CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2002/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2002 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
LẬP, QUYẾT ĐỊNH VÀ CÔNG BỐ DANH MỤC BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
Điều 1. Người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; người đứng đầu các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở cấp Trung ương chịu trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước ở cơ quan, tổ chức của mình. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước của địa phương mình trên cơ sở đề xuất của các Ban, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương.
Điều 2. Người được ủy quyền lập danh mục bí mật nhà nước
Người được ủy quyền nêu trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước là Chánh Văn phòng Trung ương Đảng và Trưởng các Ban của Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
Điều 3. Lập danh mục bí mật nhà nước
Căn cứ vào phạm vi bí mật nhà nước quy định tại các Điều 5, 6, 7 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, người chịu trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước hoặc người được ủy quyền có nhiệm vụ:
1. Lập danh mục bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật và Tối mật trình Thủ tướng Chính phủ sau khi Bộ Công an đã thẩm định.
2. Lập danh mục bí mật nhà nước thuộc độ Mật gửi Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Vào qúy I hàng năm, xem xét, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, giải mật danh mục bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật gửi cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 4. Thẩm định và quyết định danh mục bí mật nhà nước
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật và Tối mật của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định danh mục bí mật nhà nước thuộc độ Mật sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương; thẩm định danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 5. Công bố danh mục bí mật nhà nước
1. Việc công bố danh mục bí mật nhà nước của từng cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương phải căn cứ vào tính chất, mức độ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương có thể hiện nội dung bí mật ở danh mục để quyết định.
2. Khi trình danh mục bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật và Tối mật lên Thủ tướng Chính phủ hoặc gửi danh mục bí mật nhà nước thuộc độ Mật đến Bộ trưởng Bộ Công an thì cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương phải đề xuất việc công bố, không công bố danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương mình. Bộ Công an đề xuất việc công bố hay không công bố danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương lên Thủ tướng Chính phủ.
3. Cấp có thẩm quyền quyết định danh mục bí mật nhà nước sẽ quyết định việc công bố hay không công bố danh mục bí mật nhà nước của từng cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
Điều 6. Quy định độ mật đối với từng loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
Căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, người đứng đầu hoặc được ủy quyền của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương phải có văn bản quy định cụ thể độ mật (Tuyệt mật, Tối mật, Mật) của từng loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương mình quản lý.
Điều 7. Xác định và đóng dấu độ mật đối với từng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
1. Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước tùy theo mức độ mật phải đóng dấu độ mật: Tuyệt mật, Tối mật hoặc Mật.
2. Khi soạn thảo văn bản có nội dung bí mật nhà nước, người soạn thảo văn bản phải đề xuất mức độ mật từng tài liệu, người duyệt ký văn bản chịu trách nhiệm quyết định đóng dấu độ mật và phạm vi lưu hành tài liệu.
3. Đối với vật mang bí mật nhà nước phải có văn bản ghi rõ tên của vật lưu kèm theo và đóng dấu độ mật vào văn bản này.
4. Bộ Công an quy định mẫu con dấu các độ mật.
Điều 8. In, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
1. Việc in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Phải tiến hành ở nơi đảm bảo bí mật, an toàn và do lãnh đạo của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương trực tiếp quản lý tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đó quy định.
b) Người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước quy định tại Điều 1 hoặc người được ủy quyền quyết định việc in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước và ghi cụ thể số lượng được in, sao, chụp. Tài liệu vật in, sao, chụp phải được bảo mật như tài liệu vật gốc. Chỉ in, sao, chụp đúng số bản đã được quy định. Sau khi in, sao, chụp xong phải kiểm tra lại và hủy ngay bản dư thừa và những bản in, sao, chụp hỏng.
c) Đánh máy, in, sao, chụp tài liệu mật xong phải đóng dấu độ mật, dấu thu hồi (nếu cần), đánh số trang, số bản, số lượng in, phạm vi lưu hành, nơi nhận, tên người đánh máy, in, soát, sao, chụp tài liệu.
d) Không sử dụng máy tính đã nối mạng Internet đánh máy, in, sao tài liệu mật.
2. Bí mật nhà nước sao, chụp ở dạng băng, đĩa phải được niêm phong và đóng dấu độ mật ghi rõ tên người sao, chụp ở bì niêm phong.
Điều 9. Phổ biến, nghiên cứu tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước
Phổ biến, nghiên cứu tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
1. Đúng đối tượng, phạm vi cần được phổ biến hoặc nghiên cứu.
2. Tổ chức ở nơi bảo đảm bí mật, an toàn.
3. Chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình khi được phép của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật đó. Các băng ghi âm, ghi hình phải quản lý, bảo vệ như tài liệu gốc.
Điều 10. Vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước khi vận chuyển, giao nhận phải thực hiện theo quy định sau:
1. Vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ở trong nước do cán bộ làm công tác bảo mật, hoặc cán bộ giao liên riêng của cơ quan, tổ chức thực hiện. Nếu vận chuyển, giao nhận theo đường bưu điện phải thực hiện theo quy định riêng của ngành bưu điện.
2. Vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước giữa các cơ quan, tổ chức trong nước với các cơ quan, tổ chức của Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài do lực lượng giao liên ngoại giao thực hiện.
3. Mọi trường hợp vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thông qua các đơn vị giao liên phải thực hiện theo nguyên tắc giữ kín, niêm phong.
4. Khi vận chuyển tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải có đủ phương tiện bảo quản và lực lượng bảo vệ để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
5. Nơi gửi và nơi nhận phải tổ chức kiểm tra, đối chiếu nhằm phát hiện những sai sót, mất mát để xử lý kịp thời; việc giao nhận phải được ghi đầy đủ vào sổ theo dõi riêng, người nhận phải ký nhận.
6. Cán bộ đi công tác chỉ được mang những tài liệu, vật thuộc phạm vi bí mật nhà nước có liên quan đến nhiệm vụ được giao; phải được lãnh đạo trực tiếp duyệt và đăng ký với bộ phận bảo mật; phải có kế hoạch bảo vệ tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong thời gian mang đi công tác; khi hoàn thành nhiệm vụ phải cùng bộ phận bảo mật kiểm tra và nộp lại cơ quan.
Điều 11. Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
1. Các cơ quan, tổ chức, địa phương lưu giữ bí mật nhà nước phải thống kê tài liệu, vật thuộc phạm vi bí mật nhà nước của mình theo trình tự thời gian và từng độ mật.
2. Tài liệu, vật thuộc phạm vi bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, phải được lưu giữ riêng, có phương tiện bảo quản, bảo vệ bảo đảm an toàn. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo việc thống kê, cất giữ, bảo quản bí mật nhà nước trong phạm vi quyền hạn của mình.
Điều 12. Đăng ký các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước
1. Cơ quan, tổ chức, công dân có các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
Việc đăng ký các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ có quy định riêng.
2. Cơ quan quản lý khoa học và công nghệ nhà nước có trách nhiệm lưu giữ bảo quản các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích đó theo các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 13. Khu vực, địa điểm thuộc phạm vi bí mật nhà nước
Những khu vực, địa điểm được xác định thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải đánh số, đặt bí số, bí danh, ký hiệu mật hoặc cắm biển cấm và thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, bảo mật theo quy định của Nghị định này.
Điều 14. Bảo vệ các khu vực, địa điểm cấm, nơi cất giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước
Các khu vực, địa điểm cấm, nơi cất giữ bí mật nhà nước, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước (bao gồm nơi in ấn, sao chụp; nơi hội họp, phổ biến bí mật nhà nước; kho cất giữ sản phẩm mật mã, nơi dịch mã, chuyển nhận những thông tin mật; nơi nghiên cứu, thử nghiệm các công trình khoa học có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước) phải đảm bảo an toàn, có nội quy bảo vệ. Người không có phận sự không được tiếp cận. Cán bộ đến công tác phải có giấy giới thiệu kèm chứng minh nhân dân và được bố trí tiếp, làm việc ở phòng dành riêng. Tùy tính chất và yêu cầu bảo vệ của từng nơi mà tổ chức lực lượng bảo vệ chuyên trách hoặc bán chuyên trách; tổ chức tuần tra, canh gác, kiểm soát người ra vào chặt chẽ, bố trí phương tiện kỹ thuật bảo vệ.
Điều 15. Bảo vệ bí mật mật mã quốc gia
1. Mật mã quốc gia là bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật.
2. Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơ yếu; việc nghiên cứu, sản xuất, cung cấp, quản lý, sử dụng mật mã thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Cơ yếu.
3. Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức và cá nhân tự nghiên cứu, sản xuất, sử dụng mật mã để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Điều 16. Bảo vệ bí mật nhà nước khi truyền đi bằng phương tiện thông tin liên lạc
Nội dung bí mật nhà nước nếu truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính thì phải được mã hoá theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Điều 17. Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động xuất bản, báo chí và thông tin đại chúng khác
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân không được cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho cơ quan báo chí.
2. Người đứng đầu cơ quan xuất bản, báo chí và nhà báo phải chấp hành quy định về bảo vệ bí mật nhà nước theo Luật Báo chí và các văn bản pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 18. Cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam
1. Người được giao nhiệm vụ tìm hiểu, thu thập tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải có giấy chứng minh nhân dân kèm theo giấy giới thiệu của cơ quan ghi rõ nội dung, yêu cầu tìm hiểu, thu thập và phải được cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức lưu giữ bí mật đồng ý.
2. Các cơ quan, tổ chức lưu giữ bí mật nhà nước khi cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam phải được cấp có thẩm quyền duyệt theo quy định sau:
a) Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương duyệt.
b) Bí mật nhà nước độ Mật do cấp Cục trưởng (hoặc tương đương) ở các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và Giám đốc sở (hoặc tương đương) ở địa phương duyệt.
Điều 19. Bảo vệ bí mật nhà nước trong quan hệ tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Cơ quan, tổ chức công dân Việt Nam quan hệ tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài không được tiết lộ bí mật nhà nước.
2. Khi tiến hành chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ nếu có yêu cầu phải cung cấp những tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ theo nguyên tắc:
a) Bảo vệ lợi ích quốc gia.
b) Chỉ cung cấp những tin được các cấp có thẩm quyền duyệt theo quy định sau:
+ Bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật do Thủ tướng Chính phủ duyệt;
+ Bí mật nhà nước thuộc độ Tối mật do Bộ trưởng Bộ Công an duyệt, riêng trong lĩnh vực quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng duyệt;
+ Bí mật nhà nước thuộc độ Mật do người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương duyệt.
c) Yêu cầu bên nhận tin sử dụng đúng mục đích thoả thuận và không được tiết lộ cho bên thứ ba.
Điều 20. Mang tài liệu, vật thuộc phạm vi bí mật nhà nước ra nước ngoài
Công dân Việt Nam mang tài liệu, vật thuộc phạm vi bí mật nhà nước ra nước ngoài phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học phải xin phép và được sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương. Trong thời gian ở nước ngoài phải có biện pháp quản lý, bảo vệ bí mật tài liệu, vật mang theo. Nếu cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Điều 21. Tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
1. Việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật ở các cơ quan, tổ chức ở Trung ương do cấp Cục trưởng (hoặc tương đương) quyết định, ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Giám đốc Sở (hoặc tương đương) quyết định (đối với mật mã thực hiện theo quy định của Ban Cơ yếu Chính phủ).
2. Trong quá trình tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải bảo đảm yêu cầu không để lộ, lọt bí mật nhà nước. Tiêu hủy vật thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải làm thay đổi hình dạng và tính năng, tác dụng. Tiêu hủy tài liệu phải đốt, xén, nghiền nhỏ đảm bảo không thể phục hồi được.
3. Trong trường hợp đặc biệt không có điều kiện tổ chức tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước theo các quy định trên, nếu tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không được tiêu hủy ngay sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, quốc phòng hoặc các lợi ích khác của Nhà nước thì người đang quản lý tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đó được quyền tự tiêu hủy nhưng ngay sau đó phải báo cáo bằng văn bản với người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cơ quan công an cùng cấp. Nếu việc tự tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không có lý do chính đáng thì người tự tiêu hủy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 22. Cam kết bảo vệ bí mật nhà nước và tiêu chuẩn cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước
1. Cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước (người làm công tác cơ yếu, giao liên, người được giao nhiệm vụ bảo quản, lưu giữ bí mật nhà nước) phải có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cảnh giác giữ gìn bí mật nhà nước; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước bằng văn bản; văn bản cam kết nộp cho bộ phận bảo mật của cơ quan, tổ chức lưu giữ.
2. Những người được giao nhiệm vụ tiếp xúc với bí mật nhà nước dưới mọi hình thức phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 23. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương quyết định và sử dụng kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 24. Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất đối với từng vụ, việc hoặc đối với từng cá nhân, từng khâu công tác, từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Công an có nhiệm vụ tổ chức thực hiện thanh tra nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương thực hiện việc kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước định kỳ hoặc đột xuất đối với từng đơn vị trong phạm vi quản lý của mình. Việc kiểm tra định kỳ phải được tiến hành ít nhất hai năm một lần.
4. Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước phải đánh giá đúng những ưu điểm, khuyết điểm; phát hiện những thiếu sót, sơ hở và kiến nghị các biện pháp khắc phục. Sau mỗi lần thanh tra, kiểm tra phải báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên, đồng gửi cơ quan công an cùng cấp để theo dõi.
Điều 25. Chế độ báo cáo và sơ kết, tổng kết về công tác bảo vệ bí mật nhà nước
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi quản lý của mình:
a) Báo cáo những vụ việc lộ, mất bí mật nhà nước xảy ra hoặc các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia hoặc lợi ích của nhà nước.
b) Báo cáo toàn diện về công tác bảo vệ bí mật nhà nước định kỳ mỗi năm một lần.
2. Chế độ báo cáo quy định như sau:
a) Báo cáo của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương gửi cấp trên trực tiếp, đồng gửi Uỷ ban nhân dân và cơ quan công an cùng cấp.
b) Báo cáo của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Công an.
3. Các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức sơ kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước mỗi năm một lần, 5 năm tổng kết một lần. Báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Công an.
4. Bộ Công an có trách nhiệm giúp Chính phủ sơ kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước một năm một lần; tổng kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước 5 năm một lần trong cả nước.
Điều 26. Xây dựng quy chế bảo vệ bí mật nhà nước
Người chịu trách nhiệm hoặc người được ủy quyền lập danh mục bí mật nhà nước phải xây dựng Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước và tổ chức thực hiện ở cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương mình.
Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thực hiện các quy định của Nghị định này và tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước; tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước ở các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
Cơ quan, tổ chức và công dân có một trong những thành tích sau đây sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật:
1. Phát hiện, tố giác kịp thời hành vi thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép bí mật nhà nước.
2. Khắc phục mọi khó khăn, nguy hiểm bảo vệ an toàn bí mật nhà nước.
3. Tìm được tài liệu, vật thuộc bí mật nhà nước bị mất; ngăn chặn hoặc hạn chế được hậu quả do việc làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép bí mật nhà nước do người khác gây ra.
4. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước theo chức trách được giao.
Mọi vi phạm chế độ bảo vệ bí mật nhà nước phải được điều tra làm rõ. Người có hành vi vi phạm, tùy theo tính chất, hậu quả tác hại gây ra sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 30. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 84/HĐBT ngày 09 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước.
Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 31. Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
Điều 32. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 33/2002/ND-CP |
Hanoi,
March 28, 2002 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON THE PROTECTION OF STATE SECRETS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
Pursuant to the December 28, 2000 Ordinance on the Protection of State Secrets;
At the proposal of the Minister of Public Security,
DECREES:
ELABORATION, DECISION
AND PROMULGATION OF LISTS OF STATE SECRETS
Article 1.- Persons responsible for elaborating lists of State secrets
...
...
...
The Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the political organizations, the socio-political organizations, the social organizations and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities are hereinafter referred collectively to as the central and local agencies and organizations.
Article 2.- Persons authorized to elaborate lists of State secrets
Authorized persons defined in the Ordinance on the Protection of State Secrets include the chief of the Party Central Committee’s Office and the heads of the Commissions of the Communist Party of Vietnam; the director of the National Assembly’s Office; and the director of the State President’s Office.
Article 3.- Elaboration of lists of State secrets
Basing themselves on the scope of State secrets prescribed in Articles 5, 6 and 7 of the Ordinance on the Protection of State Secrets, the persons responsible for elaborating lists of State secrets or the authorized persons shall have to:
1. Elaborate lists of State secrets categorized as Strictly Confidential or Top Secret and submit them to the Prime Minister after they are appraised by the Ministry of Public Security.
2. Elaborate lists of State secrets categorized as Confidential and submit them to the Minister of Public Security.
3. In the first quarter each year, propose the amendment and supplement to or declassification of lists of State secrets of the Strictly Confidential, Top Secret or Confidential degree to the competent authorities defined in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 4.- Appraisal of and decision on lists of State secrets
...
...
...
2. The Minister of Public Security shall decide on the lists of State secrets categorized as Confidential after reaching agreements with the heads of the central and local agencies and organizations; and appraise lists of State secrets of the Strictly Confidential or Top Secret degree of the central and local agencies and organizations for further submission thereof to the Prime Minister for decision.
Article 5.- Promulgation of lists of State secrets
1. The promulgation of lists of State secrets of central or local agencies or organizations must be decided on the basis of nature and confidentiality of the State secrets of the central and local agencies and organizations with secret contents presented on such lists.
2. Upon submitting lists of State secrets of the Strictly Confidential and Top Secret degrees to the Prime Minister or upon sending lists of State secrets categorized as Confidential to the Minister of Public Security, the central and local agencies and organizations shall have to propose the promulgation or non-promulgation of their respective lists of State secrets. The Ministry of Public Security shall propose the promulgation and non-promulgation of lists of State secrets of the Strictly Confidential and Top Secret degrees of the central and local agencies and organizations to the Prime Minister.
3. The authorities competent to decide on lists of State secrets shall decide whether a list of State secrets of each central or local agency or organization is promulgated or not.
RESPONSIBILITIES OF
AGENCIES, ORGANIZATIONS AND CITIZENS FOR PROTECTING STATE SECRETS
Basing themselves on the lists of State secrets already decided by the competent authorities, the heads of the central and local agencies and organizations or their authorized persons shall have to prescribe in writing the confidentiality (Strictly Confidential, Top Secret or Confidential) of each kind of documents or objects bearing State secrets of the central and local agencies and organizations under their respective management.
...
...
...
1. Documents and objects bearing State secrets shall, depending on their respective confidentiality, be affixed stamps showing their confidentiality: Strictly Confidential, Top Secret or Confidential.
2. When compiling documents containing State secrets, the document compilers shall have to propose the confidentiality of each document, while persons who approve and sign such documents shall have to decide to affix stamps showing confidentiality and circulation scope thereof.
3. Objects bearing State secrets must be accompanied by documents clearly inscribing names of such objects and being affixed with the confidentiality stamps.
4. The Ministry of Public Security shall prescribe the model stamps for the confidentiality.
Article 8.- Printing, duplication, photocopying of documents and objects bearing State secrets
1. The printing, duplication and photocopying of documents and objects bearing State secrets must be carried out in compliance with the following regulations:
a/ They must be carried out at secret and safe places prescribed by the leaders of the central and local agencies and organizations directly managing such documents and objects bearing State secrets.
b/ Persons responsible for elaborating lists of State secrets defined in Article 1 or their authorized persons shall decide on the printing, duplication or photocopying of documents and objects bearing State secrets and specifically record the volumes of printed, duplicated or photocopied documents and objects. The printed, duplicated or photocopied documents and objects must be kept secret like the original ones. The printing, duplication or photocopying must be made exactly with the prescribed number of copies. After the printing, duplication or photocopying is finished, they shall have to re-check the number of copies and destroy superfluous as well as defective copies.
c/ After the typing, printing, duplication or photocopying of secret documents is finished, such documents copies must be affixed with confidentiality stamps and retrieval stamps (if necessary), be paged, and inscribed with the number of copies, circulation scope, places of reception, names of typists, printers, editors, duplicators and photocopiers.
...
...
...
2. State secrets, which are duplicated or photocopied in form of tapes or disks, must be contained in sealed envelopes affixed with confidentiality stamps and inscribed with the names of duplicators or photocopiers.
Article 9.- Popularization and study of news classified as State secrets
The popularization and study of news classified as State secrets must be conducted according to the following principles:
1. To the right subjects and within the prescribed scope of popularization or study.
2. Such activities are organized at secret and safe places.
3. The written, audio or visual records of secrets shall be made only when so permitted by the heads of agencies and organizations directly managing such secrets. Audio or video tapes must be managed and protected like the original documents.
Article 10.- Transportation, delivery and reception of documents and objects bearing State secrets
Documents and objects bearing State secrets, upon being transported, delivered or received, shall be subject to the following regulations:
1. The transportation, delivery and reception of documents and objects bearing State secrets within the country shall be carried out by secret-keeping officials or liaison officers of the agencies and organizations. The transportation, delivery and reception of documents and objects bearing State secrets by mail must comply with specific regulations of the post service.
...
...
...
3. All cases of transportation, delivery and reception of documents and objects bearing State secrets through liaison units must be effected on the principle of keeping containing envelopes tight and seals thereon intact.
4. When documents and objects bearing State secrets are transported, there must be adequate preservation means and security personnel to ensure safety thereof during the transportation.
5. Places of delivery and places of reception must organize the check and comparison in order to detect mistake or loss for timely handling; the delivery and reception must be fully recorded in a separate monitoring book with the receiver’s signature.
6. Officials on working trips shall only be allowed to carry along documents and/or objects classified as State secrets related to their assigned tasks; must obtain their direct leaders approvals and make registration thereof with the secret-keeping sections; must devise plans for protecting such documents and objects bearing State secrets during their working trips; and shall have to coordinate with the secret-keeping sections in checking and returning them to their agencies upon fulfilling their tasks.
Article 11.- Statistics, keeping and preservation of documents and objects bearing State secrets
1. Agencies, organizations and localities that keep State secrets shall have to make statistics of their documents and/or objects classified as State secrets according to the temporal order and confidentiality.
2. Documents and objects classified as State secrets of the Strictly Confidential and Top Secret degrees must be separately kept with preservative and protective means in order to ensure their safety. The heads of agencies and organizations directly managing State secrets shall have to regularly inspect and direct the statistical work, keeping and preservation of State secrets within the ambit of their respective competence.
1. Agencies, organizations and individuals that have inventions, innovations and/or utility solutions with contents classified as State secrets shall have to register them at the agency in charge of the State management over science and technology.
...
...
...
2. The State science and technology management agency shall have to keep and preserve such inventions, innovations and utility solutions according to current provisions of the legislation on protection of State secrets.
Article 13.- Zones and places classified as State secrets
Zones and places classified as State secrets must be numbered, given code numbers, code names or secret marks or put up with restricted zone signboards and fully subject to the management and secrecy regime as prescribed by this Decree.
Restricted zones and places, places where State secrets are kept, and places where activities with contents classified as State secrets are carried out (including places for printing, duplication or photocopying; places for meeting and briefing on State secrets; stores for keeping encrypted products, places for decoding, communicating and receiving secret information; places for conducting scientific research and experiments with contents classified as State secrets) must be safeguarded under internal security regulations. Unauthorized persons must not approach them. Officials who come to work must produce letters of introduction together with their people’s identity cards, and shall be received and arranged to work in exclusive rooms. Depending on the security characteristics and requirements of each place, to organize a full-time or part-time security force; organize patrols, watch and strict control of persons in and out, and furnish technical devices for protection.
Article 15.- Protection of secrets being national codes
1. National codes are State secrets of the Strictly Confidential degree.
2. The Government Cipher Commission shall assist the Government in unifying the State management over cipher. The study, creation, supply, management and use of codes shall comply with the provisions of the Cipher Ordinance.
3. Agencies, organizations and individuals are strictly prohibited to study, create and use codes at their own initiative to conduct activities infringing upon the national security.
...
...
...
Contents of State secrets, when being transmitted by telecommunications and computer means, must be encrypted according to the provisions of the legislation on cipher.
Article 17.- Protection of State secrets in publishing, press or other mass media activities
1. Agencies, organizations and individuals must not supply news classified as State secrets to the press agencies.
2. The heads of the publishing and press agencies and journalists shall have to abide by the regulations on protection of State secrets according to the Press Law and legal documents on protection of State secrets.
1. Persons who are assigned to inquire into and gather news classified as State secrets shall have to produce their people’s identity cards together with their agencies letters of introduction, clearly inscribing the inquiry and gathering contents and requirements, and obtain consents of the competent authorities of the secret-keeping agencies or organizations.
2. The State secret-keeping agencies and organizations, when supplying news classified as State secrets to Vietnamese agencies, organizations and individuals, must obtain the approval of competent authorities according to the following regulations:
a/ State secrets of the Strictly Confidential and Top Secret degrees shall be approved by the heads of the central and local agencies and organizations.
b/ State secrets of the Confidential degree shall be approved by the departmental directors (or equivalent positions) of the central agencies or organizations and the directors (or equivalent positions) of the provincial/municipal Services.
...
...
...
1. Vietnamese agencies, organizations and citizens, in their contacts with foreign organizations and individuals, must not disclose State secrets.
2. When undertaking international cooperation programs or performing public missions, if they are requested to supply news classified as State secrets to foreign organizations and individuals, they must comply with the following principles:
a/ Protecting the national interests.
b/ Supplying only news already approved by the competent authorities according to the following regulations:
+ State secrets of the Strictly Confidential shall be approved by the Prime Minister;
+ State secrets of the Top Secret degree shall be approved by the Minister of Public Security. Particularly, those in national defense shall be approved by the Minister of Defense;
+ State secrets of the Confidential shall be approved by the heads or their authorized persons of the central and local agencies and organizations.
c/ Requesting the news receivers to use such news for right purposes as agreed and not to disclose them to the third party.
Article 20.- Carrying abroad documents and/or objects bearing State secrets
...
...
...
Article 21.- Destruction of documents and objects bearing State secrets
1. The destruction of documents and objects bearing State secrets of the Strictly Confidential, Top Secret and Confidential degrees of the central agencies and organizations or the provinces and centrally-run cities shall be decided by the departmental directors (or equivalent positions) or the provincial/municipal Services directors (or equivalent positions) respectively (for codes, the regulations of the Government Cipher Commission shall apply).
2. The process of destruction of documents and objects bearing State secrets must ensure the requirement that no State secret is disclosed or leaked out. The destruction of objects classified as State secrets must deform them and change their properties and utility. The destruction of documents must be effected through burning, shredding or milling to ensure that they cannot be recovered.
3. In special cases where there are no conditions for organizing the destruction of documents and/or objects bearing State secrets according to the above regulations, but such documents and/or objects, if not immediately destroyed, may seriously harm the national security and defense or other interests of the State, the persons currently managing the said documents and/or objects may destroy them by themselves but shall, immediately after the destruction, have to report it in writing to the heads of their agencies or organizations and police offices of the same level. If the destruction of documents and/or objects bearing State secrets is carried out without plausible reasons, the destroyers shall be held responsible before law.
1. Officials doing jobs directly related to State secrets (those engaged in cipher and liaison works, those assigned tasks of preserving and keeping State secrets) must be possessed of good qualities, have a high sense of responsibility, organizational discipline and alertness for keeping the State secrets; they must also be professionally qualified and capable of fulfilling their assigned tasks and make written commitments to protect the State secrets, which shall be submitted to the secret-keeping sections of the agencies or organizations for storage.
2. Persons assigned the task of getting access to State secrets in any form must strictly comply with the provisions of the legislation on protection of State secrets.
Article 23.- Building of material and technical bases in service of the protection of State secrets
The building of material and technical bases in service of the protection of State secrets shall be decided by the heads of the central and local agencies and organizations and funded according to the provisions of the State Budget Law.
...
...
...
1. Inspections and examinations in the domain of protection of State secrets shall be conducted periodically or extraordinarily for each case, against each individual, at each work stage, or each concerned agency or organization throughout the country.
2. The Ministry of Public Security shall have to organize the State inspection in the domain of protection of State secrets of the central agencies and organizations as well as the provinces and centrally-run cities.
3. The heads of the central and local agencies and organizations shall conduct the periodical or extraordinary examination of each unit under their respective management regarding the protection of State secrets. The periodical examination must be conducted at least once every two years.
4. The inspections and examinations in the domain of protection of State secrets must correctly assess the strong points and weak points; detect shortcomings and loopholes; and then propose measures to overcome them. After each inspection or examination, a report thereon must be sent to the superior managing agency and concurrently to the police office of the same level for monitoring purpose.
1. The heads of the central and local agencies and organizations must fully observe the regime of reporting on the protection of State secrets within their respective management scope:
a/ Reporting on cases where State secrets are disclosed or lost or acts of violating the legislation on protection of State secrets and causing harms to the national security or the State’s interests.
b/ Comprehensively reporting on the protection of State secrets once a year.
2. The reporting regime shall be as follows:
...
...
...
b/ Reports of the central agencies and organizations and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall be sent to the Prime Minister and concurrently to the Ministry of Public Security.
3. The central agencies and organizations and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall organize the preliminary review of the protection of State secrets once a year, and the general review thereof once every five years. The reports on preliminary and general reviews shall be sent to the Prime Minister and concurrently to the Ministry of Public Security.
4. The Ministry of Public Security shall have to assist the Government in carrying out the preliminary review of the protection of State secrets once a year and the general review thereof once every five years throughout the country.
Article 26.- Formulation of the Regulations on protection of State secrets
Persons responsible for elaborating or persons authorized to elaborate lists of State secrets shall have to formulate the Regulations on protection of State secrets and organize the implementation thereof at their respective central and local agencies and organizations.
Article 27.- Responsibilities of the Ministry of Defense for protection of State secrets
The Ministry of Defense shall have to implement the provisions of this Decree, organize the protection of State secrets, conduct the inspection, examination and handling of violations in the protection of State secrets at agencies and units under their respective management.
COMMENDATION, REWARD AND
HANDLING OF VIOLATIONS
...
...
...
Agencies, organizations and citizens that record one of the following merits shall be commended and/or rewarded according to provisions of law:
1. Detecting and promptly denouncing acts of illegally gathering, disclosing, causing loss of, appropriating, trading or destroying State secrets.
2. Overcoming all difficulties and dangers to safely protect State secrets.
3. Finding documents and/or objects classified as State secrets which have been lost; preventing or minimizing consequences of the illegal disclosure, appropriation, trading or destruction of State secrets committed by other persons.
4. Splendidly fulfilling the task of protecting State secrets according to their assigned powers and responsibilities.
Article 29.- Handling of violations
All violations of the regime of protection of State secrets must be investigated and verified. Persons who commit acts of violation shall, depending on the nature and consequences of their violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability.
...
...
...
The previous stipulations which are contrary to this Decree are all now annulled.
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị định 33/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước
Số hiệu: | 33/2002/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 28/03/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 33/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước
Chưa có Video