CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết
số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Nghị định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ; chế độ làm việc và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, bao gồm :
1. Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ hoặc thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
1. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là người đứng đầu và lãnh đạo một cơ quan thuộc Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Chính phủ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình;
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ không ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Việc ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện quản lý nhà nước đối với những vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà cơ quan thuộc Chính phủ đang quản lý do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là người giúp Thủ trưởng cơ quan chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ trưởng vắng mặt, một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng ủy nhiệm lãnh đạo hoạt động của cơ quan.
Số lượng Phó Thủ trưởng ở mỗi cơ quan thuộc Chính phủ không quá 3 người. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn chung
1. Về chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch :
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án quan trọng của cơ quan; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
b) Tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm chuyên môn, nghiệp vụ và định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực;
3. Về hợp tác quốc tế:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc đàm phán, ký, gia nhập, phê duyệt điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ theo quy định của pháp luật;
d) Cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý và đoàn công tác ra nước ngoài theo kế hoạch hợp tác quốc tế;
đ) Tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
6. Về chế độ thông tin, báo cáo :
a) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực được giao;
b) Thực hiện chế độ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ.
7. Về tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước :
a) Trình Chính phủ ban hành nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan;
c) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị trực thuộc;
d) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
đ) Bổ nhiệm có thời hạn 5 năm (hết thời hạn đó sẽ tiến hành bổ nhiệm lại), miễn nhiệm, kỷ luật người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật; quy định thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc;
e) Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền; chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong hoạt động của cơ quan;
g) Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;
h) Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
8. Về quản lý tài chính, tài sản :
a) Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định phân bổ, kiểm tra việc chi tiêu, chịu trách nhiệm quyết toán và có quyền điều chỉnh trong phạm vi tổng mức thu chi tài chính được phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng không được thay đổi mục tiêu kế hoạch được duyệt;
c) Thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước giao.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn riêng của một số cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
2. Tổ chức thực hiện việc giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ, xếp hạng tổ chức và một số nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật;
3. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý theo thẩm quyền đối với những quy định do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành trái với các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác về ngành, lĩnh vực do cơ quan phụ trách;
ư4. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng một số nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này trong nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan thuộc Chính phủ.
1. Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này gồm:
a) Vụ, văn phòng, thanh tra;
b) Cục (không nhất thiết các cơ quan đều có);
c) Các tổ chức sự nghiệp.
2. Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này gồm :
a) Ban;
b) Văn phòng;
c) Các tổ chức sự nghiệp.
3. Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ :
a) Các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng nguyên tắc tổ chức và hoạt động như đối với các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19 và 21 Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
b) Tổ chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không có phòng trực thuộc, không có con dấu riêng. Trường hợp cần thiết phải lập phòng trong tổ chức này, Chính phủ sẽ quy định cụ thể trong Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan thuộc Chính phủ;
c) Văn phòng của cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại khoản 1 và 2 Điều này có con dấu riêng; cơ cấu tổ chức của văn phòng có thể có phòng.
4. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức quy định tại khoản 1 và 2 Điều này không quá 3 người.
Điều 7. Chế độ làm việc và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
1. Cơ quan thuộc Chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ;
2. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó;
3. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm về các công việc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công; chịu trách nhiệm khi có những khuyết điểm về quản lý và để xảy ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, gây thiệt hại lớn trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình;
4. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của cơ quan mình phụ trách và việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề vượt quá thẩm quyền; tham dự các phiên họp Chính phủ khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu; phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khác, cơ quan trung ương các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; giải quyết các đề xuất, kiến nghị của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 30/2003/ND-CP |
Hanoi, April 1, 2003 |
DECREE
PRESCRIBING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND
ORGANIZATIONAL STRUCTURES OF THE AGENCIES ATTACHED TO THE GOVERNMENT
THE GOVERNMENT
Pursuant to the 1992 Constitution of the
Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under
Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly,
the 10th session;
Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
At the proposal of the Minister of the Interior,
DECREES:
Article 1.- Scope and objects of regulation
This Decree prescribes the functions, tasks, powers and organizational structures of the agencies attached to the Government; as well as the working regimes and responsibilities of the heads of the agencies attached to the Government.
Article 2.- Position and functions
...
...
...
1. Government-attached agencies which perform a number of tasks and exercise a number of powers of State management over branches and domains; perform the State management over public services within branches and domains as well as a number of specific tasks and powers to act as representatives of the owners of State capital portions at enterprises with State capital according to law provisions.
2. Government-attached agencies which are engaged in non-business activities in service of the Government’s task of State management or provide a number of public services of important characteristics and nature, which must be directly directed by the Government; perform a number of specific tasks and exercise a number of specific powers to act as representatives of the owners of State capital portions at enterprises with State capital according to law provisions.
Article 3.- The heads of the Government-attached agencies
1. A head of a Government-attached agency is the person who heads and leads that Government-attached agency; is answerable to the Prime Minister and/or the Government for the performance of the functions, tasks and powers of his/her agency;
The heads of the Government-attached agencies shall not promulgate legal documents.
The signing for promulgation of legal documents for the performance of the State management over the matters within the branches and domains, which are managed by the Government-attached agencies, shall be decided by the Prime Minister.
2. The deputy-heads of a Government-attached agency are those who assist the head in directing a number of working aspects and are answerable to the head for the assigned tasks. When the head is absent, a deputy head shall be authorized by the head to direct the agency’s operation.
The number of the deputy heads of each Government-attached agency shall not exceed 3. For special cases, the Prime Minister shall decide.
Article 4.- General tasks and powers
...
...
...
a/ To submit to the Government and/or the Prime Minister the agencies’ strategies, plannings and programs, long-term, five-year and annual plans, as well as important projects; to organize the implementation of the strategies, plannings, programs and plans after they are approved;
b/ To participate in the evaluation of important schemes and projects within their professional domains at the request of the Government and/or the Prime Minister;
c/ To decide on the investment projects falling under their jurisdiction according to law provisions.
2. To promulgate, guide, inspect and organize the implementation of the professional standards, processes and procedures as well as economic and technical norms which are applied in the attached organizations and units according to the provisions of the legislation on State management over branches and domains.
3. Regarding international cooperation:
a/ To submit to the Government and/or the Prime Minister the negotiation on, signing of, accession to, and approval of, international treaties according to law provisions;
b/ To organize the implementation of international treaties as assigned by the Government or the Prime Minister;
c/ To organize and inspect the implementation of internationally-financed programs and projects according to law provisions;
d/ To send abroad officials, public servants and employees under their respective management as well as working missions according to international cooperation plans;
...
...
...
4. To decide on and direct the implementation of administrative reform program according to the objectives and contents of the administrative reform program of the State, already approved by the Prime Minister.
5. To guide, inspect and be responsible for the organization of provision of public services according to law provisions.
6. Regarding the information and reporting regime:
a/ To organize the work of information, propagation and dissemination of the State’s political tasks, policies, regimes and laws within the assigned branches and domains;
b/ To abide by the regime of reporting to the Prime Minister or the branch- or domain-managing ministers according to the Government’s regulations.
7. Regarding organizational apparatus as well as State officials, public servants and employees:
a/ To submit to the Government for promulgation the Decree prescribing the functions, tasks, powers and organizational structures of their respective agencies;
b/ To submit to the Prime Minister for decision the establishment, reorganization or dissolution of the organizations and units within the organizational structures of their respective agencies;
c/ To define the functions, tasks, powers, organizational structures and working relationships of the attached organizations and units;
...
...
...
e/ To appoint for an office term of 5 years (to reappoint upon the expiry of such term), remove from office, or discipline the heads and the deputy-heads of the attached organizations and units according to law provisions; to prescribe the competence and responsibilities of the heads of the attached organizations and units;
f/ To decide on, and organize the implementation of, specific measures to enhance administrative disciplines among officials, public servants and employees under their respective management; to combat corruption, wastefulness and all signs of red-tape, authoritarianism and bumbledom in the agencies’ activities;
g/ To organize the work of training, fostering, recruitment, employment, transfer, rotation, retirement, commendation, disciplining and other regimes towards officials, public servants, employees and laborers under their respective management according to law provisions;
h/ To inspect the observance of policies, laws and the fulfillment of assigned tasks by officials, public servants, employees and laborers under their respective management; to settle complaints and denunciations related to officials and public servants under their respective management according to law provisions.
8. Regarding finance and asset management:
a/ To make the agencies’ annual budget estimates to be submitted to the competent State agencies according to law provisions;
b/ To decide on the allocation, inspect the expenditure and have to make the final settlement and/or the adjustment within the approved limit, of the approved total financial revenues and expenditures in order to perform the assigned tasks without changing the approved objectives and plans;
c/ To perform the financial management and accounting work according to law provisions;
d/ To efficiently manage and use the State-assigned assets.
...
...
...
1. To assume the prime responsibility or participate in the elaboration of bills, draft ordinances and other draft legal documents as assigned by the Government or the Prime Minister;
2. To organize the expertise, registration, granting of permits, diplomas and certificates, ranking of organizations and a number of other operations according to law provisions;
3. To examine and inspect the observance of law provisions in the assigned branches and domains by organizations and individuals; to propose the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of agencies attached to the Government, People’s Councils or People’s Committees of provinces and centrally-run cities to handle, according to their competence, the regulations promulgated by the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies, the People’s Councils or the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, which are contrary to laws, ordinances and other legal documents on the branches and domains managed by their respective agencies;
4. To perform a number of specific tasks and exercise a number of specific powers to act as representatives of the owners of State capital portions at enterprises with State capital according to law provisions;
The Government shall specify the application of a number of tasks and powers defined in this Article in the Decree prescribing the functions, tasks, powers and organizational structure of each Government-attached agency.
Article 6.- Organizational structures
1. Organizational structures of the Government-attached agencies prescribed in Clause 1, Article 2 of this Decree are composed of:
a/ The Departments, the Offices and the Inspectorates;
b/ The Departments (not necessary for all agencies to have them);
...
...
...
2. Organizational structures of the Government-attached agencies prescribed in Clause 2, Article 2 of this Decree consist of:
a/ The Boards;
b/ The Offices;
c/ Non-business organizations.
3. Regarding the principles for organization and operation of the organizations within the organizational structures of the Government-attached agencies:
a/ Organizations prescribed in Clause 1 of this Article shall apply the organization and operation principles as those for the organizations within the organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies defined in Articles 16, 17, 18, 19 and 21 of the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 prescribing the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies;
b/ Organizations prescribed at Point a, Clause 2 of this Article shall have neither attached sections nor own seals. In cases where sections are necessary to be set up within these organizations, the Government shall specify them in the Decree defining the functions, tasks, powers and organizational structure of each Government-attached agency;
c/ The Offices of the Government-attached agencies prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall have their own seals; the Offices’ organizational structures may be composed of sections.
4. The number of the deputy-heads of the organizations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall not exceed 3.
...
...
...
1. The Government-attached agencies shall work according to the regime of single leader, ensuring the principle of democratic centralism;
2. The heads of the Government-attached agencies shall decide on the promulgation of the agencies’ working regulations as well as the information and reporting regimes, and direct and inspect the implementation thereof;
3. The heads of the Government-attached agencies shall be answerable for the works assigned by the Government and/or the Prime Minister; for the management mistakes and the occurrence of corrupt and red-tape cases, which cause great losses and damage to organizations and units under their respective management;
4. The heads of the Government-attached agencies shall have to report to the Government and/or the Prime Minister on the organization and operation of the agencies under their respective management and the performance of the assigned tasks; consult with the Prime Minister on the matters falling beyond their competence; attend the Government’s meetings at the request of the Prime Minister; coordinate with ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of other Government-attached agencies as well as central agencies of socio-political organizations in settling matters related to their respective functions, tasks and powers; settle proposals and petitions of the People’s Committees of provinces and centrally-run cities in accordance with the regulations on the assigned functions, tasks and powers.
Article 8.- Implementation effect
1. This Decree takes effect 15 days after its publication on the Official Gazette.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
...
...
...
Nghị định 30/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ
Số hiệu: | 30/2003/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 01/04/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 30/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ
Chưa có Video