phụ thuộc vào nguy cơ rủi ro đối với các mục tiêu và mục đích của Công ước Cấm vũ khí hóa học.
2. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 2
a) Thời gian thông báo quyết định thanh sát không dưới 48 giờ trước khi tới địa điểm bị thanh sát;
b) Thời gian tiến hành thanh sát tại cơ sở là 96 giờ, có thể kéo dài trên cơ sở thỏa thuận riêng cụ thể.
3. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 3, hóa chất DOC, DOC-PSF
a) Thời gian thông báo quyết định thanh sát không dưới 120 giờ trước khi tới địa điểm bị thanh sát;
b) Thời gian tiến hành thanh sát tại cơ sở là 24 giờ, có thể kéo dài trên cơ sở thỏa thuận riêng cụ thể.
1. Phương pháp tiến hành thanh sát
a) Thanh sát bằng trực quan thiết bị sản xuất, phòng điều khiển, phòng thí nghiệm, kho chứa nguyên liệu và khu vực xử lý chất thải;
b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu;
c) Thảo luận và phỏng vấn;
d) Lấy mẫu và phân tích nếu cần.
2. Trình tự thanh sát
a) Nghe đại diện cơ sở giới thiệu về cơ sở, gồm các nội dung: Hoạt động của cơ sở; sơ đồ mặt bằng của nhà máy, phân xưởng là đối tượng thanh sát; phản ứng hóa học; quy trình công nghệ; cân bằng vật chất, nguyên liệu của sản xuất; xử lý chất thải; các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe;
b) Thăm các hạng mục nằm trong phạm vi cơ sở;
c) Thống nhất kế hoạch và nội dung thanh sát;
d) Kiểm tra khu vực vận hành sản xuất; kiểm tra các hồ sơ về cung ứng nguyên liệu, sản phẩm và sản xuất; kiểm tra kho hàng, khu vực xử lý chất thải, khu vực lưu giữ các hóa chất không đạt chỉ tiêu kỹ thuật; tham quan phòng thí nghiệm (nếu có); kiểm tra tài liệu.
Kiểm tra tài liệu bao gồm những hạng mục: Tài liệu quy trình công nghệ (sơ đồ tiến trình công nghệ, công suất, sơ đồ công ty, bản đồ nhà máy); nhật ký vận hành nhà máy, hồ sơ các mẻ; hồ sơ kiểm tra chất lượng, kể cả các số liệu phân tích; hồ sơ về kho hàng và vận chuyển (cả bên trong lẫn bên ngoài); các tài liệu về đảm bảo sức khỏe, an toàn và môi trường, gồm Phiếu an toàn hóa chất (MSDS) của các hóa chất, quy trình vận hành chuẩn (SOP), quy định an toàn riêng của cơ sở, quy định về giới hạn tiếp xúc với các hóa chất có trong cơ sở, cảnh báo nguy hại có thể có;
đ) Trong vòng 24 giờ sau khi kết thúc thanh sát, Đoàn thanh sát quốc tế cùng đại diện của cơ sở và Cơ quan Quốc gia Việt Nam xem xét lại kết quả thanh sát ban đầu do Đoàn thanh sát quốc tế đưa ra và làm rõ các nội dung còn nghi ngờ (nếu có). Kết quả ban đầu được thể hiện trong dự thảo Báo cáo sơ bộ về cuộc thanh sát được ký giữa đại diện của cơ sở và Cơ quan Quốc gia Việt Nam với Trưởng Đoàn thanh sát quốc tế.
3. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2
a) Trong thời gian tiến hành cuộc thanh sát ban đầu sẽ diễn ra các cuộc đàm phán giữa Đoàn thanh sát quốc tế và Cơ quan Quốc gia Việt Nam thống nhất về nội dung dự thảo thỏa thuận liên quan đến việc thanh sát tại các cơ sở để trình Tổ chức Công ước và Chính phủ Việt Nam ký kết;
b) Việc thanh sát lại cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2 thực hiện như thanh sát đối với cơ sở hóa chất Bảng 3 và cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF quy định tại điểm b khoản 17 Điều 4 Nghị định này.
4. Thanh sát đột xuất
a) Thanh sát đột xuất nhằm làm sáng tỏ cáo buộc của một quốc gia thành viên về việc vi phạm quy định Công ước Cấm vũ khí hóa học tại một cơ sở hóa chất thuộc diện kiểm soát của một quốc gia thành viên khác;
b) Thời gian thông báo quyết định thanh sát đột xuất: Không dưới 12 giờ trước khi tới địa điểm nhập cảnh. Thời gian tiến hành thanh sát tại cơ sở không quá 84 giờ, trừ khi được kéo dài theo thỏa thuận với quốc gia bị thanh sát.
1. Trong thời gian thực hiện việc thanh sát tại Việt Nam, thành viên của Đoàn thanh sát quốc tế được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo quy định về các đặc quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hợp quốc năm 1946.
2. Mẫu vật, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được Hội nghị các Quốc gia thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học phê chuẩn do Đoàn thanh sát quốc tế mang vào Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ thanh sát thì được miễn báo cáo và kiểm tra hải quan; được miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu.
1. Thanh tra các hoạt động liên quan đến việc thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Thanh tra đột xuất dựa trên những căn cứ sau đây:
a) Thông qua công tác quản lý của mình, cơ quan có thẩm quyền phát hiện các thông tin, tài liệu có dấu hiệu vi phạm các quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học, quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Có tin báo, tố giác về các hoạt động vi phạm.
1. Định kỳ hàng năm, Cơ quan Quốc gia Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện kiểm tra đối với các cơ sở hóa chất Bảng và hóa chất DOC, DOC-PSF.
2. Đối tượng được kiểm tra gồm các cơ sở hóa chất Bảng và hóa chất DOC, DOC - PSF được quy định tại Điều 27 Nghị định này.
3. Kiểm tra nhằm các mục đích sau đây:
a) Các đối tượng được kiểm tra tuân thủ đầy đủ các quy định của Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
b) Nâng cao năng lực chuyên môn cho các đối tượng được kiểm tra, chuẩn bị đón tiếp các Đoàn thanh sát quốc tế của Tổ chức Công ước;
c) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học đến các đối tượng được kiểm tra.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CẤM VŨ KHÍ HOÁ HỌC
Điều 36. Trách nhiệm của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Công Thương thực hiện các nội dung sau:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học;
b) Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, gia hạn, thu hồi theo thẩm quyền Giấy phép sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3; tiếp nhận hồ sơ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng 1;
c) Quản lý việc sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến, sử dụng, tàng trữ hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
d) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến, sử dụng, tàng trữ hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
đ) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Công ước Cấm vũ khí hóa học và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
e) Chủ trì thực hiện hợp tác quốc tế trong khuôn khổ của Công ước Cấm vũ khí hóa học.
3. Bộ Quốc phòng quản lý đạn dược, thiết bị tại điểm b và c khoản 1 Điều 4 Nghị định này; thực hiện việc quản lý, thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến Công ước Cấm vũ khí hóa học trong các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
4. Bộ Công an quản lý chất chống bạo loạn tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này; thực hiện việc quản lý, thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến Công ước Cấm vũ khí hóa học trong các đơn vị thuộc Bộ Công an.
5. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp trong việc cấp thị thực nhập cảnh cho thanh sát viên và trợ lý thanh sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học phù hợp các quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với thiết bị phát sóng vô tuyến điện của Tổ chức Công ước thuộc Danh mục thiết bị thanh sát với các yêu cầu về vận hành và thông số kỹ thuật được phê duyệt bởi Hội nghị các Quốc gia thành viên, để đảm bảo thông tin liên lạc nội bộ trong thời gian Tổ chức Công ước tiến hành hoạt động thanh sát tại Việt Nam.
Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Phối hợp với Cơ quan Quốc gia Việt Nam tiếp đón Đoàn thanh sát quốc tế đối với các cơ sở hóa chất Bảng và hóa chất DOC, DOC - PSF.
2. Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về hoạt động hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC - PSF đối với các đơn vị được cấp phép tại địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý.
3. Phối hợp với Bộ Công Thương tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC - PSF tại địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Tiếp nhận báo cáo định kỳ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, tồn trữ hóa chất Bảng và sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF tại địa phương.
1. Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục được sử dụng cho đến khi hết hạn ghi trong Giấy phép.
2. Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp đối với 03 hóa chất: Arsenic trichloride, Cyanogen chloride, Hydrogen cyanide được cấp trước khi Nghị định này có hiệu lực, được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện đối với các hóa chất được bãi bỏ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định này, được cấp trước khi Nghị định này có hiệu lực, được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu đối với các hóa chất phải khai báo được bãi bỏ theo khoản 4 Điều 5 Nghị định này, được thực hiện trước khi Nghị định này có hiệu lực, tiếp tục có giá trị cho đến khi thực hiện xong thủ tục nhập khẩu.
5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng rà soát để hoàn thiện điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng quy định tại Nghị định này và phải đăng ký cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
6. Các quy định về báo cáo hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC - PSF quy định tại mục c, khoản 2 các Điều 23, 24, 25, 26 Nghị định này thông qua Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia được áp dụng kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2025.
Điều 39. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản được viện dẫn trong Nghị định này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 5 năm 2024.
2. Nghị định này thay thế các văn bản quy phạm pháp luật; điểm, khoản, điều của các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
a) Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
b) Điều 9, điểm a khoản 2 Điều 47 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
c) Điều 12 và 13 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
d) Điều 6 và 7 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
3. Bãi bỏ Quyết định số 76/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ công tác thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học và phá hủy các loại vũ khí này (Công ước Cấm vũ khí hoá học).
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
TM. CHÍNH
PHỦ |
DANH MỤC
HÓA CHẤT BẢNG
(Kèm
theo Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 3
năm 2024 của
Chính
phủ)
Những hóa chất Bảng dưới đây là những chất chính (cơ chất), còn các dẫn xuất của chúng được Tổ chức Công ước liệt kê trong Sổ tay Hóa chất hoặc trên Cơ sở dữ liệu của Tổ chức Công ước (https://apps.opcw.org/CAS/default.aspx). Đến tháng 12 năm 2022, Cơ sở dữ liệu của Tổ chức Công ước ghi nhận 35.849 hóa chất Bảng. Thông tin về các hóa chất Bảng này sẽ được Bộ Công Thương cung cấp theo yêu cầu cụ thể.
STT |
Tên hóa chất theo tiếng Việt |
Tên hóa chất theo tiếng Anh |
Mã số HS |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
1A |
Các hóa chất độc |
Toxic Chemicals |
|
|
|
1. |
Các hợp chất O-Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) alkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-phosphonofluoridate, |
O-Alkyl (<=C10, incl. cycloalkyl) alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)-phosphonofluoridates |
2931.59 |
|
|
Ví dụ: |
E.g. |
|
|
|
|
Sarin: O-Isopropyl methylphosphonofluoridate |
Sarin: O-Isopropyl methylphosphonofluoridate |
2931.59 |
107-44-8 |
C4H10FO2P |
|
Soman: O-Pinacolyl methylphosphonofluoridate |
Soman: O-Pinacolyl methylphosphonofluoridate |
2931.59 |
96-64-0 |
C7H16FO2P |
|
2. |
Các hợp chất 0-Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) N,N-dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) - phosphoramidocyanidate |
O-Alkyl (<=C10, incl. cycloalkyl) N,N-dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphoramidocyanidates |
2931.49 |
|
|
Ví dụ: |
E.g. |
|
|
|
|
Tabun:O-Ethyl N,N-dimethyl phosphoramidocyanidate |
Tabun:O-Ethyl N,N-dimethyl phosphoramidocyanidate |
2931.49 |
77-81-6 |
C5H11N2O2P |
|
3. |
Các hợp chất O-Alkyl (H or <C10, gồm cả cycloalkyl) S-2-dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-aminoethyl alkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphonothiolate và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng |
O-Alkyl (H or <=C10, incl. cycloalkyl) S-2-dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)- aminoethyl alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonothiolates and corresponding alkylated or protonated salts |
|
|
|
Ví dụ: |
E.g. |
|
|
|
|
VX: O-Ethyl S-2-diisopropylaminoethyl methyl phosphonothiolate |
VX: O-Ethyl S-2-diisopropylaminoethyl methyl phosphonothiolate |
2930.90 |
50782-69-9 |
C11H26NO2PS |
|
4. |
Các chất khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh: |
Sulfur mustards: |
|
|
|
2-Chloroethylchloromethylsulfide |
2-Chloroethylchloromethylsulfide |
2930.90 |
2625-76-5 |
C3H6Cl2S2 |
|
Khí gây bỏng: Bis(2-chloroethyl)sulfide |
Mustard gas: Bis(2-chloroethyl)sulfide |
2930.90 |
505-60-2 |
C4H8Cl2S2 |
|
Bis(2-chloroethylthio)methane |
Bis(2-chloroethylthio)methane |
2930.90 |
63869-13-6 |
C5H10Cl2S2 |
|
Sesquimustard: 1,2-Bis(2-chloroethylthio)ethane |
Scsquimustard: 1,2-Bis(2-chloroethylthio)ethane |
2930.90 |
3563-36-8 |
C6H12Cl2S2 |
|
1,3-Bis(2-chloroethylthio)-n-propane |
1,3-Bis(2-chloroethylthio)-n-propane |
2930.90 |
63905-10-2 |
C7H14Cl2S2 |
|
1,4-Bis(2-chloroethylthio)-n-butane |
1,4-Bis(2-chloroethylthio)-n-butane |
2930.90 |
142868-93-7 |
C8H16Cl2S2 |
|
1,5-Bis(2-chloroethylthio)-n-pentane |
1,5-Bis(2-chloroethylthio)-n-pentane |
2930.90 |
142868-94-8 |
C9H18Cl2S2 |
|
Bis(2-chloroethylthiomethyl)ether |
Bis(2-chloroethylthiomethyl)ether |
2930.90 |
63918-90-1 |
C6H12Cl2OS2 |
|
Khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh và Oxy: Bis(2-chloroethylthioethyl)ether |
O-Mustard: Bis(2-chloroethylthioethyl)ether |
2930.90 |
63918-89-8 |
C8H16Cl2OS2 |
|
5. |
Các hợp chất Lewisite |
Lewisites: |
|
|
|
Lewisite 1: 2-Chlorovinyidichloroarsine |
Lewisite 1: 2-Chlorovinyldichloroarsine |
2931.90 |
541-25-3 |
C2H2AsCl3 |
|
Lewisite 2: Bis(2-chlorovinyl)chloroarsine |
Lewisite 2: Bis(2-chlorovinyl)chloroarsine |
2931.90 |
40334-69-8 |
C4H4AsCl3 |
|
Lewisite 3: Tris(2-chlorovinyl)arsine |
Lewisite 3: Tris(2-chlorovinyl)arsine |
2931.90 |
40334-70-1 |
C6H6AsCl3 |
|
6. |
Hơi cay Nitơ |
Nitrogen mustards: |
|
|
|
HN1: Bis(2-chloroethyl)ethylamine |
HN1: Bis(2-chloroethyl)ethylamine |
2921.19 |
538-07-8 |
C6H13Cl2N |
|
HN2: Bis(2-chloroethyl)methylamine |
HN2: Bis(2-chloroethyl)methylamine |
2921.19 |
51-75-2 |
C5H11Cl2N |
|
HN3: Tris(2-chloroethyl)amine |
HN3: Tris(2-chloroethyl)amine |
2921.19 |
555-77-1 |
C6H12Cl3N |
|
7. |
Saxitoxin |
Saxitoxin |
2939.80 |
35523-89-8 |
C10H17N7O4 |
8. |
Ricin |
Ricin |
3002.49 |
9009-86-3 |
C21H16FN3OS |
9. |
P-Alkyl (H hoặc ≤C10, gồm cả cycloalkyl) N-(1-(dialkyl (≤C10, gồm cả Cycloalkyl) amino)) alkylidene (H hoặc ≤C10, gồm cả cycloalkyl) phosphoramidic fluorides và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng |
P-alkyl (H or ≤C10, incl. cycloalkyl) N-(1-(dialkyl(≤C10, incl. cycloalkyl)amino))alkylidene(H or ≤C10, incl. cycloalkyl) phosphonamidic fluorides and corresponding alkylated or protonated salts |
2931.59 |
|
|
Ví dụ: |
E.g. |
|
|
|
|
N-(1-(di-n-decylamino)-n-decylidene)- P-decylphosphonamidic fluoride |
N-(1-(di-n-decylamino)-n-decylidene)- P-decylphosphonamidic fluoride |
2931.59 |
2387495-99-8 |
C40H82FN2OP |
|
Methyl-(1- (diethylamino)ethylidene)phosphonamid ofluoridate |
Methyl-(1- (diethylamino)ethylidene)phosphonami dofluoridate |
2931.59 |
2387496-12-8 |
C7H16FN2OP |
|
10. |
O-alkyl (H hoặc ≤C10, gồm cả cycloalkyl) N-(1-(dialkyl (≤C10, gồm cả Cycloalkyl) amino)) alkylidene (H hoặc ≤C10, gồm cả cycloalkyl) phosphoramidofluoridates và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng |
O-alkyl (H or ≤C10, incl. cycloalkyl) N-(1-(dialkyl(≤C10, incl. cycloalkyl)amino))alkylidene(H or ≤C10, incl. cycloalkyl) phosphoramidofluoridates and corresponding alkylated or protonated salts |
2929.90 |
|
|
Ví dụ: |
E.g. |
|
|
|
|
O-n-Decyl N-(1-(di-n-decylamino)-n- decylidene)phosphoramidofluoridate |
O-n-Decyl N-(1-(di-n-decylamino)-n- decylidene)phosphoramidofluoridate |
2929.90 |
2387496-00-4 |
C40H82FN2O2P |
|
Methyl (1- (diethylamino)ethylidene)phosphoramid ofluoridate |
Methyl (1- (diethylamino)ethylidene)phosphoramidofluoridate |
2929.90 |
2387496-04-8 |
C7H16FN2O2P |
|
Ethyl (1- (diethylamino)ethylidene)phosphoramid ofluoridate |
Ethyl(1- (diethylamino)ethylidene)phosphoramidofluoridate |
2929.90 |
2387496-06-0 |
C8H18FN2O2P |
|
11. |
Methyl- (bis(diethylamino)methylene)phosphona midofluoridate |
Methyl- (bis(diethylamino)methylene)phosphon amidofluoridate |
2931.59 |
2387496-14-0 |
C10H23FN3OP |
12. |
Carbamate (bậc bốn và bậc hai của dimethylcarbamoyloxypyridines) |
Carbamates (quaternaries and bisquaternaries of dimethylcarbamoyloxypyridines) |
2933.39 |
|
|
Bậc 4 của dimethylcarbamoyloxypyridines: |
Quaternaries of dimethylcarbamoyloxypyridines: |
2933.39 |
|
|
|
1-[N,N-dialkyl(≤C10)-N-(n-(hydroxyl, cyano, acetoxy)alkyl(≤C10)) ammonio]-n-[N-(3-dimethylcarbamoxy-α-picolinyl)-N,N-dialkyl(≤C10) ammonio]decane dibromide (n=1-8) |
1-[N,N-dialkyl(≤C10)-N-(n-(hydroxyl, cyano, acetoxy)alkyl(≤C10)) ammonio]-n-[N-(3- dimethyIcarbamoxy-α-picolinyl)-N,N- dialkyl(≤C10) ammonio]decane dibromide (n=1-8) |
2933.39 |
|
|
|
Ví dụ: |
E.g |
|
|
|
|
1-[N,N-dimethyl-N-(2-hydroxy)ethylammonio]-10-[N-(3- dimethylcarbamoxy-α-picolinyl)-N,N- dimethylammonio]decane dibromide |
1-[N,N-dimethyl-N-(2-hydroxy)ethylammonio]-10- [N-(3- dimethylcarbamoxy-α-picolinyl)-N,N- dimethylammonio]decane dibromide |
2933.39 |
77104-62-2 |
C25H48BrN4O3+ |
|
Bisquaternaries của dimethylcarbamoyloxypyridines: |
Bisquaternaries of dimethylcarbamoyloxypyridines: |
2933.39 |
|
|
|
1,n-Bis[N-(3-dimethylcarbamoxy-α-picolyl)-N,N-dialkyl(≤C10) ammonio]- alkane-(2,(n-1)-dione) dibromide (n=2-12) |
1,n-Bis[N-(3-dimethylcarbamoxy-α-picolyl)-N,N-dialkyl(≤C10) ammonio]- alkane-(2,(n-1)-dione) dibromide (n=2-12) |
2933.39 |
|
|
|
Ví dụ: |
E.g. |
|
|
|
|
1,10-Bis[N-(3-dimethylcarbamoxy-α- picolyl)-N-ethyl-N- methylammonio]decane-2,9-dione dibromide |
1,10-Bis[N-(3-dimethylcarbamoxy-α- picolyl)-N-ethyl-N- methylammonio]decane-2,9-dione dibromide |
2933.39 |
77104-00-8 |
C34H54Br2N6O6 |
|
1B |
Các tiền chất |
Precursors |
|
|
|
13. |
Các hợp chất Alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonyldifluoride |
Alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonyldifluorides |
|
|
|
Ví dụ: |
E.g. |
|
|
|
|
DF: Methylphosphonyldifluoride |
DF: Methylphosphonyldifluoride |
2931.59 |
676-99-3 |
CH3F2OP |
|
14. |
Các hợp chất O-Alkyl (H hoặc <=C10, bao gồm cycloalkyl) O-2-dalkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-aminoethyl alkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) photphonit và muối alkyl hóa hoặc proton tương ứng |
O-Alkyl (H or <=C10, incl. cycloalkyl) O-2-dalky] (Me, Et, n-Pr or i-Pr)- aminoethyl alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonites and corresponding alkylated or protonated salts |
|
|
|
Ví dụ: |
E.g. |
|
|
|
|
QL: O-Ethyl O-2-diisopropylaminoethyl methylphosphonite |
QL: O-Ethyl O-2-diisopropylaminoethyl methylphosphonite |
2931.49 |
57856-11-8 |
C11H26NO2P |
|
15. |
Chlorosarin: O-Isopropyl methylphosphonochloridate |
Chlorosarin: O-Isopropyl methylphosphonochloridate |
2931.59 |
1445-76-7 |
C4H10ClO2P |
16. |
Chlorosoman: O-Pinacolyl methylphosphonochloridate |
Chlorosoman: O-Pinacolyl methylphosphonochloridate |
2931.59 |
7040-57-5 |
C7H16ClO2P |
STT |
Tên hóa chất theo tiếng Việt |
Tên hóa chất theo tiếng Anh |
Mã số HS |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
2A |
Các hóa chất độc |
Toxic Chemicals |
|
|
|
1. |
Amiton: O,O-Diethyl S-[2-(diethylamino) ethyl] phosphorothiolate và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng |
Amiton: O,O-Diethyl S-[2-(diethylamino)ethyl] phosphorothiolate and corresponding alkylated or protonated salts |
2930.90 |
78-53-5 |
C10H24NO3PS |
2. |
PFIB: 1,1,3,3,3-Pentafluoro-2- (trifluoromethyl)-1-propene |
PFIB: 1,1,3,3,3-Pentafluoro-2- (trifluoromcthyl)-1-propene |
2903. 59 |
382-21-8 |
C4F8 |
2A* |
|
|
|
|
|
3. |
BZ: 3-Quinuclidinyl benzilate (*) |
BZ: 3-Quinuclidinyl benzilate (*) |
2933.39 |
6581-06-2 |
C21H23NO3 |
2B |
Các tiền chất |
Precursors |
|
|
|
4. |
Các hóa chất, trừ các chất đã được liệt kê tại Bảng 1, chứa 1 nguyên tử phospho liên kết với một nhóm methyl, ethyl hoặc propyl (mạch thẳng hoặc nhánh) nhưng không liên kết thêm với các nguyên tử các bon khác |
Chemicals, except for those listed in Schedule 1, containing a phosphorus atom to which is bonded one methyl, ethyl or propyl (normal or iso) group but not further carbon atoms |
Nếu là các dẫn xuất phospho - hữu cơ không halogen hoá, áp mã: 2931.41 2931.42 2931.43 2931.49 Nếu là các dẫn xuất phospho - hữu cơ halogen hoá, áp mã: 2931.51 2931.52 2931.53 2931.59 |
|
|
Ví dụ |
E.g |
|
|
|
|
Methylphosphonyl dichloride |
Methylphosphonyl dichloride |
2931.00 |
676-97-1 |
CH3Cl2OP |
|
Dimethyl methylphosphonate |
Dimethyl methylphosphonate |
2931.00 |
756-79-6 |
C3H9O3P |
|
Ngoại trừ: Fonofos: |
Exemption: Fonofos: |
|
|
|
|
O-Ethyl S-phenyl ethylphosphonothiolothionate |
O-Ethyl S-phenyl ethylphosphonothiolothionate |
2931.00 |
944-22-9 |
C10H15OPS2 |
|
5. |
Các hợp chất N.N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphoramidic dihalide |
N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphoramidic dihalides |
2929.90 |
|
|
6. |
Các hợp chất Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) N,N-dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-phosphoramidate |
Dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) N,N-dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)-phosphoramidates |
2929.90 |
|
|
7. |
Arsenic trichloride |
Arsenic trichloride |
2812.19 |
7784-34-1 |
AsCl3 |
8. |
2,2-Diphenyl-2-hydroxyacetic acid |
2,2-Diphenyl-2-hydroxyacetic acid |
2918.17 |
76-93-7 |
C14H12O3 |
9. |
Quinuclidin-3-ol |
Quinuclidin-3-ol |
2933.35 |
1619-34-7 |
C7H13NO |
10. |
Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) aminoethyl-2-chloride |
N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) aminoethyl-2-chlorides |
2922.19 |
|
|
và các muối proton hóa tương ứng |
and corresponding protonated salts |
|
|
|
|
11. |
Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) aminoethane-2-ol |
N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr or n-Pr) aminoethane-2-ols |
2922.19 |
|
|
và các muối proton hóa tương ứng |
and corresponding protonated salts |
|
|
|
|
Ngoại trừ: |
Exemptions: |
|
|
|
|
N,N-Dimethylaminoethanol |
N,N-Dimethylaminoethanol |
2922.19 |
108-01-0 |
C4H11NO |
|
và các muối proton hóa tương ứng |
and corresponding protonated salts |
|
|
|
|
N,N-Diethylaminoethanol |
N,N-Diethylaminoethanol |
2922.19 |
100-37-8 |
C6H15NO |
|
và các muối proton hóa tương ứng |
and corresponding protonated salts |
|
|
|
|
12. |
Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) aminoethane-2-thiol và các muối proton hóa tương ứng |
N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) aminoethane-2-thiols and corresponding protonated salts |
2930.90 |
|
|
13. |
Thiodiglycol: Bis(2-hydroxyethyl) sulfide |
Thiodiglycol: Bis(2-hydroxyethyl)sulfide |
2930.70 |
111-48-8 |
C4H10O2S |
14. |
Pinacolyl alcohol: 3,3-Dimethylbutan-2-ol |
Pinacolyl alcohol: 3,3-Dimethylbutan-2-ol |
2905.19 |
464-07-3 |
C6H14O |
STT |
Tên hóa chất theo tiếng Việt |
Tên hóa chất theo tiếng Anh |
Mã số HS |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
3A |
Các hóa chất độc |
Toxic Chemicals |
|
|
|
1. |
Phosgene: Carbonyl dichloride |
Phosgene: Carbonyl dichloride |
2812.11 |
75-44-5 |
CCl2O |
2. |
Cyanogen chloride |
Cyanogen chloride |
2853.10 |
506-77-4 |
CClN |
3. |
Hydrogen cyanide |
Hydrogen cyanide |
2811.12 |
74-90-8 |
HCN |
4. |
Chloropicrin:Trichloronitromethane |
Chloropicrin :Trichloronitromethane |
2904.91 |
76-06-2 |
CCl3NO2 |
3B |
Các tiền chất |
Precursors |
|
|
|
5. |
Phosphorus oxychloride |
Phosphorus oxychloride |
2812.12 |
10025-87-3 |
Cl3OP |
6. |
Phosphorus trichloride |
Phosphorus trichloride |
2812.13 |
7719-12-2 |
Cl3P |
7. |
Phosphorus pentachloride |
Phosphorus pentachloride |
2812.14 |
10026-13-8 |
Cl5P |
8. |
Trimethyl phosphite |
Trimethyl phosphite |
2920.23 |
121-45-9 |
C3H9O3P |
9. |
Triethyl phosphite |
Triethyl phosphite |
2920.24 |
122-52-1 |
C6H15O3P |
10. |
Dimethyl phosphite |
Dimethyl phosphite |
2920.21 |
868-85-9 |
C2H7O3P |
11. |
Diethyl phosphite |
Diethyl phosphite |
2920.22 |
762-04-9 |
C4H11O3P |
12. |
Sulfur monochloride |
Sulfur monochloride |
2812.15 |
10025-67-9 |
Cl2S2 |
13. |
Sulfur dichloride |
Sulfur dichloride |
2812.16 |
10545-99-0 |
Cl2S |
14. |
Thionyl chloride |
Thionyl chloride |
2812.17 |
7719-09-7 |
Cl2OS |
15. |
Ethyldiethanolamine |
Ethyldiethanolamine |
2922.17 |
139-87-7 |
C6H15NO2 |
16. |
Methyldiethanolamine |
Methyldiethanolamine |
2922.17 |
105-59-9 |
C5H13NO2 |
17. |
Triethanolamine |
Triethanolamine |
2922.15 |
102-71-6 |
C6H15NO3 |
CÁC BIỂU MẪU
(Kèm theo Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ)
STT |
Tên biểu mẫu |
Ký hiệu |
1 |
Văn bản đề nghị cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng |
|
2 |
Văn bản đề nghị cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng |
|
3 |
Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng |
|
4 |
Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng |
|
5 |
Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng |
|
6 |
Đánh giá điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng |
|
7 |
Biên bản đánh giá điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng |
|
8 |
Báo cáo hóa chất Bảng 1 |
|
9 |
Báo cáo hóa chất Bảng 2 |
|
10 |
Báo cáo hóa chất Bảng 3 |
|
11 |
Báo cáo hóa chất DOC, DOC-PSF |
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../……1 |
2….., ngày …. tháng … năm ….. |
Cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh Giấy phép………3 Hóa chất Bảng
Kính gửi: ……………..4
1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………..
- Địa chỉ trụ sở chính: ………………………..
Số điện thoại: .... Fax: .... E-mail:....
- Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh ………………………..
Số điện thoại: .... Fax:.... E-mail: ....
- Địa chỉ kho chứa hóa chất:………………….5
Số điện thoại: .... Fax: .... E-mail: ....
- Loại hình: Sản xuất □ Kinh doanh □ Sản xuất và Kinh doanh □
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: …………………6
2. Đề nghị……..4 cấp…………7 Giấy phép…………..3 hóa chất Bảng, cụ thể như sau:
STT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất Bảng |
|
Sản lượng/ khối lượng (năm)9 |
|||
Tên hóa học |
Mã CAS |
Tên gọi theo IUPAC |
Công thức hóa học |
Hàm lượng8 |
|||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
3. Giải trình thay đổi hóa chất Bảng sản xuất, kinh doanh hoặc thay đổi sản lượng sản xuất, khối lượng kinh doanh (nếu có)10
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày … tháng ... năm … của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học, nếu vi phạm chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Liệt kê hồ sơ gửi kèm11:
1. ………..
2. ………..
3. ……….
4. ………
Nơi
nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
Chú thích:
1 Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
2 Địa danh nơi tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép đóng trụ sở chính.
3 Ghi rõ “sản xuất” hoặc “kinh doanh” hoặc “sản xuất và kinh doanh” tên hóa chất Bảng (ví dụ hóa chất Bảng 1 hoặc hóa chất Bảng 2,...).
4 Ghi tên cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
5 Kê khai tất cả địa chỉ kho chứa hóa chất Bảng (nếu có).
6 Ghi đầy đủ số, cơ quan cấp, ngày tháng năm cấp.
7 Trường hợp cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép thì ghi rõ “cấp lại” hoặc “cấp điều chỉnh” và nêu tên Giấy phép đã được cấp, thời gian cấp, lý do đề nghị cấp lại/cấp điều chỉnh.
8 Nêu rõ hàm lượng %.
9 Nêu rõ sản lượng hóa chất Bảng sản xuất tối đa trong một năm (kg, tấn/năm). Trường hợp kinh doanh hóa chất Bảng ghi là khối lượng.
10 Nêu rõ việc thay đổi hóa chất Bảng sản xuất, sản lượng sản xuất/thay đổi hóa chất bảng kinh doanh, khối lượng kinh doanh
11 Liệt kê cụ thể từng tài liệu, giấy tờ.
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../……1 |
2….., ngày …. tháng … năm ….. |
Cấp/cấp
lại/cấp điều chỉnh
Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu3 hóa chất Bảng
Kính gửi: ……………..4
1. Tên tổ chức, cá nhân: …………………..
- Địa chỉ trụ sở chính:………………………….
Số điện thoại:.... Fax: .... E-mail: ....
- Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh……………………
Số điện thoại: .... Fax:.... E-mail:....
- Địa chỉ kho chứa hóa chất:……………………5
Số điện thoại: .... Fax:.... E-mail:....
- Loại hình: Sản xuất □ Kinh doanh □ Sản xuất và Kinh doanh □
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: .........................6
- Mục đích nhập khẩu: Sử dụng □ Kinh doanh □ Khác □
2. Đề nghị................4 cấp...............7 giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu3 hóa chất Bảng, cụ thể như sau:
STT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất Bảng |
|
Khối lượng (kg, tấn)9 |
|||
Tên hóa học |
Mã CAS |
Tên gọi theo IUPAC |
Công thức hóa học |
Hàm lượng8 |
|||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
3. Hợp đồng/Thỏa thuận mua bán/Hóa đơn/Vận đơn số: ... ngày...tháng...năm.....
4. Tên quốc gia nhập khẩu/xuất khẩu3:..................................
5. Thời gian thực hiện nhập khẩu/xuất khẩu3:..................................
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày … tháng ... năm ... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học, nếu vi phạm chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Liệt kê hồ sơ gửi kèm10:
1. ..............
2. ...............
3. .................
Nơi
nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
Chú thích:
1 Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
2 Địa danh nơi tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép đóng trụ sở chính.
3 Ghi rõ “nhập khẩu” hoặc “xuất khẩu”.
4 Ghi tên cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
5 Kê khai tất cả địa chỉ kho chứa hóa chất Bảng (nếu có).
6 Ghi đầy đủ số, cơ quan cấp, ngày tháng năm cấp.
7 Trường hợp cấp lại/cấp điều chỉnh nêu rõ lý do đề nghị cấp lại/cấp điều chỉnh.
8 Nêu rõ hàm lượng %.
9 Nêu rõ khối lượng hóa chất Bằng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (kg, tấn).
10 Liệt kê cụ thể từng tài liệu, giấy tờ (đánh số thứ tự).
Kèm theo Mẫu số 02
GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG CUỐI CÙNG1
Nước xuất khẩu: ..................
Người xuất khẩu: ...................
A. HÓA CHẤT CHUYỂN GIAO |
||||
Loại: |
Tên IUPAC |
|
||
Số CAS |
|
|||
Tổng khối lượng: |
|
|||
B. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CUỐI CÙNG |
||||
1. |
|
|||
2. |
|
|||
3. |
|
|||
C. NGƯỜI SỬ DỤNG CUỐI CÙNG |
||||
Tôi (Chúng tôi) xác nhận là những người sử dụng cuối cùng hoá chất nêu tại phần A. Tôi (chúng tôi) sẽ không xuất khẩu, bán lại hoặc bỏ lại bên ngoài lãnh thổ quốc gia của những người sử dụng nêu dưới đây cho bất kỳ ai, thể nhân hoặc pháp nhân. Chúng tôi cam đoan những nội dung kê khai trong Chứng nhận này là sự thật và không chịu trách nhiệm về những nội dung không có trong Chứng nhận này. |
||||
Tên: |
Khối lượng (kg): |
|||
Chức vụ: |
||||
Doanh nghiệp: |
||||
Địa chỉ: |
||||
Chữ ký: |
Ngày: |
|||
Tên: |
Khối lượng (kg): |
|||
Chức vụ: |
||||
Doanh nghiệp: |
||||
Chữ ký: |
Ngày: |
|||
D. CHỨNG NHẬN CỦA QUỐC GIA TIẾP NHẬN2 Chứng nhận rằng hóa chất đã tiếp nhận nêu trên sẽ chỉ được sử dụng cho những mục đích không bị cấm theo Công ước Cấm vũ khí hoá học và sẽ không được tái chuyển giao. |
||||
Tên: |
||||
Chức vụ: |
||||
Cơ quan: |
||||
Địa chỉ: |
||||
Chữ ký: |
||||
Chú thích:
1 Áp dụng cho thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu hóa chất Bảng 3 với tổ chức, cá nhân thuộc quốc gia không là thành viên Công ước. Chứng nhận này nộp kèm trong hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu.
2 Quốc gia tiếp nhận là Quốc gia không là thành viên Công ước, nhập khẩu hóa chất Bảng 3 từ Việt Nam.
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP ....3 Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Nghị định số .../.../NĐ-CP ngày ... tháng...năm.... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học; Theo ...4; Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép ....1 hóa chất Bảng của ...5; Theo đề nghị của ...6. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Cho phép .....5: 1. Địa chỉ trụ sở chính:... 2. Số điện thoại: ..........Fax: ......... 3. Địa chỉ cơ sở sản xuất/kho hóa chất: ......... 4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: .........7 5. Mã số doanh nghiệp/thuế: ....
|
|
Được .....1 hóa chất Bảng với chủng loại và sản lượng cụ thể như sau:
Điều 2. ....5 phải thực hiện đúng các quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số.../..../NĐ-CP ngày...tháng...năm... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nếu có sự thay đổi các thông tin nêu tại Giấy phép bày và thay đổi điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng....5 có nghĩa vụ báo cáo với....3 Điều 3. Giấy phép này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký8./
|
Chú thích:
1 Ghi rõ loại hình hoạt động “sản xuất” hoặc “kinh doanh” hoặc “sản xuất và kinh doanh”.
2 Ghi địa bàn nơi có trụ sở chính của cơ quan cấp phép.
3 Ghi chức danh của cơ quan cấp phép.
4 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cấp phép.
5 Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.
6 Trưởng đơn vị tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình lãnh đạo cơ quan cấp phép.
7 Ghi đầy đủ số, cơ quan cấp, ngày tháng năm cấp.
8 Trường hợp cấp lại/cấp điều chỉnh, Giấy phép cũ phải được thay thế, ghi cụ thể “Giấy phép này thay thế Giấy phép số ... ngày ... tháng ... năm ...”
9 Tên các tổ chức liên quan.
10 Ghi chữ viết tắt của đơn vị thẩm định hồ sơ.
CƠ QUAN CẤP
TRÊN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ..../..... |
....1, ngày ... tháng ... năm ...... |
Nhập khẩu/xuất khẩu2 hóa chất Bảng
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP...3
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số …/.../NĐ-CP ngày … tháng … năm … của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
Theo ...4;
Xét đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu2 hóa chất Bảng5 tại văn bản số: ... ngày ... tháng ... năm của ...6.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép ......................6
1. Địa chỉ trụ sở chính: .............................
2. Số điện thoại:................................ Fax:.............. Email:......................
3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: .....................7
4. Mã số doanh nghiệp/thuế: ………
- Được nhập khẩu/xuất khẩu2 hóa chất Bảng5 như Phụ lục đính kèm.
- Mục đích nhập khẩu/xuất khẩu2: ........................8
- Thời gian thực hiện nhập khẩu/xuất khẩu2: ............................
Điều 2. ……….6 phải thực hiện đúng mục đích nhập khẩu/xuất khẩu2, các quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày … tháng … năm … của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 3. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày ... tháng … năm ...9
Nơi
nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP |
Chú thích:
1 Ghi địa bàn nơi có trụ sở chính của cơ quan cấp phép.
2 Ghi rõ “nhập khẩu” hoặc “xuất khẩu”.
3 Ghi chức danh của cơ quan cấp phép.
4 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cấp phép.
5 Ghi cụ thể hóa chất Bảng 1 hoặc hóa chất Bảng 2 hoặc hóa chất Bảng 3.
6 Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép.
7 Ghi đầy đủ số, cơ quan cấp, ngày tháng năm cấp.
8 Ghi mục đích nhập khẩu để “sử dụng trong sản xuất” hoặc để “kinh doanh”.
9 Thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp phép. Trường hợp cấp lại/cấp điều chỉnh, Giấy phép cũ phải được thay thế, ghi cụ thể “Giấy phép này thay thế Giấy phép số ... ngày ... tháng ... năm ...”
10 Ghi chữ viết tắt của đơn vị thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép.
Phụ lục
DANH MỤC HÓA CHẤT
(Kèm theo Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu số:... ngày... tháng .... năm ....)
TT |
Tên thương mại |
Thông tin thành phần hoá chất Bảng |
Khối lượng |
Mô tả |
Quốc gia xuất khẩu/ nhập khẩu |
||||
Tên hóa chất Bảng |
Mã CAS |
Hàm lượng (%) |
Đơn vị tính |
Thành phần hoá chất Bảng |
Hỗn hợp chứa hoá chất bảng |
||||
1 |
ABC |
Triethanolamine |
102-71-6 |
20 |
Kilogam |
100 |
500 |
Xuất khẩu/Nhập khẩu 100 kg Triethanolamine (hàm lượng 20%) trong 500 kg hỗn hợp có tên thương mại ABC theo hợp đồng/ thoả thuận mua bán/hoá đơn/vận đơn số... ngày... tháng... năm... |
Hàn Quốc |
2 |
Triethanolamine |
Triethanolamine |
102-71-6 |
100 |
Kilogam |
100 |
100 |
Xuất khẩu/Nhập khẩu 100 kg Triethanolamine (hàm lượng 100%) theo hợp đồng/ thoả thuận mua bán/hoá đơn/vận đơn số... ngày... tháng... năm... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều kiện sản xuất, kinh doanh1 hóa chất Bảng
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng: ..........................
2. Hóa chất Bảng2 đề nghị cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh: .............................
3. Bản kê khai địa điểm sản xuất, kinh doanh1: .....................................................
4. Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa: Bản vẽ phải có các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất (bản vẽ kèm theo Thuyết minh này).
5. Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa (liệt kê tên giấy tờ);
- .............................
- .............................
(Gửi bản phô tô công chứng kèm theo Thuyết minh này).
6. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất hóa chất Bảng3, gồm:
- Sơ đồ quy trình;
- Nội dung thuyết minh quy trình.
7. Quy trình kinh doanh hóa chất Bảng3:
- Sơ đồ quy trình;
- Nội dung thuyết minh quy trình.
8. Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất hóa chất gồm các thông tin như bảng dưới đây:
TT |
Tên các thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn trong sản xuất, kinh doanh |
Thông số kỹ thuật chính |
Xuất xứ |
Năm sản xuất |
Thời gian hiệu chuẩn, kiểm định gần nhất |
Thời hạn hiệu chuẩn, kiểm định |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
9. Phiếu an toàn hóa chất4:
- ...............................
- ...............................
(Gửi Phiếu an toàn hóa chất kèm theo Thuyết minh này).
Chú thích:
1 Ghi rõ loại hình hoạt động “sản xuất” hoặc “kinh doanh” hoặc “sản xuất và kinh doanh”.
2 Ghi cụ thể hóa chất Bảng 1 hoặc hóa chất Bảng 2 hoặc hóa chất Bảng 3.
3 Nêu rõ quy trình sản xuất từ khâu đầu vào đến đầu ra. Nêu rõ quy trình kinh doanh từ khâu nhập hàng, giao khách hàng đến vận chuyển hoặc tàng trữ. Trường hợp sản xuất và kinh doanh hóa chất Bảng thì phải thuyết minh hai quy trình: Sản xuất; kinh doanh.
4 Nếu có từ 02 hóa chất trở lên cần liệt kê từng Phiếu an toàn hóa chất.
Đánh giá điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng
I. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................
2. Địa điểm cơ sở sản xuất/kinh doanh: ............................................
3. Nhà xưởng sản xuất, kinh doanh và kho chứa hóa chất phải đáp ứng các yêu cầu:
- Thiết kế, bố trí thiết bị dây chuyền sản xuất theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.
- Nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
- Hệ thống thông gió của nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió.
- Hệ thống chiếu sáng đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu trữ hóa chất. Thiết bị điện trong nhà xưởng, kho chứa có hóa chất dễ cháy, nổ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ.
- Sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước tốt.
- Nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy. Các biển báo thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất phải có các thông tin: Mã nhận dạng hóa chất; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì hình đồ cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.
Tại khu vực sản xuất có hóa chất nguy hiểm phải có bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình thao tác an toàn ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
- Nhà xưởng, kho chứa phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.
- Đối với bồn chứa ngoài trời (nếu có) phải xây để bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy nổ, chống sét.
4. Sổ theo dõi riêng việc mua bán hóa chất Bảng phải có các nội dung: Tên hóa chất Bảng, hàm lượng, số lượng xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tồn kho; tên khách hàng gồm các thông tin như địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ kinh doanh, số điện thoại, mục đích mua bán hóa chất Bảng
II. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ
1. Đối với cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất Bảng, đánh giá tất cả các nội dung liên quan đến sản xuất, kinh doanh nêu trên.
2. Những nội dung đánh giá phải được ghi vào biên bản đánh giá.
3. Kết quả đánh giá là “Đạt” hoặc “Không đạt” và biện pháp khắc phục.
CƠ QUAN CẤP
TRÊN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
1......, ngày ... tháng .....năm...... |
Đánh giá điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng tại ………2
Thực hiện thủ tục cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng tại Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày … tháng … năm ... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh3 hóa chất Bảng4 của cơ sở được đánh giá2, vào hồi ...5 ngày ... tháng ... năm ..., Cơ quan đánh giá đã tổ chức kiểm tra điều kiện thực tế tại cơ sở được đánh giá2 có địa chỉ sau đây:
- Địa chỉ trụ sở chính: ................................
- Địa chỉ kho hóa chất: ...................................
- Số điện thoại: ... số fax: ... email: ...
I. Thành phần
1. Cơ quan đánh giá:
Ông/bà ...........................Chức vụ: ........................
2. Đại diện Sở Công Thương:
Ông/bà ...........................Chức vụ: .........................
3. Đại diện của cơ sở được đánh giá2
Ông/bà...........................Chức vụ:...........................
II. Nội dung đánh giá
1. Về chủ thể
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp6
- Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh (nếu có)5
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)5
2. Về nhà xưởng, kho chứa hóa chất
Nêu các yêu cầu như tại nội dung đánh giá điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng.
3. Tuân thủ quy định về môi trường, phòng chống cháy nổ
- Về bảo vệ môi trường7
- Về phòng cháy, chữa cháy8
4. Điều kiện chuyên môn
- Yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất9
- Yêu cầu về chuyên môn trong kinh doanh10
5. Về huấn luyện an toàn hóa chất
- Nêu rõ đơn vị tổ chức hay cử người tham gia các khóa huấn luyện an toàn hóa chất.
- Nêu tên quyết định công nhận kết quả huấn luyện.
6. Về hóa chất Bảng đề nghị cấp phép sản xuất, kinh doanh
- Tên hóa chất Bảng: ........................
- Tàng trữ, bảo quản hóa chất Bảng: ..............................
- Quy trình sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng: ............................
- San chiết hóa chất Bảng (nếu có): ............................
- Vận chuyển hóa chất Bảng: ........................................
III. Ý kiến của Đoàn đánh giá
.....................................................................................................
Kết quả: Đạt □ Không đạt □
Biện pháp khắc phục (nếu có): .......................................
IV. Ý kiến của đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh
........................................................................................................
Buổi đánh giá điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh tại cơ sở được đánh giá2 kết thúc vào hồi ...5 cùng ngày. Nội dung của Biên bản được các thành viên tham gia đánh giá nhất trí.
Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ
|
TRƯỞNG ĐOÀN ĐÁNH GIÁ |
ĐẠI DIỆN SỞ CÔNG THƯƠNG
|
Chú thích:
1 Địa danh nơi đánh giá điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh.
2 Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh được đánh giá.
3 Ghi rõ loại hình hoạt động “sản xuất” hoặc “kinh doanh” hoặc “sản xuất và kinh doanh”.
4 Ghi cụ thể hóa chất Bảng 1 hoặc hóa chất Bảng 2 hoặc hóa chất Bảng 3.
5 Ghi cụ thể thời gian.
6 Ghi đầy đủ số, cơ quan cấp, ngày tháng năm cấp.
7 Ghi cụ thể tên văn bản được cơ quan có thẩm quyền về môi trường cấp/phê duyệt.
(Ví dụ: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, ...)
8 Ghi cụ thể tên văn bản được cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy, chữa cháy cấp.
(Ví dụ: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy hoặc Biên bản kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy)
9 Nếu là loại hình sản xuất ghi rõ bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất.
10 Nếu là loại hình kinh doanh ghi rõ bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh.
9, 10 Nếu là loại hình sản xuất và kinh doanh phải ghi cụ thể hai văn bằng tại chú thích số 9 và số 10.
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến, sử dụng, tàng trữ hóa chất Bảng 1)
BÁO CÁO BAN ĐẦU VỀ CƠ SỞ HÓA CHẤT BẢNG 1
TÊN TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ..../.... |
......, ngày ... tháng .....năm...... |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
1. Thông tin về cơ sở hóa chất Bảng 1
Tên tổ chức, cá nhân: ................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:........do.........cấp ngày .... tháng .... năm ....
Địa chỉ trụ sở chính: ......................................................................
Điện thoại:................................ Fax:....................... Email:................
Mặt hàng, ngành nghề kinh doanh: ......................................
Địa điểm nơi đặt cơ sở phải báo cáo:...........................................
- Địa chỉ:
- Điện thoại:............................... Fax:.............. Email:.........................
Mục đích hoạt động của cơ sở:
- Nghiên cứu
- Y tế
- Dược phẩm
- Bảo vệ
Loại cơ sở (*): □ Cơ sở quy mô đơn lẻ □ Cơ sở khác
2. Hoá chất/Tiền chất
Đơn vị: □ gam, □ kg, □ tấn
Tên gọi theo IUPAC: |
|
Tên thương mại hay tên gọi thông thường: |
|
Số CAS: |
|
Công thức hoá học: |
|
Hàm lượng hoặc nồng độ: |
|
Mã số HS: |
|
Loại hình hoạt động tại cơ sở: |
□ Sản xuất □ Chế biến □ sử dụng □ Tàng trữ |
Tổng công suất: |
|
Sổ lượng dây chuyền thiết bị phản ứng: |
|
Dung tích của từng thiết bị phản ứng: |
Thiết bị phản ứng 1: Thiết bị phản ứng 2: ……… |
Phương pháp sản xuất (liên tục, gián đoạn): |
|
Mục đích sản xuất: |
|
Các dẫn xuất hoá chất Bảng 1, 2 và 3 được sử dụng để sản xuất các hoá chất Bảng 1 (yêu cầu kê khai từng hóa chất cụ thể) |
|
Tên gọi theo IUPAC: |
|
Tên thương mại hay tên gọi thông thường: |
|
Số CAS: |
|
Công thức hóa học: |
|
Hàm lượng hoặc nồng độ: |
|
Số lượng sử dụng dự kiến: |
|
3. Mô tả về dây chuyền thiết bị và quy trình công nghệ áp dụng:
............................................................................................................................
Chúng tôi cam kết các thông tin báo cáo là chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày ... tháng … năm … của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nơi
nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
Lưu ý:
- Báo cáo cho từng hoá chất.
- Thời hạn báo cáo: 210 ngày trước khi cơ sở đi vào vận hành.
BÁO CÁO BỔ SUNG VỀ CƠ SỞ HÓA CHẤT BẢNG 1
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày …. tháng … năm…. |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
1. Thông tin về cơ sở hóa chất Bảng 1
Tên tổ chức, cá nhân: .........................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ............ do ............. cấp ngày .... tháng .... năm ....
Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................
Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Mặt hàng, ngành nghề kinh doanh: .........................................................
Địa điểm nơi đặt cơ sở phải báo cáo: ......................................................
- Địa chỉ: .........................................................
- Điện thoại: ......................... Fax: ………………………. Email: .........................
Mục đích hoạt động của cơ sở:
- Nghiên cứu
- Y tế
- Dược phẩm
- Bảo vệ
Loại cơ sở (*): □ Cơ sở quy mô đơn lẻ □ Cơ sở khác
2. Hóa chất/Tiền chất
Đơn vị: □ gam, □ kg, □ tấn
Tên gọi theo IUPAC: |
|
Tên thương mại, tên gọi thông thường: |
|
Số CAS: |
|
Công thức hóa học: |
|
A. SẢN XUẤT |
|
Công suất sản xuất mới: |
|
Số lượng dây chuyền thiết bị phản ứng mới tham gia sản xuất và công suất cụ thể: |
|
Nồng độ hoặc hàm lượng: |
|
Mục đích sản xuất: |
|
Thời gian bắt đầu thực hiện: |
|
B. CHẾ BIẾN |
|
Công suất chế biến mới: |
|
Số lượng dây chuyền thiết bị phản ứng mới tham gia chế biến và công suất cụ thể: |
|
Nồng độ hoặc hàm lượng: |
|
Mục đích chế biến: |
|
Thời gian bắt đầu thực hiện: |
|
C. SỬ DỤNG |
|
Công suất sử dụng mới: |
|
Số lượng dây chuyền thiết bị phản ứng dự kiến tham gia sản xuất và công suất cụ thể: |
|
Nồng độ hoặc hàm lượng: |
|
Mục đích sử dụng: |
|
Thời gian bắt đầu thực hiện: |
|
D. PHÂN PHỐI TRONG NƯỚC |
|
Tên người nhận mới: |
|
Địa chỉ: |
|
Số lượng cung cấp: |
|
Nồng độ, hàm lượng: |
|
Thời gian bắt đầu thực hiện: |
|
Mục đích sử dụng của người nhận: |
|
3. Mô tả các thay đổi, bổ sung về dây chuyền thiết bị và quy trình công nghệ áp dụng so với báo cáo trước đây:
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
Chúng tôi cam kết các thông tin báo cáo là chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số .../.../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN |
Lưu ý:
- Báo cáo cho từng hóa chất,
- Thời hạn báo cáo: 210 ngày trước khi tiến hành việc bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi.
BÁO CÁO XUẤT KHẨU/NHẬP KHẨU HÓA CHẤT BẢNG 1
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày …. tháng … năm….. |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
1. Tên tổ chức, cá nhân: .........................................................................
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .................. do ................ cấp ngày .... tháng .... năm ....
3. Nơi đặt trụ sở chính: ...............................
4. Điện thoại: ........................... Fax: ………………………… Email: …………………………….
Tên IUPAC: |
|
Tên thương mại hay tên gọi thông thường khác: |
|
Số CAS: |
|
Công thức hóa học: |
|
Hàm lượng/nồng độ: |
|
Mã số HS: |
|
A. NHẬP KHẨU |
|
Tên quốc gia xuất khẩu: |
|
Tên công ty xuất khẩu: |
|
Địa chỉ: Điện thoại, Fax, Email: |
|
Ngày nhập khẩu (dự kiến): |
|
Giấy phép nhập khẩu số: |
|
Số lượng: |
|
Mục đích nhập khẩu: |
|
B. XUẤT KHẨU |
|
Tên quốc gia nhập khẩu: |
|
Tên người nhận: |
|
Địa chỉ: Điện thoại, Fax, Email: |
|
Ngày xuất khẩu (dự kiến): |
|
Giấy phép xuất khẩu số: |
|
Số lượng: |
|
Mục đích của người nhận: |
|
Chúng tôi cam kết các thông tin báo cáo là chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số .../.../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN |
Lưu ý:
- Báo cáo cho từng hóa chất Bảng.
- Thời hạn nộp: 45 ngày trước khi tiến hành xuất khẩu/nhập khẩu.
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ HÓA CHẤT BẢNG 1
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày …. tháng … năm…. |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
Tên tổ chức, cá nhân: .........................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ................... do ................. cấp ngày .... tháng .... năm ....
Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................
Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Doanh nghiệp xin báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến, sử dụng, tàng trữ hóa chất Bảng 1 như sau:
1. Tình hình sản xuất hóa chất Bảng 1
- Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1 số: .... ngày .... tháng .... năm ....
- Địa điểm đặt cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 1: ...................................
- Điện thoại: ......................... Fax: ..................... Email: ......................
- Thông tin chi tiết về hoạt động sản xuất hóa chất Bảng 1:
TT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất |
Công suất |
Khối lượng sản xuất thực tế |
Khối lượng dự kiến sản xuất năm tiếp theo |
Mục đích sản xuất |
|||
Tên hóa chất |
Mã số CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng, nồng độ |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tình hình xuất khẩu/nhập khẩu hóa chất Bảng 1
- Địa điểm kho chứa hóa chất Bảng 1: .............................................
- Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
- Bảng kê chi tiết hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu hóa chất Bảng 1:
A. Nhập khẩu hóa chất Bảng |
||||||
TT |
Thông tin về hóa chất |
Số Giấy phép nhập khẩu |
Khối lượng nhập khẩu thực tế |
Tên quốc gia xuất khẩu |
Dự kiến nhập khẩu trong năm tiếp theo |
Mục đích |
1 |
- Tên gọi theo IUPAC: - Tên thương mại: - Số CAS: - Công thức hóa học: - Hàm lượng/nồng độ: |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
B. Xuất khẩu hóa chất Bảng |
|
|||||
TT |
Thông tin về hóa chất |
Số Giấy phép xuất khẩu |
Khối lượng xuất khẩu thực tế |
Tên quốc gia nhập khẩu |
Dự kiến xuất khẩu trong năm tiếp theo |
Mục đích |
1 |
- Tên gọi theo IUPAC: - Tên thương mại: - Số CAS: - Công thức hóa học: - Hàm lượng/nồng độ: |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
3. Tình hình chế biến hóa chất Bảng 1
- Địa điểm đặt cơ sở chế biến hóa chất Bảng 1: ..............................
- Điện thoại: ..................... Fax: …………………… Email: .........................
- Thông tin chi tiết về hoạt động chế biến hóa chất Bảng 1:
TT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất |
Công suất chế biến |
Khối lượng chế biến thực tế |
Khối lượng dự kiến chế biến năm tiếp theo |
Mục đích chế biến |
|||
Tên hóa chất |
Mã số CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng, nồng độ |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Tình hình sử dụng hóa chất Bảng 1
- Địa điểm đặt cơ sở sử dụng hóa chất Bảng 1: ..........................................
- Điện thoại: ............................ Fax: ……………………. Email: …………………….
- Thông tin chi tiết về hoạt động sử dụng hóa chất Bảng 1:
TT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất |
Khối lượng sử dụng thực tế |
Khối lượng dự kiến sử dụng năm tiếp theo |
Mục đích sử dụng |
|||
Tên hóa chất |
Mã số CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng, nồng độ |
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Tình hình tàng trữ hóa chất Bảng 1
- Địa điểm cất giữ hóa chất Bảng 1: ...........................
- Điện thoại: ..................... Fax: …………………… Email: .........................
- Tên gọi theo IUPAC: ...........................
- Tên thương mại hay tên gọi thông thường: ...........................
- Số CAS: ...........................
- Công thức hóa học: ...........................
- Hàm lượng hoặc nồng độ: ...........................
- Khối lượng cất giữ: ...........................
- Thời gian cất giữ: ...........................
- Mục đích cất giữ: ...........................
Chúng tôi cam kết các thông tin báo cáo là chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN |
Lưu ý:
- Báo cáo cho từng hóa chất.
- Thời hạn nộp báo cáo: Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm.
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, chế biến, sử dụng hóa chất Bảng 2)
BÁO CÁO BAN ĐẦU VỀ CƠ SỞ HÓA CHẤT BẢNG 2
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày …. tháng … năm….. |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
1. Thông tin về cơ sở hóa chất Bảng 2
Tên tổ chức, cá nhân: .........................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .................. do ................. cấp ngày .... tháng .... năm ....
Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................
Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Mặt hàng, ngành nghề kinh doanh: ...................................
Địa điểm nơi đặt cơ sở phải báo cáo: ................................
- Địa chỉ: ....................................
- Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Mục đích hoạt động của cơ sở:
2. Hóa chất/Tiền chất
Đơn vị: □ tấn □ kg
Tên gọi theo IUPAC: |
|
Tên thương mại hay tên gọi thông thường: |
|
Công thức hóa học: |
|
Số CAS: |
|
Tổng công suất chung của cơ sở: |
|
Số dây chuyền thiết bị: |
|
A. SẢN XUẤT |
|
Tổng công suất sản xuất: |
|
Số dây chuyền thiết bị tham gia sản xuất và công suất cụ thể: |
|
Nồng độ hoặc hàm lượng: |
|
Thời gian dự kiến bắt đầu sản xuất: |
|
B. CHẾ BIẾN |
|
Tổng công suất chế biến: |
|
Số dây chuyền thiết bị tham gia chế biến và công suất cụ thể: |
|
Nồng độ hoặc hàm lượng |
|
Thời gian dự kiến bắt đầu hoạt động chế biến: |
|
C. SỬ DỤNG |
|
Tổng công suất sử dụng: |
|
Số dây chuyền thiết bị tham gia hoạt động sử dụng và công suất cụ thể: |
|
Nồng độ hoặc hàm lượng: |
|
Thời gian dự kiến bắt đầu hoạt động: |
|
Mục đích sản xuất, chế biến hoặc sử dụng |
|
□ Sản xuất, chế biến hoặc sử dụng tại chỗ: ................................................................ □ Xuất khẩu: (ghi rõ tên và địa chỉ nhà nhập khẩu dự kiến nếu có) ............................ □ Cung cấp cho ngành công nghiệp khác: .................................................................. □ Cung cấp cho công ty thương mại: .......................................................................... □ Mục đích khác: ................................................................................................. |
Chúng tôi cam kết các thông tin báo cáo là chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN |
Lưu ý:
- Báo cáo cho từng hóa chất.
- Thời hạn nộp báo cáo: 60 ngày trước khi cơ sở đi vào hoạt động.
BÁO CÁO BỔ SUNG VỀ CƠ SỞ HÓA CHẤT BẢNG 2
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày …. tháng … năm…. |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
1. Thông tin về cơ sở hóa chất Bảng 2
Tên tổ chức, cá nhân: .........................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ................ do ................. cấp ngày .... tháng .... năm ....
Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................
Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Mặt hàng, ngành nghề kinh doanh: ...................................
Địa điểm nơi đặt cơ sở phải báo cáo: ................................
- Địa chỉ: ....................................
- Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Mục đích hoạt động của cơ sở:
2. Hóa chất/Tiền chất
Đơn vị: □ tấn □ kg
Tên gọi theo IUPAC: |
|
Tên thương mại hay tên gọi thông thường: |
|
Số CAS: |
|
Công thức hóa học: |
|
Tổng công suất chung của cơ sở: |
|
Tổng số dây chuyền thiết bị tại cơ sở: |
|
A. SẢN XUẤT |
|
Tổng công suất sản xuất mới: |
|
Số dây chuyền sản xuất mới và công suất cụ thể: |
|
Nồng độ hoặc hàm lượng: |
|
Thời gian bắt đầu thực hiện: |
|
B. CHẾ BIẾN |
|
Tổng công suất chế biến mới: |
|
Số dây chuyền chế biến mới và công suất cụ thể: |
|
Nồng độ hoặc hàm lượng: |
|
Thời gian bắt đầu thực hiện: |
|
C. SỬ DỤNG |
|
Tổng công suất sử dụng mới: |
|
Số dây chuyền sử dụng mới và công suất cụ thể: |
|
Nồng độ hoặc hàm lượng: |
|
Thời gian bắt đầu thực hiện: |
|
Mục đích sản xuất, chế biến hoặc sử dụng |
|
□ Sản xuất, chế biến hoặc sử dụng tại chỗ: ................................................................ □ Xuất khẩu: (ghi rõ tên và địa chỉ nhà nhập khẩu): ............................ □ Cung cấp cho ngành công nghiệp khác: .................................................................. □ Cung cấp cho công ty thương mại: .......................................................................... □ Mục đích khác: ................................................................................................. |
Chúng tôi cam kết các thông tin báo cáo là chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số .../.../NĐ-CP ngày ... tháng .... năm ... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN |
Lưu ý:
- Báo cáo cho từng hóa chất.
- Thời hạn nộp báo cáo: chậm nhất là 30 ngày trước khi thực hiện việc bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi.
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ HÓA CHẤT BẢNG 2
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày …. tháng … năm… |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
Tên tổ chức, cá nhân: .........................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ................. do ................. cấp ngày .... tháng .... năm ....
Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................
Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Doanh nghiệp xin báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến, sử dụng hóa chất Bảng 2 như sau:
1. Tình hình sản xuất hóa chất Bảng 2
- Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 2 số: .... ngày .... tháng .... năm ....
- Địa điểm đặt cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 2: .......................................
- Điện thoại: .......................... Fax: ...................... Email: .......................
- Thông tin chi tiết về hoạt động sản xuất hóa chất Bảng 2:
TT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất |
Công suất |
Khối lượng sản xuất thực tế |
Khối lượng dự kiến sản xuất năm tiếp theo |
Mục đích sản xuất |
|||
Tên hóa chất |
Mã số CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng, nồng độ |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tình hình kinh doanh hóa chất Bảng 2
- Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2 số: .... ngày .... tháng .... năm ....
- Địa điểm đặt cơ sở kinh doanh hóa chất Bảng 2: ...................................
- Địa điểm kho chứa hóa chất Bảng 2: ....................................................
- Điện thoại: .......................... Fax: ...................... Email: .......................
- Bảng kê chi tiết hoạt động kinh doanh hóa chất Bảng 2:
A. Mua hóa chất Bảng |
|||||
TT |
Thông tin về hóa chất |
Khối lượng |
Tên, địa chỉ Công ty mua |
Dự kiến trong năm tiếp theo |
Mục đích |
1 |
- Tên thương mại: - Tên gọi theo IUPAC: - Số CAS: - Công thức hóa học: - Hàm lượng/nồng độ: |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
B. Bán hóa chất Bảng |
|
||||
TT |
Thông tin về hóa chất |
Khối lượng |
Tên, địa chỉ Công ty bán |
Dự kiến trong năm tiếp theo |
Mục đích |
1 |
- Tên thương mại: - Tên gọi theo IUPAC: - Số CAS: - Công thức hóa học: - Hàm lượng/nồng độ: |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
3. Tình hình xuất khẩu/nhập khẩu hóa chất Bảng 2
- Địa điểm kho chứa hóa chất Bảng 2: ....................................................
- Điện thoại: .......................... Fax: ...................... Email: .......................
- Bảng kê chi tiết hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu hóa chất Bảng 2:
A. Nhập khẩu hóa chất Bảng |
||||||
TT |
Thông tin về hóa chất |
Số Giấy phép nhập khẩu |
Khối lượng nhập khẩu thực tế |
Tên quốc gia xuất khẩu |
Dự kiến nhập khẩu trong năm tiếp theo |
Mục đích |
1 |
- Tên gọi theo IUPAC: - Tên thương mại: - Số CAS: - Công thức hóa học: - Hàm lượng/nồng độ: |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
B. Xuất khẩu hóa chất Bảng |
||||||
TT |
Thông tin về hóa chất |
Số Giấy phép xuất khẩu |
Khối lượng xuất khẩu thực tế |
Tên quốc gia nhập khẩu |
Dự kiến xuất khẩu trong năm tiếp theo |
Mục đích |
1 |
- Tên gọi theo IUPAC: - Tên thương mại: - Số CAS: - Công thức hóa học: - Hàm lượng/nồng độ: |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
4. Tình hình chế biến hóa chất Bảng 2
- Địa điểm đặt cơ sở chế biến hóa chất Bảng 2: ...................................
- Điện thoại: .......................... Fax: ...................... Email: .......................
- Thông tin chi tiết về hoạt động chế biến hóa chất Bảng 2:
TT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất |
Công suất chế biến |
Khối lượng chế biến thực tế |
Khối lượng dự kiến chế biến năm tiếp theo |
Mục đích chế biến |
|||
Tên hóa chất |
Mã số CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng, nồng độ |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Tình hình sử dụng hóa chất Bảng 2
- Địa điểm đặt cơ sở sử dụng hóa chất Bảng 2: ...............................
- Điện thoại: .......................... Fax: ...................... Email: .......................
- Thông tin chi tiết về hoạt động sử dụng hóa chất Bảng 2:
TT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất |
Khối lượng sử dụng thực tế |
Khối lượng dự kiến sử dụng năm tiếp theo |
Mục đích sử dụng |
|||
Tên hóa chất |
Mã số CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng, nồng độ |
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết các thông tin báo cáo là chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số .../.../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN |
Lưu ý:
- Báo cáo cho từng hóa chất.
- Thời hạn nộp báo cáo: Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm.
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 3)
BÁO CÁO BAN ĐẦU VỀ CƠ SỞ HÓA CHẤT BẢNG 3
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày …. tháng … năm… |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
1. Thông tin về cơ sở hóa chất Bảng 3
Tên tổ chức, cá nhân: .........................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ................. do ................. cấp ngày .... tháng .... năm ....
Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................
Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Mặt hàng, ngành nghề kinh doanh: ...................................
Địa điểm nơi đặt cơ sở phải báo cáo: ................................
- Địa chỉ: ....................................
- Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Mục đích hoạt động của cơ sở:
2. Hóa chất/Tiền chất
Đơn vị: □ tấn □ kg
Tên gọi theo IUPAC: |
|
Tên thương mại hay tên gọi thông thường: |
|
Số CAS: |
|
Công thức hóa học: |
|
Nồng độ hoặc hàm lượng: |
|
Tổng công suất sản xuất: |
|
Tổng số dây chuyền sản xuất: ............................................... Trong đó: - Công suất dây chuyền 1: .................................................... - Công suất dây chuyền 2: .................................................... - ……………………….. |
|
Mục đích sản xuất: |
|
Chúng tôi cam kết các thông tin báo cáo là chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số .../.../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN |
Lưu ý:
- Báo cáo cho từng hóa chất.
- Thời hạn nộp báo cáo: 30 ngày trước khi cơ sở đi vào hoạt động.
BÁO CÁO BỔ SUNG VỀ CƠ SỞ HÓA CHẤT BẢNG 3
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày …. tháng … năm… |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
1. Thông tin về cơ sở hóa chất Bảng 3
Tên tổ chức, cá nhân: .........................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ................. do ................. cấp ngày .... tháng .... năm ....
Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................
Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Mặt hàng, ngành nghề kinh doanh: ...................................
Địa điểm nơi đặt cơ sở phải báo cáo: ................................
- Địa chỉ: ....................................
- Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Mục đích hoạt động của cơ sở:
2. Hóa chất/Tiền chất
Đơn vị : □ tấn □ kg
Tên gọi theo IUPAC: |
|
Tên thương mại hay tên gọi thông thường: |
|
Số CAS: |
|
Công thức hóa học: |
|
Hàm lượng hoặc nồng độ: |
|
Tổng công suất sản xuất mới: |
|
Số lượng dây chuyền mới bổ sung: Trong đó: - Công suất dây chuyền 1: - Công suất dây chuyền 2: |
………………………………………….. ……………………………..………….. ……………………………..………….. |
Mục đích đầu tư bổ sung: |
|
Chúng tôi cam kết các thông tin báo cáo là chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số .../.../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN |
Lưu ý:
- Báo cáo cho từng hóa chất.
- Thời hạn nộp báo cáo: 30 ngày trước khi thực hiện việc bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi.
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ HÓA CHẤT BẢNG 3
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày …. tháng … năm… |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
Tên tổ chức, cá nhân: .........................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ................. do ................. cấp ngày .... tháng .... năm ....
Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................
Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Doanh nghiệp xin báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 3 như sau:
1. Tình hình sản xuất hóa chất Bảng 3
- Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 3 số: .... ngày .... tháng .... năm ....
- Địa điểm đặt cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 3: …………………………………..
- Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
- Thông tin chi tiết về hoạt động sản xuất hóa chất Bảng 3:
TT |
Tên thương mại |
Thông tin hóa chất |
Công suất |
Khối lượng sản xuất thực tế |
Khối lượng dự kiến sản xuất năm tiếp theo |
Mục đích sản xuất |
|||
Tên hóa chất |
Mã số CAS |
Công thức hóa học |
Hàm lượng, nồng độ |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tình hình kinh doanh hóa chất Bảng 3
- Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 3 số: .... ngày .... tháng .... năm ....
- Địa điểm đặt cơ sở kinh doanh hóa chất Bảng 3: ................................
- Địa điểm kho chứa hóa chất Bảng 3: ....................................................
- Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
- Bảng kê chi tiết hoạt động kinh doanh hóa chất Bảng 3:
A. Mua hóa chất Bảng |
|||||
TT |
Thông tin về hóa chất |
Khối lượng |
Tên, địa chỉ Công ty bán |
Dự kiến trong năm tiếp theo |
Mục đích |
1 |
- Tên thương mại: - Tên gọi theo IUPAC: - Số CAS: - Công thức hóa học: - Hàm lượng/nồng độ: |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
B. Bán hóa chất Bảng |
|
||||
TT |
Thông tin về hóa chất |
Khối lượng |
Tên, địa chỉ Công ty mua |
Dự kiến trong năm tiếp theo |
Mục đích |
1 |
- Tên thương mại: - Tên gọi theo IUPAC: - Số CAS: - Công thức hóa học: - Hàm lượng/nồng độ: |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
3. Tình hình xuất khẩu/nhập khẩu hóa chất Bảng 3
- Địa điểm kho chứa hóa chất Bảng 3: ......................................................
- Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
- Bảng kê chi tiết hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu hóa chất Bảng 3:
A. Nhập khẩu hóa chất Bảng |
||||||
TT |
Thông tin về hóa chất |
Số Giấy phép nhập khẩu |
Khối lượng nhập khẩu thực tế |
Tên quốc gia xuất khẩu |
Dự kiến nhập khẩu trong năm tiếp theo |
Mục đích |
1 |
- Tên gọi theo IUPAC: - Tên thương mại: - Số CAS: - Công thức hóa học: - Hàm lượng/nồng độ: |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
B. Xuất khẩu hóa chất Bảng |
||||||
TT |
Thông tin về hóa chất |
Số Giấy phép xuất khẩu |
Khối lượng xuất khẩu thực tế |
Tên quốc gia nhập khẩu |
Dự kiến xuất khẩu trong năm tiếp theo |
Mục đích |
1 |
- Tên gọi theo IUPAC: - Tên thương mại: - Số CAS: - Công thức hóa học: - Hàm lượng/nồng độ: |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết các thông tin báo cáo là chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số ..../…./NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN |
Lưu ý:
- Báo cáo cho từng hóa chất.
- Thời hạn nộp báo cáo: Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm.
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF)
BÁO CÁO BAN ĐẦU VỀ CƠ SỞ HÓA CHẤT DOC, DOC-PSF
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày …. tháng … năm… |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
1. Thông tin về cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF
Tên tổ chức, cá nhân: .........................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .............. do ................. cấp ngày .... tháng .... năm ....
Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................
Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Mặt hàng, ngành nghề kinh doanh: ...................................
Địa điểm nơi đặt cơ sở phải báo cáo: ................................
- Địa chỉ: ....................................
- Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Mục đích hoạt động của cơ sở:
2. Hóa chất
Đơn vị: □ tấn □ kg
Đối với những địa điểm nhà máy sản xuất trên 200 tấn hóa chất hữu cơ riêng biệt (DOC) |
|
Số lượng dây chuyền sản xuất hóa chất DOC: 1. Tên gọi theo IUPAC: - Tên thương mại hay tên gọi thông thường: - Số CAS: - Công thức hóa học: - Công suất sản xuất: - Nồng độ hoặc hàm lượng: - Thời gian dự kiến bắt đầu sản xuất: |
|
Đối với những địa điểm nhà máy sản xuất trên 30 tấn hóa chất hữu cơ riêng biệt chứa phốt pho, lưu huỳnh và flo (DOC- PSF) |
|
Số lượng dây chuyền sản xuất hóa chất DOC: 1. Tên gọi theo IUPAC: - Tên thương mại hay tên gọi thông thường: - Số CAS: - Công thức hóa học: - Công suất sản xuất: - Nồng độ hoặc hàm lượng: - Thời gian dự kiến bắt đầu sản xuất: |
|
Chúng tôi cam kết các thông tin báo cáo là chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số ..../…./NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN |
Lưu ý:
- Báo cáo cho từng hóa chất.
- Thời hạn nộp báo cáo: 30 ngày trước khi cơ sở đi vào hoạt động.
BÁO CÁO BỔ SUNG VỀ CƠ SỞ HÓA CHẤT DOC, DOC-PSF
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày …. tháng … năm… |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
1. Thông tin về cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF
Tên tổ chức, cá nhân: .........................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .............. do ................. cấp ngày .... tháng .... năm ....
Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................
Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Mặt hàng, ngành nghề kinh doanh: ...................................
Địa điểm nơi đặt cơ sở phải báo cáo: ................................
- Địa chỉ: ....................................
- Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Mục đích hoạt động của cơ sở:
2. Hóa chất
Đơn vị: □ tấn □ kg
Đối với những địa điểm nhà máy sản xuất trên 200 tấn hóa chất hữu cơ riêng biệt (DOC) |
|
Số lượng dây chuyền sản xuất hóa chất DOC mới: 1. Tên gọi theo IUPAC: - Tên thương mại hay tên gọi thông thường: - Số CAS: - Công thức hóa học: - Công suất sản xuất: - Nồng độ hoặc hàm lượng: - Thời gian dự kiến bắt đầu sản xuất: |
|
Đối với những địa điểm nhà máy sản xuất trên 30 tấn hóa chất hữu cơ riêng biệt chứa phốt pho, lưu huỳnh và flo (DOC- PSF) |
|
Số lượng dây chuyền sản xuất hóa chất DOC mới: 1. Tên gọi theo IUPAC: - Tên thương mại hay tên gọi thông thường: - Số CAS: - Công thức hóa học: - Công suất sản xuất: - Nồng độ hoặc hàm lượng: - Thời gian dự kiến bắt đầu sản xuất: |
|
Chúng tôi cam kết các thông tin báo cáo là chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số ..../…./NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN |
Lưu ý:
- Báo cáo cho từng hóa chất.
- Thời hạn nộp báo cáo: Chậm nhất là 30 ngày trước khi tiến hành bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi.
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ HÓA CHẤT DOC, DOC-PSF
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
……, ngày …. tháng … năm… |
Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
Tên tổ chức, cá nhân: .........................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ................ do ................. cấp ngày .... tháng .... năm ....
Nơi đặt trụ sở chính: .........................................................
Điện thoại: ............................. Fax: …………………………… Email: ...............
Địa điểm đặt cơ sở sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF: ...................................
Mục đích sản xuất: ........................................................................................
1. Đối với Nhà máy sản xuất trên 200 tấn hóa chất hữu cơ riêng biệt (DOC)
- Tên gọi theo IUPAC: ……………………………
- Tên thương mại hay tên gọi thông thường: ……………………………
- Số CAS: ……………………………
- Công thức hóa học: ……………………………
- Nồng độ hoặc hàm lượng: ……………………………
- Số lượng dây chuyền sản xuất hóa chất DOC: ……………………………
- Tổng công suất sản xuất: …………… tấn/năm
- Khối lượng thực tế sản xuất trong năm khai báo: …………………………… tấn/năm
- Khối lượng dự kiến sản xuất trong năm tiếp theo: …………………………… tấn/năm
2. Đối với Nhà máy sản xuất trên 30 tấn hóa chất hữu cơ riêng biệt chứa phốt pho, lưu huỳnh và flo (DOC-PSF)
- Tên gọi theo IUPAC: ……………………………
- Tên thương mại hay tên gọi thông thường: ……………………………
- Số CAS: ……………………………
- Công thức hóa học: ……………………………
- Nồng độ hoặc hàm lượng: ……………………………
- Số lượng dây chuyền sản xuất hóa chất DOC-PSF: ……………………………
- Tổng công suất sản xuất: ……………… tấn/năm
- Khối lượng thực tế sản xuất trong năm khai báo: …………………………… tấn/năm
- Khối lượng dự kiến sản xuất trong năm tiếp theo: …………………………… tấn/năm
Chúng tôi cam kết các thông tin báo cáo là chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin báo cáo theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số ..../…./NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ...của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN |
Lưu ý:
- Báo cáo cho từng hóa chất.
- Thời hạn nộp báo cáo: Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm.
THE GOVERNMENT
OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 33/2024/ND-CP |
Hanoi, March 27, 2024 |
DECREE
IMPLEMENTING THE CONVENTION ON THE PROHIBITION OF THE DEVELOPMENT, PRODUCTION, STOCKPILING AND USE OF CHEMICAL WEAPONS AND ON THEIR DESTRUCTION
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendment to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction;
Pursuant to the Law on Chemicals dated November 27, 2007;
Pursuant to the Law on International Treaties dated April 9, 2016;
Pursuant to the Law on Management and Use of Weapons, Explosive Ordnances, and Combat Gears dated June 20, 2017;
Pursuant to the Law on Investment dated June 17, 2020;
...
...
...
At request of the Minister of Industry and Trade;
The Government promulgates Decree implementing the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS REGARDING IMPLEMENTATION OF CHEMICAL WEAPONS CONVENTION
Article 1. Scope
This Decree prescribes implementation of the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction (hereinafter referred to as “CWC”) within the territory of the Socialist Republic of Vietnam, including:
1. General provisions regarding implementation of Chemical Weapons Convention (CWC).
2. Production, sale, export, import, processing, use, and storage of Schedule chemicals; production of DOC, DOC-PSF chemicals.
3. Reporting of Schedule chemicals and DOC, DOC-PSF chemicals.
...
...
...
5. State management of Schedule chemicals and DOC, DOC-PSF chemicals.
Article 2. Regulated entities
This Decree applies to organizations and individuals engaging in or related to the implementation of CWC in territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 3. Application
1. Implementation of CWC shall conform to this Decree and other relevant law provisions.
2. Prohibited acts and purposes not prohibited shall conform to Clause 1 Article 1 and Clause 9 Article 2 of the CWC.
Article 4. Definitions
In this Decree, terms below are construed as follows:
1. “Chemical weapons” is defined by the CWC to include the following, together or separately:
...
...
...
b) Munitions and devices, specifically designed to cause death or other harm through the toxic properties of those toxic chemicals specified in Point a of this Clause, which would be released as a result of the employment of such munitions and/or devices;
c) Any equipment specifically designed for use directly in connection with the employment of munitions and devices specified in Point b of this Clause.
2. “Toxic chemical” is defined by the CWC as any chemical which through its chemical action on life processes can cause death, temporary incapacitation or permanent harm to humans or animals. This includes all such chemicals, regardless of their origin or of their method of production, and regardless of whether they are produced in facilities, for military use or elsewhere.
3. “Precursor” is defined by the CWC as any chemical reactant which takes part at any stage in the production by whatever method of a toxic chemical. This includes any key component of a binary or multicomponent chemical system.
4. “Schedule chemicals” means toxic chemicals and precursors controlled in accordance with the CWC and classified in order 1, 2, 3 depending on criteria set under chemical Annex of the CWC. Schedule chemicals include chemicals under Lists and mixtures containing chemicals under Lists.
5. “Riot control agent” is defined by the CWC as any chemical not listed in a Schedule, which can produce rapidly in humans sensory irritation or disabling physical effects which disappear within a short time following termination of exposure.
6. “Discrete organic chemical” (hereinafter referred to as DOC) is defined by the CWC as all compounds of carbon except for its oxides, sulphides and metal carbonates, identifiable by chemical name, by structural formula (if known), and by Chemical Abstracts Service (CAS) registry number (if assigned). “DOC-PSF chemical” is defined by the CWC as a DOC containing one or more of the elements phosphorus, sulfur, or fluorine.
7. “Production” of a chemical is defined by the CWC as its formation through chemical reaction;
8. “Sale” of a chemical includes its trade, export, import for market supply and profit.
...
...
...
10. “Consumption” of a chemical is defined by the CWC as its conversion into another chemical via a chemical reaction.
11. “Storage” of a Schedule chemical is defined by the CWC as the storage, preservation of unused or undepleted Schedule chemicals in specialized storage, containers, and tanks at chemical facility.
12. “Organization for the Prohibition of Chemical Weapons” (hereinafter referred to as “Organization" refers to a organization established by States-Parties to this Convention to ensure the implementation of its provisions, including those for international verification of compliance with it, and to provide a forum for consultation and cooperation among States-Parties.
13. “State-Party to the Chemical Weapon Convention” (hereinafter referred to as “State-Party”) means a state that has signed and approved or joined the CWC and is officially a signatory to the CWC after 30 days from the date on which acknowledgement of approval or notice regarding participation in the CWC is submitted to the Secretary-General of the United Nations.
14. “Chemical facility” is defined by the CWC as a location for production, processing, consumption, and storage of chemicals regulated by the CWC. Chemical facility may include factory or factories or independent production lines.
Production line means a combination of equipment types, including existing or made containers necessary for the production, processing, and consumption of chemicals.
Chemical facilities are divided into Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3 facilities and DOC, DOC-PSF chemical facilities, in which:
a) Schedule 1 facilities accommodate production, processing, consumption or storage of Schedule 1 chemicals. Schedule 1 facilities are further divided into single small-scale facilities and other facilities, in which:
Single small-scale facility means a facility where Schedule 1 chemicals are produced for: research, medical, pharmaceutical or national defense, security purposes. The production at a single small-scale facility shall be carried out in reaction vessels in production lines not configurated for continuous operation. The volume of such a reaction vessel shall not exceed 100 liters, and the total volume of all reaction vessels with a volume exceeding 5 liters shall not be more than 500 liters.
...
...
...
b) Schedule 2 facilities accommodate production, processing, or consumption activity or activities that involve Schedule 2 chemicals;
c) Schedule 3 facilities accommodate production of Schedule 3 chemicals;
d) DOC, DOC-PSF chemical facilities accommodate production of DOC, DOC-PSF chemicals.
15. “Quantities” is defined by the CWC as amount of products produced, processed, consumed or planned to be produced, processed, consumed annually from a chemical in a year by a chemical facility. Chemical quantities may equal or exceed production capacity of the chemical in a facility.
16. “Examination” of import, export data means when the Organization or the Vietnamese National Authority inspects, reviews, cross-examines import, export data of Schedule chemicals of licensed organizations and individuals in order to reaffirm eligibility of reporting data or detect discrepancies to be corrected to maintain transparency, accuracy, and veracity of reporting.
17. “Verification inspection” is defined by the CWC as an on-site inspection conducted by the Organization at a chemical facility subject to verification and reported to the Organization by a State-Party in order to confirm conformity of information received and certify compliance with the CWC at the aforementioned facility.
a) Initial inspection is the first inspection conducted by the Organization at a chemical facility subject to verification inspection;
b) Routine inspection is an inspection that follows the initial inspection and is conducted by the Organization at a Schedule 3 facility or DOC, DOC-PSF facility in order to re-examine conformity of report submitted to the Organization by the State-Party;
c) Systematic inspection is an inspection that follows the initial inspection and is conducted on a periodic basis at a Schedule 1 or Schedule 2 facility under separate agreement on the facility (facility agreement) in order to examine and re-establish conformity of report submitted to the Organization by the State-Party;
...
...
...
dd) Facility agreement is an agreement signed by a State-Party and the Organization relating to a specific facility subject to verification inspection. Draft facility agreement is produced during period of initial inspection and usually for Schedule 1, Schedule 2 facilities.
e) “Escort” means a individuals designated by Vietnamese National Authority after reporting to the Prime Minister to accompany and assist the Inspection Team of the Organization during the in-country period.
18. “Copy” means a duplicate created by photocopying the original or a typewritten duplicate containing the exact contents as the original.
Where documents are submitted online or via post service, copies are certified true copies or copies accompanied by the originals for comparison. Where documents are submitted via online public service, copies are scanned duplicates of the original or legitimate electronic versions issued by competent authority.
19. “CAS” is a unique identifier of chemical elements, chemical compounds, polymers, biological sequences, compounds, and alloys.
20. “List of inspection equipment” is defined by the CWC as equipment and tools necessary for the performance of tasks of the Inspection Team and confirmed by the Organization.
Article 5. List of Schedule chemicals
1. Promulgate lists of Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3 chemicals are attached under Appendix I hereof.
2. Add exceptions for chemicals under Lists of chemicals for limited production and sale in industrial sector under Appendix II attached to Decree No. 82/2022/ND-CP dated October 18, 2022 of the Government on amendment to Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 19, 2017 of the Government elaborating the Law on Chemicals:
...
...
...
English name
HS code
CAS code
Chemical formula
55
Arsenic and arsenic compounds.
Exemption:
2812.10
---
...
...
...
Arsenic trichloride
2812.10
7784-34-1
AsCl3
79
Cyanide and cyanide compound.
Exemption:
2811.19
---
...
...
...
Cyanogen chloride
2853.10
506-77-4
CClN
Hydrogen cyanide
2811.12
74-90-8
HCN
3. Annul chemicals under the List of chemicals for conditional production and sale in industrial sector under Appendix I attached to Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 9, 2017 of the Government amended by Decree No. 82/2022/ND-CP dated October 18, 2022 of the Government on amendment to Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 9, 2017 of the Government elaborating the Law on Chemicals:
...
...
...
English name
HS code
CAS code
Chemical formula
263
Dimethyl phosphite
29209090
868-85-9
C2H7O3P
...
...
...
Fonofos (O-Ethyl S-phenylethylphosp honodithioate)
29309090
944-22-9
C10H15OS2P
489
Methyldiethanol amine
29221990
105-59-9
C5H13ON
...
...
...
Pinacolyl alcohol: 3,3-Dimetylbutan-2-ol
29051900
464-07-3
C6H14O
720
Triethy phosphite
29209090
122-52-1
C6H15O3P
...
...
...
No.
English name
HS code
CAS code
Chemical formula
137
Bis(2-chloro ethyl) sulphide
29309090
505-60-2
...
...
...
198
Carbonic dichloride (phosgene)
28112990
75-44-5
CCl2O
242
Chloropicrin: Trichloro nitro metan
29049000
76-06-2
...
...
...
291
Cyanogen chloride
28530000
506-77-4
CClN
374
Diethyl phosphite
29209090
762-04-9
...
...
...
527
Fonofos
29309090
944-22-9
C10H15OS2P
656
Sulfur monochloride
28121000
10025-67-9
...
...
...
658
Sulfur dichloride
28121000
10545-99-0
SCl2
762
N,n-diethyl amino etanol
29221990
100-37-8
...
...
...
767
N,n-Dimetyl amino ethanol
29221990
108-01-0
C4H11ON
815
N-Ethyl diethanol amine
29221990
139-87-7
...
...
...
918
1-Propene,1,1,3,3,3- pentafluoro-2-(trifluoromethyl)-
29033990
382-21-8
C4F8
935
Phosphorus trichloride
28121000
7719-12-2
...
...
...
937
Phosphorus penta chloride
28121000
10026-13-8
PCl5
1090
Triethy phosphite
29209090
122-52-1
...
...
...
1103
Trimethyl phosphite
29209090
121-45-9
C3H9O3P
5. Schedule 1 chemicals under List of chemicals prohibited from investment and sale in accordance with the Law on Investment.
Article 6. Vietnamese National Authority exercising the Chemical Weapons Convention
Vietnam Chemicals Agency (Ministry of Industry and Trade) is designated as the Vietnamese National Authority in implementation of the CWC, liaison between Vietnam and the Organization, other States-Parties pursuant to Clause 4 Article 7 of the CWC.
Article 7. Prevention of proliferation of chemical weapons
...
...
...
Chapter II
PRODUCTION, SALE, EXPORT, IMPORT, PROCESSING, USE, AND STORAGE OF SCHEDULE CHEMICALS; PRODUCTION OF DOC, DOC-PSF CHEMICALS
Section 1. SAFETY REQUIREMENTS IN PRODUCTION AND SALE OF SCHEDULE CHEMICALS; PRODUCTION OF DOC, DOC-PSF CHEMICALS; IMPLEMENTATION OF REGULATIONS ON CHEMICAL MANAGEMENT
Article 8. Safety requirements in production and sale of Schedule chemicals; production of DOC, DOC-PSF chemicals
1. Facilities producing Schedule chemicals, DOC, DOC-PSF chemicals must meet production requirements under Article 12 of the Law on Chemicals and Article 4, Clause 1 and Clause 2 Article 5, Clause 1 and Clause 2 Article 6 of Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 9, 2017 of the Government elaborating the Law on Chemicals (hereinafter referred to as “Decree No. 113/2017/ND-CP”).
2. Facilities making sale of Schedule chemicals must meet sale requirements under Article 12 of the Law on Chemicals and Article 4; Clause 2 Article 5; Clause 1 and Clause 2 Article 6 of Decree No. 113/2017/ND-CP.
Article 9. Implementation of regulations on chemical management
1. Chemical emergency preparedness plan
Organizations and individuals producing, selling, processing, consuming, and storing Schedule chemicals; producing DOC, DOC-PSF chemicals must comply with regulations on chemical emergency preparedness under Articles 36, 37, 39, and 42 of the Law on Chemical; Articles 20 and 21 of Decree No. 113/2017/ND-CP, amended by Decree No. 82/2022/ND-CP dated October 18, 2022 of the Government on amendment to Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 9, 2017 of the Government elaborating and guiding implementation of the Law on Chemical (hereinafter referred to as “Decree No. 82/2022/ND-CP”).
...
...
...
Organizations and individuals producing, importing Schedule chemicals; producing DOC, DOC-PSF chemicals are responsible for classifying, labeling, and producing Safety data sheet (SDS) for Schedule chemicals, DOC, DOC-PSF chemicals before consuming, selling such chemicals on the market in accordance with Articles 27, 28, and 29 of the Law on Chemical; Article 23 and 24 of Decree No. 113/2017/ND-CP, amended by Decree No. 82/2022/ND-CP.
3. Toxic chemical sale sheet
Organizations and individuals purchasing, selling Schedule chemicals, DOC, DOC-PSF chemicals are responsible for producing toxic chemical sale sheet in accordance with Article 23 of the Law on Chemical where chemicals show dangerous properties defined under Point dd to Point n Clause 4 Article 4 of the Law on Chemical.
4. Chemical safety training
Organizations and individuals producing Schedule chemicals, DOC, DOC-PSF chemicals; selling, exporting, importing, processing, consuming, and storing Schedule chemicals must comply with regulations pertaining to chemical safety training under Articles 31, 32, 33, and 34 of Decree No. 113/2017/ND-CP, amended by Decree No. 82/2022/ND-CP.
5. Bottling and packaging of Schedule chemicals
Requirements regarding bottling and packaging of Schedule chemicals shall conform to Article 7 of Decree No. 113/2017/ND-CP.
6. Chemical information declaration and storage
organizations and individuals producing Schedule chemicals, DOC, DOC-PSF chemicals; selling, importing, exporting, processing, using, and storing Schedule chemicals are responsible for providing and storing chemical information in accordance with Articles 49 and 53 of the Law on Chemical.
...
...
...
Organizations and individuals transporting Schedule chemicals and DOC, DOC-PSF chemicals must adhere to regulations pertaining to transportation of hazardous commodities under road, inland waterway, railway, civil aviation, maritime laws, international treaties to which Vietnam is a signatory and other provisions of the laws.
Section 2. PRODUCTION AND SALE OF SCHEDULE CHEMICALS; PRODUCTION OF DOC, DOC-PSF CHEMICALS
Article 10. Eligibility for license to produce, sell Schedule chemicals
1. Eligibility for production
a) Enterprises are established in a manner compliant with the law;
b) Technical facilities must meet production requirements under Clause 1 Article 8 hereof;
c) The Technical Director or Vice Director or technicians in charge of production of Schedule chemicals must have graduate education or higher in chemical major;
d) Entities mentioned under Article 32 of Decree No. 113/2017/ND-CP must receive chemical safety training.
2. Eligibility for sale
...
...
...
b) Technical facilities must meet sale requirements under Clause 2 Article 8 hereof;
c) Storage is available in form of existing storage facilities or leased storage facilities or storage facilities of organizations, individuals purchasing or selling chemicals and meets safe chemical storage and fire safety requirements;
d) Individuals in charge of chemical safety in sale establishments of Schedule chemicals must have intermediate-level education or higher in chemical major;
dd) Entities mentioned under Article 32 of Decree No. 113/2017/ND-CP must receive chemical safety training.
3. Facilities producing Schedule 1 chemicals must meet, in addition to requirements under Clause 1 of this Article, requirements below:
a) Production of Schedule 1 chemicals is only allowed to serve special purposes defined under Clause 2 Article 6 of the Law on Investment, including analysis, testing, scientific research, medical, pharmaceutical production, criminal investigation, and national defense, security;
b) Production scale of single small-scale facilities, volume of reaction vessels must not exceed 100 liters; aggregate volume of reaction vessels having more than 5 liters in volume must not exceed 500 liters. Production scale in other facilities and aggregate quantities must not exceed 10 kg/year in respect of protective purpose; quantities must not exceed 100 gram/year per chemical and aggregate quantities must not exceed 10 kg/year in respect of research, medical, pharmaceutical purposes; aggregate quantities must not exceed 100 gram/year in respect of laboratories.
4. Facilities producing, selling Schedule 2 and Schedule 3 chemicals shall meet, in addition to requirements under Clause 1 and Clause 2 of this Article, the following requirements: Such facilities must only produce, sell Schedule 2 and Schedule 3 chemicals for purposes not prohibited according to Article 3 hereof.
Article 11. Documents and procedures for issuance, reissuance, and amendment of License to produce Schedule 1 chemicals
...
...
...
2. Application for issuance of License to produce Schedule 1 chemicals
a) Form No. 1 Appendix II attached hereto;
b) Form No. 2 Appendix II attached hereto. Which states that production scale of single small-scale facilities, volume of reaction vessels do not exceed 100 liters; aggregate volume of reaction vessels with more than 5 liters in volume does not exceed 500 liters. Production scale in other facilities and aggregate quantities must not exceed 10 kg/year in respect of protective purpose; quantities must not exceed 100 gram/year per chemical and aggregate quantities must not exceed 10 kg/year in respect of research, medical, pharmaceutical purposes; aggregate quantities must not exceed 100 gram/year in respect of laboratories. Copies of proof of use right in respect of plots on which factories and storage facilities are built or lease contracts for factories and storage facilities;
c) Copies of undergraduate degree or higher in chemical major of Technical Director or Vice Director or technicians in charge of chemical production;
d) Copies of Decision acknowledging chemical safety training results according to Article 34 of Decree No. 113/2017/ND-CP, amended by Decree No. 82/2022/ND-CP;
dd) Copies of Decisions approving or written confirmation of documents relating to environmental protection in accordance with regulations promulgated by competent authority;
e) Copies of written approval for fire prevention and firefighting commissioning results of the fire department for each production facility that requires approval for fire prevention and firefighting design.
Copies of Safety inspection records regarding fire prevention and firefighting or documents of competent authority confirming satisfaction of fire prevention and firefighting safety requirements for each production facility that does not require approval for fire prevention and firefighting design;
g) Written commitment stating that the production of Schedule 1 chemicals only serves special purposes defined under Clause 2 Article 6 of the Law on Investment, including analysis, testing, scientific research, medical, pharmaceutical production, criminal investigation, and national defense, security.
...
...
...
a) Organizations and individuals submitting applications under Clause 2 of this Article to the Ministry of Industry and Trade via post service or in-person or via online public service portal;
b) Where the application is inadequate or illegitimate, the Ministry of Industry and Trade shall, within 3 working days from the date on which they receive the application, notify the applicants for revision. The time it takes the applicants to amend their applications is excluded from the time limit for licensing under Point c of this Clause;
c) Within 16 days from the date on which adequate applications under Clause 2 of this Article are received, the Ministry of Industry and Trade is responsible for reviewing, appraising the applications and conducting physical evaluation. Where production requirements are met, within 3 working days, the Ministry of Industry and Trade shall request the Prime Minister to issue license to produce Schedule 1 chemicals using Form No. 3 under Appendix II hereof. Where production requirements are not met, within 3 working days, the Ministry of Industry and Trade shall respond in writing to state rejection and reason therefor;
d) Where necessary, the Ministry of Industry and Trade shall consult governing Ministry in writing before requesting the Prime Minister to issue License. Time limit for consulting is 5 working days, excludes the time it takes to send and receive documents, and does not include in the time limit for licensing under this Article. If the governing Ministry does not respond in writing within the time limit prescribed above, they are considered approving the application for licensing.
4. Documents and procedures for reissuance of the License
a) Where the License is lost, damaged, incorrect, or where information relating to the License holders changes, the License holders shall submit application for reissuance of the License to the Ministry of Industry and Trade via post service or in-person or via online public service;
b) Application for reissuance of the License includes: Form No. 1 under Appendix II attached hereto; originals of the License if the License is incorrect or if information relating to establishment registration of the License holders changes; remaining identifiable originals of the License if the License is damaged (if any);
c) Within 5 working days from the date on which adequate applications are received, the Ministry of Industry and Trade shall examine and request the Prime Minister to re-issue License to the applicants. Where the Prime Minister decides not to reissue the License, the Ministry of Industry and Trade shall respond in writing and state reason for rejection.
5. Documents and procedures for amendment to the License
...
...
...
b) Application for amendment to License includes: Form No. 1 under Appendix II attached hereto; originals of issued License; documents proving fulfillment of production requirements for information subject to change;
c) Procedures for amendment to the License are similar those for issuing new License.
Article 12. Documents and procedures for issuance, reissuance, amendment, and exemption from License to produce, sell Schedule 2 and Schedule 3 chemicals
1. The Ministry of Industry and Trade shall receive applications, appraise, conduct physical evaluation, issue, reissue, and amend License to produce, sell Schedule 2 and Schedule 3 chemicals.
2. Application for issuance of license to produce Schedule 2 and Schedule 3 chemicals
a) Form No. 1 Appendix II attached hereto;
b) Form No. 2 Appendix II attached hereto. Copies of proof of use right in respect of plots on which factories and storage facilities are built or lease contracts for factories and storage facilities;
c) Copies of undergraduate degree or higher in chemical major of Technical Director or Vice Director or technicians in charge of chemical production in Schedule facilities;
d) Copies of Decision acknowledging chemical safety training results according to Article 34 of Decree No. 113/2017/ND-CP, amended by Decree No. 82/2022/ND-CP;
...
...
...
e) Copies of written approval for fire prevention and firefighting commissioning results of the fire department for each production facility that requires approval for fire prevention and firefighting design.
Copies of Safety inspection records regarding fire prevention and firefighting or documents of competent authority confirming satisfaction of fire prevention and firefighting safety requirements for each production facility that does not require approval for fire prevention and firefighting design;
g) Written commitment stating that the production of Schedule 2 and Schedule 3 chemicals only serves purposes not prohibited in accordance with Article 3 hereof.
3. Application for issuance of License to sell Schedule 2 and Schedule 3 chemicals
a) Form No. 1 under Appendix II attached hereto;
b) Declarations of sale establishments;
c) Copies of Decisions approving or written confirmation of documents relating to environmental protection in accordance with regulations promulgated by competent authority;
d) Copies of written approval for fire prevention and firefighting commissioning results issued by fire department for each chemical storage facility that requires approval for fire prevention and firefighting design.
Copies of Safety inspection records regarding fire prevention and firefighting or documents of competent authority confirming satisfaction of fire prevention and firefighting safety requirements for each chemical storage facility that does not require approval for fire prevention and firefighting design;
...
...
...
e) Declaration of technical equipment, personal protective and safety equipment in each sale establishment;
g) Copies of intermediate education degree or higher in chemical major of individuals in charge of chemical safety;
h) Copies of Decision acknowledging chemical safety training results according to Article 34 of Decree No. 113/2017/ND-CP, amended by Decree No. 82/2022/ND-CP;
i) Written commitment stating that the sale of Schedule 2 and Schedule 3 chemicals only serves purposes not prohibited under Article 3 hereof.
4. Application for issuance of License to produce and sell Schedule 2 and Schedule 3 chemicals
a) Form No. 1 under Appendix II attached hereto;
b) Declaration of chemical production and sale facilities;
c) Copies of decision approving or written confirmation for documents relating to environmental protection issued by competent authority for each chemical production and storage facility;
d) Copies of written approval for fire prevention and firefighting commissioning results issued by fire department for each chemical production and storage facility that requires approval for fire prevention and firefighting design.
...
...
...
dd) Form No. 5 under Appendix II attached hereto.
Copies of documents proving use right of plots on which chemical production and storage facilities are built or lease contracts for factories, storage facilities or contracts, agreements regarding the sale of chemicals when using storage facilities of chemical buyers or sellers;
e) Declaration of technical equipment, personal protective and safety equipment in each chemical production and sale facility;
g) Copies of undergraduate degree or higher in chemical major of Technical Director or Vice Director of technicians in charge of chemical production in production facilities; Copies of intermediate education degree or higher in chemical major of individuals in charge of chemical safety;
h) Copies of Decision acknowledging chemical safety training results according to Article 34 of Decree No. 113/2017/ND-CP, amended by Decree No. 82/2022/ND-CP;
i) Written commitment stating that the production and sale of Schedule 2 and Schedule 3 chemicals only serve purposes not prohibited under Article 3 hereof.
5. Procedures for appraising and issuing License to produce and sell Schedule 2, Schedule 3 chemicals
a) Organizations and individuals submitting applications under Clause 2, Clause 3, and Clause 4 of this Article to the Ministry of Industry and Trade via post service or in-person or via online public service portal;
b) Where the application is inadequate or illegitimate, the Ministry of Industry and Trade shall, within 3 working days from the date on which they receive the application, notify the applicants for revision. The time it takes the applicants to amend their applications is excluded from the time limit for licensing under Point c of this Clause;
...
...
...
d) Where production and sale of Schedule 2, Schedule 3 chemicals serve specialized purposes (medical, pharmaceutical, agricultural, national security and defense), when necessary, the Ministry of Industry and Trade shall consult governing Ministry in writing before issuing License. Time limit for consulting is 5 working days, excludes the time it takes to send and receive documents, and does not include in the time limit for licensing under this Article. If the governing Ministry does not respond in writing within the time limit prescribed above, they are considered approving the application for licensing.
dd) The Ministry of Industry and Trade shall, after issuing License, send a copy to Department of Industry and Trade where the applicants are based for joint monitoring and management.
6. License to sell Schedule 2 and Schedule 3 chemicals shall be exempted where concentration of these chemicals is below 1%.
7. Documents and procedures for reissuing License to produce and sell Schedule 2, Schedule 3 chemicals
a) Where License to produce and sell Schedule 2, Schedule 3 chemicals is lost, damaged, incorrect or where there are changes to information relating to establishment registration of License holders, the License holders shall submit application for reissuance of the License to the Ministry of Industry and Trade via post service, in-person, or online public service;
b) Application for reissuance of License includes: Written application for reissuance of License; original License where the License is incorrect or there are changes to information of License holders; remaining identifiable originals of the License where the License is damaged (if any);
c) Within 5 working days from the date on which adequate applications are received, the Ministry of Industry and Trade shall examine and reissue License to the applicants and send a copy to the Department of Industry and Trade where the applicants are based. Where License reissuance is rejected, the Ministry of Industry and Trade shall respond in writing and state reasons for rejection;
8. Documents and procedures for amendment to License to produce and sell Schedule 2, Schedule 3 chemicals
a) Where there are changes to location of chemical production and sale facilities; model, scale, or type of chemicals, organizations and individuals shall submit application for amendment to the License to the Ministry of Industry and Trade via post service, in-person, or via online public service;
...
...
...
c) Procedures for amending the License are similar to those for issuing new License.
Article 13. Physical evaluation of Schedule chemical production and sale facilities for licensing purpose
1. Physical evaluation of Schedule chemical production and sale facilities consists of on-site monitoring for fulfillment of requirements pertaining to chemical safety; document review and research, and other relevant activities.
2. Contents of physical evaluation of Schedule chemical production and sale are specified under Form No. 6 of Appendix II attached hereto. Throughout physical evaluation of Schedule chemical production and sale, evaluation team shall log evaluation record using Form No. 7 under Appendix II attached hereto.
3. The Ministry of Industry and Trade shall establish evaluation teams for conducting physical evaluation at Schedule chemical production and sale facilities. An evaluation team consists of at least 3 members, 2 of which are affiliated to the Ministry of Industry and Trade (where 1 of which acts as team leader) and 1 member is representative of Department of Industry and Trade where headquarters are based or where chemical storage facilities of organizations, individuals producing, selling Schedule chemicals are located.
Article 14. Revocation of License to produce and sell Schedule chemicals
1. Authority entitled to issuing License to produce and sell Schedule chemicals shall also be entitled to revoking the License.
2. The revocation of License shall conform to Article 18 of the Law on Chemical and guiding documents.
Article 15. Responsibilities of holders of License to produce and sell Schedule chemicals
...
...
...
1. Produce and sell Schedule chemicals only after obtaining License to produce and sell Schedule chemicals issued by competent authority and meeting fire safety and environment requirements as per the law.
2. Maintain conditions pertaining to the production and sale of Schedule chemicals throughout production and sale process and regulations pertaining to chemical management under Articles 8, 9, and 10 hereof after licensing.
3. Keep a separate logbook to monitor the sale of Schedule chemicals. Logbook shall contain: Name of Schedule chemicals, contents, quantities imported, exported, purchased, sold, stored; name of customers, address of headquarters, business address, phone number, purpose of sale of Schedule chemicals.
4. Exercise regulations pertaining to reporting under Articles 23, 24, and 25 hereof; regulations pertaining to verification inspection, investigation, and examination under Chapter IV hereof.
5. Keep License to produce and sell Schedule chemicals at production and sale facilities to enable organizations and individuals to conduct safety control at chemical facilities and present the License to competent authority when requested.
6. Legal responsibilities shall be assumed where Schedule chemicals are lost during transportation or at facilities.
Article 16. Requirements for DOC, DOC-PSF chemical production facilities
DOC, DOC-PSF chemical production facilities must:
1. Meet requirements in production and regulations on chemical management under Article 8 and Article 9 hereof.
...
...
...
3. Adhere to regulations on verification inspection, investigation, and examination under Chapter IV hereof where quantities of DOC production facilities exceed 200 tonne/year, quantities of DOC-PSF chemical production facilities exceed 30 tonne/year.
Section 3. IMPORT AND EXPORT OF SCHEDULE CHEMICALS
Article 17. General requirements regarding import and export of Schedule chemicals
1. Organizations and individuals must only import, export Schedule 1 chemicals and Schedule 2 chemicals from States-Parties of CWC. Where the export of Schedule 3 chemicals involves an organization or individual from a state that is not a State-Party of the CWC, an End-use Certificate issued by competent authority of that state shall be required.
2. Organizations and individuals importing, exporting Schedule chemicals must obtain license issued by competent authority. License to import, export Schedule chemicals serves as a requirement to obtain customs clearance upon import and export of Schedule chemicals.
3. Organizations and individuals importing Schedule chemicals must only use these Schedule chemicals for sale purposes after obtaining License to sell Schedule chemicals issued by competent authority.
4. Organizations and individuals importing, exporting Schedule chemicals must adhere to regulations on reporting under Articles 23, 24, and 25 hereof; regulations on investigation and examination under Articles 34 and 35 hereof.
5. Organizations and individuals importing Schedule chemicals for use in production process must meet requirements under Articles 21 and 22 hereof.
6. Organizations and individuals obtaining License to import Schedule chemicals are not required to exercise regulations pertaining to declaration of chemicals under List of chemicals requiring declaration according to the Law on Chemical and Decree No. 113/2014/ND-CP, amended by Decree No. 82/2022/ND-CP.
...
...
...
1. The Ministry of Industry and Trade shall receive application for issuance, reissuance, amendment, and extension of License to import, export Schedule 1 chemicals and submit to the Prime Minister.
2. Application for issuance of License to import, export Schedule 1 chemicals
a) Form No. 2 Appendix II attached hereto;
b) Copies of Business Registration Certificate or Cooperative Registration Certificate or Business Household Registration Certificate;
c) Copies of any of the following: contracts, agreements regarding the sale, invoices, bills of lading indicating names, quantity of Schedule chemicals, expected date of export, import, expected importing, exporting countries;
d) Safety Data Sheet (in Vietnamese)
3. Procedures for issuing License to import, export Schedule 1 chemicals
a) Organizations and individuals submitting applications under Clause 2 of this Article to the Ministry of Industry and Trade via post service or in-person or via online public service portal;
b) Where the application is inadequate or illegitimate, the Ministry of Industry and Trade shall, within 3 working days from the date on which they receive the application, notify the applicants for revision. The time it takes the applicants to amend their applications is excluded from the time limit for licensing under Point c of this Clause;
...
...
...
d) License to import, export Schedule 1 chemicals uses Form No. 4 under Appendix II attached hereto and is valid for 6 months from the date of issue;
dd) Where necessary, the Ministry of Industry and Trade shall consult governing Ministry in writing before requesting the Prime Minister to issue License. Time limit for consulting is 5 working days, excludes the time it takes to send and receive documents, and does not include in the time limit for licensing under this Article. If the governing Ministry does not respond in writing within the time limit prescribed above, they are considered approving the application for licensing.
4. Documents and procedures for reissuance of the License
a) Where the License is lost, damaged, incorrect, or where registration information relating to the License holders changes, the License holders shall submit application for reissuance of the License to the Ministry of Industry and Trade via post service or in-person or via online public service;
b) Application for reissuance of License includes: Written application for reissuance of License; original License where the License is incorrect or there are changes to information of License holders; remaining identifiable originals of the License where the License is damaged (if any);
c) Within 5 working days from the date on which adequate applications are received, the Ministry of Industry and Trade shall examine and request the Prime Minister to re-issue License to the applicants. Where the Prime Minister decides not to reissue the License, the Ministry of Industry and Trade shall respond in writing and state reason for rejection;
d) Effective period of a re-issued License equals the remaining effective period of previously issued License.
5. Documents and procedures for amendment to License
a) Where there are changes to contracts, agreements regarding sale, orders, minutes, or invoices, organizations and individuals shall submit application for amendment to the License to Ministry of Industry and Trade via post service, in-person, or online public service;
...
...
...
c) Procedures for amendment to the License are similar those for issuing new License.
6. Documents and procedures for extension of License
a) License is eligible for extension before expiry dictated in the License to import, export according to Clause 3 of this Article where import, export process has not been implemented or fully implemented. Each License is only eligible for extension once;
b) At least 10 working days before the expiry of the License, License holders shall submit application for extension to the Ministry of Industry and Trade via post service or in-person or via online public service;
c) Application for extension consists of: Written application for extension; copies of issued License;
d) Within 5 working days from the date on which adequate applications are received, the Ministry of Industry and Trade shall examine and request the Prime Minister to extend the License of the applicants. Where the Prime Minister decides not to extend the License, the Ministry of Industry and Trade shall respond in writing and state reason for rejection;
dd) License shall be extended for a maximum of 6 months from the date on which the extension is granted.
Article 19. Documents and procedures for issuance, reissuance, amendment, extension, and exemption of License to import, export Schedule 2 and Schedule 3 chemicals
1. The Ministry of Industry and Trade shall receive application for issuance, reissuance, amendment, and extension of License to import, export Schedule 2 and Schedule 3 chemicals.
...
...
...
a) Form No. 2 Appendix II attached hereto;
b) Copies of Business Registration Certificate or Cooperative Registration Certificate or Business Household Registration Certificate;
c) Copies of any of the following: contracts, agreements regarding the sale, invoices, bills of lading indicating names, quantity of Schedule chemicals, expected date of export, import, expected importing, exporting countries;
d) Safety Data Sheet (in Vietnamese);
dd) Copies of End-use Certificate issued by competent authority of the importing country that is not a State-Party of the CWC (where Schedule 3 chemicals are exported to a country that is not a State-Party of the CWC).
3. Procedures for issuance of License to import, export Schedule 2 and Schedule 3 chemicals
a) Organizations and individuals submitting applications under Clause 2 of this Article to the Ministry of Industry and Trade via post service or in-person or via online public service portal;
b) Where the application is inadequate or illegitimate, the Ministry of Industry and Trade shall, within 3 working days from the date on which they receive the application, notify the applicants for revision. The time it takes the applicants to amend their applications is excluded from the time limit for licensing under Point c of this Clause;
c) The Ministry of Industry and Trade shall, within 7 working days from the date on which they receive adequate applications, examine and issue License to import, export Schedule 2 and Schedule 3 chemicals. Where the application is rejected, the Ministry of Industry and Trade shall respond and state reasons in writing;
...
...
...
dd) Where the import and/or export of Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3 chemicals serves specialized purposes (medical, pharmaceutical, agriculture, national security and defense), the Ministry of Industry and Trade shall, when necessary, consult relevant Ministry before licensing. Time limit for consulting is 5 working days, excludes the time it takes to send and receive documents, and does not include in the time limit for licensing under this Article. If the governing Ministry does not respond in writing within the time limit prescribed above, they are considered approving the application for licensing.
4. License to import, export Schedule 2 and Schedule 3 is exempt where content of these chemicals is below 1%.
5. Documents and procedures for reissuance of the License
a) Where the License is lost, damaged, incorrect, or where registration information relating to the License holders changes, the License holders shall submit application for reissuance of the License to the Ministry of Industry and Trade via post service or in-person or via online public service;
b) Application for reissuance of License includes: Written application for reissuance of License; original License where the License is incorrect or there are changes to information of License holders; remaining identifiable originals of the License where the License is damaged (if any);
c) Within 5 working days from the date on which adequate applications are received, the Ministry of Industry and Trade shall examine and request the Prime Minister to re-issue License to the applicants. Where License reissuance is rejected, the Ministry of Industry and Trade shall respond in writing and state reasons for rejection;
d) Effective period of a re-issued License equals the remaining effective period of previously issued License.
6. Documents and procedures for amendment to License
a) Where there are changes to contracts, agreements regarding sale, orders, minutes, or invoices, organizations and individuals shall submit application for amendment to the License to Ministry of Industry and Trade via post service, in-person, or online public service;
...
...
...
c) Time limit for issuing an amended License is similar to that for issuing new License.
7. Documents and procedures for extension of License
a) License is eligible for extension before expiry dictated in the License to import, export according to Clause 3 of this Article where import, export process has not been implemented or fully implemented. Each License is only eligible for extension once;
b) At least 05 working days before the expiry of the License, License holders shall submit application for extension to the Ministry of Industry and Trade via post service or in-person or via online public service;
c) Application for extension consists of: Written application for extension; copies of issued License;
d) Within 5 working days from the date on which adequate applications are received, the Ministry of Industry and Trade shall examine extend the License of the applicants. Where License issuance is rejected, the Ministry of Industry and Trade shall respond in writing and state reasons for rejection;
dd) License shall be extended for a maximum of 6 months from the date on which the extension is granted.
8. The reception of application, issuance, reissuance, amendment, extension of License to import, export Schedule 2 and Schedule 3 chemicals are implemented via the National Single-window Web Portal.
9. Where organizations and individuals proceed with procedures for importing, exporting Schedule 2 and Schedule 3 chemicals, they are not required to present License to sell Schedule 2 and Schedule 3 chemicals to customs authority.
...
...
...
1. The authority entitled to issuing License to import, export Schedule chemicals is also entitled to revoking the License.
2. The revocation of License shall conform to Article 18 of the Law on Chemical and guiding documents.
Section 4. PROCESSING, CONSUMING, AND STORING SCHEDULE CHEMICALS
Article 21. Requirements for processing, consumption, and storage of Schedule chemicals
1. Organizations and individuals processing, consuming, and storing Schedule chemicals for the purpose of producing other products and commodities must adhere to Chapter V of the Law and Article 8 hereof.
2. Organizations and individuals processing, consuming, and storing Schedule 1 chemicals shall comply with reporting regulations under Article 23 hereof. Organizations and individuals processing, consuming, and storing Schedule 2 chemicals shall comply with reporting regulations under Article 24 hereof.
3. Organizations and individuals processing, consuming, and storing Schedule shall comply with regulations on verification inspection under Chapter IV hereof.
Article 22. Documents monitoring Schedule chemical processing and consumption
1. Facilities processing and consuming Schedule chemicals must keep documents monitoring Schedule chemical processing and consumption.
...
...
...
b) Chemical SDS according to Article 24 of Decree No. 113/2017/ND-CP, amended by Decree No. 82/2022/ND-CP.
2. Contents of the Schedule chemical processing and consumption logbook must be up-to-date and containing: Scientific name, trade name, chemical formula of chemicals; amount of chemicals processed or consumed, information relating to chemical emergency, chemical safety (if any); new and dangerous properties, effect of chemicals (if any).
3. Schedule chemical processing and consumption logbook and SDS must be kept at facilities processing, consuming Schedule chemicals for 3 years from the date on which the processing and consumption of chemicals no longer take place.
Chapter III
REPORTING FOR SCHEDULE CHEMICALS, DOC, DOC-PSF CHEMICALS
Article 23. Reporting for Schedule 1 chemicals
1. Organizations and individuals producing, importing, exporting, processing, consuming, and storing Schedule 1 chemicals must submit reports using Form No. 8 under Appendix II attached hereto to the Vietnam Chemicals Agency.
2. Reporting and timing:
a) At least 210 days before the facility enters into operation (using Form No. 08a under Appendix II) or before revision, amendment is made or before current operation is changed (using Form No. 08b under Appendix II);
...
...
...
c) Before February 15 annually, reports on activities that take place in the previous year and expected activities in the following year (using Form No. 08d under Appendix II). Annual reports are implemented via the National Chemical Database.
Article 24. Reporting for Schedule 2 chemicals
1. Organizations and individuals producing, selling, importing, exporting, processing, consuming Schedule 2 chemicals in quantities of 1 kg per year per chemical under Schedule 2A*; 100 kg per year per chemical under Schedule 2A; 1 tonne per year per chemical under Schedule 2B or contents of 1% or higher for chemicals under Schedules 2A* and 2A; contents of 30% or higher for chemicals under Schedule 2B must submit reports using Form No. 9 under Appendix II attached hereto.
2. Reporting and timing:
a) At least 60 days before the facility enters into operation (using Form No. 09a under Appendix II);
b) At least 30 days before amendment, revision is made or before current operation is changed (using Form No. 09b under Appendix II);
c) Before February 15 annually, reports on activities that take place in the previous year and expected activities in the following year (using Form No. 09c under Appendix II). Annual reports are implemented via the National Chemical Database.
Article 25. Reporting for Schedule 3 chemicals
1. Organizations and individuals producing, selling, importing, exporting Schedule 3 chemicals in contents of 30% or higher must submit reports using Form No. 10 under Appendix II attached hereto to the Vietnam Chemicals Agency.
...
...
...
a) At least 60 days before the facility enters into operation (using Form No. 10a under Appendix II);
b) At least 30 days before amendment, revision is made or before current operation is changed (using Form No. 10b under Appendix II);
c) Before February 15 annually, reports on activities that take place in the previous year and expected activities in the following year (using Form No. 10c under Appendix II). Annual reports are implemented via the National Chemical Database.
Article 26. Reporting for DOC, DOC-PSF chemicals
1. Organizations and individuals producing DOCs in quantities of 200 tonne per year or higher and producing DOC-PSF chemicals in quantities of 30 tonne per year or higher must submit reports using Form No. 11 under Appendix II attached hereto to the Vietnam Chemicals Agency.
2. Reporting and timing:
a) At least 60 days before the facility enters into operation (using Form No. 11a under Appendix II);
b) At least 30 days before amendment, revision is made or before current operation is changed (using Form No. 11b under Appendix II);
c) Before February 15 annually, reports on activities that take place in the previous year and expected activities in the following year (using Form No. 11c under Appendix II). Annual reports are implemented via the National Chemical Database.
...
...
...
REGULATIONS ON INSPECTION AND EXAMINATION
Section 1. VERIFICATION INSPECTION
Article 27. Subject of inspection
1. Schedule 1 facilities are subjects of initial inspection and systematic inspection conducted by the Organization.
2. Schedule 2 facilities are subjects of initial inspection and systematic inspection conducted by the Organization where quantities equal or exceed:
a) 10 kg per year per Schedule 2A* chemical;
b) 1 tonne per year per Schedule 2A chemical;
c) 10 tonne per year per Schedule 2B chemical.
3. Schedule 3 facilities are subjects to initial inspection and routine inspection conducted by the Organization where quantities equal to or exceed 200 tonne per year.
...
...
...
5. The Organization may conduct challenge inspection at any Schedule 1 facility, Schedule 2 facility, Schedule 3 facility, or DOC, DOC-PSF facility where accusations regarding violation of the CWC are made.
Article 28. Responsibilities of inspected facilities
Inspected facilities have the responsibility to:
1. Fully adhere to regulations on inspection of the Organization; comply with instructions of the Escort during on-site inspection process; cooperate and enable the Inspection Team of the Organization to perform their duties under inspection order.
2. Situate working offices, file cabinets with locks, landlines capable of making international calls, facsimile machines, and document shredders for Inspection Team.
3. Assign (managerial, technical, technology, business, finance, environment, occupational safety) personnel with entitlement and understanding of operation of the Schedule facilities to work with the Inspection Team.
4. Prepare adequate documents, texts, graphs, illustrations, and files necessary to work with the Inspection Team.
5. Assist the Inspection Team in collecting samples when requested.
6. Apply for reimbursement for incurred costs from the Secretariat of the Organization using form provided by the Organization.
...
...
...
1. In respect of Schedule 1 facilities
a) Examine activities at facilities according to Part I - Verification Annex of the CWC;
b) Examine compliance with regulations on reporting of Schedule 1 chemicals;
c) Evaluate risk possibilities of chemical activities at facilities.
2. In respect of Schedule 2 facilities
a) Examine activities at facilities according to Part IV - Verification Annex of the CWC;
b) Examine compliance with regulations on reporting of Schedule 2 chemicals;
c) Evaluate risk possibilities of chemical activities at facilities.
3. In respect of Schedule 3 facilities and DOC, DOC-PSF facilities
...
...
...
b) Examine Schedule chemicals produced at the facilities according to Part X - Verification Annex of the CWC.
Article 30. Responsibilities of Vietnamese National Authority and Escort in receiving and working with Inspection Team of the Organization
1. The Vietnamese National Authority shall request the Prime Minister to establish Escort to welcome and work with Inspection Team of the Organization. Members of the Escort consist of representatives of: Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Industry and Trade, and People's Committees of province and city where the Inspection Team arrives.
2. The Escort shall, on behalf of Vietnam National Authority, perform the following tasks:
a) Exercise the right to inspection according to Clause 29 Section c Part II - Verification Annex of the CWC to maintain compliance of equipment carried by the Inspection Team into Vietnam;
b) Enable Inspection Team to fulfill their tasks in accordance with inspection decision of the Organization;
c) Cooperate with inspected facility and relevant authorities and departments in adopting measures to protect facilities, information, and data irrelevant to the goals and scope of inspection.
3. In respect of Schedule 1 and Schedule 2 facilities: During period of initial inspection, the Vietnamese National Authority, the Escort, and facility representatives shall work with the Inspection Team to unify contents of facility agreements which dictate details of routine inspection at the facilities following initial inspection.
4. The Vietnamese National Authority and Escort must adhere to regulations on protection of state secret in relation, contact with foreign organizations and individuals.
...
...
...
1. In respect of Schedule 1 facilities
a) Inspection decision must be notified at least 24 hours prior to arrival at point-of-entry;
b) Period of on-site inspection depends on risk possibilities in respect of goals and purposes of the CWC.
2. In respect of Schedule 2 facilities
a) Inspection decision must be notified at least 48 hours prior to arrival at point-of-inspection;
b) Period of on-site inspection is 96 hours or longer depending on specific agreement.
3. In respect of Schedule 3 facilities and DOC, DOC-PSF facilities
a) Inspection decision must be notified at least 120 hours prior to arrival at point-of-inspection;
b) Period of on-site inspection is 24 hours or longer depending on specific agreement.
...
...
...
1. Inspection methods
a) Visually inspect production equipment, control rooms, laboratories, ingredient storage facilities, and waste treatment sites;
b) Inspect documents and texts;
c) Discuss and interview;
d) Collect and analyze samples if necessary.
2. Inspection procedures
a) Acknowledge information relating to the facilities delivered by facility representatives, including: Facility operation, layout illustration of factories and plants subject to inspection; chemical reaction; technology procedures; production material and ingredient balance; waste management; environmental protection, occupational safety and health protection measures;
b) Physically inspect work items in facility vicinity;
c) Unify inspection plans and contents;
...
...
...
Examining documents includes: Documents on technology lines (illustrations of technology lines, capacity, illustration of technology charts, factory graphs); operation diaries, document of batches; quality control documents, analysis documents; documents on storage and transportation (internal and external); documents on health, safety, environmental assurance, including material safety data sheet (MSDS) of chemicals, standard operating procedures (SOP), separate safety regulations of the facilities, regulations on threshold exposure to chemicals present in the facilities, warnings for possible risks;
dd) Within 24 hours following an inspection, the Inspection Team, facility representatives, and the Vietnamese National Authority shall review initial inspection results reached by the Inspection Team and clarify remaining doubts (if any). Initial results are presented in draft Preliminary inspection report signed by facility representatives, the Vietnamese National Authority, and Leader of Inspection Team.
3. In respect of Schedule 1 and Schedule 2 facilities
a) During period of initial inspection, negotiations between Inspection Team and the Vietnamese National Authority shall be implemented to conclude contents of draft agreements relating to on-site inspection which are to be presented to the Organization and Vietnamese Government for signing;
b) Routine inspection in Schedule 1 and Schedule 2 facilities shall be similar to inspection of Schedule 3 facilities and DOC, DOC-PSF facilities under Point b Clause 17 Article 4 hereof.
4. Challenge inspection
a) Challenge inspection is conducted to clarify accusations made by a State-Party regarding violation of the CWC in a chemical facility of another State-Party;
b) Challenge inspection must be notified at least 12 hours prior to arrival at point-of-entry. Period of on-site inspection does not exceed 84 hours unless otherwise agreed upon by the inspected state.
Article 33. Privileges and immunities
...
...
...
2. Samples and equipment named under equipment list approved by Conference of the States Parties to be carried by Verification and Inspection Team into Vietnam for the performance of inspection tasks shall be exempt from reporting, customs inspection responsibilities and import, export duties.
Section 2. INVESTIGATION AND EXAMINATION
Article 34. Investigation
1. Investigation of activities relating to the implementation of the CWC shall conform to investigation laws.
2. Surprise investigation is conducted when:
a) Competent authority, through their management activities, discover information and/or documents suspicious of violation of CWC, this Decree, or relevant law provisions;
b) Accusations or denunciations regarding violations are made.
Article 35. Examination
1. On an annual basis, the Vietnamese National Authority shall take charge and cooperate with relevant agencies in examining Schedule facilities and DOC, DOC-PSF chemical facilities.
...
...
...
3. Examination serves to ensure that:
a) Subjects of examination fully comply with Verification Annex of the CWC;
b) Specialized capability of subjects of examination is improved; reception of Inspection Team of Organization is adequately prepared;
c) Regulations of the CWC are communicated to subjects of examination.
Chapter V
STATE MANAGEMENT REGARDING IMPLEMENTATION OF CHEMICAL WEAPONS CONVENTION
Article 36. Responsibilities of the Government, ministries, ministerial agencies
1. The Government unifies the management of implementation of CWC on a nationwide-level.
2. The Ministry of Industry and Trade is responsible for implementing the CWC. The Ministry of Industry and Trade shall, within their tasks and powers:
...
...
...
b) issue, reissue, amend, extend, revoke License to produce, sell, import, export Schedule 2 chemicals and Schedule 3 chemicals; receive application and request Prime Minister to issue, reissue, amend, extend, revoke License to produce, import, export Schedule 1 chemicals;
c) manage the production, sale, import, export, processing, consumption, storage of chemicals under control according to CWC;
d) conduct investigations and examinations regarding production, sale, import, export, processing, consumption, and storage of chemicals under control according to CWC;
dd) publicize and communicate CWC, relevant law provisions;
e) take charge of international cooperation within the framework of CWC.
3. The Ministry of National Defense manages munitions and equipment under Points b and c Clause 1 Article 4 of this Decree; manages, investigates, and examines activities relating to CWC in entities affiliated to the Ministry of National Defense.
4. The Ministry of Public Security manages riot control agents under Clause 5 Article 4 hereof; manages, investigates, and examines activities relating to CWC in entities affiliated to the Ministry of Public Security.
5. The Ministry of Foreign Affairs is responsible for cooperating in issuing entry visas for inspectors and inspection assistants of the Organization in a manner compliant with Vietnam’s domestic laws.
6. The Ministry of Information and Communications reviews and issues license to use radio frequency in accordance with Vietnam's domestic laws in regard to radio equipment of the Organization named under List of inspection equipment with operational requirements and technical parameters approved by Conference of States-Parties to maintain internal communication within the Organization during period of inspection in Vietnam.
...
...
...
People’s Committees of all levels have the responsibility to:
1. Cooperate with the Vietnamese National Authority in welcoming Inspection Team at Schedule facilities and DOC, DOC-PSF chemical facilities.
2. Cooperate with Ministry of Industry and Trade in conducting investigations and examinations, settling complaints and accusations, dealing with violations relating to activities involving Schedule chemicals, DOC, DOC-PSF chemicals in respect of licensed entities in their area as per the law.
3. Cooperate with Ministry of Industry and Trade in publicizing and communicating regulations on management of Schedule chemicals and DOC, DOC-PSF chemicals in their area as per the law.
4. Receive periodic reports submitted by organizations and individuals producing, selling, importing, exporting, consuming, and storing Schedule chemicals and producing DOC, DOC-PSF chemicals in their area.
Chapter VI
IMPLEMENTATION
Article 38. Transition clauses
1. License to import, export Schedule chemicals issued before the effective date hereof shall remain valid until its specified expiry.
...
...
...
3. Certificate of eligibility for producing, selling chemicals for conditional production and sale for chemicals annulled by Clause 3 Article 5 hereof issued before the effective date hereof shall remain valid for 1 year following the effective date hereof.
4. Procedures for declaring imported chemicals in regard to chemicals that must be declared and are annulled by Clause 4 Article 5 hereof implemented before the effective date hereof shall remain valid until import procedures complete.
5. Schedule chemical production and sale facilities shall review and complete Schedule chemical production and sale conditions under this Decree and apply for License to produce and sell Schedule chemicals within 12 months from the effective date hereof.
6. Regulations pertaining to reports on Schedule chemicals, DOC, DOC-PSF chemicals under Point c Clause 2 of Articles 23, 24, 25, and 26 hereof submitted via National Chemical Database enter into force from February 15, 2025.
Article 39. Terms of reference
Where documents referred to under this Decree are amended or replaced, the new versions shall prevail.
Article 40. Entry into force
1. This Decree comes into force from May 19, 2024.
2. This Decree replaces the following documents; Points, Clauses, Articles of the following documents:
...
...
...
b) Article 9, Point a Clause 2 Article 47 of Decree No. 77/2016/ND-CP dated July 1, 2016 of the Government;
c) Article 12 and Article 13 of Decree No. 08/2018/ND-CP dated January 15, 2018 of the Government;
d) Article 6 and Article 7 of Decree No. 17/2020/ND-CP dated February 5, 2020 of the Government.
3. Annul Decision No. 76/2002/QD-TTg dated June 14, 2002 of the Prime Minister.
Article 41. Organizing implementation
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and central-affiliated cities, and relevant organizations, individuals shall be responsible for the implementation of this Decree.
ON BEHALF OF.
THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Tran Luu Quang
...
...
...
APPENDIX I
LIST OF SCHEDULE
CHEMICAL
(Attached to Decree No. 33/2024/ND-CP dated March 27, 2024 of the
Government)
Chemicals named in the Schedule below are primary chemicals (substrates) whereas their derivatives are named under Chemical manual by the Organization or Database of the Organization (https://apps.opcw.org/CAS/default.aspx). By December of 2022, Database of the Organization has logged 35.849 Schedule chemicals. Information on these Schedule chemicals will be provided by Ministry of Industry and Trade on request.
1. Schedule 1 chemicals
No.
Chemical name in English
HS Code
CAS code
Chemical formula
...
...
...
Toxic Chemicals
1.
O-Alkyl (<=C10, incl. cycloalkyl) alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)-phosphonofluoridates
2931.59
...
...
...
Sarin: O-Isopropyl methylphosphonofluoridate
2931.59
107-44-8
C4H10FO2P
Soman: O-Pinacolyl methylphosphonofluoridate
2931.59
...
...
...
C7H16FO2P
2.
O-Alkyl (<=C10, incl. cycloalkyl) N,N-dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphoramidocyanidates
2931.49
E.g.
...
...
...
Tabun:O-Ethyl N,N-dimethyl phosphoramidocyanidate
2931.49
77-81-6
C5H11N2O2P
3.
O-Alkyl (H or <=C10, incl. cycloalkyl) S-2-dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)- aminoethyl alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonothiolates and corresponding alkylated or protonated salts
...
...
...
VX: O-Ethyl S-2-diisopropylaminoethyl methyl phosphonothiolate
2930.90
50782-69-9
C11H26NO2PS
4.
Sulfur mustards:
...
...
...
2-Chloroethylchloromethylsulfide
2930.90
2625-76-5
C3H6Cl2S2
Mustard gas: Bis(2-chloroethyl)sulfide
2930.90
505-60-2
...
...
...
Bis(2-chloroethylthio)methane
2930.90
63869-13-6
C5H10Cl2S2
Scsquimustard: 1,2-Bis(2-chloroethylthio)ethane
2930.90
3563-36-8
C6H12Cl2S2
1,3-Bis(2-chloroethylthio)-n-propane
...
...
...
63905-10-2
C7H14Cl2S2
1,4-Bis(2-chloroethylthio)-n-butane
2930.90
142868-93-7
C8H16Cl2S2
1,5-Bis(2-chloroethylthio)-n-pentane
2930.90
142868-94-8
...
...
...
Bis(2-chloroethylthiomethyl)ether
2930.90
63918-90-1
C6H12Cl2OS2
O-Mustard: Bis(2-chloroethylthioethyl)ether
2930.90
63918-89-8
C8H16Cl2OS2
5.
...
...
...
Lewisite 1: 2-Chlorovinyldichloroarsine
2931.90
541-25-3
C2H2AsCl3
Lewisite 2: Bis(2-chlorovinyl)chloroarsine
2931.90
...
...
...
C4H4AsCl3
Lewisite 3: Tris(2-chlorovinyl)arsine
2931.90
40334-70-1
C6H6AsCl3
6.
Nitrogen mustards:
...
...
...
HN1: Bis(2-chloroethyl)ethylamine
2921.19
538-07-8
C6H13Cl2N
HN2: Bis(2-chloroethyl)methylamine
2921.19
51-75-2
C5H11Cl2N
HN3: Tris(2-chloroethyl)amine
...
...
...
555-77-1
C6H12Cl3N
7.
Saxitoxin
2939.80
35523-89-8
C10H17N7O4
8.
Ricin
...
...
...
9009-86-3
C21H16FN3OS
9.
P-alkyl (H or ≤C10, incl. cycloalkyl) N-(1-(dialkyl(≤C10, incl. cycloalkyl)amino))alkylidene(H or ≤C10, incl. cycloalkyl) phosphonamidic fluorides and corresponding alkylated or protonated salts
2931.59
E.g.
...
...
...
N-(1-(di-n-decylamino)-n-decylidene)- P-decylphosphonamidic fluoride
2931.59
2387495-99-8
C40H82FN2OP
Methyl-(1- (diethylamino)ethylidene)phosphonami dofluoridate
2931.59
2387496-12-8
C7H16FN2OP
...
...
...
O-alkyl (H or ≤C10, incl. cycloalkyl) N-(1-(dialkyl(≤C10, incl. cycloalkyl)amino))alkylidene(H or ≤C10, incl. cycloalkyl) phosphoramidofluoridates and corresponding alkylated or protonated salts
2929.90
E.g.
O-n-Decyl N-(1-(di-n-decylamino)-n- decylidene)phosphoramidofluoridate
...
...
...
2387496-00-4
C40H82FN2O2P
Methyl (1- (diethylamino)ethylidene)phosphoramidofluoridate
2929.90
2387496-04-8
C7H16FN2O2P
Ethyl(1- (diethylamino)ethylidene)phosphoramidofluoridate
2929.90
2387496-06-0
...
...
...
11.
Methyl- (bis(diethylamino)methylene)phosphon amidofluoridate
2931.59
2387496-14-0
C10H23FN3OP
12.
Carbamates (quaternaries and bisquaternaries of dimethylcarbamoyloxypyridines)
2933.39
...
...
...
Quaternaries of dimethylcarbamoyloxypyridines:
2933.39
1-[N,N-dialkyl(≤C10)-N-(n-(hydroxyl, cyano, acetoxy)alkyl(≤C10)) ammonio]-n-[N-(3- dimethyIcarbamoxy-α-picolinyl)-N,N- dialkyl(≤C10) ammonio]decane dibromide (n=1-8)
2933.39
E.g
...
...
...
1-[N,N-dimethyl-N-(2-hydroxy)ethylammonio]-10- [N-(3- dimethylcarbamoxy-α-picolinyl)-N,N- dimethylammonio]decane dibromide
2933.39
77104-62-2
C25H48BrN4O3+
Bisquaternaries of dimethylcarbamoyloxypyridines:
2933.39
...
...
...
1,n-Bis[N-(3-dimethylcarbamoxy-α-picolyl)-N,N-dialkyl(≤C10) ammonio]- alkane-(2,(n-1)-dione) dibromide (n=2-12)
2933.39
E.g.
1,10-Bis[N-(3-dimethylcarbamoxy-α- picolyl)-N-ethyl-N- methylammonio]decane-2,9-dione dibromide
...
...
...
77104-00-8
C34H54Br2N6O6
1B
Precursors
13.
Alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonyldifluorides
...
...
...
E.g.
DF: Methylphosphonyldifluoride
2931.59
676-99-3
...
...
...
14.
O-Alkyl (H or <=C10, incl. cycloalkyl) O-2-dalky] (Me, Et, n-Pr or i-Pr)- aminoethyl alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonites and corresponding alkylated or protonated salts
E.g.
...
...
...
2931.49
57856-11-8
C11H26NO2P
15.
Chlorosarin: O-Isopropyl methylphosphonochloridate
2931.59
1445-76-7
C4H10ClO2P
16.
...
...
...
2931.59
7040-57-5
C7H16ClO2P
2. Schedule 2 chemicals
No.
Chemical name in English
HS Code
CAS code
Chemical formula
...
...
...
Toxic Chemicals
1.
Amiton: O,O-Diethyl S-[2-(diethylamino)ethyl] phosphorothiolate and corresponding alkylated or protonated salts
2930.90
78-53-5
C10H24NO3PS
...
...
...
PFIB:
1,1,3,3,3-Pentafluoro-2- (trifluoromcthyl)-1-propene
2903. 59
382-21-8
C4F8
2A*
...
...
...
3.
BZ: 3-Quinuclidinyl benzilate (*)
2933.39
6581-06-2
C21H23NO3
2B
Precursors
...
...
...
4.
Chemicals, except for those listed in Schedule 1, containing a phosphorus atom to which is bonded one methyl, ethyl or propyl (normal or iso) group but not further carbon atoms
Nếu là các dẫn xuất phospho - hữu cơ không halogen hoá, áp mã:
2931.41
2931.42
2931.43
2931.49
Nếu là các dẫn xuất phospho - hữu cơ halogen hoá, áp mã:
2931.51
...
...
...
2931.53
2931.59
E.g
Methylphosphonyl dichloride
...
...
...
676-97-1
CH3Cl2OP
Dimethyl methylphosphonate
2931.00
756-79-6
C3H9O3P
Exemption:
Fonofos:
...
...
...
O-Ethyl S-phenyl ethylphosphonothiolothionate
2931.00
944-22-9
C10H15OPS2
5.
N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphoramidic dihalides
2929.90
...
...
...
6.
Dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) N,N-dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)-phosphoramidates
2929.90
7.
Arsenic trichloride
2812.19
7784-34-1
...
...
...
8.
2,2-Diphenyl-2-hydroxyacetic acid
2918.17
76-93-7
C14H12O3
9.
Quinuclidin-3-ol
2933.35
1619-34-7
...
...
...
10.
N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) aminoethyl-2-chlorides
2922.19
and corresponding protonated salts
...
...
...
N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr or n-Pr) aminoethane-2-ols
2922.19
and corresponding protonated salts
Exemptions:
...
...
...
N,N-Dimethylaminoethanol
2922.19
108-01-0
C4H11NO
and corresponding protonated salts
...
...
...
N,N-Diethylaminoethanol
2922.19
100-37-8
C6H15NO
and corresponding protonated salts
12.
...
...
...
2930.90
13.
Thiodiglycol: Bis(2-hydroxyethyl)sulfide
2930.70
111-48-8
C4H10O2S
14.
...
...
...
2905.19
464-07-3
C6H14O
3. Schedule 3 chemicals
No.
Chemical name in English
HS Code
CAS code
Chemical formula
...
...
...
Toxic Chemicals
1.
Phosgene: Carbonyl dichloride
2812.11
75-44-5
CCl2O
...
...
...
Cyanogen chloride
2853.10
506-77-4
CClN
3.
Hydrogen cyanide
2811.12
74-90-8
HCN
...
...
...
Chloropicrin :Trichloronitromethane
2904.91
76-06-2
CCl3NO2
3B
Precursors
...
...
...
Phosphorus oxychloride
2812.12
10025-87-3
Cl3OP
6.
Phosphorus trichloride
2812.13
7719-12-2
Cl3P
...
...
...
Phosphorus pentachloride
2812.14
10026-13-8
Cl5P
8.
Trimethyl phosphite
2920.23
121-45-9
C3H9O3P
...
...
...
Triethyl phosphite
2920.24
122-52-1
C6H15O3P
10.
Dimethyl phosphite
2920.21
868-85-9
C2H7O3P
...
...
...
Diethyl phosphite
2920.22
762-04-9
C4H11O3P
12.
Sulfur monochloride
2812.15
10025-67-9
Cl2S2
...
...
...
Sulfur dichloride
2812.16
10545-99-0
Cl2S
14.
Thionyl chloride
2812.17
7719-09-7
Cl2OS
...
...
...
Ethyldiethanolamine
2922.17
139-87-7
C6H15NO2
16.
Methyldiethanolamine
2922.17
105-59-9
C5H13NO2
...
...
...
Triethanolamine
2922.15
102-71-6
C6H15NO3
;
Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
Số hiệu: | 33/2024/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 27/03/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
Chưa có Video